Top 11 # Phương Pháp Chăm Sóc Hoa Hải Đường Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Cách Chăm Sóc Hoa Hải Đường

Như đã nói ở trên thì hoa hải đường là một trong những lựa chọn của rất nhiều người trong những ngày tết. Loài hoa này chính là hình ảnh tượng trưng cho mùa xuân. Màu đỏ của những bông hoa này mang đến cảm giác ấm áp. Chính vì thế mà theo phong thủy thì hải đường là loài hoa biểu tượng cho sự phú quý và giàu sang trong dịp mỗi dịp năm mới.

Thực tế chúng ta thấy rằng mỗi một loài hoa đẹp đều mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Với hoa hải đường, ngoài ý nghĩa phong thủy trên thì nó còn có rất nhiều các ý nghĩa khác. Với sự kết hợp giữa màu đỏ tươi của cánh hoa và vàng đậm của nhị hoa. Hai màu kết hợp tưởng chừng sẽ tạo nên sự chói lóa nhưng không, không hề có cảm giác chói lóa ở đây mà những bông hoa hải đường còn mang đến cảm giác tươi vui và tràn đầy sức sống. Sắc hoa yêu kiều diễm lệ như gom hết mùa xuân và cây. Bên cạnh đó, loài hoa mang lộc xuân này còn được biết đến với hình ảnh tượng trưng cho sự máy mắn, làm ăn thuận lợi, tấn tới và luôn phát triển.

Chưa hết, hoa hải đường còn là hình ảnh tượng trưng cho một cuộc sống sum vậy, anh em luôn hòa thuận, tình bạn thân thiết được gắn bó keo sơn. Cũng từ ý nghĩa đó mà hoa hải đường còn được lựa chọn là món quà ý nghĩa để dành tặng bạn bè, người thân mỗi dịp Tết đến xuân về.

Còn nếu là một bức tranh hoa hải đường thì đây được biết đến là một món quà chúc thăng quan tiến chức và là lời chúc mong cho các thành viên trong gia đình những điều vinh hoa phú quý.

Bạn có biết không, hải đường là loài hoa rất lâu tàn, đẹp lung linh. Cứ mỗi khi tết đến là các gia đình lại đua nhau đi mua những chậu hoa hải đường đẹp về để trưng trong phòng khách, phòng làm việc, ban công hiên nhà để không gian sống luôn tràn ngập sắc xuân. Vẻ đẹp của nó vẫn nguyên vẹn khi mà ta cắt cành để cắm vào lọ. Cho dù có để hàng tháng thì hoa vẫn giữ được vẻ đẹp sắc thắm vốn có của nó.

Hiện nay, theo quan sát chúng tôi thấy rằng các gia đình thường lựa chọn hoa hải đường đẻ trồng ở sân vườn, trước cửa nhà vào ngày Tết. Họ trồng cây với mong muốn rằng sẽ mang đến nhiều tài lộc, may mắn và những điều tốt lành dành cho gia chủ.

Mỗi loài cây đều có cách trồng và chăm sóc riêng. Cây hoa hải đường cũng giống như nhiều loài cây chơi tết khác như: đào, quất, mai…. Nó cũng cần có không gian rộng, nhiều ánh sáng. Nhưng bên cạnh các yếu tố đó thì bạn cũng cần phải quan tâm đến một số chú ý khi trồng vàm chăm sóc hoa hải đường ngày tết, cụ thể như:

– Nhiệt độ: thích hợp sống trong điều kiện nhiệt độ từ 15-26 độ C.

– Đất trồng: nhiều thịt, nhiều dinh dưỡng, giàu mùn, khả năng thoát nước tốt.

Cách Trồng, Chăm Sóc Hoa Hải Đường

Tuy cánh hoa không mềm mại và mỏng manh như những loài hoa khác nhưng hoa hải đường lại có vẻ đẹp riêng biệt mà chỉ có người yêu hoa mới biết điều đó. Hoa mang sắc đỏ đặc trưng, mùi thơm dịu dàng và nét đặc biệt là hoa có độ bền rất cao có thể nở lâu đến một tháng mới tàn. Do đó, hoa được rất nhiều người lựa chọn để chưng tết

I. Giới thiệu về cây Hải đường

Tên thường gọi: Cây hải đường

Tên gọi khác: Cây hải đường đỏ

Tên khoa học: Malus spectabilis Borkh

Họ thực vật: Thuộc họ Chè (Theaceae)

Nguồn gốc xuất xứ: Cây hải đường có xuất xứ tại Trung Quốc

Tuổi thọ: Sống rất lâu năm

Màu sắc của hoa: Hoa có màu đỏ thắm

Thời gian nở hoa: Cây thường ra hoa rộ từ đầu tháng chạp đến hết tháng giêng âm lịch

II. Đặc điểm của cây Hải đường

Hình dáng bên ngoài: Hải đường là cây thân gỗ nhỏ dạng bụi, vỏ cây màu xám trắng hoặc nâu đối với cây già tuổi.

Kích thước: Hải đường nếu để sinh trưởng tự nhiên có thể cao tới 10m.

Lá: Lá hải đường khá to hình bầu dục màu xanh đậm, bóng, mọc cách, mép lá có hình răng cưa nhỏ. Kích thước lá dài khoảng 10 – 15cm, bề rộng khoảng 6 – 8cm, chóp nhọn, có cuống ngắn khoảng 1 – 2cm, các đường gân lá nổi rõ rệt.

Hoa: Hoa hải đường là dạng hoa đơn ra riêng biệt từ kẽ lá, đôi khi ra theo chùm nhưng chỉ từ 1 – 4 hoa ở mỗi chùm đầu cành. Cánh hoa dày có từ 8 – 12 cánh hoa màu đỏ thắm xếp chồng lên nhau và ôm lấy nhị vàng của hoa.

Cành: Cây hải đường phân cành, nhánh khá nhiều, với bộ lá to và dài tạo nên tán cây xum xuê rất bắt mắt. Cành ở cây non có màu xám trắng và màu nâu nhạt và nhẵn ở cây già tuổi.

Quả: Có hải đường có hình cầu, nhẵn chia làm 3 khía dọc tạo thành khí 3 cái mô nổi gồ lên. Quả thường chín vào mùa thu đông, thời điểm tái sinh bằng hạt từ tháng 9 – 11.

III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Hải đường

1. Ý nghĩa phong thủy

Theo phong thủy, cây hoa hải đường có màu đỏ thắm tượng trưng cho sự may mắn và hy vọng. Do đó, chưng cây vào vị trí trang trọng trong nhà vào dịp tết đến xuân về với mong muốn, mang lại hạnh phúc, tiền bạc, sức khỏe dồi dào và may mắn trong năm mới.

Màu sắc của hoa hải đường thường lâu tàn do đó cũng tượng trưng cho sự êm ấm, hòa thuận về tình cảm giữa anh em và vợ chồng luôn thủy chung, son sắt.

Những bông hải đường đẹp rực rỡ khi nở như mang vẻ bình dị nhưng đầy quyến rũ đang được mọi lứa tuổi ưa chuộng hiện nay. Cây dùng để trang trí nội thất hoặc ngoại thất đều đẹp và sang trọng. Đối với những người hay mê tín thì họ coi hoa là một báu vật thiêng liêng để chưng cạnh bàn thờ, bàn phật với mong muốn tỏ ý cầu xin phúc, lộc, tài đến với họ.

Cây hải đường trồng ngoài sân vườn với màu đỏ rực của hoa điểm tô cho khu vườn thêm rạng rỡ, làm nền cho các loại cây khác.

Ngoài ra, cây hải đường cũng được trồng khá nhiều trong công viên, ven khu đô thị, ven đường phố trồng dưới những gốc cây cổ thụ lâu năm. Cây cũng được trồng ở dải phân cách đường phố, ngã ba, ngã tư đường giao thông. Vừa có tác dụng hấp thụ khí thải độc hại từ các phương tiện giao thông, đồng thời tạo mỹ quan sạch đẹp cho đường phố.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Hải đường

1. Cách trồng cây

Cây hoa Hải đường không yêu cầu quá khắt khe về đất trồng, chủ yếu phải đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng, thoát nước tốt. Đất trồng phải được cày ải nhiều lần giúp làm tăng độ tơi xốp đất, nếu trồng với quy mô kinh doanh thì nên chọn đất ruộng đã cấy lúa.

Nếu ươm hạt, bạn có thể dùng bùn ao để khô đạp tơi nhỏ, cát phù sa ven sông trộn với rơm sạch đã xử lý làm mục để ươm hạt. Hoặc có thể dùng bùn ao ướt để bọc bầu cây hải đường khi đã ươm thành cây chuẩn bị đem trồng nơi đất mới, bởi đất bùn ao lâu năm đáp ứng đủ dinh dưỡng nhất cho cây trồng.

Cây hải đường thường chịu bóng tốt, ưa ánh sáng tán xạ, do đó khả năng chịu nắng, nóng kém. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 15 đến 35 độ C.

Cây hải đường có bộ rễ cọc cắm sâu nên phải chọn chậu có độ sâu thích hợp với bộ rễ cây để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng theo đúng bản năng của nó

Chậu có chiều cao khoảng 30 – 50cm, đường kính miệng chậu khoảng 15 – 20cm chọn màu tùy thích.

Có thể trồng cây hải đường theo 2 cách đó là trồng bầu cây đã ươm sẵn và gieo hạt. Đối với cách trồng cây con thì dùng hỗn hợp đất đã nói ở trên cho vào chậu rồi trồng, khi trồng chỉ nên ấn nhẹ nhàng bằng tay chứ không dùng dụng cụ làm xước thân cây và làm dập bộ rễ.

Với phương pháp gieo hạt cây hải đường có thể gieo ngoài luống đất có lưới che hoặc gieo trong chậu nhỏ tùy lượng hạt giống nhiều hay ít. Thời vụ gieo trồng cây nên tránh vào mùa đông có giá lạnh, sương muối làm cây ngừng sinh trưởng thậm chí là chết cây con.

2. Cách chăm sóc cây

Sau khi trồng cho chậu cây hải đường vào nơi bóng mát và có ánh sáng tán xạ. tưới nước sạch hoặc nước vo gạo cho cây mỗi ngày một lần.

Từ lúc trồng cây hải đường đến lúc bén rễ tưới phân bón dạng nước như: Siêu lân, Siêu ra rễ… giúp cây đâm rễ nhanh và nhiều rễ con giúp hấp thụ dinh dưỡng tối đa. Từ đó giúp cây đâm chồi nảy lộc mạnh, cây sinh trưởng và nhanh ra hoa.

Để có được chậu hoa hải đường nhanh cho hoa, cần phải cắt tỉa đúng cách. Vào khoảng giữa tháng 11 âm lịch là bắt đầu tuốt lá ở gốc, chỉ để lại một số lá ban ở ½ cành trở lên ngọn. Tỉa những cành tăm nhỏ, cành bị sâu, bị tán che khuất làm thoáng đẹp và tạo tán cho cây. Bón phân NPK nung chảy Văn Điển, không cần tưới nước để cây tập trung vào việc ra mắt hoa.

Khoảng giữa tháng 12 là cây bắt đầu bật chồi non và chuẩn bị ra mắt hoa để kịp nở đúng dịp tết.

Cây hải đường thuộc họ chè nên cũng có một số sâu bệnh hại giống như cây chè. Nhện đỏ hại búp non, rệp xanh, rệp đen, nấm thối cuống búp. Để phòng trừ loại sâu bệnh này, bạn cần cắt tỉa cho thoáng cây, vặt bớt lá già gốc, quét vôi vào thân từ gốc rễ trở lên.

Nếu không triệt được sâu, rệp thì dùng thuốc Reagant 3.6 pha kèm với Nấm Man xanh phun lên lá và thân vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, nếu mưa phải che cây tránh rửa trôi thuốc.

Cây hải đường nở hoa rất đẹp vào mùa xuân bởi vậy mà rất nhiều người lựa chọn chưng cây vào dịp tết, những bông hoa đỏ rực mang lại niềm hy vọng cho năm mới được bình an, hạnh phúc, tài lộc đến khắp mọi nhà.

Cách Trồng Chăm Sóc Hoa Hải Đường

Trồng và chăm sóc hoa hải đường

Hoa hải đường thường ra hoa rộ từ đầu tháng chạp đến hết tháng Giêng Âm lịch. Qua quá trình ươm trồng, chăm sóc cây hải đường, chúng tôi mạnh dạn trao đổi một vài kinh nghiệm cùng các bạn đam mê cây hoa quý hiếm này.

1. Thu lượm quả là ủ hạt kích thích mọc mầm

Quả hải đường thường thu từ tháng 9 tháng 10 âm lịch. Thu hái quả già hạt mẩy (mỗi quả từ 2 đến 4 hạt). Sau khi tách lấy hạt, ta nên phơi vài nắng nhẹ để kích thích hạt dễ mọc mầm. Dùng cát đen (hay còn gọi là cát xây) thật sạch, cứ 3 phần cát, trộn với 1 phần hạt hải đường. Trộn đều cát và hạt hải đường cho vào chậu (đáy chậu phải có lỗ thoát nước). Dàn đều, dày từ 10 đến 15cm. Để chậu vào nơi mát mẻ, tránh mưa nắng và sương muối. Hàng ngày dùng bơm tưới ẩm. Sau một tháng thì hạt bắt đầu mọc mầm. Hạt nảy mầm đến đâu, ta nhặt những hạt đó đem ươm tiếp.

2. Cho hạt vào bầu đất hoặc túi P.E để ươm

Làm bầu đất: Dùng bùn phù sa trộn với rơm sạch. Cứ 60% bùn phù sa trộn với 40% rơm. Trộn thật dẻo, dùng hỗn hợp này, khoanh lại bằng nắm tay. Ở giữa làm trũng một lỗ bằng quả trứng sau đó chọc lỗ cho hạt đã mọc mầm để bầu đất xếp xít nhau. Bên trên có lưới đen che mưa nắng và sương muối.

Làm bầu bằng túi P.E: Dùng tui P.E có đường kính từ 7 – 10cm dài 15cm cắt góc đáy túi cho thoát nước. Dùng phân ủ, trấu mục và đất bột tỷ lệ 50:50 phủ một lớp đất mỏng, cũng xếp những bầu này vào góc sân hay góc vườn để ươm. Bên trên có lưới đen che mưa nắng, cứ 1 tháng 2 lần dùng nước ốc ngâm hoặc nước bể phốt hố xí tự hoại pha loãng hoà với 3 – 4 phần nước lã, tưới đủ ẩm.

Sau 3 đến 6 tháng, cây cao từ 15 đến 20cm ta tiếp tục ra hàng hay còn gọi là ra ngôi đất trồng là đất phải được phơi khô nỏ, sào sới nhiều lần. Tốt nhất là đất ở ruộng lúa là lý tưởng nhất. Làm đất tơi nhỏ, lên luống theo hướng Nam Bắc, rộng 1m20. Khi ra ngôi, nếu cây trong bầu bằng túi P.E thì khi trồng phải xé, bỏ túi. Nếu bầu bằng đất rơm trộn bùn thì cứ nguyên bầu để trồng. Lúc đầu khoảng cách 30 × 30. Một luống trồng 3 hàng. Đất trồng nên dùng phân NPK 16 – 16 – 5 hoặc 10 – 10 – 3, mỗi mét vuông từ 300gr đến 0,5kg. Trộn thật đều trước khi trồng. Hải đường ưa ánh sáng tán xạ nên phải có mái che. Từ lúc trồng đến khi cây cao 0,8m đến 1m, cứ một tháng ta chăm sóc cây cảnh bằng cách cho bón phân một lần. Dùng nước ốc ngâm hay nước bể phốt, pha loãng với 3 đến 4 phần nước lã tưới đều. 18 tháng sau thì có hoa, và sau 2 năm, Hải đường sẽ đem bán được. Cây to phải sau 3 – 4 năm mới có nhiều hoa đẹp. Hải đường thường có rệp làm phồng lá, từ tháng 4 đến tháng 7 hay có loài sau này. Dùng thuốc trừ sâu regan phun kép 2 lần cho cây cảnh (lần sau cách lần trước từ 4 đến 5 ngày) để diệt sâu.

Chăm Sóc Cây Thu Hải Đường Vằn.

Cây thu hải đường vằn (Begonia rex) còn gọi là thu hải đường lá mực, thuộc họ Thu hải đường là cây thân cỏ sống nhiều năm, có nguồn gốc ở Brazin và Đông Ấn Độ, chúng thuộc loại rễ cỏ phình lên. Lá mọc từ các đốt gốc, dạng chum, lá màu xanh sẫm, hình trứng tròng, lá to; mặt lá nhăn, giữa có đốm bạc, mặt sau lá màu đỏ, gân lá và cuống lá có lông. Hoa mọc từ nách lá gốc, hoa đơn tính, đực cái cùng gốc; hoa màu đỏ nhạt. Kỳ ra hoa vào mùa đông.

Chi thu hải đường có khoảng 900 loài, phân bố ở các nước nhiệt đới châu Mỹ và Châu Á. Trung Quốc có hơn 90 loài phân bố ở các tỉnh phía Nam.

Thu hải đường có rễ khác nhau, có loại dạng rễ như thu hải đường vằn, hay thu hải đường lá mực (B.rex), thu hải đường thập tự (B.massoniana), thu hải đường lá xẻ (B.heracleifolia); có loại dạng củ như thu hải đường củ (B.tuberhybrida), thu hải đường Bolivia (B.boliviensis), thu hải đường lai (B.pearcei, B.rosaeflora).

Kỹ thuật trồng và chăm sóc.

Do đặc tính của bộ rễ khác nhau, kỹ thuật trồng cũng khác nhau. Những loài có rễ cọc và rễ chum, khi trồng trong nhà có thể dùng chậu 16 – 22cm, dùng đất mùn hoặc đất lá mục để trồng. Mùa hè phải chú ý giữ ầm, khi nhiệt độ cao trên 18 o C cần chú ý thông gió, và phun nước lên lá. Mùa đông giảm lượng tưới nước nhưng phải giữ độ ẩm nhất định. Nên để nơi đủ ánh sáng, nhưng tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào cây. Đất chậu nên dùng đất than bùn hoặc cát ẩm. Thu hải đường thường sợ khói bếp lò, cần chú ý để xa bếp. Nửa tháng tưới 1 lần phân loãng . Tháng 4 hàng năm cần thay chậu.

Kỹ thuật nhân giống cây thu hải đường vằn

Phương pháp giâm lá : vào tháng 5 – 6 chọn cắt một lá thành thục có cuống lá, cắt mép lá, cắt phần cuống lá và ¼ lá rồi cắm vào đất ẩm, nuôi trong nhiệt độ 20 – 22oC, sau 25 ngày ra rễ, sau 2 tháng mọc lá nhỏ và có thể giâm trong chậu. Một phương pháp giâm rễ khác là cắt gân lá thành 3 – 5 mảnh đặt bằng lên cát, ấn phần cắt vào cát, giữ ẩm, ấm che bóng khoảng 2 tháng cho mô sẹo liền và mọc cây con rồi đem trồng vào chậu.

Phương pháp giâm cành : cắt cành dà 5 – 10cm, bỏ bớt lá, để 1 – 2 lá, chờ mặt cắt khô lại cắm vào đất mịn, giữ nhiệt độ 18 – 22oC, sau khi ra rễ chuyển vào chậu.

Phương pháp gieo hạt: thường thu hái hạt vào mùa thu gieo vào chậu là có thể nảy mầm, mọc cây.

Phương pháp tách cây: thường tiến hành vào mùa xuân khi cây nảy chồi, mỗi chậu có thể trồng 2- 3 chồi lá….

Khi trồng vào chậu cần tiến hành chọn đất cát nhiều mùn, dùng chậu vừa và nhỏ, mùa hè cần che bóng, nhiệt độ 20 – 25oC, độ ẩm 80%. Mùa đông dùng túi bóng che để qua đông. Mỗi tháng bón 1 lần phân N, nếu có bệnh phấn trắng thì phun Zineb 0,1%.