Top 7 # Phương Pháp Chăm Sóc Hoa Đào Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Phương Pháp Chăm Sóc Hoa Đào Nở Đúng Dịp Tết

Ngày đăng: 2016-02-05 06:10:20

Làm thế nào để hoa đào nở đúng dịp tết? Không ít bạn đọc băn khoăn gửi câu hỏi về cách thức cũng như kinh nghiệm để hoa đào nở đúng dịp tết. Mời bà con tham khảo bài viết này sẽ rõ.

Kinh nghiệm cho hoa đào nở đúng dịp Tết

Theo ThS. Nguyễn Văn Tỉnh, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh – Viện Nghiên cứu Rau quả, để đào nở hoa vào đúng dịp Tết, không phải chỉ tác động vào giai đoạn cuối mà phải tác động trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây.

Ngoài các biện pháp chăm sóc khác như tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, cắt tỉa tạo tán, để đào ra hoa đúng dịp Tết Nguyên Đán cần thực hiện biện pháp khoanh vỏ hoặc đảo cây, vắt lá…

Cách 1: Khoanh vỏ:

– Thời gian khoanh vỏ: Các giống khác nhau sẽ có thời điểm khoanh vỏ khác nhau: Đào Bích là khoảng 15/8 (âm lịch), đào Phai là 5/8, đào Thất Thốn là 1/7.

Cách thức khoanh vỏ:

+ Chọn vị trí thân cây cách gốc 20 – 40 cm, dùng dao sắc khoanh 1 vòng tròn 3600 sâu tới phần gỗ của cây, day đi day lại 2 – 3 lần để tạo ra vết khoanh rõ rệt. + Cần khoanh vỏ vào buổi sáng ngày không mưa. Động tác khoanh vỏ chỉ thành công khi sau 1 ngày thấy nhựa cây đùn ra vết khoanh, và sau 2 – 3 ngày cây trở lên hơi bị héo. Nếu không thấy 2 hiện tượng này hoặc khi khoanh xong gặp trời mưa thì phải tiến hành khoanh lại.

Cách 2: Đảo cây

– Thời gian đảo cây: Giống Đào Bích đảo cây khoảng 1/8 (âm lịch), đào Phai 20/7, đào Thất Thốn 1/7

– Cách đảo cây:

+ Đào 1 bầu cách gốc 20 – 25 cm, sâu 20 – 25 cm (tùy theo kích cỡ của cây), tránh làm vỡ bầu. +Chọn ngày trời nắng để đảo và đảo vào buổi sáng. Khi đảo cây ta có thể bứng cây vào chậu luôn hoặc chuyển cây sang hố khác, lấp đất chặt gốc. Vặt lá: Sau khi khoanh vỏ hoặc đảo cây khoảng 30 ngày, cây bắt đầu xuất hiện mầm nụ ở nách lá, mầm nụ to dần thì tiến hành vặt lá. Đối với đào Bích thời điểm vặt lá là trước Tết 45 – 50 ngày, đào Thất Thốn vặt lá trước Tết 85 – 90 ngày, đào Phai 50 – 60 ngày. Sau khi vặt lá, tiến hành buộc tán cây lại cho gọn.

Điều khiển gần dịp Tết: Ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết mà đào có thể nở sớm hoặc nở muộn. Có một số cách điều khiển như sau: – Thúc hoa: vào tháng 12 âm lịch, nếu trời rét đậm kéo dài (nhiệt độ <100C quá 7 ngày) thì lúc này phải thúc hoa nở bằng cách ngưng tưới nước khoảng 3 – 4 ngày. Sau đó tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm 40-500C vào quanh gốc 2- 3 lần/ngày, kết hợp quây nilon, thắp điện vào ban đêm và phun phân bón lá Đầu Trâu 901, 902 kích thích cho hoa nhanh nở. – Hãm nở hoa: Nếu thời tiết nồm ấm kéo dài, vào hạ tuần tháng 11 đầu thâng 12 âm lịch, nụ hoa sẽ phát triển rất hanh, hoa có khả năng nở sớm thì phải hãm bằng các cách:

+ Làm giàn che lưới đen che cây kết hợp với pha phân ure nồng độ 1% vào nước lạnh phun nên thân lá hoặc tưới vào gốc. + Dùng dao khoanh 1 hay nhiều vòng xung quanh cành đào, thân đào để hạn chế vận chuyển dinh dưỡng nuôi cây, ức chế quá trình sinh trưởng như hãm đào lần 1. + Chặt bớt từ 10-12% bộ rễ, rải rác quanh gốc cây

Tổng hợp bạn đọc

TIN TỨC KHÁC :

Phương Pháp Chăm Sóc Hoa Mai Sau Tết

Phương pháp chăm sóc hoa mai sau Tết

Một số lưu ý về cây mai ngày Tết

Cách chăm sóc mai sau tết sao cho cây mai sinh trưởng phát triển tốt và ra hoa đúng mùa không phải là điều dễ dàng nếu bạn không nắm vững các quy luật chăm sóc cây. Điều quyết định để áp dụng phương pháp chăm sóc mai đúng cách phụ thuộc vào từng loại mai khác nhau. Thông thường có 3 loại: Cây mai trồng chậu chưng trong nhà, cây mai trồng chậu chưng ngoài sân và cây trồng đất. Với mỗi loại cây hoa mai thì lại có cách chăm sóc mai sau Tết, phục hồi mai với các mức độ khác nhau.

Mai trang trí mấy ngày tết thường bắt đầu nở từ ngày 26 tết trở đi và rộ từ ngày 30 đến mồng 1 và kéo dài đến hết mồng 6 hoặc mồng 7 được xem là mai nở tết đúng chuẩn nhất mà ai cũng mong muốn. Thế nhưng, chính việc để mai quá nhiều trong nhà – nơi không có ánh sáng chiếu tới là nguyên nhân khiến cây mai không thể quang hợp được, lá cây yếu và màu sắc sẽ nhợt nhạt đi rất nhiều. Hơn nữa, nhiều gia đình không chú ý chăm sóc, chỉ đổ một chút nước hoặc thậm chí là tưới cả nước ngọt hoặc bia vào gốc mai sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của mai sau này.

Hầu hết mai đều bị phun thuốc kích thích ra hoa, giữ hoa khiến cho sinh lý của mai không ổn định. Trong những ngày tết, mai phải dồn tối đa nhựa để nuôi hoa cộng với trong một tuần liền phải sống trong điều kiện thiếu thốn nên mai bị kiệt sức, nếu bạn không chăm sóc tốt thì có thể sang năm cây mai sẽ không ra hoa nữa. Do vậy, chăm sóc hoa mai khi mới mua về hết sức quan trọng, không chỉ giúp điều chỉnh hoa nở đẹp đúng độ mà còn góp phần quan trọng trong việc quyết định sự sinh trưởng và phát triển nếu bạn muốn sử dụng vào những năm sau.

Với chậu mai chưng trong nhà

Mai chưng trong mấy ngày Tết thường từ 27, 28 đến mồng 6 Tết, chính vì ở trong nhà nên cây không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời dẫn đến không quang hợp được nhiều, khi đó lá cây sẽ mỏng, màu xanh nhạt, cành vươn dài nhưng mảnh và yếu. Nhiều gia chủ không chịu khó chăm sóc mai mà chỉ đổ một ít nước hoặc thậm chí là “tưới” cả nước ngọt hoặc bia vào gốc mai.

Bên cạnh đó đa số mai hiện nay đều bị phun thuốc kích thích ra hoa, giữ hoa khiến cho sinh lý của mai không ổn định. Trong những này này, mai phải dồn tối đa nhựa để nuôi hoa cộng với trong một tuần liền phải sống trong điều kiện thiếu thốn nên mai bị kiệt sức, nếu bạn không chăm sóc tốt thì có thể sang năm, mai sẽ không ra hoa nữa.

Sau Tết, bạn nên đem mai ra ngoài càng sớm càng tốt nhưng phải để mai trong bóng râm chứ không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời vì có thể khiến lá mai bị cháy. Bạn cần lặt bỏ hết hoa mai và nụ mai trên cây để cây không phải dồn chất dinh dưỡng nuôi hoa, nuôi nụ.

Với chậu mai chưng ngoài sân hoặc cây mai trồng đất

Những chậu mai được chưng ngoài sân do được sống trong môi trường khá giống với tự nhiên nên bạn sẽ không cần phải mất quá nhiều công sức để chăm sóc như chậu mai để chưng trong nhà. Bạn cũng cần ngắt bỏ toàn bộ hoa và nụ mai để cây có thể tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây. Vì mai được chưng ở ngoài nên đã quen nắng gió, do vậy, bạn không cần phải đem chậu cây vào bóng mát.

Cách chăm sóc mai sau Tết

1. Tỉa cành cây

Cành mai nên được tỉa trước ngày 15 âm lịch và chậm nhất là ngày 20. Tùy vào hình dạng và kích thước của mai mà bạn có cách tỉa cho phù hợp, có thể là tỉa theo dáng cây thông – cành trên ngắn hơn cành dưới. Thông thường bạn sẽ cắt bỏ 1/3 cành mai đi.

Bạn dùng khoảng 1 thìa cà phê phân u-rê pha với 10 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc cây. Nếu thấy cây hồi sức lại và đâm chồi xanh thì bạn không cần phun thuốc kích thích chồi lá nữa còn nếu không thì bạn cần phun thuốc với liều lượng như hướng dẫn trên bao bì. Khi thấy cành mai không phát triển nhiều, bạn dùng thêm 1g thuốc GA3 pha cùng 30-40 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc.

Khi cây đã hồi lại thì bạn đưa cây ra nắng để cây thích nghi dần dần. Làm như vậy sẽ giúp mai ra lá và chồi rất nhanh. Lưu ý là ở thời điểm này do mai có nhiều lá non cộng với thời tiết nắng ấm nên các loại sâu bệnh hại, đặc biệt là bọ trĩ rất dễ xâm nhập vào cây. Bạn cần pha chung hai loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole (Anvil) và Fipronil (Regent) để phun lần đầu sau khi tỉa cành khoảng 10 ngày và phun lần hai khi cây vừa nhú mầm và lần cuối sau khi cây lá cây vừa già.

Nếu là năm bình thường thì bạn nên tỉa tán mai vào khoảng ngày 10-20, còn năm nhuận thì có thể tỉa tán muộn hơn. Việc tỉa tán rất quan trọng vì sẽ giúp tạo lại sáng, tán lá cho cây. Khi cành bị cắt đi, chồi non sẽ phát triển thành cành mới, mang theo chồi trên nách lá – chồi này có thể phát triển thành cành mới hoặc thành nụ (phụ thuộc vào quang kỳ, phân bón, nhiệt độ và một số yếu tố khác).

Bạn cần chú ý cắt tỉa cành cây bởi những cành không được tỉa sẽ thường bị nấm bệnh và không cho ra nhiều hoa bằng các cành được tỉa. Cách tỉa mai vàng càng gần thân cây thì cành sẽ càng phát triển mạnh.

2. Vệ sinh cây

Sau khi tỉa cành mai xong thì công việc tiếp theo chính là vệ sinh cây. Cách làm rất đơn giản, bạn có thể dùng vòi nước phun mạnh vào cây cho bong tróc hết rong rêu nấm mốc hoặc dùng phân u-rê pha thật đặc để phun vào cây, đặc biệt là những chỗ có nhiều nấm mốc. Chú ý: tuyệt đối không để phân u-rê chảy xuống gốc (bạn có thể dùng túi ni-long để che gốc). Sau khi phun được khoảng 10 phút, bạn dùng bàn chải chà thật mạnh lên cây để đánh bật nấm mốc ra.

3. Một số chú ý

Tuyệt đối không bón phân khi vừa thay đất vì bộ rễ không thể hấp thụ được phân, thậm chí phân có thể làm hỏng bộ rễ. Với số phân bón lót hoặc phun phân bón lá vô cơ một ít cũng đủ cho mai phát triển trong đầu mùa mưa, cộng với những cơn mưa đầu mùa, khí trời mát hẳn, sấm sét tổng hợp chất đạm tự nhiên trong không khí và đất làm cây phát triển mạnh hơn.

Công việc chăm sóc mai sau Tết vậy là coi như hoàn chỉnh. Các việc trên các giúp chuẩn bị thật tốt cho cây mai để cây tích luỹ chất dinh dưỡng trong mùa mưa, tạo nụ hoa để cho những hoa thật đẹp vào Tết năm sau.

Công Ty TaTaDu Việt Nam

Chuyên Phân Phối Sỉ Và Lẻ Các Loại Phân Bón Và Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Dành Cho Cây Trồng

Giao Hàng Toàn Quốc, Có ShipCod Tận Nơi

Chuyên Tư Kỹ Thuật Về Quy Trình Trồng Cây Và Nấm Bệnh Hại Cho Cây Trồng

SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ MUA HÀNG : 0982.427.033

Phương Pháp Chăm Sóc Cây Quất Cảnh

Trồng quất có thể trồng thẳng trực tiếp trên đất nhưng cũng có thể trồng vào chậu. Thường để quất phát triển khoẻ thì nên trồng ngoài đất vườn sau đó mới đưa vào chậu.

Vào dịp Tết Nguyên đán, cây Quất cảnh (Tắc Kiểng) được nhiều người ưa chuộng để trưng bày. Để trồng được một cây quất thương phẩm dạng trung bình (chiều cao cây 1m, đường kính tán 0,6m) thì cần thời gian là 3 năm kể từ khi chiết cành. Đất trồng thường là đất vườn, đất pha cát, sét, bảo đảm được độ thông thoáng và độ ẩm. Độ pH thích hợp đối với đất trồng cây quất là từ 5 – 6.

Trồng quất có thể trồng thẳng trực tiếp trên đất nhưng cũng có thể trồng vào chậu. Thường để quất phát triển khoẻ thì nên trồng ngoài đất vườn sau đó mới đưa vào chậu. Đất trồng cần lên líp cao, thiết kế mương nước xung quanh, líp rộng từ 4 – 6m, mương khoảng từ 20 – 30cm, tránh để nước ngập, quất sẽ ngừng phát triển và thậm chí có thể chết.

Để cây phát triển tốt trong giai đoạn đầu cần chăm sóc và quản lý tốt như bón phân, tưới nước, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh,… Bón lót mỗi gốc 20 – 25kg phân chuồng hoai, ráo mục. Bón thúc với phân N-P-K 16-16-8 mỗi gốc trung bình từ 0,3 – 0,5kg/năm, chia làm 2 lần bón cách nhau 40 ngày. Khi cây chuẩn bị ra hoa, bón thêm phân KCl 100g/gốc để tăng cường đậu trái và trái ít bị rụng.

Ngoài ra để cây phát triển mạnh, cành lá xanh mướt, cần phun thêm phân bón lá, cứ 15 ngày phun một lần. Quất là loại cây cho ra trái quanh năm, nhưng để điều chỉnh cho quất có trái đúng vào dịp tết, cần có kỹ thuật. Đến khoảng tháng 5, 6 âm lịch bắt đầu phải thăm chừng thường xuyên vườn quất. Nếu phát hiện thấy cây nào có trái phát triển mạnh thì tiến hành đào bứng cây trồng vào chậu, chú ý đừng để vỡ bầu rễ.

Sau 1 tháng, cây sẽ có một đợt ra hoa đầu tiên, nên lẩy bỏ hết, đến đợt sau ra hoa nở rộ, đợi cho các cánh hoa rụng hết, cỡ một tuần lễ, là bắt đầu bón thúc phân chuồng hoai, phân lân, nhất là phân hóa học K2SO4 cỡ 10g cho một bình 8 lít. Không nên bón phân KCl, trái sẽ mất mùi thơm. Có thể rắc thêm vôi bột cách xa gốc 10 – 15cm. Lưu ý tỉa cành, tạo nhánh cho cây quất có dáng đẹp. Tiếp tục tưới nước chăm sóc phòng trừ sâu bệnh, mỗi tháng bón thúc thêm phân 1 lần, đến tháng 12 âm lịch, khi trái quất bắt đầu chín mới thôi.

Phương Pháp Trồng Và Chăm Sóc Hoa Diễm Châu Trồng Chậu

Có bao giờ bạn chứng kiến cảnh hoa, ong, bướm cùng tụ lại một góc làm xáo động cả một góc vườn hay chưa? Hẳn là rất thú vị phải không nào? Cảnh tượng của khu vườn lúc này trông không khác gì một cánh đồng đầy màu sắc ong bướm bay xung quanh. Để thu hút ong và bướm, loài hoa đó phải có hương và sắc thật cuốn hút, bạn nghĩ loài hoa đó là hoa gì? ? Hôm nay tôi xin giới thiệu một loài hoa có cái tên rất lạ nhưng rất đẹp và hương thơm rất đỗi quyến rũ và nồng nàn – hoa Diễm Châu.

Hoa diễm châu còn được gọi là cúc diễm châu ,hoa viễn châu với tên khoa học: Pentas lanceolata thuộc họ thiên thảo, họ cà phê có nguồn gốc từ Yemen đến Đông Phi hiện nay được trồng nhiều làm cảnh ở nước ta.

Hoa diễm châu thuộc cây thân gố lâu năm cao 30 – 50cm, dạng bụi, nếu mọc tự nhiên có thể cao 90 – 180cm . Diễm châu là cây thường xanh cho hoa rất đa dạng sặc sỡ: đỏ tươi, hồng, tím hoa cà hay trắng….Diễm châu có hoa quanh năm. Lá cây hoa diễm châu có màu xanh lá cây đậm, hình elip đến hình giáo với chiều dài khoảng 10 cm. Lá cây hoa diễm châu hơi có lông và gân lá sâu. Hoa diễm châu là một cụm tròn rộng 10 cm bao gồm nhiều bông hoa hình ngôi sao mọc thẳng đứng trên đỉnh. Hoa diễm châu có 5 cánh tràng.

Cây hoa diễm châu thích hợp nơi có độ ẩm không khí và đất tốt. Cây cũng thuộc loại cây tiểu cảnh ưa nắng và chịu bóng bán phần. Ở những nơi có ánh nắng chan hòa cây hoa sẽ nở nhiều hơn, hoa đẹp và to hơn. Tuy nhiên nếu bạn trồng cây ở những nơi ánh sáng yếu thì cây vẫn có thể nở hoa được và hoa vẫn khá đẹp.

Đất trồng phù hợp với diễm châu:

Diễm châu là loài cây ưa ẩm, thoáng xốp đất, thoáng gió, chống úng, chống ngạt rễ cho cây. Nên xử lý đất trồng cho diễm châu với công thức 5 đất thịt sạch + 3 trấu hun (hoặc phân mùn ủ mục) + 2 sỉ than (đập hạt nhỡ, sàng bỏ bột sỉ) + phân đầu trâu 20 – 10 – 10 (3kg/khối hỗn hợp trên).

Phân bón và nước tưới cho diễm châu:

Diễm châu là loại cây ra hoa liên tục nên nhu cầu dinh dưỡng cao. 1 tháng nên bổ sung phân bón 1 lần cho cây, khi cây xấu yếu có thể hòa phân nhả chậm tưới vào gốc.

Cách chăm sóc hoa diễm châu:

Hoa diễm châu thuộc loại cây hoa khỏe, dễ trồng và chăm sóc, bạn có thể trồng diễm châu ở nơi nhiều nắng hoặc một phần bóng râm Bạn nên tưới nước hàng ngày cho cây với lượng vừa phả vào buổi sáng , trời nắng nên tưới thêm vào chiều mát.

Cây hoa diễm châu cho hoa nhiều màu sắc thích hợp để trồng làm cảnh trong sân vườn, vườn hoa. Cây hoa diễm châu có thể trồng thành bụi thảm hoa đều tạo cảnh đẹp. Cây hoa diễm châu cũng có thể trồng ở trong chậu đặt riêng lẻ hay nhiều chậu để khuôn viên, nhà ở.

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất

hoa diễm châu

cach trồng hoa diễm châu

cách trồng và chăm sóc cây hoa diễm quỳnh

CHĂM SÓC HOA DIỄM CHÂU