Top 8 # Phương Pháp Chăm Sóc Cây Lộc Vừng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Cây Lộc Vừng – Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lộc Vừng

THÔNG TIN CHI TIẾT

Lộc vừng là cây trồng khá phổ biến hiện nay, cây cho hoa đẹp, màu đỏ chói lòa và đặc biệt rất sai hoa. Hiện nay đã có khá nhiều người trồng cây lộc vừng và uốn tạo thế nó thành một cây cảnh bonsai có giá trị kinh tế cao, trong khi đó, trước kia người ta chỉ thường trồng lộc vừng để lấy gỗ hay làm cây bóng mát. Cây được phân bố rộng rãi khắp cả nước ta, khắp các vùng miền.

Tên khoa học: Barringtonia acutangula (L.) Gaertn.

Họ: Lecythidaceae (Lộc Vừng)

Nguồn gốc: từ các nước thuộc Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan

Đặc điểm nổi bật của cây lộc vừng

Lộc vừng thuộc loại cây thân gỗ trồng lâu năm, chiều cao trung bình khoảng từ 15- 20m, đường kính 40-50cm. Thân cây non có màu xanh, còn thân già thì sần sùi có màu nâu xám, vỏ cây nứt dọc hay bong mảng có hình chữ nhật, phần thịt vỏ phía trong màu đỏ hồng, nhiều sơ và dịch màu đỏ. Cây có cành nhánh khá nhiều vì thế cây càng cao thì tán lá càng rộng.

Lá lộc vừng thuộc loại lá đơn, mọc cách nhau, lá thuôn tròn và khá to. Lá có hình bầu dục, phía đầu hơi tù có lá có mũi nhọn. Phiến lá màu xanh mướt đậm đà khi lá già, còn lá non nó có màu của lộc non.  Mép lá có tăng cưa, bề mặt lá nhẵn, phía mặt trên màu đậm hơn phía dưới, gân lá nổi rõ, cuống ngắn, khi rụng lá phía sát thân có sẹo hình lưỡi liềm.

Lộc Vừng có hoa mọc thành từng cụm, cụm hoa bông dài 6 – 10cm mọc rũ ở đầu cành. Hoa nhỏ, màu đỏ tươi khi nở tỏa hương thoang thoảng với dáng hình thướt tha, mềm mại quyến rũ làm cho cây Lộc Vừng trở nên nổi bật hơn. Hoa Lộc Vừng thường nở rộ vào tháng 3. Sau khi tàn cho những quả hình cầu màu xanh khi còn non và vàng nâu khi già, đường kính 4 – 6cm, vỏ cứng. mỗi quả cho 1 hạt.

Tác dụng của cây lộc vừng

Cây lộc vừng hiện được trồng làm cây cảnh có giá trị kinh tế cao, giá cả thì vô cùng nó còn phụ thuộc vào vẻ đẹp của cây cũng như sở thích của người mua nữa, có những cây cho giá lên tới cả trăm triệu.

Cây lộc vừng có tán rộng nên được trồng ở công viên, bờ hồ, đường phố, sân vườn…để làm cây bóng mát, tỏa bóng che cả một vùng, không chỉ thế, cây còn cho hoa đẹp có tác dụng trang trí khuôn viên, cây hút khí độc nhả khí oxi giúp cho bầu không khí trong lành hơn nữa.

Cây lộc vừng còn là loại cây tượng trưng cho sự thịnh vượng, bình an và là cây cảnh quý vì thế nó còn thích hợp làm cây phong thủy, cây quà tặng nhân dịp tân gia, khai trương, khánh thành…

Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng

Nếu thấy có hiện tượng héo lá, cây không ra hoa hay cành chết, ta cần đảm bảo cây không bị úng nước và không sâu bệnh, nếu có giện tượng sâu bệnh cần phải phun thuốc ngay.

Rate this post

Cách Trồng Cây Lộc Vừng Mới Bứng. Chăm Sóc Cây Lộc Vừng Mới Bứng

1. Đánh dấu hướng mọc của cây trước khi bứng

Cây lộc vừng thường mọc hướng về hướng đông nên khi bứng cây cần chú ý đánh dấu hướng mọc của cây để trồng vào chỗ mới đặt đúng hướng. Thường cây lộc vừng có lực từ trường tự nhiên rất mạnh, sẽ phát triển theo quy luật của nó, nếu thay đổi đột ngột cây khó thích nghi.

2. Loại bỏ cành lá non và các cành thừa

Bên cạnh đó, để giúp vận chuyển dễ dàng cũng như tập trung dưỡng chất cho cây thì bạn nên đốn bớt đọt non, lá non và những cành nhỏ, thừa đi. Ngay cả khi bạn không loại bỏ bớt thì khi cây bứng lên và trồng ở đất mới, những cành non lá non cũng dễ dàng bị héo và chết, rất lãng phí dinh dưỡng của cây.

3. Cắt tỉa phần rễ

Quan trọng nhất là phần rễ cây. Lộc vừng thuộc cây rẽ chùm nhưng vẫn có rễ chính nên cần chú ý. Nên tỉa bớt rễ xung quanh cho gọn, tỉa thật dứt khoát, không để trày xước, bầm dập sẽ làm ảnh hưởng đến sự bám đất của cây.

Những chiếc rễ nhỏ, li ti thì không nên cắt bởi chúng bám đất nhanh, nhanh chóng hút nước, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây khi mới xuống đất mới.

4. Đất trồng cây lộc vừng

Khi trồng cây sang đất mới chú ý vùng đất trồng phải có khả năng thoát nước tốt vì lộc vừng có thể chịu hạn giỏi nhưng chịu ngập úng thì cực kém. Nếu trồng trong chậu bạn phải chuẩn bị chậu to, có những lỗ thoát nước lớn ở dưới đáy để dù có tưới đẫm nước cũng không sợ bị úng rễ.

Đất trồng nên cải tạo thêm bằng cách trộn thêm trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ và ít phân chuồng hoai mục. Khi xuống đất cần tưới nước luôn cho cây vừa đủ, không quá ướt, không quá khô vì thừa hay thiếu đều khiến cây bị chết.

6. Cố đinh cây

Cách trồng cũng không khác nhiều so với các loại cây thân gỗ khác. Bạn dùng các trụ để đỡ cây tránh lung lay vì cây chưa bám đất, dễ bị gió mạnh làm nghiêng đổ, rễ cây không phát triển được.

Lưu ý KHÔNG dùng phân bón hóa học khi cây mới trồng vì nó chưa cần nguồn dinh dưỡng gì hết, nếu dùng còn làm thối rễ vì rễ quá tải không thể hấp thụ được. Bất kể các loại thuốc dinh dưỡng nào cũng không cần, duy nhất là thuốc kích rễ nên phun để kích thích rễ phát triển nhanh mạnh.

8. Che bớt nắng

Cây mới bứng có thể che bớt ánh nắng nếu trời quá nắng nóng, để tránh làm khô hạn lá, rễ cây nhưng cũng không che hoàn toàn khiến cây thiếu nắng. Nên dùng lưới đen, lưới thai, độ che nắng khoảng 30%. Tuy nhiên nếu thời tiết mát mẻ, nắng dịu thì không cần thiết vì cây lộc vừng sức sống cực kỳ mãnh liệt.

Sau khoảng 1 -2 tuần bạn có thể gỡ bỏ tán che ra để cây phát triển bình thường.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Lộc Vừng

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY LỘC VỪNG

Rất nhiều có những suy nghĩ sai lầm khi cho rằng, Lộc Vừng là loại cây chịu nước, thường hay sống ngoài bờ ao, khu đầm lầy, sống trong điều kiện nước ngập quanh năm mà cây vẫn ra hoa. Chính vì thế, khi trồng loại cây này, họ thường sử dụng các loại chậu không có lỗ thoát nước, dẫn đến cây bị thối rễ, không thể mọc rễ mới làm cho lá vàng, thân héo và chết.

Để có thể tránh được những tình huống không hay trên, hôm nay, tôi xin chia sẻ đến các bạn một số điểm lưu ý khi trồng và chăm sóc cây Lộc Vừng như sau: Cách trồng Bất kể dù là bạn trồng cây Lộc Vừng trong hang, bể hay chậu thì điều kiện tiên quyết đầu tiên đó là phải có lỗ thoát nước cho cây. Loại đất dùng để trồng phải là loại đất mầu, có trộn thêm các loại phụ gia như trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ cũng như một chút phân bón (nên sử dụng loại phân chuồng hoại mục) Thường xuyên tưới nước 1 ngày 2 lần để giữ độ ẩm vừa phải giúp cho cây ra rễ mới.

Khi cây đã lớn mạnh, chứng tỏ phần rễ của cây đã khá vững chắc. Khi đó bạn có thể thoải mái tưới nước giúp cây phát triển nhanh hơn nhưng tuyệt đối không được để cây bị úng nước. Vì khi úng nước, đầu rễ sẽ không thoát được khí dẫn đến tình trạng bị thối, chết dần từ phần đầu rễ vào làm cây héo dần và chết.

Trong trường hợp bạn muốn trồng cây Lộc Vừng trong các hang, bể hay chậu thì khi vừa mới trồng vào, bạn phải xếp gạch hoặc các loại đá xung quanh bầu, và nhớ là phải thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho cây.

Đợi đến khi phần rễ được vững chắc thì bạn có thể bỏ phần gạch đá ra ngoài và bít các lỗ thoát nước lại. Khi đấy bạn có thể hoàn toàn yên tâm ngâm bộ rễ trong nước thoải mái mà cây vẫn có thể phát triển tốt và ra hoa đều đặn.

Mùa Hoa Lộc Vừng – Cây Lộc Vừng Ra Hoa

Cây lộc vừng khỏe mạnh với những chùm hoa đỏ rực hay trắng muốt luôn là tâm điểm của mọi ánh nhìn. Cây lộc vừng ra hoa không? Dưỡng cây thế nào để cây ra hoa đúng mùa? Hay cách kích thích cây Lộc vừng ra hoa vào mùa lễ tết?

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lộc vừng – Cây lộc vừng ra hoa

Muốn cây ra hoa đẹp và nhiều thì về cơ bản cây phải khỏe mạnh, tươi tốt, không sâu bệnh. Kể cả khi trồng cây lộc vừng trong chậu hay trồng sân vườn thì cần đặt cây ở nới có đầy đủ ánh sáng. Vì cây Lộc vừng là loại cây ưa sáng, ưa nắng.  Để cây ra hoa thì điều trước tiên là phải trồng cây đúng kỹ thuật và chăm sóc cây đúng cách.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lộc vừng trồng đất ( trồng công trình hay sân vườn, cảnh quan)

Cây được chọn chủ yếu là những cây to cao trên 2m. Trước khi trồng, cần đào hố có kích thước phù hợp với bầu cây. Sau đó, cho thêm vào hố trồng sơ dừa, tro trấu và một ít phân bò trộn đều. Đặt cây vào giữa hố, lắp đất, ém đất vừa phải. Tiếp theo là chống cọc ở vị trí 2/3 thân cây tránh cây đỗ ngã.

Tưới nước giữ ẩm mỗi ngày. Đến khi thấy cây ra chồi mới tức rễ cây đã hồi phục và có rễ mới. Lúc này có thể giảm bớt số lần tưới trong tuần. Định kỳ 1 tháng/ lần bón phân cho cây. Cắt tỉa những cành tăm, cành khuất tán để cây được thông thoáng.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lộc vừng trồng chậu

Đối với cây trồng chậu thì việc chăm sóc đòi hỏi tốn công nhiều hơn trồng đất một chút. Khi mua cây lộc vừng không được trồng sẵn trong chậu. Cần chọn chậu có lỗ thoát nước và kích cỡ thích hợp.

Hai yếu tố quan trọng nhất khi trồng chậu đó là nước và phân bón. Khi trồng chậu, rễ cây không thể tìm đến nguồn nước để tự cung cấp nuôi cây. Lượng dinh dưỡng trong đất cũng bị hạn chế tối đa. Chính vì vậy cần định kỳ 2 ngày tưới nước/ lần, bón phân định kỳ 2 – 4 tuần/ lần. Đảm bảo cây đủ nước và đủ dinh dưỡng để sinh trưởng.

Tham khảo tìm hiểu thêm qua bài viết cách chăm sóc cây lộc vừng trong chậu.

Mùa hoa lộc vừng

Cây lộc vừng  ngoài tự nhiên ra hoa vào 2 đợt. Đợt một vào giữ năm tầm tháng 6 – 7 âm lịch. Đợt hai vào cuối năm tầm thánh 10 -11 âm lịch. Như vậy việc kích thích cây ra hoa vào đúng dịp tết đến, xuân về cũng có thể thực hiện.