Top 7 # Phong Lan Chồn Đỏ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Phong Lan Đuôi Chồn Hay Lan Sóc Ta

Phong lan đuôi chồn dễ bị nhầm lẫn với Đuôi cáo và sóc lào do nhìn thân và hoa khá giống nhau nên còn có tên Sóc Ta. Tuy nhiên để khỏi nhầm lẫn sau đây em chỉ gọi là Đuôi Chồn.

Phong lan đuôi chồn hay lan sóc ta

Đây là loại lan đẹp, như đã nói ở trên dù khá giống sóc ta, đuôi cáo nhưng Lan Đuôi Chồn lại thuộc dòng khác. Có tên khoa học Rhynchostylis Retusa, cùng dòng với Hải Yến, Đai Châu, vì thế tập quán cũng khá giống Đai Châu, chỉ có điều là không ra hoa tết và không thơm như đai châu. Chi tiết về lan đuôi chồn các bác có thể đọc thêm ở cuối bài. Giờ thì em giới thiệu lô hàng chồn điện biên tuyệt đẹp này đã. + Có 15kg , khoảng 7,8 cây / kg – Giá bán : 250k/ kg + Cây rất mượt còn tươi, lá dài đẹp. Rễ đã được cắt tỉa gọn, giờ về ngâm kích rễ, chờ nhú rễ mới và ghép thôi.

* Mùa này ghép cây sẽ ra rễ chậm, các bác cần kiên trì một chút, nhưng mua bây giờ cây đẹp, sẽ có hoa mùa tới. Nếu ghép muộn quá, cây không bắt rễ kịp, dù ra hoa cũng yếu, hoa xấu, phải cắt vòi hoa sớm, thậm chí cắt vòi hoa ngay khi nhú để dưỡng cây.

Chăm sóc lan đuôi chồn Như đã nói ở trên, đuôi chồn có nhiều đặc tính giống đai châu, nên chăm sóc cũng khá dễ, thậm chí em thấy còn dễ hơn đai châu. Bởi đuôi chồn rất ít bị bệnh, chịu nắng cũng tốt hơn, hiếm khi thấy bị bệnh thối nhũn, vàng lá.

Ghép lan đuôi chồn Ghép chậu hoặc gỗ đều được, nhưng theo em ghép gỗ là tốt nhất, mà cũng phù hợp tập quán của cây. >> Trước tiên cần xử lý giá với nước vôi trong, để hạn chế nấm mốc, nhìn chung thì các loại gỗ đều được, nhưng tránh gỗ xà cừ. Cắt tỉa rễ gọn để rễ ghép, Ngâm kích rễ và treo cây khô để kích thích ra rễ nhanh hơn. Lá có thể héo một chút, hoặc cặp lá gốc bị vàng là phản ứng bình thường của cây. Sau khi ghép không cần bón phân ngay, mà nên sử dụng các chế phẩm để cây nhanh chóng hồi phục và ra rễ. Sau khi có rễ mới cần tăng cường bón phân đạm để lan đuôi chồn phát triển.

Xem lan sóc lào khác gì sóc ta?

Chăm sóc lan đuôi chồn Chế độ ánh sáng: đưa cây ra ngoài để cây chịu 80% ánh sáng tự nhiên. – lưới thưa, và treo cao, không nên để dưới bong cây to hoặc trong mái hiên. Chế độ tưới nước: Mùa xuân hè cần tưới nhiều nước, ít nhất 2 lần/ ngày với giá thể gỗ, giảm nước tưới trong mùa đông. Chế độ phân bón: không bón phân trong mùa đông. Môi trường yêu cầu: môi trường phải hanh, khô, nhiều gió, ánh sáng là 80% ánh sáng tự nhiên

Bấm nút để đánh dấu khi muốn xem lại hoặc giới thiệu đến cộng đồng yêu hoa lan

Cây Hoa Lan Đuôi Chồn?Cách Nhận Biết Lan Đuôi Chồn

Cây hoa lan đuôi chồn là loại cây phát triển rất nhanh với vẻ đẹp ấn tượng, cùng với những bông hoa dài rất đẹp, cây khi ra hoa sẽ có mùi hương thơm nhẹ nhàng, thu hút ấn tượng, bạn có thể cảm nhận rất rõ những mùi hương khi ngắm nhìn những bông hoa lan đuôi chồn khỏe mạnh, để có thể chăm sóc được những cây hoa lan đuôi chồn ta cần nắm vững được những kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa lan đuôi chồn.

1.Đặc điểm cây lan đuôi chồn

Cây lan đuôi chồn hay còn gọi là cây lan sóc ta, với tên tiếng anh là : Rhynchostylis Retusa, là cây phát triển phổ biến hiện nay, cây được tìm thấy ở nhiều khu rừng trên nhiều nước như : lào, malayssia, singapore, thái lan, ấn độ và ở nước ta, cây thường phát triển và bám trên những cây bằng lăng cổ thụ, thường tìm thấy ở các tỉnh miền núi phía bắc

Cây hoa lan đuôi chồn là cây sống lâu năm, trong tự nhiên cây thường bám vào trong những cây cổ thụ để hút chất dinh dưỡng từ môi trường xung quanh và phát triển mạnh vào mùa mưa.

Lá cây lan đuôi chồn khá là dày, cây có chiều dài khoảng 40cm, hình dạng của lá khá là khác biệt so với các loài lan hiện nay, lá có hình chữ V và hai đầu lá non thường chia thành 2 thùy nhọn hoăt.

Hoa của lan là được xem là phần quan trong và nổi bật nhất hiện nay, bởi khi nói tới loài lan đuôi chồn thì bạn nghĩ ngay tới cái đuôi chồn nên hoa được gọi với cái tên là lan đuôi chồn

2.Đặc tính bông hoa lan đuôi chồn

Có thể thấy rằng khi nói tới cây hoa lan đuôi chồn ta sẽ thấy cây khá là cứng cáp và cần nhiều chất dinh dưỡng, khi cây ra nhiều mần và phân hóa thường sẽ cho ra những vòi hoa từ tháng 4-6 dương lịch hàng năm, khi cây ra hoa sẽ rất đẹp, nếu điều kiện thời tiết khắc nghiệt cây có thể chậm ra hoa hơn so với định kỳ và do tùy từng vùng miền.

Những chùm hoa màu trắng tím mọc ra từ nách mang theo mùi hương hôi, đặc điểm của đuôi chồn hiện nay, những chùm hoa đuôi chồn thường dài từ 30-45cm, mỗi bông nhỏ sếp sát nhau tạo nên những chiếc đuối thật sự rất đẹp, những bông hoa có kích thước bông từ 1,2cm, các cánh hoa có những chấm tím, riêng phần lưỡi thì tím hết,

ở phần chính giữa bông hoa có hai mắt nhỏ đỏ mọc đối xứng nhau ở giữa hai mắt sẽ có hình một chiếc mỏ nhọn nhìn tổng thể bông hoa sẽ giống như những chú chim đang đậu xuống sân vườn rất đẹp.

3.Cách trồng cây hoa lan đuôi chồn

Dể có thể trồng được những cây hoa lan đuôi chồn thì chúng ta cần nắm được những đặc tính của cây, để cho cây phát triển dễ dàng sau quá trình chăm sóc, khi chăm sóc được bạn sẽ thấy cực kỳ dễ dàng và thuận tiện nhất.

Cây hoa lan đuôi chồn là loại lan rất kén ăn vì vậy chúng khó tích chữ nhiều chất dinh dưỡng trong thân vì vậy trong quá trình chăm sóc chúng ta cần nắm vững được đầy đủ các yếu tố giúp cho cây phát triển hơn.

3.1.Giá thể trồng lan đuôi chồn

Hiện nay giá thể trồng lan đuôi chồn rất đa dạng như các loại giá thể gỗ, vỏ thông, than củi, sơ dừa … và nhiều loại giá thể khác mà bạn tìm được ở địa phương chúng ta,

3.2.Xử lý giống trước khi trồng

Khi mới mua những cây lan đuôi chồn bóc rừng về ta nên tiến hành làm những bước sau để cho cây lan trở nên khỏe mạnh và phát triển tốt hơn

4.Cách trồng cây lan đuôi chồn

Dể trồng được những cây lan đuôi chồn hiện nay thì có vô vàn cách khác nhau, có thể sử dụng cách ghép gốc với cách này ta tiến hành buộc dây thép bọc nhựa vào rồi định vị cây lên thân gỗ và dùng đinh ghép vào thân cây lan.

Sau khi thực hiện xong các công đoạn trên bạn có thể chưa cần tưới nước vội, bạn nên để tầm 2-3 ngày rồi mới tưới nước, mục đích là để cho các vết thương trên cây khép lại và ổn định tại 1 vị trí rồi mới tiến hành phụ nước cho cây phát triển.

5.Cách chăm sóc cây hoa lan đuôi chồn

Sau khi những cây hoa lan đuôi chồn được ghép lên thân ta tiến hành chăm sóc, ta nên tưới nước thường xuyen cho cây, giúp cây giữ được độ ẩm tốt hơn, 1 ngày nên tưới 2 lần , sáng và chiều giúp cây phát triển nhanh

Trong quá trình tưới ban đầu ta nên thường xuyên cho các loại thuốc kích thích ra rễ vào để cho cây phát triển khỏe mạnh hơn, với những cây cảnh phù hợp sẽ mang đến cho bạn những điểm trải nghiệm thật sự thú vị về dòng cây hoa lan đuôi chồn

chỉ phun Vitamin B1 Grow more, định kì 3 ngày/ lần nồng độ 1-2ml/2.5 l nước. Sau khi cây đã ra được rễ mới, ta thực hiện bón phân 30-10-10 + TE grow more, liều lượng 1g/ 4 lít nước, phun ướt, cả 2 mặt lá, từ tháng 4-10. Đồng thời vẫn duy trì phun B1.

5.1.Bón phân cho cây hoa lan đuôi chồn

Cây lan chuôn chồn là loại cây không tích được nhiều chất dinh dưỡng trong thân vì vậy mà ta cần thường xuyên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, giúp cây ra nhiều bộ rễ và phát triển khỏe mạnh hơn, ta có thể sử dụng các loại phân như phân dê, hoặc phân chùm quế dể cho cây sớm phát triển, ngoài ra ta có thể sử dụng thêm các loại phân bón lá giúp cho bộ lá của cây phát triển khỏe mạnh hơn.

phân bón 6-30-30+TE grow more, nồng độ 1g/4lit. Từ tháng 10 trở đi, không bón và để cây chịu hoàn toàn điều kiện tự nhiên.

cách chăm sóc cây hoa lan

Tác giả: muabancaytrong.com

Kỹ Thuật Trồng Lan Đuôi Chồn

Trạng thái: cũng giống với lan đai châu khi mua ta cần chọn các ngọn lan tươi, xanh thẫm bánh tẻ chưa ra lá mới ở ngọn, lá cứng cáp là tốt nhất. Do cây không có khả năng tích trữ nhiều dinh dưỡng, nếu chọn các ngọn quá non, thì dễ bị sốc môi trường, không ra rễ dẫn đến chết và còi cọc, mặt khác chọn ngọn quá già sẽ lâu ra rễ nhưng nhanh lụi tàn, do già hóa.

Màu sắc: lá cây phải có màu xanh đậm, các rễ trên thân phải có màu khoảng 20 % là rễ màu trắng bạc. Không chọn các ngọn héo, vàng, úa hay rụng lá. Nếu các cây bị cắt trụi rễ nhưng nếu để ý thấy có các đầu rễ mới bắt đầu xuất hiện thì cũng nên lấy vì cây đã qua giai đoạn nghỉ khi bị thu hái trên rừng về.

Lan khi chọn cần phải được khô ráo, không bị ướt hay bị ẩm, nếu bị ẩm hay ướt sẽ gây thối lan và mầm bệnh.

Tuổi ngọn đối với các loài giáng hương tương đối quan trọng, khi ta chọn các cây có tuổi ngọn lớn, nghĩa là thân to, lá mở, dài nhiều thìa lìa cũ trên thân, thân dài, thì cây sẽ sinh trưởng chậm hơn so với cây con, tuy nhiên cây lan trẻ chiều dài thân ngắn, có sức sống mạnh hơn, nhưng do chưa thuần thục ra hoa có thể không ra hoa được trong các năm đầu.

Vì vậy lựa chọn các cây bánh tẻ là tốt nhất, các cây bánh tẻ có đặc điểm là gốc rất nhỏ, thân chỉ đạt khoảng 5-10cm ít bẹ lá trên thân, phía dưới gốc các rễ có nhiều rễ nhỏ, các rễ trên ngọn lớn hơn rễ ở phía gốc. Các cành này sẽ cho khả năng sống và ra hoa là cao nhất.

Lan đuôi chồn, sóc ta cùng họ với lan đai châu, nên trên lá cũng có các sọc sọc theo lá như trên lan đai châu

Tìm hiểu lan:

Đặc tính loài: loài lan Đuôi chồn là một loài lan ưa bóng, thích hợp nơi thoáng mát, mọc dưới tán của cây rừng. Do sống ở môi trường dưới tán, nên cây cần độ ẩm rất cao, nhu cầu nước lớn. Nhu cầu về dinh dưỡng của cây lớn, cây lớn nhanh mạnh vào khoảng mùa xuân và mùa hè.

Đặc tính ra hoa của lan đuôi chôn:

Cây bắt đầu có nụ từ đầu mùa xuân, ra hoa vào khoảng tháng 4-6.

Chuẩn bị vật liệu, chất trồng:

Vật liệu thích hợp nhất được quyết định bởi các đặc tính của cây trong tự nhiên. Đối với loài đuôi chồn là thân cây gỗ được bóc vỏ hoàn toàn, sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nước, rất thoáng cho rễ lan.

Xử lý vật liệu: vật liệu thân cây gỗ được bóc vỏ hoàn toàn, ngâm nước 7 ngày, để cho gỗ thấm đầy đủ nước, tránh hiện tượng gỗ hút ẩm của cây lan khi ghép vào.

Cắt tỉa vệ sinh:

Khi lan mua về cần được cắt loại bỏ rễ khô và đã chết, cắt rễ chỉ để còn 10-15cm, việc cắt rễ nhằm loại bỏ phần rễ đã bị tổn thương nhiều, đồng thời loại bỏ nấm bệnh trú ngụ trong rễ.

Thời điểm: cần cắt tỉa sớm, tốt nhất là ngay sau khi mua về.

Xử lý thuốc và treo ngược:

Xử lý thuốc, lan cần được xử lý thuốc để loại bỏ mầm bệnh, kích thích sinh trưởng và chống sốc môi trường cho lan.

Lan được xử lý với hỗn hợp thuốc là: B1 + N3M + Ridomil gold + Alitte + Regan. Pha theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc, lan được ngâm ngập trong hỗn hợp thuốc trong 5 phút.

Vớt ra treo ngược trong khoảng từ 15-20 ngày.

Cách chọn môi trường thuần hóa giúp lan đuôi chồn ra hoa:

Cách thức trồng và ghép lan từ rừng về

Lan đuôi chồn, Rhynchostylis retusa. Đối với Đuôi chồn chúng ta ghép lên gỗ bằng cách sử dụng dây thép bọc nhựa, buộc chắc chắn vào thân gỗ, hay có thể xử dụng các đinh bằng tre hay gỗ đóng vào vị trí ghép ở thân cây, buộc cây lan vào đinh tre bằng dây nilon, chú ý không buộc vào thân cây. Để đảm bảo cho cây lan có tỷ lệ sống cao nhất, ít bị chết do bệnh thối nhũn ta nên buộc cây lan trúc đầu xuống đất hay song song với mặt đất, việc làm này tránh được hoàn toàn hiện tượng ứ đọng sương, nước ở ngọn cây, gây thối bệnh cho cây, đồng thời khi cây sinh trưởng sẽ hướng động lên phía trên, tạo vẻ đẹp tự nhiên.

Sau đó, bỏ khô không tưới trong 3-7 ngày đầu tiên. Nhằm giúp vết thương, khi thao tác ghép được lành miệng.

Chăm sóc sau khi ghép:

Tưới nước: 3 -7 ngày đầu sau ghép, không tưới nước. Đặt cây ở môi trường thoáng gió, nền phía dưới luôn phải duy trì ẩm để làm mát cho cây, tưới ướt nền 2 lần/ ngày.

Khi hết thời gian 3-7 ngày, ta thực hiện tưới, do đặc tính cây ưa nước, tưới 2 lần/ ngày, tưới cố định vào khoảng 5-6h, tưới lại nền tưới ướt lan và mặt giá thể,17h tưới lại nền cho ướt đẫm, tưới lan tưới đi tưới lại cây 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút, tưới cho ướt toàn bộ cả cây và giá thể. Việc tưới như này nhằm mô phỏng hiện tượng xuất hiện sương về đêm trong tự nhiên, giúp cây đủ nước và sinh trưởng nhanh mạnh hơn.

Từ tháng 9 giảm lượng nước xuống thấp 3 ngày/lần, tưới ướt bề mặt. Tháng 10 – 3 năm sau, không tưới nước.

Bón phân: đối với các loài giáng hương thì nhu cầu phân bón là khá cao, tuy nhiên chỉ bón phân khi cây đã ra rễ. Trong thời gian cây chưa ra rễ, chỉ phun Vitamin B1 Grow more, định kì 3 ngày/ lần nồng độ 1-2ml/2.5 l nước.

Sau khi cây đã ra được rễ mới, ta thực hiện bón phân 30-10-10 + TE grow more, liều lượng 1g/ 4 lít nước, phun ướt, cả 2 mặt lá, từ tháng 4-10. Đồng thời vẫn duy trì phun B1.

Trong tháng 9 thực hiện phun phân bón 6-30-30+TE grow more, nồng độ 1g/4lit.

Từ tháng 10 trở đi, không bón và để cây chịu hoàn toàn điều kiện tự nhiên.

Phòng bệnh: do trong môi trường luôn có bệnh hại cây lan vì vậy cần phun phòng định kỳ. Phun hỗn hợp Ridomil gold+ Alitte+ regan, định kỳ 15 ngày/ lần.

Từ tháng 10-3 năm sau, không phun phòng dịch. Do thời kỳ này điều kiện khắc nghiệt nên tương đối ít bệnh hại.

Điều khiển để lan đuôi chồn ra hoa:

– Chế độ ánh sáng: đưa cây ra ngoài để cây chịu 80% ánh sáng tự nhiên.

– Chế độ tưới nước: giảm nước tưới trong mùa đông.

– Chế độ phân bón: không bón phân trong mùa đông.

– Môi trường yêu cầu: môi trường phải hanh, khô, nhiều gió, ánh sáng là 80% ánh sáng tự nhiên.

Lan Đuôi Chồn Và Cách Nhận Biết Lan Đuôi Chồn Như Thế Nào

Lan đuôi chồn nhận biết như thế nào vẫn là một câu hỏi mà nhiều người không biết, thậm chí có nhiều người mới chơi rất hay nhầm lẫn lan đuôi chồn với lan đuôi cáo ( chắc có chung từ đuôi) hay với lan đai châu ( chắc nhầm lẫn do hình thái cây và hoa khá giống nhau). Lan đuôi chồn ở Việt Nam có rất nhiều nên cũng rất phổ biến trong vườn nhà. Vậy lan đuôi chồn nhận biết như thế nào?

Lan đuôi chồn còn có tên gọi khác là sóc ta

Đuôi chồn có tên tiếng Anh là Rhynchostylis Retusa, cùng loại lan với ngọc điểm ( đai châu). Lan đuôi chồn phân bố ở những vùng rừng đất thấp hơn 700m trên mực nước biển. Chúng ta có thể tìm thấy đuôi chồn ở nhiều nước chứ không riêng gì ở Việt Nam như Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Sri Lanka và cả Ấn Độ. Ở Việt Nam, lan đuôi chồn chủ yếu bám trên những cây bằng lăng cổ thụ khu vực miền núi Tây Bắc.

Đuôi chồn là loài lan đơn thân sống lâu năm. Trong tự nhiên, lan đuôi chồn sống bám vào thân cây gỗ trong rừng để hút chất dinh dưỡng từ môi trường và nước mưa. Lưu ý rằng lan sống bám vào thân cây chứ không phải hút chất từ cây mà sống nhé!

Người chơi lan thường gọi lan đuôi chồn là sóc ta. Chúng ta phải nhớ cái tên này để phân biệt với loại lan sóc lào rất dễ nhầm lẫn.

Đặc điểm hình thái lan đuôi chồn (sóc ta)

Đuôi chồn có các sọc trắng chạy dọc dưới lá. Mặt dưới của lá màu nhạt hơn so với mặt trên, lá khum hình chữ V chứ không mở rộng xòe như đai châu. Cây có các lá xếp đối xứng nhau, đầu lá chia thành hai thùy khá nhọn. Lá sóc ta dày và cứng, mọng nước.

Thân cây cứng cáp, thường mọc dựng đứng lên chứ không thả thân thòng xuống như quế hay tam bảo sắc.

Rễ cây đuôi chồn to và dài khá giống đai châu chứ không nhỏ như rễ đuôi cáo. Lan đuôi chồn dễ trồng và giá khá rẻ, bạn nên sưu tầm cho bộ sưu tập lan của mình. Giá lan đuôi chồn hiện nay ( năm 2020) dao động ở khoảng 150-180k/kg đủ để ghép từ 2-3 giò lan đẹp.

Đuôi chồn và đặc tính ra hoa

Đuôi chồn cho hoa khi cây đã cứng cáp và đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi đó mầm hoa được phân hóa và thường cho hoa trong khoảng tháng 4 đến tháng 6 dương lịch hàng năm. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nên thời gian nở hoa có thể lệch đi một chút hoặc 1 tháng so với bình thường.

Những chùm hoa dài thướt tha màu trắng tím mọc từ các nách lá mang theo mùi hương hôi hôi đặc trưng của đuôi chồn. Chùm hoa đuôi chồn dài khoảng 30 đến 45 cm, mỗi bông nhỏ xếp sát nhau tạo thành hình một chiếc đuôi rất đẹp, đuôi chồn. Những bông hoa có kích thước khoảng 1,5 đến 2cm, cánh hoa bao gồm các chấm tím, riêng phần lưỡi tím hết. Tuy nhiên, đuôi chồn có bông nhiều chấm tím, bông ít chấm tím, bông tím đậm, bông tím nhạt khá đa dạng.

Chính giữa bông hoa có hai mắt nhỏ màu đỏ đỏ mọc đối xứng nhau, ở giữa hai mắt là hình một chiếc mỏ nhọn, nhìn tổng thể bông hoa rất giống một chú chim đang chuẩn bị đậu xuống sân cực đẹp.

Dưới đây là một số hình ảnh lan đuôi chồn, các bạn nhìn kĩ để phân biệt lan đuôi chồn với các loại lan khác nhé:

Có nhiều bạn rất hay nhầm lẫn đuôi chồn với lan đuôi cáo.

Cách trồng lan đuôi chồn như thế nào?

Phong lan đuôi chồn tương đối dễ trồng và bất cứ vùng miền nào, nếu đảm bảo tiểu khí hậu phù hợp là bạn đều có thể chơi. Lan đuôi chồn có thể trồng trong chậu hay ghép gỗ, ghép lũa đều được. Nếu bạn chăm tưới, vườn đủ ẩm có thể ghép gỗ hoặc lũa cho đẹp, nếu không đáp ứng được độ ẩm thường xuyên, trồng chậu sẽ là một phương án tốn hơn giúp cây phát triển thuận lợi.

Giá thể:

Giá thể gỗ, vỏ thông, than củi, đá bọt, viên đất nung,… các bạn hãy xử lý diệt nấm trước khi trồng.

Nếu trồng chậu, chamlan.com khuyên các bạn nên dùng chậu gỗ hoặc chậu đất nung đều được. Chậu nhựa chỉ thích hợp cho nhà vườn giúp tiết kiệm chi phí, dễ vận chuyển và tiết kiệm không gian trồng cây. Do vậy nếu bạn trồng cây để chơi lâu dài nên sử dụng chậu gỗ là tốt nhất.

Nếu trồng gỗ lũa, bạn nên xử lý bằng nước vôi trong trước khi tròng cây.

Xử lý giống

Lan đuôi chồn khi mới mua về, các bạn hãy xử lý theo các bước sau đây:

Bước 1: Dùng dây treo ngược cây lên chỗ mát, thoáng gió cho quen với môi trường ở vườn khoảng 1 ngày. Nếu bạn mua lan giò thuần rồi thì về chỉ việc treo, tránh tước nước luôn. Nếu mua lan gần nhà thì có thể bỏ qua bước này. Bước này nhằm tránh cây sốc môi trường sau quá trình vận chuyển xa mà thôi.

Bước 2: Dùng kéo sắc cắt hết phần lá héo úa, rễ thối, rễ chết, sau đó dùng keo liền sẹo bôi vào vết thương hở của cây.

Bước 3: Chờ keo liền sẹo khô hoàn toàn, chúng ta bắt đầu ngâm thuốc kích rễ + diệt nấm bệnh cho cây. Các bạn có thê rkeets hợp Physan 20SL hoặc Ridomil Gold để khử nấm bệnh, Vitamin B1 hoặc n3m để kích rễ cho cây. Ngoài ra, chế phẩm Hùng Nguyễn 6 trong 1 có thể giúp bạn xử lý cây lan trước khi trồng một cách đơn giản hơn. Công đoạn này các bạn có thể ngâm cây trong 20-30 phút là được.

Bước 4: Tiếp tục treo ngược cây lan lên nơi thoáng mát, tránh mưa nắng trực tiếp. Sau 1 ngày bạn có thể mang cây ra trồng.

Trồng lan đuôi chồn

Cũng tương tự các loài lan đơn thân khác, bạn cứ ghéo thoải mái theo ý thích của mình, tuy nhiên lan đuôi chồn trồng bạn cần lưu ý để ngọn cây hướng lên trên, gốc phải thoáng, không được lấp gốc.

Bạn có thể dùng dây thít nhựa để cố định cây hoặc bắn đinh vít cố định đều được, miễn đảm bảo các tiêu chí trên.

Chế độ chăm sóc lan sóc ta

Phong lan sóc ta tương đối ưa ẩm, do đó bạn nên thực hiện chế độ tưới ngày 1 hoặc 2 lần cho cây tùy vào khí hậu vườn nhà. Nếu bạn trồng chậu thì ngày nên tưới 1 lần, nếu trồng gỗ hoặc lũa thì ngày tưới 2 lần sáng – tối là ổn. Cây rất ướt ẩm nên bạn có thể tăng độ ẩm của không khí xung quanh lên bằng cách tưới ướt nền.

Chế độ phân bón: Vì thuộc dòng giáng hương nên cây cần hàm lượng phân bón tương đối cao. Bạn có thể sử dụng phân dê hoặc phân chùn quế cho cây. Ngoài ra kết hợp sử dụng phân bón lá dạng phun sương cho cây hấp thụ tốt hơn.

Trong thời gian cây chưa ra rễ, chỉ phun Vitamin B1 Grow more, định kì 3 ngày/ lần nồng độ 1-2ml/2.5 l nước. Sau khi cây đã ra được rễ mới, ta thực hiện bón phân 30-10-10 + TE grow more, liều lượng 1g/ 4 lít nước, phun ướt, cả 2 mặt lá, từ tháng 4-10. Đồng thời vẫn duy trì phun B1.

Trong tháng 9 thực hiện phun phân bón 6-30-30+TE grow more, nồng độ 1g/4lit. Từ tháng 10 trở đi, không bón và để cây chịu hoàn toàn điều kiện tự nhiên.

Chế độ ánh sáng: Cây ưa sáng, nên cho cây ăn nắng từ 70-80% ánh nắng tự nhiên. Tuy nhiên không được cho cây ăn nắng trực tiếp, tốt hơn hết là nên dưới 1 lớp lưới đen.

Phun thuốc phòng nấm bệnh định kì cùng với các loại lan khác trong giàn.

Mùa đông, chúng ta giảm lượng nước tưới và không bón phân kích thích hình thành mầm hoa phát triển.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về loài lan đuôi chồn này, chúc các bạn có những giò lan thật đẹp trưng bày trong ngôi nhà của mình.

Xem thêm: Phân biệt lan đuôi chồn, đuôi cáo và sóc lào