Top 9 # Phân Bón Vô Cơ Pdf Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Kinh Doanh Phân Bón Vô Cơ

Kinh doanh phân bón vô cơ

I.Căn cứ pháp lý:

– Điều 15 Nghị định 202/2013/NĐ-CP

– Điều 13 Thông tư 29/2014/TT-BCT

II.Điều kiện để kinh doanh phân bón vô cơ

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phân bón vô cơ phải có biển hiệu, có bảng giá bán công khai từng loại phân bón, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc. Phân bón bày bán phải được xếp đặt riêng, không để lẫn với các loại hàng hóa khác, phải được bảo quản ở nơi khô ráo, đảm bảo giữ được chất lượng phân bón và điều kiện vệ sinh môi trường.

3. Bao bì, các dụng cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ, vận chuyển phải bảo đảm được chất lượng phân bón, bảo đảm vệ sinh môi trường, không rò rỉ, phát tán phân bón ra ngoài ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Phải có biện pháp xử lý bao bì, vỏ chai, lọ và phân bón đã quá hạn sử dụng.

4. Kho chứa phải đảm bảo các yêu cầu về vị trí xây dựng, yêu cầu về thiết kế phù hợp với phân bón đang kinh doanh, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, về phòng chống cháy nổ. Trong kho chứa, phân bón phải được xếp đặt riêng rẽ, không để lẫn với các loại hàng hóa khác.

5. Phân bón nhập khẩu phải có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ theo quy định của pháp luật, thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng nhập khẩu phân bón đối với lô hàng nhập khẩu trước khi lưu thông. Phân bón trong nước phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón kinh doanh.

6. Đối với các cửa hàng bán lẻ phân bón vô cơ, trường hợp không có kho chứa thì các công cụ, thiết bị chứa đựng phân bón phải đảm bảo được chất lượng phân bón, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ.

7. Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định pháp luật.

III.CƠ QUAN THỰC HIỆN

Bộ công thương

Bạn có những thắc mắc về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hãy liên hệ ngay với chúng tôi, với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và nhiệt tình, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của bạn.

Công ty luật TNHH Việt Nga – VALAW

Địa chỉ : Tầng 6 Số 3 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Điện thoại : 09.345.966.36

 

 

Cách Phân Biệt Phân Bón Vô Cơ Và Phân Bón Hữu Cơ

PHÂN BÓN VÔ CƠ

Phân bón vô cơ là phân bón hóa học hay phân bón tổng hợp

Là những dạng muối khoáng thu được qua quá trình vật lí và hóa học. Được sản xuất theo qui trình công nghiệp

Phân vô cơ gồm các loại chính như: Phân đạm, Phân lân, Phân kali, Phân phức hợp, Phân hỗn hợp và Phân vi lượng

PHÂN BÓN HỮU CƠ

Phân hữu cơ có nguồn gốc từ phân, chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thân, lá cây, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, …

PHÂN BIỆT PHÂN BÓN VÔ CƠ VÀ PHÂN BÓN HỮU CƠ

Phân bón vô cơ chứa ít thành phần các nguyên tố dinh dưỡng. Tuy nhiên tỷ lệ dinh dưỡng là rất cao và ổn định.

Phân bón hữu cơ chứa đa dạng các nguyên tố dinh dưỡng tự nhiên. Tuy nhiên hàm lượng chất dinh dưỡng khó cân đối và tỷ lệ không ổn định.

Cách sản xuất:

Phân vô cơ sản xuất theo phương thức công nghiệp.

Phân hữu cơ sản xuất tự nhiên có thể theo nông hộ và có ứng dụng công nghệ vi sinh.

Cách bón cho cây:

Phân vô cơ thường dùng để bón thúc vì hiệu quả nhanh chóng.

Phân hữu cơ dùng để bón lót giai đoạn trước khi gieo trồng để vi sinh vật phân giải các chất kịp thời cung cấp cho cây. Với sản phẩm công nghệ vi sinh có thể bón đa dạng cho cây.

Tính tan trong đất:

Phân vô cơ rất dễ tan khi sử dụng bón cho cây trồng. Cây có thể hấp thụ được ngay và hiệu quả nhanh chóng.

Phân hữu cơ khi bón cho cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình phân giải( quá trình ủ hoai mục) các chất hữu cơ từ vi sinh vật có sẵn trong môi trường tự nhiên hoặc được bổ sung vào. Hiệu quả thường chậm hơn.

Tác động đến đất trồng:

Sau nhiều năm sử dụng đất dễ bị chua. Lượng đạm, kali nhiều trong đất phải bón vôi để cải tạo đất trồng khi sử dụng phân vô cơ

Không làm hại đất, còn giúp cải tạo đất hiệu quả khi dùng phân hữu cơ

Khả năng kháng bệnh ở cây:

Sử dụng phân vô cơ lâu dài có thể gây ra đột biến, hình thành chủng mới sâu bệnh hại.

Sử dụng phân hữu cơ giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Hệ vi sinh có lợi phát triển sẽ giúp ức chế hoạt động của sâu bệnh.

Bảo vệ môi trường:

Phân vô cơ gây ô nhiễm môi trường. Có khả năng gây hại đến hệ sinh thái tự nhiên. Các chất hóa học có thể làm chết nhóm vi sinh có lợi trong đất và các loại thủy sinh ở nguồn nước lân cận. Dư lượng phân thuốc hóa học sẽ làm ô nhiễm đất. Nếu chảy ra sông, hồ xung quanh sẽ làm hại môi trường nước.

Phân hữu cơ góp phần bảo vệ môi trường làm đa dạng hệ sinh thái. Là người bạn thân thiện với tự nhiên. Dư lượng chất hữu cơ sẽ là nguồn thức ăn tuyệt vời cho các loài sinh vật có lợi.

Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ Namix:

Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix

Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0904003679 hoặc Nhắn tin Zalo

Thủ Tục Nhập Khẩu Phân Bón Vô Cơ, Phân Bón Hữu Cơ

Nghị định 108/2017/NĐ-CP, nghị định mới về ” Quản Lý Phân Bón” được ban hành mang lại nhiều hoang mang cho các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu phân bón. Tuy nhiên, nếu nắm bắt được, chúng ta sẽ thấy được sự thông thoáng của luật mới và những lợi ích mà nghị định 108 này mang lại cho các doanh nghiệp VN muốn nhập khẩu phân bón. Hôm nay mình sẽ chia sẻ quy trình, thủ tục vô cùng đơn giản khi muốn nhập khẩu phân bón vào Việt Nam.

Hiện tại đối với mặt hàng Phân Bón nói chung và Phân Bón Vô Cơ nói riêng, khi doanh nghiệp muốn nhập khẩu thì phải vướn 2 vấn đề đó là:

2/ Kiểm tra chất lượng và công bố hợp quy.

I. Xin giấy phép

a) Phân bón để khảo nghiệm;

b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;

c) Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;

d) Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;

đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;

e) Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;

g) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;

h) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón.

II. Kiểm tra chất lượng và công bố hợp quy phân bón

Khi hàng về tới cảng, bạn cần làm hồ sơ đăng kí kiểm tra chất lượng nhà nước cho phân bón mình nhập khẩu. Có đơn đăng kí bạn mới được phép mở tờ khai hải quan và xin mang hàng về kho bảo quản để lấy mẫu, tránh tình trạng lưu cont/lưu bãi hàng hóa ở cảng, phát sinh chi phí. Khi có chứng nhận hợp quy thì bổ sung cho hải quan và thông quan hàng hóa

Bộ hồ sơ đăng kí kiểm tra chất lượng: Đơn đăng kí, Invoice, Packing List, tờ khai. Tiến hành lấy mẫu thực tế tại kho hoặc tại cảng để kiểm tra.

Mọi chi tiết hay thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi để được đội ngủ nữ nhân viên tư vấn miễn phí.

Skype: mr.hieu.logistics1 (Mr Hieu)

Mb: 0938.24.4404

Phân Bón Vô Cơ Và Môi Trường

Phân bón vô cơ và môi trường

Hỏi:

Xin cho biết vai trò, tác hại của việc sử dụng quá nhiều phân bón trong Nông nghiệp gây ra việc làm ô nhiễm nguồn nước như thế nào?

Trả lời:

Phân bón là thức ăn của cây trồng, nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây phát triển. Trên từng loại đất, từng loại cây trồng cũng như ở các giai đoạn sinh truởng và phát triển mà cây cần những số lượng và chất lượng khác nhau. Theo khối lượng, chất dinh dưỡng có 2 nhóm, đa lượng: nitơ, photpho, kali và vi lượng: Mg, Mn, Bo, Zn…. Theo nguồn gốc, phân bón chia thành hai loại: Phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ động thực vật và phân vô cơ được tổng hợp từ các loại hóa chất hoặc khoáng chất phân rã.

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng. Như vậy cho thấy vai trò của phân bón có ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng quốc gia và thu nhập của nông dân thật là to lớn!

Lượng phân bón vô cơ đã sử dụng ở Việt Nam theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn từ năm 2000 đến 2007 của phân đạm (N), phân lân (P2O5), phân Kali (K2O) và phân hỗn hợp NPK như sau: (Đơn vị tính: nghìn tấn N, P2O5, K2O)

Năm

N

P2O5

K2O

NPK

N+P2O5+K2O

2000

1332,0

501,0

450,0

180,0

2283,0

2005

1155,1

554,1

354,4

115,9

2063,6

2007

1357,5

551,2

516,5

179,7

2425,2

Tuy nhiên, không phải tất cả lượng phân bón trên được cho vào đất, được phun trên lá….cây sẽ hấp thụ hết để nuôi cây lớn lên từng ngày.

Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa học ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-50%, tùy theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón… Như vậy, còn 60-65% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn urê, 55-60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn Kali Clorua (KCl) được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng.

Lượng phân bón vô cơ chưa sử dụng hết sẽ đi về đâu?

Trong số phân bón cây không sử dụng được, một phần còn được giữ lại trong các keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau; một phần bị rửa trôi theo nước mặt và chảy vào các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt; một phần bị trực di (thấm rút theo chiều dọc) xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hóa gây ô nhiễm không khí….Như vậy gây ô nhiễm môi trường của phân bón trên diện rộng và lâu dài của phân bó là việc xẩy ra hàng ngày hàng giờ của vùng sản xuất nông nghiệp.

Phân bón vô cơ dư thừa đi vào môi trường có ảnh hưởng như thế nào?

Phân bón đi vào nguồn nước mặt gây ảnh hưởng xấu như: Gây phì hóa nước và tăng nồng độ nitrat trong nước.

Hiện tượng tăng độ phì trong nước (còn gọi là phú dưỡng) làm cho tảo và thực vật cấp thấp sống trong nước phát triển với tốc độ nhanh trong toàn bộ chiều sâu nhận ánh sáng mặt trời của nước. Lớp thực vật trôi nổi này làm giảm trầm trọng năng lượng ánh sáng đi tới các lớp nước phía dưới, vì vậy hiện tượng quang hợp trong các lớp nước phía dưới bị ngăn cản, lượng oxy được giải phóng ra trong nước bị giảm, các lớp nước này trở nên thiếu oxy. Mặt khác, khi tảo và thực vật bậc thấp bị chết, xác của chúng bị phân hủy yếm khí, tạo nên các chất độc hại, có mùi hôi, gây ô nhiễm nguồn nước.

Nồng độ Nitrat trong nước cao (do phân đạm chứa Nitrat) làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt đối với trẻ em dưới 4 tháng tuổi. Trong đường ruột, các Nitrat bị khử thành Nitrit, các Nitrit được tạo ra được hấp thụ vào máu kết hợp với hemoglobin làm khả năng chuyên chở oxy của máu bị giảm. Nitrit còn là nguyên nhân gây ung thư tiềm tàng.

Phân bón bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm chủ yếu là phân đạm vì các loại phân lân và kali dễ dàng được giữ lại trong keo đất. Ngoài phân đạm đi vào nguồn nước ngầm còn có các loại hóa chất cải tạo đất như vôi, thạch cao, hợp chất lưu huỳnh,.. Nếu như phân đạm làm tăng nồng độ nitrat trong nước ngầm thì các loại hóa chất cải tạo đất làm tăng độ mặn, độ cứng nguồn nước.

Phân bón trong quá trình bảo quản hoặc bón vãi trên bề mặt gây ô nhiễm không khí do bị nhiệt làm bay hơi khí amoniac có mùi khai, là hợp chất độc hại cho người và động vật. Mức độ gây ô nhiễm không khí trường hợp này nhỏ, hẹp không đáng kể so với mức độ gây ô nhiễm của các nhà máy sản xuất phân đạm nếu như không xử lý triệt để.

Phân bón ảnh hưởng đến môi trường chủ yếu là do con người gây ra:

– Bón dư thừa các yếu tố dinh dưỡng hoặc bón phân không đúng cách

Phân bón gây ô nhiễm môi trường là do lượng dư thừa các chất dinh dưỡng do cây trồng chưa sử dụng được hoặc do bón không đúng cách… Nguyên nhân chính là do chưa nắm bắt đượcsố lượng , chất lượng và cách bón phân đúng cách để cây cối hấp thụ.

Phần lớn bà con nông dân sử dụng phân đạm (urê) là chính với số lượng lớn… mà không cân đối với kali, lân… nên hiện tượng lúa lốp, cây dễ nhiễm sâu bệnh, dễ bị đổ ngã, mía dể đỗ ngã… Nếu sử dụng bảng so màu lá thì sẽ sớm được khắc phục.

Cách bón phân hiện nay chủ yếu là bón vãi trên mặt đất, phân bón ít được vùi vào trong đất. Xét về mặt hoá học đất, các keo đất là những keo âm (-) còn các yếu tố dinh dưỡng hầu hết là mang điện tích dương (+). Khi bón phân vào đất, được vùi lấp cẩn thận thì các keo đất sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng và nhả ra từ từ tuỳ theo yêu cầu của cây trồng theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây. Như vậy, bón phân có vùi lấp không chỉ có tác dụng hạn chế sự mất dinh dưỡng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón mà còn làm giảm bớt ô nhiễm môi trường.

Các yếu tố vi lượng như Đồng (Cu), Kẽm (Zn)… rất cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển và có khả năng nâng cao khả năng chống chịu cho cây trồng. Tuy nhiên khi lạm dụng các yếu tố trên lại trở thành những loại kim loại nặng khi vượt quá mức sử dụng cho phép và gây độc hại cho con người và gia súc.

– Sử dụng phân bón có chứa một số chất độc hại

Phân bón vô cơ có thể chứa một số chất gây độc hại cho cây trồng và cho con người như các kim loại nặng, các chất kích thích sinh trưởng khi vượt quá mức quy định.

Theo quy định hiện hành, các loại kim loại nặng có trong phân bón gồm Asen (As), Chì (Pb), Thủy ngân (Hg) và Cadmium (Cd). Phân bón được sản xuất từ nguồn phân lân nhập khẩu từ các nước vùng Nam Mỹ hoặc Châu Phi  thường có hàm lượng Cd cao ở mức trên 200 ppm.

Theo quy định, một số chất kích thích sinh trưởng như axit giberillic (GA3), NAA, một số chất kích thích sinh trưởng có nguồn gốc từ thực vật được phép sử dụng trong phân bón để kích thích quá trình tăng trưởng, tăng tỷ lệ đậu hoa, đậu quả, tăng quá trình trao đổi chất của cây trồng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón làm tăng năng suất, phẩm chất cây trồng. Mức quy định hiện hành cho phép tổng hàm lượng các chất kích thích sinh trưởng không được vượt quá 0,5% khối lượng có trong phân bón.

– Nhà máy sản xuất phân bón nếu không có biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để sẽ gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh.

Đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường tập trung và đe dọa trực tiếp nhất, tuy nhiên ở một “tình huống cố định”, căn cứ vào các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường mà nhà quản lý có biện pháp cụ thể. Mỗi nhà máy, hàng năm đều có chương trình quan trắc môi trường để kiểm tra và có hướng khắc phục cụ thể.

Th.s Nguyễn Văn Vinh