Top 10 # Phân Bón Uyên Ngô Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Kỹ Thuật Trồng, Bón Phân Cho Ngô Bầu, Ngô Bánh

1. Chọn đất và làm đất trồng ngô bầu, ngô bánh

– Chọn đất: Đất có thành phần cơ giới cát pha, thịt nhẹ, độ phì khá, chủ động tưới tiêu.

– Làm đất, lên luống: Đất cày bừa kỹ, tơi nhỏ, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,0m, rãnh luống rộng 0,20m. Đất trồng ngô bầu lên luống cao 40

– 45 cm. Rãnh có nước trồng 1 – 2 hàng ngô trên 1 luống.

2.Thời vụ trồng ngô

– Vụ Đông trên đất chuyên mầu: trồng từ 20/8 đến 20/9.

– Vụ Đông trên đất 2 vụ lúa: trồng từ 15 đến 30/9.

3. Lượng giống và mật độ trồng

Ngô được trồng trong vụ đông cần chọn giống ngô có thời gian sinh trưởng ngắn hoặc trung bình. Phương pháp trồng là gieo hạt ngô vào bầu khi đạt số lá qui định (3-4 lá) đưa ra ruộng đặt. Lượng giống 28-30 kg/ha (1kg/sào). Phương pháp trồng ngô bầu áp dụng cho chân đất trồng 2 vụ lúa 1 vụ mầu (lúa xuân muộn- lúa mùa sớm- ngô vụ đông) và đất chuyên mầu.

Mật độ trồng: 8- 9 cây/m 2 (2.900- 3000 cây /sào). Cần làm bầu ngô dự phòng 5 -10% để bù cho bầu có hạt không nẩy mầm hoặc cây không đạt yêu cầu.

4. Khoảng cách trồng ngô bầu, ngô bánh

Luống rộng 1 m được chia thành 2 hàng cách nhau 20 cm, các hốc trên hàng cách nhau 48 cm, đặt 2 cây/hốc cách nhau 6 -8 cm (hàng kép).

5. Cách đặt bầu ngô

+ Căng dây làm chuẩn theo kích thước qui định rồi mới tiến hành đặt bầu ngô. Nếu đất quá ướt khi bổ hốc xong, cho vào hốc 1 ít đất bột khô trước khi đặt bầu ngô.

Ruộng ngô bầu

+ Khi đặt bầu yêu cầu các cá thể đều có tán lá quay ngang vuông góc với hàng ngô song song với nhau và không che khuất nhau để mọi cây ngô đều phát huy tối đa khả năng quang hợp tích lũy chất khô về bộ phận thu hoạch. Chú ý quay lá ra 2 phía rãnh để tránh hiện tượng lá chen lẫn nhau. Bầu ngô đem đi trồng là bầu không bị vỡ, nhẹ xốp, rễ phát triển bình thường.

Sau khi trồng ngô bầu,đất dí chặt bí cây thường có màu huyết dụ do thiếu lân, cần tưới lân ngâm với phân hưu cơ để tưới cho cây, kết hợp bổ sung phun lên lá. Thường xuyên làm cỏ cho ngô bằng cách lấy bùn sơn luống ngô 1 tháng 2 – 3 lần. Tưới đủ độ ẩm cho cây ngô từ khi đặt bầu đến khi trỗ cờ phun râu xong (nếu có điều kiện nên tháo nước 1/2 rãnh).

6. Lượng phân bón và cách bón phân cho cây ngô

* Lượng phân bón đầu tư: Căn cứ vào qui trình kỹ thuật của từng giống, nhưng do mật độ trồng tăng gấp đôi nên lượng phân phải bón tăng từ 25 – 30%.

Tính lượng phân bón cần thiết trong từng giai đoạn sinh trưởng:

Để tính toán và quyết định bón phân cho ngô với lượng là bao nhiêu, loại phân gì cần dựa vào các căn cứ sau:

– Căn cứ vào nhu cầu và đặc điểm hút chất dinh dưỡng cây trồng của cây ngô, đây là căn cứ quan trọng nhất, phản ánh được lượng dinh dưỡng cần bổ sung cho đất.

– Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của đất: đối với đất bạc màu nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ dinh dưỡng kém nên bón nhiều phân hữu cơ để cải tạo đất và bón làm nhiều lần, đối với đất phù sa khả năng giữ dinh dưỡng trong đất tốt hơn và thành phần dinh dưỡng cũng phong phú nên có thể bón với lượng ít hơn và bón ít lần.

– Căn cứ vào đặc điểm của giống: các giống ngô lai năng suất cao chịu thâm canh thì nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các giống ngô thường.

* Bón lót cho ngô

Mục đích bón phân bón lót cho ngô là cung cấp dinh dưỡng cho cây trong suốt thời kỳ sinh trưởng phát triển. Lượng phân bón lót cho ngô tương đối nhiều chiếm 70% tổng số phân bón cho ngô. Phân bón lót cho ngô chủ yếu là phân hữu cơ, phân chuồng, phân xanh và có thể kết hợp với phân vô cơ, phân lân, kali, đạm. Ở những nơi thiếu phân chuồng có thể dùng bèo hoa dâu bón lót cho ngô cũng rất tốt, bón lót bèo hoa dâu cho ngô không những tăng năng suất ngô mà còn có tác dụng rõ trong việc cải tạo đất.

Có nhiều cách bón lót cho ngô: bón vãi, bón hốc hay bón theo rạch. Trong điều kiện ít phân nên bón theo hốc, theo các rạch. Khi dùng phân hữu cơ bón lót cho ngô phải dùng phân thật hoai mục, khi bón lót cần chú ý không để hạt giống tiếp xúc trực tiếp với phân vì phân hóa học tiếp xúc với hạt sẽ ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô: Trong điều kiện ở nước ta tổng lượng phân bón cho ngô trên 1 ha là: 8 – 10 tấn phân chuồng, 120 – 150kgN, 60 – 90 Kg P 2O 5 và 30 – 60 kg K 2 O. Trong đó, phân chuồng và phân lân dùng bón lót toàn bộ, bón lót 1/3 lượng phân đạm.

* Cách bón: Sau khi chăng dây đặt bầu ngô bón toàn bộ phân chuồng + phân lân vào xung quanh bầu ngô (cách bầu 2- 3cm) rồi súc đất vun kín gốc.

Nguồn: Giáo trình gieo trồng ngô – Bộ NN&PT NT

Đặc điểm các loại đất trồng phù hợp cho cây ngô, hàm lượng dinh dưỡng cây trồng, hữu cơ trong từng loại đất: đất cát, đất phù xa, đất xám, đất xám bạc màu, đất bạc màu…

Chuẩn bị trồng ngô, hướng dẫn kỹ thuật và lượng phân bón cho cây ngô, nhu cầu nước và phương pháp tưới cho ngô, thu hoạch và bảo quản ngô…

Các phương pháp gieo trồng ngô phổ biến hiện nay, phân tích được ưu nhược điểm của từng phương pháp, lựa chọn được phương pháp gieo trồng phù hợp với điều kiện địa phương…

Kỹ thuật chọn và làm đất trồng ngô, giới thiệu thời vụ trồng ngô tại các vùng miền của Việt Nam, phân bón cho cây ngô, kỹ thuật gieo trồng ngô đúng phương pháp…

Xác định thời vụ làm ngô bầu, ngô bánh; hướng dẫn kỹ thuật làm ngô bầu, hướng dẫn tra hạt vào bầu ngô, kích thước bầu ngô, phân bón chuyên dùng làm ngô bầu, ngô bánh…

Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Ngô (Bắp)

1. Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh

Cây ngô là cây lương thực thích hợp loại khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới. Nhiệt độ thích hợp để ngô sinh trưởng và phát triển là 25-300C, dưới 130C cầy ngừng sinh trưởng và trên 350C cây sinh trưởng kém. Một cây ngô có thể bốc thoát từ 2 – 4 lít nước/ngày. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển 1 ha ngô bốc thoát khoảng 1800 tấn nước tương đương với lượng nước mưa khoảng 175mm. Cây ngô là loại cây hằng năm, thời gian sinh trưởng 90-160 ngày tùy vào mùa vụ và từng giống. Thích hợp với đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ màu mỡ cao, dễ thoát nước, tầng canh tác dày, độ pH: 6-7. Có thể trồng quanh năm trong đều kiện có đủ nước tưới. Mật độ trồng thích hợp đối với giống ngắn ngày mật độ từ 60-70 ngàn/ha, giống trung ngày 55-60 ngàn cây/ha và giống dài ngày 50-55 ngàn cây/ha. Giống phổ biến là các giống có thời gian sinh trưởng ngắn 90-105 ngày (thích hợp vùng đồng bằng) trồng 2-3 vụ trong năm và các giống trung ngày 115-120 ngày thích hợp các vùng cao trồng trên đồi dốc 1 vụ/năm. Giống bắp DK 9955 là giống ngô thích hợp cho tất cả các vùng miền (miền núi phía Bắc, Tây nguyên, đồng bằng, …) và các vụ trồng trong năm;

2. Nhu cầu dinh dưỡng Cây ngô hút nhiều đạm, ka li và lân. Lượng dinh dưỡng cây lấy đi tùy thuộc vào năng suất. Để tạo ra được 1 tấn hạt ngô lượng dinh dưỡng cây ngô lấy đi từ đất: 22.3kg N; 8.2 kg P2O5 và 12.2 K2O. Lượng phân hao hụt để tạo ra 1 tấn hạt ngô là 33.9kg N; 14.5 kg P2O5 và 17.2 K2O. Tỷ lệ nhu cầu dinh dưỡng cây ngô là 1:0.35:0.45.

3. Kỹ thuật bón phân Ở bất kỳ loại đất nào, đối với ngô đạm (N) là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất.Cần bón phối hợp cân đối phân hữu cơ và phân vô cơ cho ngô vì phân hữu cơ ngoài tác dụng cung cấp một phần dinh dưỡng còn cải thiện tính chất vật lý của đất làm cây sinh trưởng tốt hơn. Trong trồng ngô cũng cần quan tâm bón thường xuyên các dạng phân chứa S như supe lân và sử dụng phân vi lượng Zn cho ngô để đảm bảo cho ngô năng suất cao, phẩm chất tốt. Trên đất nghèo dinh dưỡng như đất xám, đất cát cần bón nhiều lân và kali hơn đất phù sa, đất đỏ bazan. Trên đất bạc màu, đất xám, đất cát bón phân kali có tác dụng tăng năng suất rõ rệt Lượng phân bón cho ngô lai dao động từ 100 – 250 kg N, 40 – 70 kg P2O5 và 30 – 60 kg K2O/ ha. Đối với các giống bắp địa phương lượng phân đạm chỉ 50 – 100 kg N. Để đạt năng suất ngô trên 6 tấn/ ha cần bón khoảng 150 kg N + 60 kg P2O5 + 100 kg K2O, chia làm các lần bón như sau. Lượng phân bón cho 1ha như sau: Phân chuồng 10 tấn, NPK (30-9-9) 300-480kg, Supe Lân: 300 – 400kg, KCl 150-250kg, CanNiBo 120-150kg. Bón lót + Phân chuồng: bón toàn bộ phân chuồng với khối lượng 10 tấn/ha + Supe Lân: 300 – 400kg/ha; CanNiBo (15-26-0.2Bo): 120 – 150kg/ha; Kali Clorua: 20 – 30kg/ha. (Trộn đều Supe lân, CaNiBo, Kali clorua + Trung, vi lượng trước khi bón lót) Cách bón:có 2 cách bón lót như sau + Bón rải đều phân trên ruộng sau đó bừa kỹ: có ưu điểm là nhanh, đỡ tốn công nhưng phân không tập trung vào gốc, tác dụng của phân chậm, hiệu quả thấp. + Bón phân theo hàng: là hình thức bón phân sau khi làm đất xong, phân được rải xuống đáy rạch đã rạch trước thành hàng, rồi lấp nhẹ một lớp đất bột trước khi tra hạt giống. Bón theo cách này, phân được bón tập trung gần gốc ngô nên nhanh phát huy tác dụng nhưng tốn công và chậm. Nếu để hạt giống bị tiếp xúc trực tiếp với phân khoáng có thể gây xót hạt, thối mầm và chết. Bón thúc:  Bón thúc lần 1: (Khi ngô có 4-5 lá thật) + Phân NPK (30-9-9): 120 – 180kg/ha); Phân Kali Clorua: 40 – 60kg/ha Cách bón: Bón cách gốc 5 – 7cm, kết hợp xới xáo vun cao luống, sau khi bón phải lấp đất ngay. Nếu đất khô có thể hòa phân vào nước để tưới cho ngô. + Phun phân bón lá Agi-Gro Foliar Blend liều lượng 50 ml/16 lít (1 lít/ha), hoặc phân bón lá Hoàng Hổ-Si liều lượng 50ml/16 lít (1 lít/ha) phun ướt đều cây.  Bón thúc lần 2: (Khi ngô có 7 – 9 lá) + Phân NPK (30-9-9): 90 – 150kg/ha; Phân Kali Clorua: 40 – 80kg/ha Cách bón: bón cách gốc 10 – 15cm, kết hợp xới xáo vun cao luống để tránh đổ cây hoặc hòa loãng vào nước để tưới cho ngô nếu đất khô.  Bón thúc đợt 3: Lúc ngô xoắn nõn (10-15 ngày trước trỗ) tác dụng tốt cho quá trình phân hóa bắp và trỗ cờ. + Phân NPK (30-9-9): 90 – 150kg/ha; Phân Kali Clorua: 40 – 80kg/ha Cách bón: bón cách gốc 10 – 15cm, bón trực tiếp vào đất, kéo đất vun lần cuối. + Phun phân bón lá Agi-Gro Foliar Blend liều lượng 50 ml/ 16 lít (1 lít/ha), hoặc phân bón lá Hoàng Hổ-Si liều lượng 50ml/16 lít (1 lít/ha) phun ướt đều cây.

4. Giới thiệu phân bón HAI sử dụng cho cây ngô * NPK (30-9-9)+TE: + Thành phần: N-P-K (30% đạm, 9% P2O5, 9% K2O và các thành trung vi lượng TE) + Là phân phức hợp cao cấp, được sản xuất theo công nghệ tháp cao, cung cấp đầy đủ NPK trong một hạt phân chính xác tỷ lệ (30-9-9), giúp cây cùng lúc hấp thu đầy đủ 3 nguyên tố đa lượng NPKvà đặc biệt là đạm cao giúp cây mau xanh tốt.* Phân bón lá Foliar Blend: + Thành phần: B: 300ppm; Co: 20ppm; Mn: 1.000ppm; Mo: 20ppm; Zn: 500ppm. + Công dụng: Foliar Blend là loại phân sinh học được nhập từ Mỹ, trong phân chứa nhiều enzyme, amino acid, vitamin, chất chiết xuất thực vật có tác dụng kích thích sinh trưởng phát triển cây trồng, phát triển hệ vi sinh vật có ích trong đất, tăng cường quang hợp, hấp thu dinh dưỡng và tăng sức chống chịu của cây với điều kiện bất lợi.* Phân bón lá Hoàng Hổ Si: Thành phần: N: 5%; P2O5: 5%; K2O: 7%; SiO2: 3%; Acid Humic 5%. Ngoài ra còn có một số chất vi lượng trong phân.

+ Công dụng: Giúp cây cứng cáp, lá dày, hạn chế sâu bệnh, chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường; Tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng, quang hợp; Tạo hạt tiêu to, chắc, đẹp.

Các tin khác

Kỹ Thuật Trồng, Bón Phân Để Ngô Đạt Năng Suất Cao

Trục bắp ngô được phân hóa thuận lợi phụ thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây ngô lúc này tốt hay xấu. Chiều dài của trục bắp ngô quyết định số hàng/bắp, số hạt/hàng và ảnh hưởng lớn tới năng suất ngô cuối vụ.

Mật độ nên trồng dày. Những giống ngô có bộ lá đứng, gọn hoặc xoay được lá ra rãnh có thể trồng với mật độ 2.200 – 2.500 cây/sào Bắc bộ 360m2. Khoảng cách 17-20 x70cm x 1 cây.

Những giống ngô bộ lá có góc lá lớn, không xoay được lá ra rãnh, trồng với mật độ 1.800 – 2.000 cây/sào. Khoảng cách 25-27cm x 70cm x 1 cây. Để ngô đạt năng suất cao, cần bón phân như sau: Bón phân sớm, đảm bảo đủ dinh dưỡng giai đoạn ngô có 5-7 lá thật để cây phân hóa trục bắp ngô được thuận lợi. Lượng phân bón lót cho ngô lúc trồng 3-4 tạ phân chuồng hoai mục + 20-25 kg supe lân + 3-4 kg đạm ure + 1-2 kg kali clorua. Bón cách hạt 10-15cm.   Bón thúc lần 1 ngay lúc ngô có 5-6 lá thật, lượng phân bón 5-6kg đạm + 2-3kg kali clorua. Bón cách gốc 30cm, xới nông nhặt cỏ trên mặt luống, xới cách gốc 10-15cm, vun nhẹ vào gốc để ngô khỏi đổ ngã. Bón thúc lần 2 giai đoạn ngô đạt 11-12 lá thật, đang xoáy nõn chuẩn bị trổ cờ. Lượng bón 3-4kg đạm ure + 4-5kg kali clorua, bón cách gốc 30cm, kết hợp vét đất ở rãnh vun cao vào gốc giúp ngô ra rễ bất định (rễ chân kiềng) thuận lợi. Phun một trong các loại phân bón lá chất lượng cao cho ngô 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày giai đoạn ngô có 3-5 lá thật để ngô có đủ dinh dưỡng vi lượng phân hóa trục bắp ngô được hoàn chỉnh. Tưới đủ ẩm cho ngô từ khi trồng đến lúc khô bẹ bắp. Chú ý phòng trừ sâu xám, rệp cờ hại ngô. Không được vặt các lá từ lá dưới ngay lá mang bắp trở lên và 2 lá dưới lá mang bắp để đảm bảo dinh dưỡng được vận chuyển tối đa từ các lá về hạt. Không được xới sâu, xới nhiều lần làm đứt bộ rễ vì rễ ngô rất kém tái sinh khi bị đứt.   (Theo Dân Việt)

Bón Phân Npk Ninh Bình Cho Ngô Vụ Đông Đạt Năng Suất Cao

Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô rất cao. Tùy thuộc vào đất, giống và mùa vụ thì nhu cầu dinh dưỡng của ngô là khác nhau.

Cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt nhờ NPK Ninh Bình.

Để đạt được 10 tấn ngô hạt/ha thì cây ngô phải lấy đi từ đất theo tính toán của nhà chuyên môn, lượng dinh dưỡng cơ bản khoảng 200kg N, 90kg P2O5, 178kg K2O, 430kg SiO, 200kg CaO, 70kg MgO, 20kg S và nhiều chất vi lượng khác như Zn, Fe, Bo, Mn… Theo kết quả nghiên cứu khoa học và từ thực tiễn sản xuất cho thấy để cây ngô khỏe mạnh, ít sâu bệnh hại và cho năng suất, chất lượng cao thì cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng.

1. Thời vụ trồng

Do đặc điểm thời tiết vụ thu đông và thời gian sinh trưởng của các loại ngô để xác định thời vụ trồng ngô vụ đông. Tốt nhất là trồng ngô đông kết thúc trong tháng 9 nếu trồng ngô bầu thời vụ có thể kéo dài từ 5 – 10/10.

3. Kỹ thuật trồng

Lượng giống ngô dùng cho 1 sào (360 m2) tùy theo từng loại từ 0,4 – 0,5kg.

Làm đất và mật độ trồng: Đối với đất màu tiến hành cày bừa, lên luống và tra hạt khuyến cáo nông dân trồng ngô đông trên đất hai lúa vừa tăng thu nhập vừa là công thức luôn canh thích hợp với cây lúa ngô.

Đối với đất hai lúa: Cầy lên luống, luống ruộng từ 80 – 85 cm, làm phẳng mặt luống. Mỗi luống bố trí 2 hàng. Hàng cách hàng từ 65 – 70 cm, cây cách cây 25 – 30 cm. Bổ hốc sâu, bố trí trồng hình nanh sấu giữa hai hàng. Có thể ở đất hai lúa không cần cầy bừa chỉ bố trí luống và bổ hốc theo mật độ hàng cách hàng 65 – 70 cm, cây cách cây 25 – 30 cm, khi làm đất trồng ngô phải đặc biệt chú ý rãnh thoát và tưới nước để đề phòng nóng đầu vụ và tưới chàn khi hạn cuối vụ.

Kỹ thuật làm ngô bầu: Khuyến cáo bà con nông dân trồng ngô đồng trên đất hai lúa nên làm bầu ngô. Cách làm bầu: Dùng đất bùn ao hoặc bùn ở kênh mương trộn đều với phân chuồng mục, nên trộn thêm vài kg lân bột càng tốt. Chọn mặt phẳng có thể ở ngay ruộng trồng ngô, dải hỗn hợp bầu dầy từ 5 – 7 cm.

Khi mặt bầu se dùng dao cắt thành bánh có kích cỡ 6 cm x 7 cm tạo thành bầu ngô. Hạt ngô giống ngâm vớt nước 4 – 5 giờ, vớt để dáo nước đưa vào ủ kín. Khi hạt nứt nanh, nhú mầm thì đặt mỗi hạt vào giữa bầu, đặt dễ cắm vào đất, mầm hướng lên trên. Trời nắng phải che đậy và tưới cho bầu đủ ẩm. Thời gian hạt giống ngô ơ bầu từ 7 – 8 ngày cây ngô từ 1 – 2 lá đưa bầu ra luống để trồng. Nếu không làm bầu mà tra hạt trực tiếp nên ủ hạt nứt nanh mang ra tra vào từng hốc.

4. Kỹ thuật bón phân NPK Ninh Bình

Phân NPK của Công ty CP Phân lân Ninh Bình tan nhanh bón cho cây ngô có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây ngô và các cây rau màu vụ đông.

Loại phân dùng cho bón lót NPK-S 8.8.4+ 8S, dùng cho bón thúc NK 12.10+TE, NK11.11+TE.

Sử dụng các loại NPK chất lượng cao NPK16.16.8+TE, NPK-S17.8.8+6S+TE, NPK-S 16.5.17+6S+TE. Khuyến cáo nông dân dùng các loại phân bón chất lượng cao không những tăng năng suất cây ngô và rất tiện lợi cho chăm bón.

Kỹ thuật bón cho cây ngô đông: Yêu cầu bón đủ lượng cho 1 sào Bắc bộ (360m2):

Dùng NPK-S 8.8.4+ 8S bón lót 25 kg (một bao), thúc NPK 12.10+TE hoặc 11.11+TE bón 25kg (một bao).

Nếu bón lót bằng NPK-S 17.8.8+6S+TE bón 12 – 15 kg, thúc NPK-S 16.5.17+6S+TE 12-15 kg. Nếu dùng NPK16.16.8+TE bón lót 12-15 kg, thúc 12-15 kg.

Thời điểm bón: 3 thời điểm: Bón lót, bón thúc lần 1 và lần 2. Bón lót trước khi trồng bầu hoặc tra hạt ngô, bón toàn bộ phân chuồng và phân NPK dùng cho bón lót. Bón thúc lần 1 khi ngô được 3-4 lá bón 50% lượng phân bón thúc. Bón thúc lần 2 khi ngô đạt 9 – 10 lá bón hết số lượng phân thúc còn lại. Bón đúng thời điểm bảo đảm cho ngô phát triển nhanh, khỏe, tránh được các bệnh của ngô như bệnh huyết dụ, bệnh thối nhũn…

Cách bón: Phân bón lót kể cả phân hữu cơ và phân NPK bón xuống đáy rãnh hoặc dáy hốc, lấp đất tra hạt hoặc đặt bầu sau đó vùi đất kín hạt và kín bầu ngô. Bón thúc lần 1: Xới đất bón cách gốc và lập kín phân. Bón thúc lần 2: Xới nhẹ rải phân, lấp đất nếu ở rãnh ngô có bùn dùng bùn để lấp kín phân. Đối với các loại NPK tan nhanh của Công ty CP Phân lân Ninh Bình dùng cho bón lót có thể hòa với nước tưới nhiều lần càng tốt. Chú ý bón phân thúc trong điều kiện đất khô hạn phải kết hợp với tưới nước.

Trong quá trình chăm bón cần theo dõi xem ngô có đủ dinh dưỡng phát triển, nếu có hiện tượng thiếu dinh dưỡng phải bón bổ sung hoặc bón thêm phân qua lá.