Top 10 # Phân Bón Trồng Mía Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Phân Bón Và Cách Bón Phân Cho Mía

1. Lượng phân bón cho 1 ha mía

– Vôi: 0,8 – 1,5 tấn.

– Phân hữu cơ: 10 – 20 tấn (phân chuồng, phân rác, bã bùn, tro,…) hoặc 1 – 2 tấn phân hữu cơ vi sinh.

– Phân hoá học: Tùy theo loại đất và điều kiện canh tác ở mỗi vùng mà điều chỉnh lượng phân bón sao cho phù hợp, trung bình như sau:

Liều lượng phân N, P, K cho từng loại đất và mức độ thâm canh ở mỗi vụ mía tơ

Tuỳ theo mức độ thâm canh để đạt được các năng suất mía khác nhau mà bón với lượng khác nhau. Cụ thể là:

Liều lượng phân N, P, K cho từng mức năng suất ở mỗi vụ mía tơ.

Lưu ý: Khi bón phân đơn hoặc phân NPK hỗn hợp, cần quy đổi hàm lượng N, P 2O 5, K 2 O tương đương với tỷ lệ nêu trên. Ở những vùng có lượng mưa lớn, xói mòn mạnh nên bón bổ sung các phân có chứa trung và vi lượng như sắt, man-gan và ma-nhê.

2. Bón lót cho cây mía

– Đất trồng mía có pH dưới 5, cần bón lót vôi bột (CaO) trước lần cày bừa cuối cùng, với lượng từ 800 – 1.000 kg/ha.

– Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali. Trường hợp cần phải xử lý mối và bọ hung thì bón thêm thuốc trừ sâu dạng hạt (20 – 30 kg/ha thuốc Basudin 10H, Furadan 3 G hoặc Diaphos 10 H).

– Ngay sau khi bón lót, nên lấp 1 lớp đất mỏng 1 – 3 cm rồi mới đặt hom.

3. Kỹ thuật bón thúc cho cây mía

– Lần 1 (thúc đẻ): Khi mía 4 – 5 lá bón 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali.

– Lần 2 (thúc lóng): Khi mía 9 – 10 lá (khi mía có 1 – 2 lóng), bón 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali.

Lưu ý: Trước khi bón thúc, ruộng phải dọn sạch cỏ dại, đất phải đủ độ ẩm. Phân được rải đều dọc theo hàng mía. Sau khi bón phân phải xới xáo vùi lấp phân để hạn chế bốc hơi, rửa trôi.

Nguồn: Viện nghiên cứu mía đường

Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Mía Và Loại Phân Bón Mía Tốt Nhất?

Tìm hiểu về kỹ thuật bón phân cho cây mía sẽ giúp cho người nông dân biết được lượng phân, thời điểm bón phân cũng như loại phân phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của cây mía. Và đây chính là bí quyết quan trọng mang đến năng suất cao cho bà con trong quá trình trồng mía.

– Vôi: Chúng ta cần phải cung cấp với trọng lượng từ 0.8 đến 1.5 tấn.

– Phân hóa học: Lúc này thì tùy theo loại đất cũng như tùy theo điều kiện canh tác ở mỗi vùng mà người nông dân cần phải điều chỉnh lượng phân phù hợp. Tuy nhiên vẫn còn phải tuân thủ liều lượng trung bình về cách bón phân cho cây mía như là:

1. Nếu là xám cát và đất xám bạc màu:

Đồng thời thì người dân cũng cần phải tuân thủ theo quy trình bón phân đạt chuẩn như sau:

– Cần phải bón lót cho mỗi ha từ khoảng 1 đến 1.5 tấn vôi bột trước khi làm đất và 20 đến 30 tấn phân hữu cơ khi trồng nếu đó là mía tơ.

– Cần phải bón từ 20 đến 30 tấn phân hữu cơ/ha và bón vào rãnh sát hàng mía rồi vùi phân lại nếu đó là mía gốc.

– Bón lót vào rãnh cây mía sau khi trồng đối với mía tơ.

– Bón ngay sau khi đốn với mía gốc có tưới.

– Nên bón thúc lần 1 khi kết thúc đợt nảy mầm và cây mía bắt đầu đẻ nhánh tức là vào khoảng từ 30 đến 40 ngày sau khi trồng ở dòng mía tơ và từ 35 đến 40 ngày đối với dòng mía gốc.

– Trường hợp mía trồng vụ 2 thông thường lúc này sẽ là cuối mùa mưa thì chúng ta cần phải bón thúc lần 1 vào đầu mùa mưa năm sau và bón thúc lần 2 cách lần 1 từ 35 đến 40 ngày.

Với câu hỏi bón phân gì cho cây mía thì chúng ta có thể dùng những loại phân như là NPK Phượng Hoàng 20.20.15+TE, NPK Amino 16-16-8-6S+TE hoặc NPK Amino 20.15.7+TE cho giai đoạn bón lót và thúc đẻ nhánh, NPK Amino 15-5-20+TE hoặc NPK Amino 16-7-18+TE cho giai đoạn thúc vươn lóng…

Đây đều là những loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghệ bọc áo Nano, cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cực kỳ cao và có công dụng quan trọng trong việc kích thích để rễ phát triển nhanh, mạnh và dài, đồng thời còn giúp cây nảy chồi mạnh, ra lá nhanh, tăng trưởng tốt hơn. Từ đó giúp tăng trưởng năng suất cho cây mía để giúp bà con có được vụ mùa tốt nhất.

Và theo như thống kê thì đây chính là những loại phân được rất nhiều bà con áp dụng và đều cảm thấy hài lòng bởi hiệu quả mà nó mang đến, bởi việc sử dụng phân bón ứng dụng công nghệ nano vào sản phẩm mang đến nhiều những ưu điểm vượt trội như là:

– Tăng độ xanh và bền màu của cây, giúp cây đâm chồi đẻ nhánh khỏe hơn.

– Tránh tình trạng thất thoát lượng phân NPK ra bên ngoài.

– Có thể giảm đến từ 20 đến 30% lượng phân bón hóa học do đó giảm thiểu chi phí nông dược hiệu quả.

– Kích thích tăng năng suất cây mía từ 10 đến 20%.

Bón Phân Cây Mía Sao Cho Hợp Lý?

Năng suất mía bình quân của nước ta chỉ dưới 60 tấn/ha. Những vùng trồng mía có độ dốc hơi cao khiến độ phì nhiêu thấp, trong lúc đó phân bón chưa đáp ứng được yêu cầu của từng loại giống khiến năng suất thấp, kéo theo năng suất bình quân mía cả nước xuống.

ĐBSCL đã có nhiều CLB 200 tấn mía/ha, nhưng năng suất và chữ đường cũng chưa phải là cao. Chính vì thế, làm gì để cây mía cho năng suất và chữ đường cao thì yếu tố bón phân hợp lý, đúng phân chuyên dung là một yếu tố quan trọng…

Mía thuộc họ hòa thảo (Poaceae), tong Andopogoneae gồm các loài: Saccharum barbari (mía); Saccharum bengalense (mía Bengal); Saccharum edule (mía); Saccharum officinarum (trồng ở VN); và Saccharum sinense (mía lau).

Mía thuộc nhóm lau sậy, nhưng than to, chứa nhiều đường. Các nhà khoa học đã phân loại mía thuộc loại cây có hoạt động quang hợp theo thực vật C4. Nghĩa là sản phẩm quang hợp đầu tiên là hợp chất hữu cơ có 4 gốc các bon.

Ưu thế của nhóm thực vật C4 là có cường độ quang hợp cao, nhiệt độ tối đa cho quang hợp cũng cao hơn nhóm C3 và điểm bù ánh sang thấp hơn nhóm C3. Vì lẽ đó mà cây mía có khả năng hoạt động quang hợp trong khoảng nhiệt cũng như ánh sáng khá rộng.

Vì vậy, mía cho năng suất sinh học cũng như năng suất sinh học cũng như năng suất kinh tế thường cao hơn cây lúa (cùng họ Poaceae). Kèm theo đó, cây mía cũng cần được cung cấp đầy đủ với số lượng dinh dưỡng nhiều hơn cây lúa.

Một đặc điểm khác là cây mía sống ở trên cạn, có bộ rễ phát triển khỏe, khả năng phá vỡ các tầng đất sâu hơn cây lúa nên khả năng len lỏi, tìm kiếm dinh dưỡng tốt hơn cây lúa. Cùng với bộ rễ khá nhiều nên sau khi trồng, nếu hàng năm trả lại được bộ lá cho đất thì mía có khả năng cải tạo tầng đất canh tác khá tốt.

Sản phẩm người ta cần ở cây mía là lượng đường chứa trong cây. Lượng đường và chất lượng đường phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và tỷ lệ các chất dinh dưỡng cung cấp cho mía. Trong đó kali và Ca có ảnh hưởng lớn đến hàm lượng và chất lượng đường. Mía có thể trồng được trên rất nhiều loại đất kể cả trên đất phèn thoát nước tốt.

Nhưng do tính chất đất khác nhau, khả năng chứa các thành phần dinh dưỡng khác nhau nên việc cung cấp dinh dưỡng cho mía ở các loại đất khác nhau cũng rất khác nhau. Phân tích cây mía khi thu hoạch cho thấy, ruộng mía có năng suất 100 tấn mía cây, cây lấy đi hết 142 – 200 kg N, 42 -85 kg P 20 5, 314 – 425 kg K 2 0, 40 kg Ca0, 47 kg Mg0, 25 kg S, 400 kg Silic, 6 kg Na, 2 – 3 kg Fe, 1 kg Mn, 0,11 – 0,05 kg Cu, 0,02 – 0,05 kg Zn, 0,1 – 0,2 kg B và 0,001 kg B.

Số lượng dinh dưỡng trên tương đương với 310 – 435 kg ure, 262 – 531 kg super lân và 523 – 710 kg phân KCL. Đấy là tính lượng phân cây mía cần. Nhưng do hiệu suất sử dụng phân cuả các chất này khác nhau, nên số phân bón vào không phải như vậy, nhất là phân lân. Thường hiệu suất sử dụng lân chỉ dao động trong phạm vi 15 – 25% tính chung cho các loại đất.

Trong số P cây mía hút ở trên là 42 – 85 kg P 20 5 (262 – 531 kg super lân). Nếu lấy hiệu suất sử dụng P là 25%, thì số P do ta bón vào ở trường hợp này đóng góp được 10,5 – 21,25 kg P 20 5, phần còn lại cây lấy từ đất. Tuy nhiên, lượng phân P ta cần bón vào phải tương đương với 262 – 531 kg super lân (bón gấp 4 phần cây mới lấy đi có 1 phần).

Còn đạm và kali do có hiệu suất sử dụng cao hơn lân, hiệu suất sử dụng của N khoảng 35 – 40%, của kali khoảng 40 – 50%. Nhưng khi bón phân cho mía thì tùy thuộc hàm lượng dinh dưỡng của các chủng loại phân khác nhau nên số lượng phân bón vào cũng khác nhau.

Trường hợp nói trên thì phân đạm bón cho mía trung bình cũng khoảng 400 – 427 kg ure và khoảng 200 – 250 kg phân kali. Phần dinh dưỡng còn lại rễ cây tận dụng từ các lớp đất khác nhau. Nếu khi dùng P trong DAP thì do hàm lượng P cao nên số lượng phân bón vào ít hơn so với khi dùng super lân và ta cũng sẽ giảm số lượng phân ure xuống cho phù hợp.

Cách bón người ta bón lót toàn bộ lân lúc trồng (nếu dùng super lân) và một phần ít phân đạm, 1/4 kali. Số phân đạm còn lại chia ra bón thúc 2 lần vào lúc 4 – 5 lá và lúc mía vươn dóng (7 – 8 lá), phân kali bón 1/3 lúc đẻ nhánh còn lại 2/3 bón vào lúc vươn dóng.

Cty CP Phân bón Bình Điền có loại phân chuyên dùng bón cho mía là Đầu Trâu – TE Mía-1 (20-10-15-TE) và Đầu trâu – TE Mía 2 (15-7-20+TE). Sử dụng phân Đầu trâu TE – Mía 1 bón lót và thúc đẻ nhánh, và Đầu trâu – TE Mía 2 để thúc lúc vươn dóng, tuân theo lượng bón được khuyến cáo rõ trên bao bì.

Bên cạnh 2 chủng loại phân này bà con có thể tìm mua phân Đầu trâu đẻ nhánh (19-12-6-TE) và Đầu trâu vươn dóng (16-6-19+TE). Liều lượng cũng được ghi rõ trên bao bì. Bón 2 loại phân này sẽ tiện lợi, cân đối và tiết kiệm phân cũng như công bón, năng suất cao, chữ đường cũng cao.

Mía cần nền dinh dưỡng dồi dào và tỷ lệ dinh dưỡng hợp lý thì vừa có năng suất sinh vật cao, vừa có tỷ lệ đường cao. Hiện năng suất mía bình quân của nước ta chỉ khoảng 60 tấn/ha. Những vùng trồng mía trên đồi có độ dốc hơi cao, nhờ nước mưa mà độ phì thấp, trong khi phân bón chưa đáp ứng được yêu cầu của từng loại giống nên năng suất thấp.

ĐBSCL đã có nhiều câu lạc bộ 200 tấn mía/ha, điển hình có nông dân đạt được 268 tấn mía cây/ha. Tuy nhiên năng suất chữ đường cũng chưa thật cao và phải thu hoạch trong tháng 9 dương lịch, mía chưa đến thời kỳ đạt đủ độ chín.

Để phá vỡ thế khó khăn của ngành mía đường hiện nay, một mặt cần ngăn chặn tình trạng nhập đường qua lối tiểu ngạch; mặt khác tích cực hơn thì ngành mía đường cần đầu tư đúng vùng nguyên liệu nhằm đưa năng suất mía cao hơn (80 – 100 tấn/ha), hạ giá thành sản xuất sẽ là phương pháp cơ bản.

Theo chúng tôi MAI VĂN QUYỀN – báo Nông Nghiệp Việt Nam

Trồng Mía Lưu Gốc, Kỹ Thuật Trồng Mía Giống (Mía Hom)

Trồng mía lưu gốc

Trồng mía lưu gốc

Trồng mía lưu gốc bằng cách làm bờ bao khép kín rẫy để bơm thoát nước khi lũ về làm cho mía có chữ đường cao.

Ưu điểm trồng mía lưu gốc là chỉ tốn nhiều chi phí ở vụ đầu, còn những vụ sau đầu tư rất ít vì không phải tốn tiền hom giống, công đào hộc và các chi phí khác. Chi phí đầu tư cho vụ mía lưu gốc chỉ bằng 70% của vụ mía tơ.

Năng suất của vụ mía lưu gốc cao hơn vụ mía tơ từ 15 – 20%. Ngoài ra, trồng mía lưu gốc còn tiết giảm được chi phí mua hom mía giống, tiền công đào hộc khoảng 30% vốn đầu tư cho vụ trồng mới.

Trồng mía lưu gốc có lợi rất nhiều vì chủ động được thời gian thu hoạch, không bị thương lái ép giá khi phải đốn dồn dập chạy lũ. Nếu giá mía cầm chừng có thể neo lại mà năng suất, chữ đường vẫn được tăng thêm.

Sau khi thu hoạch xong, khâu xử lý cũng nhẹ nhàng hơn so với trồng mới, không bị đọng trong khâu mía hom, khan hiếm công đào hộc khi trồng đồng loạt.

Đặc biệt, mía lưu gốc còn chín sớm hơn so với vụ mía tơ khoảng một tháng nên lúc nào chữ đường cũng cao hơn mía trồng mới.

Tuy nhiên, khi giữ mía lại lưu gốc, muốn cho năng suất đạt tối đa, cần tăng thêm từ 10 – 15% lượng phân đạm để kích thích mầm phát triển. Không nên lưu gốc quá lâu, chỉ trồng 1 vụ tơ 2 vụ gốc là vừa vì đất dẽ, rễ mọc không nhiều, cây sẽ không lớn làm mất năng suất.

Sau nhiều năm lưu gốc, mía bị cõi phải thu hoạch sớm để trồng lại

Việt Linh – 2009

Kỹ thuật trồng mía giống (mía hom)

1. Thời vụ:

Nên trồng vào tháng 5 – 6 nhằm tạo nguồn giống cho vụ trồng chính tháng 12 đến tháng 1 năm sau.

2. Chuẩn bị đất:

– Tiến hành vệ sinh đồng ruộng diệt trừ cỏ dại, mầm móng sâu bệnh, làm cho đất tơi xốp thông thoáng.

– Đào hộc: Hàng cách hàng 1m, rộng 20-30cm, sâu 20-30cm.

– Bón lót toàn bộ lượng phân nền hữu cơ, phân lân và thuốc Basudin.

3. Chuẩn bị hom mía:

– Hom không sâu bệnh, không lẫn giống, xây xát và quá già (tốt nhất là từ 5-7 tháng tuổi).

– Ngâm hom trong nước từ 8-24 giờ.

– Chặt mỗi hom hai mắt mầm, hom chặt xong trồng ngay là tốt nhất.

– Lượng hom giống cho 1ha từ 5 – 7 tấn.

4. Đặt hom:

– Đặt một hàng ngay giữa rãnh mía, hom cách hom từ 10 – 20cm là tốt nhất.

– Đối với nền đất ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa thân hom, để giữ ẩm cho mầm và rễ dễ phát triển.

– Ở nền đất khô, hom đặt xuống phải lấp một lớp đất mỏng để cố định hom và giữ ẩm.

5. Bón phân:

Nên sử dụng phân nền hữu cơ hoặc bã bùn mía sẽ cho năng suất cao. Cách bón phân được chia như sau:

– Bón lót: Bón 5 – 10 tấn/ha phân nền hữu cơ + 250 kg phân supper lân và 20kg Basudin/ha, xới trộn đều với lớp đất mặt.

– Bón thúc: chia làm 2 lần bón.

+ Thúc lần 1: Bón Urê từ 100 kg/ha+ Kali 50 kg/ha. Bón lúc mía 1,5 tháng tuổi, kết hợp với vô chân ấm.

+ Thúc lần 2: Bón Urê từ 100 kg + Kali 50 kg/ha. Bón lúc mía đạt từ 3 tháng tuổi, kết hợp vô chân khỏa.

6. Chăm sóc:

– Giặm: Sau khi trồng 1 – 1,5 tháng tuổi nếu phát hiện trên hàng có chết hom (dài hơn 50cm) tiến hành trồng giặm để đảm bảo mật độ.

– Cần làm sạch cỏ ở giai đoạn cây con để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với mía.

– Vô chân mía: Kết hợp với 2 lần bón phân để vô chân cho mía.

– Tưới nước: Mía là cây cần nước nhưng rất sợ bị ngập úng kéo dài.

+ Nếu đặt vào mùa khô cần phải giữ ẩm ở giai đoạn cây con.

+ Trồng đầu mùa mưa cần đào rãnh thoát nước để tránh thối hom.

– Không cần đánh lá.

7. Phòng trừ sâu bệnh:

– Rải khoảng 20kg Basudin/ha dưới rãnh trước lúc đặt hom.

– Thường xuyên thăm đồng để chặt và tiêu hủy các cây mía bị sâu bệnh tấn công để tránh lây lan.

8. Thu hoạch:

Thời gian thu hoạch mía giống tốt nhất khi mía đạt 5-7 tháng tuổi.

H.T = Báo Hậu Giang, 16/8/2010

 Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin kỹ thuật trồng cây mía