Top 13 # Phân Bón Lót Cho Sầu Riêng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Kỹ Thuật Bón Lót Cho Cây Sầu Riêng Bằng Phân Bón Fitohoocmon

Để bón phân cho cây sầu riêng hoăc cây ăn quả nói chung đạt năng suất cao trước hết bà con cần áp dụng 2 phương pháp chính đó là bón gốc và bón lá

Bón gốc: Trước hết bà con đào rãnh quanh gốc cây theo bề rộng tán lá với kích thước chiều sâu là 10-20 cm, chiều rộng 10-20 cm, hoặc có thể to hơn 10-30 cm, sau đó cho phân bón vào, lấp đất lại và tưới nước.

Bón qua lá : Sau khi cây phát triển bà con cần sử dụng các thuốc hóa học thuốc kích thích cho đậu quả cây để phun hoặc tưới ở trên lá và dưới thân cuống lá , ngoài ra bà con có thể rắc một ít vôi bột ở gốc cây để tăng độ tơi xốp cho cây

Các giai đoạn bón phân cho cây sầu riêng

Đối với giai đoạn này trước khi đưa cây xuống đất bà con sử dụng phân bón phức hợp Fitohoocmon 77 với trọng lượng từ 2- 3kg trộn với đất để bón lót nhằm giúp cho cây sinh trưởng tốt , đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cho cây

b. Giai đoạn cây sầu riêng ghép trưởng thành

Trong giai đoạn cây sầu riêng ghép trưởng thành bà con cần bón như sau

– Phân bón hữu cơ : Phân hữu cơ vi sinh miền trung cao cấp, bón 5 – 10 kg/cây/năm, bón sau thu hoạch. Khi bón phân hữu cơ nên đào đất thành rảnh chiếu theo tán cây, sâu 15 – 20cm, bỏ phân vào và lấp đất

Sau khi trồng xong nên tiến hành phun phân bón lá NPK 1-2-1 để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây.

Ngoài ra để kích thích thêm khả năng sinh trưởng của cây, trong năm đầu bà con có thể tăng thêm lượng đạm theo tỷ lệ NPK 2-2-1.

Quy trình bón phân cho sầu riêng giai đoạn ra hoa

Đến năm thứ 2 và 3 bón cho cây NPK có thể áp dụng tỷ lệ NPK 2-1-1 hoặc NPK 3-1-1.

Bà con nên phun theo định kỳ 3 lần/tháng trong suốt 6 tháng đầu, trong 6 tháng tiếp theo phun 2 lần/tháng, từ 1-3 năm tuổi là 1 lần/tháng với lượng từ 2-3kg/cây.

c. Giai đoạn ra hoa và tạo quả

Phân vô cơ: Trước 30-40 ngày để cây sầu riêng bước vào giai đoạn tạo mầm hoa diễn ra dễ dàng, bà con nên bón thêm một lượng phân vô cơ theo công thức NPK 10-50-17 với lượng từ 2-3kg/cây.

Phân hữu cơ: Để tạo thêm chất đệm, ổn định độ chua cho đất ở giai đoạn này bón phân hữu cơ với lượng từ 10-20kg/gốc.

d. Giai đoạn nụ hình thành rõ

Trong thời gian này bà con nên bổ sung thêm dưỡng chất cho cây sầu riêng để quá trình hình thành hoa tốt hơn, bằng cách sử dụng thêm NPK 20-20-20 với liều lượng từ 2-3kg/cây, kết hợp với thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu ăn hoa.

Trường hợp đang hình thành nụ hoa nhưng cây ra nhiều đọt non, bà con sử dụng gấp đôi lượng NPK 20-20-20 theo hướng dẫn trên bao bì cho đến khi lá già thì ngưng để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá và nụ hoa.

e. Giai đoạn hình thành quả

đầu mùa mưa mỗi gốc bón 3- 4 kg phân Lân hữu cơ vi sinh và 20 kg phân hữu cơ vi sinh năm tốt chuyên dùng cho Sầu Riêng, với lượng phân chuyên dùng này ta có thể chia làm 4 lần bón trong năm

Ngoài ra bà con có thể tham khảo liệu lượng và số lần bón theo tuổi cây sầu riêng theo bảng sau

f. Giai đoạn bắt đầu cho quả

Đối với cây có đường kính tán 5 – 6 m đang phát triển bình thường có thể bón như sau:

+ Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tiến hành tỉa cành, bón phân hữu cơ hoai mục 20 – 30kg/cây (hoặc phân Humix, Dynamic lifter theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì) kết hợp với phân vô cơ có hàm lượng đạm cao theo công thức N:P:K:Mg (18:11:5:3) với liều lượng 2 – 3kg/cây.

+ Lần 2: Trước ra hoa 30 – 40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N:P:K:Mg (10:50:17:2) với liều lượng 2 – 3kg/cây để giúp quá trình ra hoa dễ dàng.

+ Lần 3: Khi quả sầu riêng lớn bằng quả chôm chôm cần bón phân có hàm lượng kali cao theo công thức N:P:K:Mg (12:12:17:2) với liều lượng 2 – 3kg/cây.

+ Lần 4: Trước khi quả chín 1 tháng bón 2 – 3 kg phân như NPK (16-16-8) kết hợp với 1 – 1,5kg phân K2SO4 để tăng chất lượng quả.

Phân hữu cơ miền trung cao cấp Fitohoocmon 77 để bón cho cây sầu riêng như sau

– Giai đoạn cây con và lúc bắt đầu cho quả: đầu mùa mưa mỗi gốc bón 3- 4 kg phân hữu cơ vi sinh miền trung và 20 kg phân phức hợp Fitohoocmon 77 chuyên dùng cho Sầu Riêng, với lượng phân chuyên dùng này ta có thể chia làm 4 lần bón trong năm.

Phân bón hữu cơ miền trung cao cấp chuyên bón cho cây sầu riêng, cây ăn quả

– Giai đoạn cây cho quả ổn định: bón hoàn toàn bằng phân fitohoocmon chuyên dùng cho sầu riêng, với liều lượng như sau:

+ Sau thu hoạch bón: 5 – 10kg phân Lân hữu cơ vi sinh miền trung + 10kg phân chuyên dùng.

+ Trước khi cây ra hoa: bón 10 kg phân hữu cơ vi sinh Fitohoocmon 77 chuyên dùng cho cây sầu riêng.

+ Khi quả sầu riêng to bằng quả chôm chôm: bón 10 kg phân fitohoocmon 77 chuyên dùng cho cây.

Để nhanh chóng cũng như đỡ tốn công sức, bà con thường có xu hướng bón phân gà tươi chưa ủ hoai cho cây sầu riêng. Tuy nhiên trong phân gà tươi chưa xử lý chứa nhiều vi sinh vật gây hại cho cây, bênh cạnh đó vẫn còn mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe. Để khắc phục tình trạng đó, bà con nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh đã qua xử ký với 90% phân gà nguyên chất có nhãn hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng, tránh sử dụng những loại phân trôi nổi gây ngộ độc đất và ảnh hưởng cây trồng.

Bài viết trên, đã trình bày cách bón phân cho cây sầu riêng qua các giai đoạn phát triển của cây cũng như những lưu ý mà bà con có thể tham khảo. Chúc bà con áp dụng thành công và cho một vụ mùa bội thu!

Công ty CP Phân bón hữu cơ miền trung

Cách Bón Phân Cho Sầu Riêng

PHÂN BÓN CHO SẦU RIÊNG.

Chào bà con, chào các bạn. Do nhu cầu dinh dưỡng của cây Sầu Riêng khác với những cây trồng phổ biến vùng miền đông và tây nguyên, nên những loại phân NPK chuyên dùng cho SR không bổ biến. Để giúp bà con thuận tiện trong việc phối trộn phân đơn thành phân NPK phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của SR, tôi viết bài này gởi đến bà con. Chẳng phải chuyên gia gì cả, chỉ là lá chưa lành đùm lá rách thôi, có gì thiếu sót xin bà con bỏ qua. Phân đơn phổ thông thường có các loại sau: – SA. Có chứa hàm lượng Nitrogen 21 %. Nghĩa là trong 100 kg SA có chứa 21 kg Nitrogen tinh, số còn lại là chất mang. – UREA có chứa 46 % Nitrogen. Nghĩa là trong 100 kg Urea có chứa 46 kg Nitrogen tinh, số còn lại là chất mang. -Kali clorua (KCl). Có chứa 50 – 60% K2O. . Nghĩa là trong 100 kg Kali có chứa 50-60 kg Kali tinh, số còn lại là chất mang. -Kali sunfat (K2SO4). Có chứa 45 – 50% K2O và 18% S. . Nghĩa là trong 100 kg Kali có chứa 50 kg Kali tinh, số còn lại là chất mang. -Super lân. Có chứa 16 % lân P2O5. Nghĩa là trong 100 kg lân có chứa 16 kg lân tinh, số còn lại là chất mang. Phân hỗn hợp: -DAP có chứa 18% Nitrogen. 46% P2O5 ( là dạng lân kép đã loại bớt thạch cao). Nghĩa là trong 100 kg DAP có chứa 18 kg Nitrogen tinh, cộng với 46 kg lân tinh. Số còn lại là chất mang. NPK 16-16-8. Nghĩa là trong 100 kg NPK có chứa 16 kg Nitrogen, 16 kg lân(P2O5) và 8 kg Kali clorua. Số còn lại là chất mang. ** Khi cần 100 kg NPK hàm lượng 15-15-15 bằng các loại phân đơn ta trộn như sau: – 95 kg Super lân+ 72 kg SA+ 30 kg Kali sunfat. Tổng số bằng 197kg nhưng dinh dưỡng chỉ bằng 100 kg NPK 15-15-15. Vì thế khi bón cần tăng trọng lượng gấp đôi so với NPK 15-15-15 trên thị trường. -Hoặc 95 kg super lân+ 32 kg UREA+ 30 kg Kali sunfat. Tổng số bằng 157 kg nhưng dinh dưỡng chỉ bằng 100 kg NPK 15-15-15. Vì thế khi bón thì tăng trọng lượng lên gấp rưỡi so với NPK 15-15-15 trên thị trường. ** Khi cần 100 kg NPK hàm lượng 15-15-17 bằng các loại phân đơn ta trộn như sau: – 95 kg Super lân+ 72 kg SA+ 35 kg Kali sunfat. Tổng số bằng 205 kg nhưng dinh dưỡng chỉ bằng 100 kg NPK 15-15-17 thôi, vì thế khi bón cần tăng trọng lượng gấp đôi so với NPK 15-15-17 trên thị trường. Hoặc 95 kg super lân+ 32 kg UREA+ 35 kg Kali sunfat. Tổng số bằng 162 kg nhưng dinh dưỡng chỉ bằng 100 kg NPK 15-15-17. Vì thế khi bón thì tăng trọng lượng lên gấp rưỡi so với NPK 15-15-15 trên thị trường. ** Khi cần 100 kg NPK hàm lượng 15-15-15 bằng DAP ta trộn như sau: -32 kg DAP + 20 kg UREA + 30 kg Kali Sunfat. Tổng số bằng 82kg nhưng dinh dưỡng bằng 100 kg NPK 15-15-15, vì thế khi bón ta chỉ bón bằng 80% NPK 15-15-15 thôi. -32 kg DAP + 47 kg SA + 30 kg Kali Sunfat. Tổng bằng 109 kg nhưng dinh dưỡng bằng 100 kg NPK 15-15-15, vì thế khi bón thì nhỉnh hơn NPK 15-15-15 một tí thôi 10%. ** Khi cần 100 kg NPK hàm lượng 15-15-17 bằng DAP ta trộn như sau: -32 kg DAP + 20 kg UREA + 35 kg Kali Sunfat. Tổng số bằng 87kg nhưng dinh dưỡng bằng 100 kg NPK 15-15-17, vì thế khi bón ta chỉ bón bằng 90% NPK 15-15-17 thôi. -32 kg DAP + 47 kg SA + 35 kg Kali Sunfat. Tổng bằng 114 kg nhưng dinh dưỡng bằng 100 kg NPK 15-15-15, vì thế khi bón thì nhỉnh hơn NPK 15-15-17 một tí thôi 10%. – Cây SR đặc biệt trong giai đoạn mang trái rất kị clo có trong Kali clorua (kali đỏ), vì thế trong phân bón giai đoạn này buộc phải dùng Kali Sunfat ( kali trắng). Còn một lưu ý nữa, khi trộn NPK bằng phân đơn thì phải trộn thật đều và trộn đến đâu dùng ngay đến đó, không nên để lâu. Công thức tính đơn giản thế này. Bạn cần 15 % Nitrogen, trên nền phân SA có N21%. Ta tính như sau: lấy số % mình cần dùng 15×100:21= 71 kg. Cần 15 K trên nền phân Kali sunfat ta tính như sau: 15×100:47=31,9 kg.

Nguồn : Đỗ Trường Sơn

Bón Phân Cho Sầu Riêng Tây Nguyên

Sầu riêng là loại cây ăn trái có giá trị cao đang được phát triển rất mạnh trong những năm gần đây tại vùng Tây Nguyên.

Thu nhập từ loại cây trồng này được nông dân đánh giá là “khủng”. Sầu riêng tỏ ra rất phù hợp với đất đai, khí hậu Tây Nguyên với các giống ghép được trồng phổ biến là Monthong, Ri6…

Trồng cây giống ghép tốt, chăm bón đúng kỹ thuật, sau năm thứ 3 cây bắt đầu cho trái và cho trái ổn định vào năm thứ 7, thứ 8. 1ha sầu riêng trồng thuần vào thời kỳ kinh doanh ổn định có thể đạt tới 30 – 40 tấn quả. Với giá khoảng 25.000 đồng/kg thì 1ha sầu riêng cho thu nhập từ 700 triệu đến cả tỷ đồng.

Cây sầu riêng ghép trong thời kỳ kinh doanh cho năng suất rất cao như vậy nên cần bón phân đầy đủ để bảo đảm năng suất ổn định. Ngoài các yếu tố đa lượng là N, P, K, cây sầu riêng đang cho trái cần được bón đầy đủ các yếu tố trung, vi lượng để tăng sự đậu quả, làm mẫu mã quả đẹp hơn và tăng chất lượng cơm sầu riêng.

Nhiều tài liệu bón phân cho sầu riêng trong và ngoài nước gần như thống nhất rằng: Đối với cây sầu riêng đang trong thời kỳ kinh doanh, sau khi thu trái xong cây rất cần đạm và lân để phục hồi sức khỏe và phát triển cành lá mới; đến giai đoạn sau khi đậu trái nên bón đạm, lân và kali với tỷ lệ ngang nhau để quả phát triển tốt. Khi quả đã lớn (khoảng 600 – 700 g/quả) thì bón phân có tỷ lệ kali cao để tăng chất lượng cơm sầu riêng.

Phân NPK của Cty CP Phân bón Bình Điền có nhiều chủng loại với tỷ lệ NPK khác nhau, người nông dân có thể chọn lựa để bón cho phù hợp tùy theo từng giai đoạn sinh lý của cây trong năm. Trong các loại phân NPK này luôn được phối trộn thêm các chất trung vi lượng cần thiết cho cây trồng.

– Phân hữu cơ: Phân hữu cơ vi sinh Đầu Trâu Organic No.1, bón 5 – 10 kg/cây/năm, bón sau thu hoạch. Khi bón phân hữu cơ nên đào đất thành rảnh chiếu theo tán cây, sâu 15 – 20cm, bỏ phân vào và lấp đất.

– Phân khoáng:

+ Sau thu hoạch: Đây là giai đoạn rất quan trọng để bón phân cho sầu riêng. Một lượng phân lớn được bón trong giai đoạn này để phục hồi cây và tạo cho cây một sức khỏe tốt để ra hoa, đậu quả tốt trong mùa tiếp theo. Dùng các loại phân bón NPK Đầu Trâu 16-16-8-6S+TE hoặc NPK Đầu Trâu 20-20-15+TE để bón. Bón 2 – 3 kg/cây, bón 2 lần cách nhau 1 – 1,5 tháng. Ở vùng Tây Nguyên, vào đợt bón thứ hai sau thu hoạch nhiều khi đã bước vào mùa khô, nếu đất không đủ ẩm thì phải tưới bổ sung để tăng hiệu quả phân bón. Bón phân đầy đủ sau thu hoạch, cây sầu riêng ra được 2 cơi lá ổn định trước mùa ra hoa là được.

+ Giai đoạn nuôi quả non: Cây sầu riêng sau khi chịu hạn khoảng hơn 2 tháng sẽ phân hóa mầm hoa và bắt đầu nhú mắt cua. Sau khi ra hoa, đậu quả, quả non bằng trái chôm chôm và đã tỉa định trái xong thì bắt đầu bón phân nuôi trái, dùng phân chuyên dùng cây ăn quả Đầu Trâu 16-16-16+TE, bón 1,5 – 2 kg/cây. Lúc này ở Tây Nguyên vẫn đang giai đoạn mùa khô nên bón phân cùng với tưới nước.

+ Giai đoạn nuôi quả và quả già: Bón 1 – 2 đợt, dùng các công thức có hàm lượng kali cao như Đầu Trâu AT3 , mỗi đợt bón 2 – 3 kg/cây, đợt cuối cùng trước khi thu hoạch 1 tháng. Cũng có thể dùng các công thức 16-6-19+TE hoặc 14-7-21+TE để bón trong giai đoạn này. Thông thường, để một cây sầu riêng đạt sản lượng 3 – 4 tạ quả/năm cần bón một lượng phân NPK tổng cộng từ 10 – 12kg trong 1 năm. Nếu trồng xen canh trong vườn cà phê, lượng phân khoáng trên có thể giảm khoảng 15 – 20% vì cây sầu riêng cũng sử dụng thêm lượng phân khoáng bón cho cà phê.

Bón phân khoáng cho sầu riêng nên xới nhẹ lớp đất mặt thành hình vành khăn xung quanh tán, cách gốc 1 – 2m, bỏ phân và lấp đất, lưu ý tránh làm đứt rễ.

Ngoài ra vì đất Tây Nguyên khá chua và nghèo Ca, Mg nên có thể bón thêm vôi hay đôlômit để cải tạo độ chua và cung cấp thêm 2 yếu tố dinh dưỡng trung lượng này cho sầu riêng. Bón khoảng 5 kg/gốc/năm, rải đều trên mặt đất chiếu theo tán cây.

Tưới Nước Và Bón Phân Cho Cây Sầu Riêng

Sầu riêng là loài thực vật ưa khí hậu nóng và độ ẩm trong không khí cao. Vì vậy việc tưới nước cho sầu riêng là điều cần thiết. Sầu riêng thiếu nước lâu vào mùa khô sẽ biểu hiện thấy rõ như: lá héo vào ban ngày, lá không tươi không bóng như bình thường, viền lá có màu vàng và cháy từ ngọn vào… Biểu hiện đó làm cho cây ngưng phát triển, cuối cùng lá sẽ rụng rồi thay lá mới. Nếu không nhanh chóng tưới nước, cành sầu riêng sẽ chết hoặc có thể chết cả cây.

– Sầu riêng cây nhỏ khi mới trồng nên tưới hàng ngày ít nhất 1 tháng. Sau thời gian đó có thể tưới thưa hơn nếu trời không có mưa. Nhưng có thể tưới ngày nghỉ ngày hoặc hai ngày tưới một lần tùy thuộc vào độ ẩm đất xung quanh gốc cây. Khi tưới nên để ý xem nước có ngấm nhanh hay không, nếu ngấm nhanh thì tưới nhiều hơn để đảm bảo độ ẩm đất và không bay hơi nhanh. Dùng rơm hoặc cỏ khô phủ xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây trong mùa khô, vào mùa mưa thì cào ra hết để hạn chế nấm bệnh và mối tấn công rễ cây.

– Thời kỳ sầu riêng đang ra hoa, đã ra hoa hoặc đang kết trái, nếu thiếu nước hoa, trái sẽ rụng. Nhưng khi trái sầu riêng to bằng trái bưởi, trái sẽ không rụng nữa mà lá sẽ rụng nhiều và thưa đi, lúc này sầu riêng sẽ chống chọi với khô hạn và phải nuôi trái nên nó phải kéo nguồn thức ăn dự trữ ở lá để nuôi trái và cây. Từ đó làm cho cây suy yếu dần và thức ăn dinh dưỡng để tạo cùi (cơm) cho trái cũng thiếu, vì thế chất lượng của cùi mới không tốt. Nếu giai đoạn này mưa nhiều, rễ sầu riêng hút lên thân cây nhiều nước nhưng lá thì nhả ra ít nước vì lá cây còn lại ít, làm cho cây sầu riêng thiếu cân bằng nước và từ đó cùi sầu riêng bị nhão.

– Việc tưới nước cho sầu riêng khi ra hoa nên tưới ngày nghỉ ngày và ngừng tưới khi hoa sầu riêng nở được 3-4 ngày. Khi trái non mới hình thành thì tưới lượng nước vừa phải, nếu tưới nhiều trái non sẽ rụng. Khi trái to bằng trái bưởi mới tưới nhiều nước.

– Nếu sầu riêng thiếu nước khi đang ra hoa hoặc bắt đầu kết trái thì cây sầu riêng sẽ thay lá và đâm ngọn mới. Cụ thể là thức ăn dự trữ của thân cây ít và phải nuôi lá non nên làm cho sầu riêng ít đậu trái, có khi trái trên cây rụng hết.

– Nếu sầu riêng thiếu nước khi trái đã to và thay lá non trong thời kỳ đang bắt đầu già cùi thì cùi cũng bị nhão. Cùi sầu riêng nhão không chỉ mưa nhiều mà đất quá khô không tưới nước cùi vẫn bị nhão.

– Nếu sầu riêng kéo thức ăn dự trữ từ thân cây và lá quá nhiều làm cây gầy yếu và có nguy cơ bị chết. Do đó, dân vườn thường ngắt bỏ trái trong năm đầu mới bói chỉ để lại mỗi cây vài trái. Nếu cây không khỏe mạnh thì việc để trái nhiều có thể làm cho cây chết ngay trong những năm đầu.

Việc bón phân phải nghĩ tới sự đòi hỏi thức ăn của cây sầu riêng ở từng giai đoạn, như thời kỳ phát triển cành lá đòi hỏi phải nhiều nitrogen. Trước khi ra hoa là thời kỳ phải làm cho sầu riêng ngưng phát triển cành lá để chuẩn bị ra hoa, phân bón phải bớt nitrogen xuống mà tăng phosphate và potassium lên. Do vậy, việc bón phân sai thời gian có thể gây nên thiệt hại và tốn kém một cách vô ích.

– Khi mới trồng sầu riêng phải bón lót bằng phân hữu cơ, mỗi gốc bón 10-15 kg phân chuồng hoai mục, trong năm đầu chưa cần thiết bón phân hóa học.

– Bón phân cho sầu riêng sau 2 năm trồng: Thời kỳ cây sầu riêng chưa ra trái là giai đoạn rất quan trọng, sự thành công trong giai đoạn này có tính chất quyết định. Vì vậy cần thiết phải chăm sóc bồi dưỡng cho cây phát triển, mặc dầu cây còn nhỏ chưa cần nhiều phân. Ngoài phân chuồng nên bón thêm phân hóa học 15-15-15. Phân chuồng có thể bón mỗi cây 5 kg, phân hóa học chỉ cần bón ít, mỗi cây bón 300-500 g, chia ra bón từ 2-3 lần/năm. Việc bón phân có thể đào rãnh hình tròn sâu 7-10cm theo hình chiếu của mép tán cây, rắc phân vào rãnh và lấp đất lại.

– Bón phân cho cây sầu riêng chuẩn bị ra hoa: Giai đoạn trước khi ra hoa nên bón phân chất nitrogen ít đi mà tăng thêm chất phosphate và potassium như loại 9-24-24 hoặc 10-52-17 để giúp cho cây ra hoa tốt hơn hoặc giúp cho cây ra hoa nhanh hơn. Mỗi cây bón khoảng 3-4 kg chia làm 2-3 lần bón/năm.

– Bón phân cho cây sầu riêng giai đoạn kết trái: Thời kỳ sầu riêng kết trái là thời kỳ trái non giành giật thức ăn. Nếu thức ăn ở thân cây thiếu, trái non sẽ rụng nhiều vì vậy phải bón phân và tưới nước đầy đủ. Phân bón nên dùng loại phân có chất potassium cao như loại 13-13-21 hoặc 14-14-21 để tăng thêm chất lượng trái, bón mỗi cây 5-6 kg, chia làm 3 lần bón. Nếu muốn cho sầu riêng có trái to và có chất lượng thì phun thêm phân có chất potassium cao cùng với lưu huỳnh bột loại hòa tan trong nước nhưng không nên dùng quá liều lượng cần thiết vì có thể gây nguy hiểm cho cây.