Top 9 # Phân Bón Là Gì Sinh 11 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Phân Bón Sinh Học Là Gì

Phân sinh học hay phân bón sinh học là một chất có chứa các vi sinh vật sống, khi được áp dụng cho hạt giống, bề mặt thực vật hoặc đất, xâm chiếm vào thân rễ hoặc bên trong của cây và thúc đẩy tăng trưởng bằng cách tăng nguồn cung hoặc sự sẵn có của nguyên sinh chất dinh dưỡng cho cây chủ.

Phân bón sinh học là gì

Phân sinh học bổ sung chất dinh dưỡng thông qua các quá trình cố định nitơ tự nhiên , hòa tan phốt pho và kích thích tăng trưởng thực vật thông qua tổng hợp các chất thúc đẩy tăng trưởng. Các vi sinh vật trong phân sinh học phục hồi chu trình dinh dưỡng tự nhiên của đất và xây dựng chất hữu cơ của đất.

Thông qua việc sử dụng phân bón sinh học, cây khỏe mạnh có thể được trồng, đồng thời tăng cường tính bền vững và sức khỏe của đất. Phân sinh học có thể được dự kiến ​​sẽ làm giảm việc sử dụng phân bón tổng hợp và thuốc trừ sâu , nhưng chúng chưa thể thay thế việc sử dụng chúng

2. Ưu điểm phân bón sinh học

– Phân sinh học có chức năng là phương tiện cố định nguồn dinh dưỡng và nitơ có sẵn trong đất.

– Phân bón sinh học cùng với khả năng cố định nitơ và hòa tan phốt pho sẽ dẫn đến hiệu quả lớn nhất có thể.

– Họ tiến bộ bắn và tăng trưởng rễ của nhiều loại cây trồng so với các nhóm kiểm soát. Điều này có thể quan trọng khi thực hiện tăng trưởng hạt giống mới.

– Phân sinh học cũng giúp thúc đẩy đất khỏe mạnh, dẫn đến tính bền vững trong nông nghiệp mạnh hơn.

– Giá thành rẻ

Ưu điểm phân bón sinh học

3 Các loại phân bón sinh học

3.1 Phân bón sinh học nano

Được làm từ các vật liệu có kích thước nano, với kích thước rất nhỏ nên vật liệu nano có thể giúp mang nguồn năng lượng lớn đi xuyên qua các vách tế bào dễ dàng giúp cho vật chủ phát triển tốt hơn.

3.2 Phân bón sinh học thủy sinh

Phân bón sinh học thủy sinh được làm chủ yếu từ xác bã của thực vật, sau đó ủ lên men để sản sinh ra các vi sinh vật có lợi có thể giúp cây phát triển.

Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 36 Khiếu Năng Tĩnh, An Lạc A, Bình Tân, Hồ Chí Minh. Hotline: 0982 847 502 Tel: 028 6264 3173

Phân Bón Vi Sinh Là Gì

Nếu cuộc cách mạng xanh đã thúc đẩy mạnh mẽ năng suất nông nghiệp với đầu vào lớn là phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Thì thay vào đó, cuộc cách mạng vi sinh vật nhằm mục đích tận dụng lợi thế của những gì đã có. Có tới 40.000 loài vi khuẩn trong một gam đất. Và phân bón vi sinh sẽ là bước ngoặc thay đổi cách làm nông nghiệp của thế giới.

1. Định nghĩa phân bón vi sinh là gì?

Phân bón vi sinh có cơ chế trực tiếp là sản xuất Phytohormone; Cố định đạm, tăng khả năng cung cấp sắt, hòa tan photphat, siderophore, sản xuất amoniac,…

Vi khuẩn Rhizobacteria thúc đẩy tăng trưởng thực vật đã thực hiện một số chức năng thông qua các enzyme cụ thể. Kích thích sự thay đổi hình thái và sinh lý của cây.

2. Công dụng của các loại phân vi sinh

2.1. Loại cố định đạm (Nitơ)

Là phân vi sinh có chứa các vi sinh vật có khả năng cố định đạm N từ không khí như Rhyzobium, tảo lam,…

Nhờ đó giúp cây hấp thụ được N ở dạng NH4+ và NO3- giúp cây phát triển xanh tốt, nâng cao năng suất.

2.2. Vi sinh vật phân giải lân (photpho)

Là phân bón có chứa các vi sinh vật chuyển hóa, phân giải hợp chất lân thành dạng dễ tiêu trong đất.

Một số loại đất như đất đỏ bazan, đất đen,… có hàm lượng lân khá cao, nhưng cây không hấp thụ được.

Nhờ các vi sinh vật trong phân giúp cây trồng hấp thụ Lân nâng cao năng suất, và tăng sức đề kháng.

2.3. Loại phân giải chất hữu cơ (xenlulozo)

Chứa vi sinh vật phân giải xenlulozo để sinh trưởng. Nhờ các vi sinh vật này phân giải xenlulozo nên cây trồng cũng được hưởng lợi.

Nhờ được cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn tạo điều kiện tăng năng suất, tăng màu mỡ cho đất trồng.

2.4. Phân bón vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây

Là phân bón chứa một nhóm vi sinh vật có tác dụng kích thích tăng trưởng cây trồng. Phân bón này có tác dụng tổng hợp lên toàn bộ cây trồng từ rễ, thân, lá,…

2.5. Phân vi sinh silicat

Là phân bón có chứa vi sinh vật hòa tan được các khoáng vật chứa silicat trong đất, đá…để giải phóng các dưỡng chất như ion kali, ion silic vào trong đất trồng.

3. Ưu điểm của phân vi sinh so với phân hóa học

3.1. Hạn chế của phân hóa học

Phân bón hóa học dẫn đến suy giảm dài hạn về năng suất. Có nhiều lý do khi dùng phân bón hóa học sẽ dẫn đến suy giảm năng suất đất.

Và lý do chính gây ra sự suy giảm năng suất của đất là phân bón hóa học trở nên bão hòa các hóa chất được bón vào đất.

Theo thời gian, điều này gây ra sự hạn chế sự đa dạng sinh học trong đất và việc giảm đi các hoạt động phân giải tự nhiên trong đất. Đất trở nên nghèo dinh dưỡng và thoái hóa dần.

3.2. Lợi ích của phân vi sinh

Bón phân vi sinh vào đất như một vị cứu tinh, giúp cung cấp dinh dưỡng trong đất. Giúp tăng độ phì nhiều và tăng một lượng lớn vi sinh vật phân giải trong đất.

Sản xuất nông nghiệp bằng cách sử dụng chế phẩm vi sinh là một thay thế khả thi. Khi các tác hại hủy hoại sức khỏe do tiêu thụ thực phẩm được trồng bằng hóa chất gây ra.

Vậy là Ăn Sạch Uống Sạch đã cung cấp những kiến thức về các cơ chế hoạt động của chế phẩm vi sinh cho các bạn. Hy vọng các bạn sẽ thay đổi cách nhìn và góp phần sử dụng chúng trong nông nghiệp bền vững.

Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĂN SẠCH UỐNG SẠCH

Facebook: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn rau tại gia

ADD: Số 79 Đường Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM

Hotline: 0911 59 49 69 (Mr Ánh) – 0961 59 49 69 (Mr Toàn)

Phân Bón Vi Sinh Là Gì? Có Nên Sử Dụng Phân Bón Vi Sinh?

Tìm hiểu về phân bón vi sinh

Có thể bạn chưa biết, phân bón vi sinh là một trong những loại phân bón đang ngày càng được sử dụng rộng rãi với hiệu quả lâu dài. Đặc biệt loại phân bón này có bản chất từ các chủng vi sinh vật có ích nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người, động vật. Bạn có thể còn chưa hiểu rõ về loại phân bón còn khá xa lạ này? Vì vậy, hãy tìm hiểu phân bón vi sinh và những ưu điểm nổi bật của loại phân này qua bài viết sau.

Thực té, bản chất của phân bón vi sinh chính là chế phẩm sinh học có chứa các chủng vi sinh vật có ích cho đất và cây trồng như vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm,…

Một loại phân bón vi sinh có thể chứa 1 hoặc đồng thời nhiều chủng vi sinh vật khác nhau. Mật độ của chủng vi sinh phải đảm bảo theo đúng mật độ tiêu chuẩn của các cơ quan quản lý.

Công dụng của phân bón vi sinh là sản sinh các nguyên tố khoáng đa, trung và vi lượng cho cây trồng, đồng thời cải tạo đất. Nhìn qua loại phân bón này cho hiệu quả chậm hơn các loại phân bón hóa học vô cơ. Nhưng về lâu về dài, phân bón vi sinh bảo vệ nguồn đất, tăng kết cấu đất, an toàn sức khỏe, thân thiện môi trường.

Bà con nông dân cần phân biệt được phân bón vi sinh và phân bón hữu cơ vi sinh. Đây thực chất là 2 loại phân có bản chất, mật độ vi sinh và hiệu quả khác nhau:

Phân hữu cơ vi sinh được sản xuất từ quá trình phối trộn và lên men các hợp chất hữu cơ có ích như phân chuồng, than bùn, bã mía,… với chủng vi sinh vật. Còn phân bón hữu cơ là chế phẩm có chứa chủng vi sinh vật có ích, chỉ dùng chất độn chứ không chứa hợp chất hữu cơ

Các chủng vi sinh vật có trong phân bón hữu cơ chỉ có 3 loại chủ yếu là vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân và phân giải chất mùn. Trong khi đó, phân hữu cơ vi sinh lại đa dạng hơn về chủng vi sinh

Về phương pháp sử dụng, phân hữu cơ vi sinh chỉ có thể bón trực tiếp vào đất. Còn phân bón vi sinh ngoài bón trực tiếp vào đất còn có thể tẩm vào hạt hay rễ trước khi gieo trồng

Tùy vào các chủng vi sinh vật, người ta phân loại phân bón vi sinh như sau:

Phân bón vi sinh vật cố định đạm (cố định Nito)

Thành phần: thành phần chứa một hoặc hỗn hợp các loại vi sinh vật cố định đạm

Phân loại vi sinh vật: vi sinh vật cố định đạm sống tự do trong đất, nước và vi sinh vật cố định đảm sống hội sinh, cộng sinh với cây trồng

Hướng dẫn sử dụng: tẩm phân vào hạt và rễ trước khi giep trồng cây, trong giai đoạn cây phát triển nên dùng kết hợp vơi phân bón, có thể bón trực tiếp trước khi thu hoạch cây trồng

Hiệu quả: cố định Nito trong không khí chuyển hóa thành Nito trong đất, cung cấp đạm cho rễ cây, giảm sâu bệnh, cân bằng dinh dưỡng hữu cơ cho đất trồng

Phân bón vi sinh vật chuyển hóa và phân giải lân

Thành phần: chứa chủng vi sinh vật chuyển hóa và phân giải lân

Hướng dẫn sử dụng: tẩm vào rễ cây trước khi gieo trồng, có thể dùng bón trong giai đoạn cây phát triển nhánh, lá, bón trực tiếp trước khi thu hái vài ngày

Hiệu quả: phân giải các hợp chất photpho khó tan chuyển hóa thành dạng dễ hấp thụ cho cây trồng tăng trưởng và phát triển, chống chọi với thời tiết và sâu bệnh

( 5 lợi ích của Phân bò ủ hoai cho vườn rau – hoa – cây kiểng )

Phân bón vi sinh vật phân giải chất mùn Cellulose

Thành phần: chứa 1 hay hỗn hợp các chủng vi sinh vật phân giải chất mùn

Hướng dẫn sử dụng: bón trực tiếp trong giai đoạn cây trồng sinh trưởng và phát triển, ra hoa, kết trái giúp tăng năng suất, có thể bón trước khi thu hái vài ngày không gây ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm

Hiệu quả: cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng từ việc phân giải chất mùn có trong đất thành hợp chất có lợi, tăng màu mỡ cho đất, giúp cây chống lại sâu bệnh, tăng năng suất

Nhìn chung, chúng ta có thể nhận thấy rằng, tên của từng loại phân bón vi sinh đều phụ thuộc vào chủng vi sinh vật có trong loại phân đó. Tất cả các loại phân vi sinh đều mang lại hiệu quả lâu dài, có thể bón trực tiếp trước ngày thu hoạch mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm.

Tham khảo

Công nghệ ủ hở trong việc sản xuất Phân bò hữu cơ vi sinh Chọn mua sản phẩm Phân bỏ ủ vi sinh chất lượng cao

Phân Bón Vi Sinh Là Gì? Điểm Gì Khác Biệt Với Phân Hữu Cơ Vi Sinh

Phân bón hữu cơ là dòng phân bón khá phổ biến đối với người nông dân. Trong các loại phân bón hữu cơ, không thể không kể đến phân vi sinh. Vậy phân bón vi sinh là gì? Có những loại vi sinh nào? Nó có khác phân bón hữu cơ vi sinh không? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Phân bón vi sinh là gì?

Phân bón vi sinh hay phân vi sinh thuộc loại phân bón hữu cơ có chứa từ một hoặc nhiều các loại vi sinh vật có ích. Đây là loại phân bón được dùng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

1. Phân bón vi sinh cố định đạm

Nitơ đóng vai trò là nguyên tố quan trọng đối với cây trồng. Tuy nhiên, hàm lượng Nitơ trong đất lại khá ít, chủ yếu Nitơ tự nhiên có nhiều trong không khí (chiến 78,16%). Nhưng nguồn Nitơ này lại không sử dụng được cho cây trồng. Để cây trồng sử dụng được nguồn Nitơ khổng lồ này, cần phải chuyển hóa thông qua quá trình cố định Nitơ dưới tác dụng của vi sinh vật

Tác dụng của phân vi sinh cố định đạm

Phân vi sinh cố định đạm chứa 1 hoặc nhiều vi sinh vật cố định đạm. Loại phân này có nhiều tác dụng rất tốt cho cây trồng.

+) Cố định đạm (N) từ không khí chuyển hóa thành các hợp chất chứa N cho đất và cây trồng, bổ sung hàm lượng đạm cho rễ cây.

+) Kết hợp với phân bón giúp lá xanh tốt hơn, cây phát triển nhanh hơn

+) Giảm 30 – 50% chi phí phân đạm hóa học

+) Giảm tỷ lệ sâu bệnh 25 – 50% so với phân bón truyền thống

+) Tăng khả năng chống chịu cho cây trồng

+) Cải tạo đất, cân bằng dinh dưỡng hữu cơ

+ )Thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe vật nuôi và con người.

+) Có thể bón trực tiếp cho cây trồng trước khi thu hoạch

Cách sử dụng phân vi sinh cố định đạm

+) Tẩm phân vào hạt hoặc rễ trước khi gieo trồng. Sau khi tẩm hạt giống cần được gieo trồng và vùi vào đất ngay.

+) Bón trực tiếp vào đất

Phân bón vi sinh cố định đạm được chia thành 2 loại: cộng sinh và liên kết.

+) Vi sinh vật cố định đạm cộng sinh là vi khuẩn Rhizobium sống trong các nốt sần của các cây họ đậu. Cố định nitơ cộng sinh đã được nghiên cứu hơn một trăm năm nay. Phân bón Rhizobium đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, loại phân này đang được nghiên cứu áp dụng.

2. Phân bón vi sinh chuyển hóa và phân giải lân

Cũng giống như Nitơ, Photpho cũng rất cần thiết đối với cây trồng. Nó tham gia vào việc hình thành màng tế bào, axit nucleic, làm nhanh quá trình chín quả ở cây, làm tăng sự phát triển của rễ.

Cây chỉ có thể hút được lân ở dạng dễ tiêu trong đất. Lân ở dạng khó tan trong đất cây không hút được (thông thường hiệu suất sử dụng P của cây trồng không quá 25%). Vì vậy, có nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất đen, v.v.. hàm lượng lân trong đất khá cao, nhưng cây không hút được vì lân ở dưới dạng khó hòa tan.

Phân bón vi sinh vật chuyển hóa và phân giải lân chính là giải pháp của vấn đề này. Bón phân vi sinh vật này sẽ cung cấp photpho dễ tan cho cây trồng, không làm chua đất và giúp cây hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đất tốt hơn.

3. Phân bón vi sinh phân giải các chất mùn, hợp chất hữu cơ

Vi sinh vật phân giải các chất mùn ( có nguồn gốc xenlulozo) là các chủng vi sinh sử dụng xenlulozo để phát triển và sinh trưởng. Phân bón vi sinh vật phân giải chất mùn ( tên thường gọi: phân vi sinh phân giải xenlulozo) là phân bón chứa một hay hỗn hợp các chủng vi sinh vật phân giải xenlulozo.

Các loại vi sinh vật này đều được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để đạt được với mật độ tế bào đạt tiêu chuẩn, để giúp ích cho cây trồng.

+) Cung cấp chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng

+) Nâng cao năng suất cây trồng

+) Nâng cao khả năng chống chịu thời tiết khắc nhiệt và sâu bệnh cho cây trồng

+) Tăng độ màu mỡ của đất

Đặc biệt, loại phân bón này còn không độc hại nên có thể bón trực tiếp vào cây trồng trước khi thu hái chỉ vài ngày.

4. Phân bón vi sinh kích thích sinh trưởng

Ngoài các loại phân vi sinh vật trên, phân bón vi sinh kích thích sinh trưởng cũng khá quan trọng. Các vi sinh vật có khả năng kích thích sự sinh trưởng cho cây trồng, kích thích sự phát triển của bộ rễ. Bộ rễ cây trồng phát triển khỏe mạnh sẽ hút được nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Phân bón vi sinh khác phân bón hữu cơ vi sinh ở điểm nào?