Top 14 # Nhà Máy Sản Xuất Chế Phẩm Sinh Học Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xây Dựng Nhà Máy Sản Xuất Chế Phẩm Sinh Học

23:10 – 02/05/2017

Công ty cổ phần Thanh Hà là doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực trong đó chủ yếu là sản xuất chế phẩm hữu cơ sinh học phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Công ty đã hợp tác với rất nhiều nhà khoa học danh tiếng nước ngoài có nền công nghiệp phát triển và nhiều nhà khoa học trong nước thuộc Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng hợp tác trên mọi lĩnh vực để áp dụng các thiết bị sản xuất hiện đại, công nghệ cao, những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay vào sản xuất, đem lại sản phẩm chất lượng cao.

Chế phẩm KH, NH, AH, CH của công ty đã công bố chất lượng và đăng ký chất lượng tại Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng-Bộ Khoa học và Công nghệ. Được Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận bản quyền nhãn hiệu hàng hoá chất lượng lương thực, nông sản, đủ sức cạnh tranh xuất khẩu với các nước trong khu vực và thế giới, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí đầu tư, cải tạo đất, bảo vệ môi trường và cũng là hướng phát triển nông nghiệp sạch của thế kỷ 21.

Do nhu cầu phát triển về nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới cho nông nghiệp nên công ty muốn đầu tư dự án vào Khu công nghệ cao Hoà Lạc. Ngày 05 tháng 11 năm 2009, Tại Khu công nghệ cao Hoà Lạc Công ty cổ phần Thanh Hà đã trình bày Đề xuất đầu tư dự án: “Xây dựng nhà máy sản xuất chế phẩm sinh học”. Mục tiêu của Dự án là nghiên cứu sản xuất các sản phẩm sinh học công nghệ cao, bán và xuất khẩu phục vụ thị trường trong và ngoài nước.

Tiến độ thực hiện dự án dự kiến khởi công vào ngày 1 tháng 12 năm 2009. Dự án chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 1/12/2009 đến 1/4/2010, giai đoạn 2 từ 1/5/2010.

Đến dự buổi trình bày đề xuất đầu tư có TS. Nguyễn Văn Lạng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao Hoà Lạc và các Ông bà trong hội đồng khoa học thuộc Ban quản lý Khu công nghệ cao Hoà Lạc, các chuyên viên Ban Hỗ trợ Đầu tư, Ban Quy hoạch, Xây dựng và Môi trường.

Đại diện công ty cổ phần Thanh Hà, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Anh Kết đã trình bày về công nghệ sử dụng trong sản xuất, tính khả thi của dự án, lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội của dự án khi được đi vào triển khai.

(Ông Nguyễn Anh Kết, chủ tích HĐQT, Tổng GĐ công ty Thanh Hà trình bày Dự án)

Thay mặt cho Ban quản lý TS. Nguyễn Văn Lạng hoan nghênh ý tưởng đầu tư của công ty cổ phần Thanh Hà, yêu cầu chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án để có thể thực hiện đúng tiên độ.

Các bài viết khác

Nhà Máy Sản Xuất Hóa Chất, Chế Phẩm Sinh Học

Lĩnh vực: Sản xuất và chế biến

Tên dự án: Đầu tư Nhà máy sản xuất hóa chất, chế phẩm sinh học

Mục tiêu dự án: Phát triển công nghiệp địa phương, phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.

Sự phù hợp với quy hoạch:

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của huyện/thành phố Cà Mau: Quyết định 537/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/4/2016 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Quy hoạch sử dụng đất: Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất huyện Cái Nước, U Minh tỉnh Cà Mau.

Quy hoạch phát triển ngành: theo Quyết định 2135/QĐ-UBND tỉnh ngày 09/12/2016 về việc quy hoạch phân khu xây dựng KCN Hòa Trung, tỷ lệ 1/2000, huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau; theo Quyết định 1307/QĐ-UBND tỉnh ngày 08/9/2015 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng KCN Khánh An, xã Khánh An, huyện U Minh, tỷ lệ 1/2000.

Hình thức đầu tư: Đầu tư trực tiếp; 100% vốn doanh nghiệp.

Quy mô dự án:

Quy mô xây dựng (dự kiến): 2 ha

Sản phẩm, dịch vụ cung cấp:sản xuất hóa chất, chế phẩm sinh học.

Vốn đầu tư dự kiến: Theo dự án đề xuất của nhà đầu tư.

Thời gian dự kiến thực hiện: Năm 2018 – 2020

Địa điểm thực hiện:

KCN Hòa Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

KCN Khánh An, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.

Diện tích đất dự kiến sử dụng: 2 ha.

Hiện trạng khu đất:

KCN Hòa Trung: Đất công nghiệp; Chưa giải phóng mặt bằng, chi phí bồi thường GPMB bình quân: 02 tỷ đồng/ha.

KCN Khánh An: Đất công nghiệp; Đã giải phóng mặt bằng, chi phí bồi thường GPMB bình quân: 01 tỷ đồng/ha.

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo các quy định chuyên ngành: Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cà Mau.

Các điều kiện nhà đầu tư (trong nước, nước ngoài) cần phải đáp ứng trước khi quyết định chủ trương đầu tư dự án theo các quy định chuyên ngành: Có vốn thuộc sở hữu để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án, có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha.

Ưu đãi đối với dự án:

Ưu đãi về tiền thuê đất: Miễn tiền thuê đất đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư.

Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm. Ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế: Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Ưu đãi thuế Xuất nhập khẩu: Miễn Thuế nhập khẩu đối với hàng hóa, thiết bị, máy móc để tạo tài sản cố định của dự án.

Cơ sở hạ tầng:

– Cơ sở hạ tầng: Chưa đầu tư.

– Cấp điện: Công ty điện lực Cà Mau,

– Cấp nước: Công ty cấp thoát nước và công trình đô thị Cà Mau,

– Thông tin liên lạc: Viễn Thông Cà Mau.

– Giao thông:

+ Đường bộ: nằm gần tuyến Quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Cà Mau: 5 km, TP. Cần Thơ: 155 km, TP. Hồ Chí Minh: 335 km theo tuyến đường Quốc lộ 1A và Đường Quảng lộ Phụng Hiệp. Tiếp giáp tuyến đường hành lang ven biển phía Nam (Cà Mau – Kiên Giang – Phnôm Pênh – Băng cốc là 720 km.

+ Đường thủy: Gần các cảng sông Gành Hào, kênh sáng Lương Thế trân thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy. + Khoảng cách vị trí dự án đối với hệ thống vận chuyển xuất khẩu hàng hóa (cảng biển): cách Cảng Cà Mau: 6km, Cảng Năm Căn: 48 km, Cảng Cần Thơ: 290 km, Cảng Sài Gòn: 396 km, tàu 2.000 tấn có thể đi lại dễ dàng.

Sản Xuất Chế Phẩm Sinh Học Từ Vi Khuẩn Pseudomonas Sp.

Bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacaerum gây ra thường có các triệu chứng biểu hiện ngay sau khi vi khuẩn xâm nhập vào rễ hoặc phần thân sát mặt đất.

Việc dùng nhiều loại thuốc hóa học phòng chống bệnh trong thời gian dài sẽ làm mất cân bằng trong quần thể vi sinh vật đất có ích. Dư lượng thuốc trừ sâu hóa học sẽ gây tác hại đối với sức khỏe con người, vật nuôi và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Vì vậy, việc sản xuất chế phẩm sinh học dùng vi khuẩn Pseudomonas sp. có khả năng tạo ra kháng sinh giúp kiểm soát vi khuẩn R. solanacearum gây bệnh héo xanh trên cây cà chua là rất phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Mô tả quy trình:

– Giống vi khuẩn P. putida ĐL7 được nhân giống trong môi trường King’s B đã được hấp khử trùng ở 121 0C trong 15 phút, nuôi cấy lắc 150 vòng/phút ở 28 0 C trong 48 giờ.

– Lên men chính: chuyển 5% giống cấp 1 vào bioreactor chứa môi trường NBRIP – rỉ đường (National botanical research institute’s phosphate – rỉ đường). Cài đặt, vận hành và duy trì các thông số cho hệ thống lên men (pH 7, DO 60-80%, nhiệt độ 28 0 C). Quá trình lên men được tiến hành trong 28 giờ.

– Trộn sinh khối vi khuẩn vào chất độn phân trùn quế đã được hấp khử trùng ở 121 0C trong 60 phút sao cho mật độ vi khuẩn trong chất độn trong khoảng 10 10 CFU/g. Ủ ở 28 0 C trong 3 ngày. Phơi đến khi độ ẩm đạt 15-20%.

+ Chế phẩm được đóng gói trong túi tráng bạc và bảo quản ở nhiệt độ 30 ± 2 0 C.

Quy trình cho phép tạo ra chế phẩm sinh học từ vi khuẩn P. putida ĐL7, có khả năng đối kháng với vi khuẩn R. solanacearum trong điều kiện nhà màng. Sau 6 tháng bảo quản, mật độ vi khuẩn P. putida ĐL7 trong chế phẩm là 2,76 x 10 8 CFU/g, độ ẩm 18,14% và hoạt tính đối kháng với vi khuẩn R. solanacearum vẫn giữ ổn định (8 ± 0,2 mm).

Liều lượng chế phẩm sinh học từ vi khuẩn P. putida ĐL7 là 3 g/cây có thể xem là mức tối thiểu mang lại hiệu lực phòng ngừa bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum gây ra trên cây cà chua (khoảng 65%).

Lam Vân (CESTI)

Chế Phẩm Sinh Học, Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Nuôi Thủy Sản Cá Tôm

Sử dụng chế phẩm sinh học cho tôm cá nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm

1. Tìm hiểu Chế phẩm sinh học là gì?

Từ chế phẩm sinh học (Probiotics) có nguồn gốc từ tiến Hy Lạp bao gồm hai từ pro có nghĩa là thân thiện và biotics có nghĩa là sự sống. Nếu như Antibiotics (kháng sinh) là tiêu diệt các bào tử vi khuẩn thì chế phẩm sinh học được con người tạo ra do sự kết hợp các dòng vi khuẩn có lợi, enzyme với nhau trong một môi trường thích hợp với mục đích kích thích sự gia tăng mật độ của các loài vi khuẩn có lợi trong môi trường kìm hãm, khống chế sự phát triển của các loài vi khuẩn không có lợi cho mục đích của con người và các đối tượng vật nuôi, thủy sản cá tôm tiến đến thay thế một phần hoặc toàn bộ thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, thủy sản cá tôm.

Probiotic đã và đang được sử dụng khá hiệu quả để phòng bệnh cho con người, cho chăn nuôi, thủy sản cá tôm ếch… chúng tôi là địa chỉ cung cấp mua bán phân phối các chế phẩm sinh học cho thủy sản cá tôm ếch. Các dòng men tiêu hóa: dopa fish, dopa frog, Bacillus, suppermix… Các dòng chế phẩm sinh học xử lý nước gồm: , NB25, YUCCA USA…Nhiều dòng, chủng vi sinh đã được sử dụng để sản xuất ra các chế phẩm ứng dụng rất hiệu quả nhằm kiểm soát côn trùng gây hại cho cây trồng như vi khuẩn Bacillus thuringiensis, nấm beauveria bassiana, metarrhizium anisopliae, virut NPV,… Ngoài ra các chế phẩm vi sinh còn được sử dụng để làm phân bón vi sinh nhằm phân giải các chất hữu cơ làm giàu cho đất, phân giải lân khó tiêu thành lân dễ tiêu để cây trồng hấp thu được. Nhờ tiến bộ khoa học về vi sinh vật mà ngày nay các chế phẩm sinh học được ứng dụng vào chăn nuôi nói chung và nuôi trồng thủy sản cá, tôm, ếch, lươn, baba, nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá tra bằng vi sinh, thức ăn vi sinh, chế phẩm sinh học đã trở nên gần gũi thân quen với bà con nông dân góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông lâm thủy sản đạt tiêu chuẩn suất khẩu. Vì vậy việc sử dụng chế phẩm sinh học nhằm cải thiện, tăng mật độ của các dòng vi sinh vật có lợi cho cây trồng, vật nuôi, thủy sản tăng khả năng tiêu hóa hấp thu thức ăn giúp cho vật nuôi hay ăn chóng lớn, kiểm soát bệnh tật do sự đối kháng của vi sinh vật có lợi trong môi trường sống của vật nuôi thủy sản với các vi sinh vật gây bệnh. Bên cạnh đó việc sử dụng chế phẩm sinh học giúp cải tạo môi trường đất, nước, không khí làm cho môi trường sống của vật nuôi, thủy sản không bị ô nhiễm góp phần giảm dịch bệnh

Chế phẩm sinh học cải tạo ao nuôi, tăng cường tiêu hóa, thúc đẩy tăng trưởng cho thủy sản cá tôm

2. Cơ chế hoạt động của chế phẩm sinh học

Theo nhiều công trình nghiên cứu và thực tiễn sản xuất của người chăn nuôi đã kiểm chứng thì chế phẩm sinh học được hoạt động theo một số cơ chế sau:

Cạnh tranh loại trừ vi khuẩn gây bệnh: Chế phẩm sinh học có khả năng bám dính và xâm chiếm bề mặt niêm mạc ruột, do vậy tạo ra cơ chế bảo vệ chống lại các mầm bệnh qua việc cạnh tranh điểm bám và thức ăn. Vì vậy khi đưa các vi sinh vật trong các chế phẩm sinh học qua các sản phẩm men tiêu hóa như dopa fish, dopa frog, enzyme, Bacillus cho chăn nuôi, thủy sản cá tôm ếch…sẽ giúp mật độ vi sinh vật có lợi trong đường ruột của vật nuôi, thủy sản cá tôm ếch tăng lên cạnh tranh chỗ bám dính với vi khuẩn gây hại giảm hoặc thay thế thuốc kháng sinh trong phòng trị bệnh cho vật nuôi, thủy sản cá tôm ếch, lươn, ba ba. Trong môi trường ao hồ nuôi thủy sản cá tôm, lươn, ếch thì việc sử dụng các chế phẩm sinh học như NITROGEN, NB25, , YUCCA USA… khi đó các vi sinh vật có lợi trong chế phẩm sinh học sẽ phân hủy thức ăn dư thừa, chất thải của động vật thủy sản cạnh tranh thức ăn của các loài vi sinh vật gây hại làm giảm khí độc trong ao tránh cho cá tôm bị ngạt oxy, cá tôm nổi đầu bị trúng độc do các khí độc như H2S, NH3, NO2… gây ra

Tạo ra các hoạt chất ức chế: Thực tế đã chứng minh khi sử dụng các dòng chế phẩm sinh học sẽ sản sinh ra các chất diệt khuẩn chống lại các mầm bệnh thông thường trên vật nuôi, thủy sản cá tôm các vi sinh vật có lợi sẽ ức chế các vi sinh vật gây hại mầm bệnh phát triển kết quả cũng chỉ ra rằng những vật nuôi, thủy sản cá tôm nào được sử dụng chế phẩm xử lý môi trường, ao nuôi kết hợp cho ăn men tiêu hóa, chế phẩm vi sinh sẽ có sức đề kháng bệnh và môi trường nuôi được cải thiện tốt hơn hẳn so với đối tượng không được sử dụng chế phẩm sinh học.

Tăng cường hệ miễn dịch của vật nuôi: Các chế phẩm sinh học như , , Bacillus có thể kích thích hệ miễn dịch của vật nuôi. Các chất kích thích miễn dịch khác nhau tuỳ theo môi trường và cách sử dụng. Các chất dẫn xuất nhất định như polysaccharides, lipoproteins,….có khả năng làm tăng bạch huyết cầu bằng cách kích hoạt đại thực bào. Việc sử dụng Bacillus đã được chứng minh có hiệu quả trong việc phòng bệnh trên vật nuôi bằng cách kích hoạt hệ miễn dịch và có hệ miễn dịch tế bào trong tôm sú, tôm thẻ, cá trắm cỏ, cá tra, ếch Thailan

Sử dụng chế phẩm sinh học cải tạo nền đáy hấp thu khí độc nâng cao sức đề kháng với bệnh thủy sản cá tôm ếch

3. Các chủng loại chế phẩm sinh học

Nhóm 1: gồm các vi sinh vật sống như vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus, Lactobacillus,… và thường được trộn vào thức ăn để kích thích tiêu hoá, giúp tăng trưởng,…

Nhóm 2: gồm các vi sinh vật có tính đối kháng hoặc cạnh tranh thức ăn với vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn Bacillus spp và được đùng trong xử lý các chất thải hữu cơ và các khí độc trong môi trường ao nuôi.

Nhóm 3: gồm các vi sinh vật cải thiện chất lượng môi trường như vi khuẩn Nitrosomonas sp, Nitrobacter,…. Được dùng trong xử lý nước ao nuôi và nền đáy.

4. Ứng dụng của chế phẩm sinh học trong chăn nuôi thủy sản cá tôm

Tăng cường sức khoẻ và ngăn chặn mầm bệnh trên thủy sản cá, tôm, ếch, lươn, baba

Trong một thời gian dài, các chất kháng sinh đã được sử dụng để ngăn chặn bệnh dịch trong nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, việc sử dụng khánh sinh gây ra nhiều vấn đề như dư thừa chất khánh sinh trong các sản phấm thuỷ sản, tạo ra các cơ chế kháng thuốc lâu dần việc sử dụng kháng sinh mất tác dụng với bệnh đó trên đối tượng thủy sản cá tôm ếch, lươn cũng như làm mất cân bằng các trong đường ruột thủy sản sẽ chậm lớn còi cọc do sử dụng quá nhiều kháng sinh. Hơn nữa, nhu cầu của con người đối với các sản phẩm thuỷ sản sạnh và an toàn trên thế giới ngày càng cao. Do vậy, việc sử dụng chế phẩm sinh học dưới dạng men tiêu hóa như dopa fish, , , bacillus…cho thủy sản cá tôm, ếch, lươn, ba ba là một phương pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn mầm bệnh và kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản.

có khả năng sản sinh ra các enzym, hoá học có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh bám trên thành ruột của vật chủ, do vậy có thể coi chế phẩm sinh học là một rào cản hữu hiệu ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh gây ra trên thủy sản cá, tôm ếch, baba, lươn.

Ngoài ra, chế phấm sinh học hay các vi khuẩn có lợi còn có khả năng cạnh tranh vị trí bám và thức ăn trong thành ruột với các vi sinh vật gây bệnh, không cho phép các vi sinh vật gây hại bám vào ruột vật nuôi cá tôm ếch, nhờ vậy giúp ngăn ngừa dịch bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho vật nuôi.

Chế phẩm sinh học là nguồn dinh dưỡng và enzyme cho bộ máy tiêu hoá của các loài thủy sản. Qua thực tiễn đã chỉ ra rằng chế phấm sinh học có ảnh hưởng tích cực đến quá trình tiêu hoá của các vật nuôi bởi vì các dòng chế phẩm sinh học sản xuất ra các enzym ngoại bào như: protease, amilaza, lipaza,… và cung cấp các dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin,…

Một ứng dụng khác rất quan trọng của các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản cá tôm ếch, lươn đó là dùng các chế phẩm sinh học trong xử lý nước ao hồ nuôi thủy sản. Việc sử dụng các chế phẩm vi sinh giúp cho các vi sinh vật có lợi phân hủy mùn bã hữu cơ thức ăn dư thừa, phân cá tôm tránh hiện tượng thức ăn dư thừa tích tụ phân hủy yếm khí tạo ra các khí độc H 2S, NH 3, NO 2…. Gây ra thối đáy ao, tích tụ khí độc làm cho thủy sản cá tôm bị ngộ độc cá bị nổi đầu, thiếu oxy, cá chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.

Ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý ao nuôi luôn được coi trọng và phát triển

Nhận biết được tầm quan trọng của các chế phẩm sinh học đối với chăn nuôi thủy sản. Hiện nay tại các địa phương có thế mạnh trong nuôi thủy sản tôm cá đang rất chú trọng việc sử dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản các địa phương sử dụng chế phẩm sinh học được kể đến như: Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Quảng Nam, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang …. áp dụng nuôi cá tra, tôm thẻ, tôm sú, cá trắm, cá chép, cá rô phi, ếch, lươn, baba bằng chế phẩm sinh học đen lại hiệu quả kinh tế cao. Cá tôm khỏe mạnh, kháng bệnh tốt với dịch bệnh và cho môi trường nước nuôi thủy sản cá tôm ếch, lươn, baba màu nước rất đẹp chất lượng nước ổn định, kìm hãm sự phát triển của tảo độc, phòng tránh cá tôm nổi đầu, ngộ độc, thiếu oxy. Vì vậy việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản cần được nhân rộng vì một nền nông nghiệp sạch – bền vững – an toàn và hướng đến xuất khẩu.

chúng tôi là địa chỉ cung cấp phân phối chế phẩm sinh học cho thủy sản cá tôm ếch…uy tín chất lượng hàng đầu

5. Địa chỉ cung cấp mua bán chế phẩm sinh học ở đâu uy tín, chất lượng nhất

là địa chỉ phân phối cung cấp mua bán các loại chế phẩm sinh học, , Chế phẩm vi sinh, Thức ăn bổ sung cho thủy sản cá tôm, Chế phẩm vi sinh gây màu nước, chế phẩm vi sinh cải tạo ao, chế phẩm sinh học cải tạo đáy, , chế phẩm sinh học cho tôm, giúp phòng và trị các bệnh thường gặp cho cá, tôm, ếch, lươn, ba ba… chúng tôi là địa chỉ cung cấp phân phối uy tín chất lượng hàng đầu tại Hà Nội, Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam

Cách tìm chúng tôi dopa.vn trên internet

TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA

ĐC: 25/102 Trường Chinh – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội

ĐT: 024 63 259 389 /09 7 7 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21

Mail: thuocthuysan86@gmail.com

https://www.facebook.com/thuysandopa