Top 13 # Mua Lan Đai Châu Giống Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Cách Thay Chậu Cho Lan Đai Châu Giống

Cách trồng và chăm sóc địa lan Santo

Cách thay chậu cho lan đai châu giống

Vài nét về lan đai châu – ngọc điểm

Hiện nay, ở Việt Nam có 2 loại lan đai châu – ngọc điểm được trồng phổ biến đó là: ngọc điểm rừng và ngọc điểm Thái.

Ngọc điểm rừng chỉ có một màu duy nhất là trắng chấm tím và thơm vô cùng. Trong khi đó, các giống ngọc điểm Thái có đặc điểm rất đa dạng về màu sắc và mặt hoa nhưng không có hương thơm.

Đa số các giống ngọc điểm đều nở hoa vào dịp Tết Nguyên đán.

Trồng và chăm sóc lan hồ điệp

Điều kiện sinh thái lan đai châu – ngọc điểm

Lan đai châu là loại lan có thân bụi to và phát triển mạnh. Lá của cây to bản và dài xanh mướt thường phát triển nhanh và mạnh. Lan này thuộc nhóm đơn thân không có phần giả hành tăng trưởng theo chiều đứng. Cây có bộ rễ khá to và mọc thẳng từ phần thân. Trong điều kiện tự nhiên thì lan ngọc điểm có thể phát triển cao đến hơn 1 mét.

Nhiệt độ và độ ẩm

Ngọc điểm là loại lan chịu được nóng khá tốt. Nhiệt độ thích hợp nhất để lan ngọc điểm phát triển rơi vào khoảng 26-30 độ C.

Lan ngọc điểm chịu hạn khá tốt tuy nhiên lại ưa điều kiện ẩm độ cao và nhanh phát triển. Độ ẩm khoảng từ 40-70%.

Ánh sáng

Lan ngọc điểm thuộc loại cây ưa sáng khoảng 60%. Ánh sáng quá mạnh sẽ khiến cho cây bị bỏng và cây phát triển chậm và yéu ớt dễ sinh bệnh và khó ra hoa.

Chú ý khi trồng cây:

Cây lan ngọc điểm là loại lan độc trụ nên khi trồng giá thể cần phải thật thoáng. Khi trồng chỉ cần cột chặt cây Lan vào một cây tựa đặt vào giá thể khoảng 3 cục than gôc thật to là đủ.

Cách sử dụng đá bọt trồng lan phi điệp

Việc thay chậu cho lan đai châu giống giúp cho cây phát triển tốt hơn. Thời gian tốt nhất để thay chậu là đầu mùa mưa, lúc này thời tiết mát mẻ thuận lợi cho lan phát triển và ra rễ mới.

Giá thể trồng lan ngọc điểm:

Ngọc điểm – đai châu thuộc nhóm lan đơn thân có rễ gió nên giá thể trồng cần phải thông thoáng và thoát nước tốt.

Hỗn hợp giá thể dớn, đá Perlite trân châu, vỏ thông, đá bọt pumice với tỷ lệ 1 : 1: 1: 1 phân bố theo kích size từ nhỏ đến lớn sẽ tạo nên hỗn hợp giá thể thông thoáng và giữ ẩm phù hợp cho lan ngọc điểm.

Chăm sóc lan ngọc điểm

Cây lan ngọc điểm là loại lan có khả năng hấp thụ nước khá tốt. Chính do cấu tạo giá thể thoáng, nên ta có thể tưới nước cho Ngọc Điểm 2 lần/ngày vào mùa mưa từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11, 3 lần/ngày từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 1. Từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4, ta chỉ tưới mỗi ngày một lần cho cây đủ sống. Mùa nghỉ thực tế của cây lan Ngọc Điểm nên bắt đầu sau khi cây tàn hoa và kéo dài cho đến khi rễ mới xuất hiện lúc mà mưa bắt đầu.

Lan ngọc điểm có thời gian nghỉ khoảng 3 tháng từ tháng 2 cho đến tháng 4 nên chỉ cần tưới nước mà không cần bón thêm phân bón cho cây. Khi cây bắt đầu có hiện tượng chớm nở nụ hoa bạn tiến hành thay phân bón có tỷ lệ kali cao để tạo cho cây có được sức chống đỡ trong thời gian nghỉ.

Cung cấp đá Pumice trồng lan

Đai châu – ngọc điểm là loài hoa bản xứ, vì vậy khả năng chống chịu bệnh của nó rất cao. Nó có khả năng chống lại hầu hết các loài sâu bệnh. Tuy nhiên, cây Lan mới được mang từ rừng về được trồng ở nơi có ánh sáng trực tiếp, sẽ làm cho cây bị bỏng là và đây là của ngõ xâm nhập của một số loài nấm, gây bất lợi cho cây rất nhiều.

Bạn muốn tư vấn rõ hơn hãy liên hệ Namix

Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix

Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0904003679 hoặc Nhắn tin Zalo

Nhận Biết Lan Đai Châu, Phân Biệt Đai Châu Rừng Và Đai Châu Thái

Phong lan đai châu được nhiều người biết đến như một loại lan đặc trưng cho mùa xuân của Việt Nam. Sở dĩ như vậy nên bất cứ người chơi lan hay cả những người không chơi lan đều biết đến. Đai châu mang một vẻ đẹp thuần khiết và hương thơm quyến rũ hiếm có loài lan nào có được. Chúng ta cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa lan đai châu và tìm hiểu cách nhận biết đai châu rừng và Thái như thế nào nhé!

Lan đai châu trong khoa học

Lan đai châu trong các nghiên cứu khoa học có tên tiếng anh là Rhynchostylis gigantea. Đây là cây lan được phát hiện lần đầu năm 1896 bởi Lindley. Lan đai châu sống trong rừng bám vào các thân cây trong rừng, phổ biến và dễ gặp ở các khu rừng Việt Nam, Lào, Myanamar, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Bangladesh, Philippines,… Đặc biệt, lan đai châu còn là hoa đặc trưng của vùng Assam.

Nhiều người gọi lan đai châu bằng rất rất nhiều tên như tai châu, đai châu, ngọc điểm, nghinh xuân, nghi xuân,… Trong đó có nhiều tên rất buồn cười. Sở dĩ lan đai châu được người ta gọi với cái tên tai châu hay tai trâu có lẽ do sự chuyền miệng của cha ông ta khi mà loài lan này được chơi từ rất lâu đời và không ai có thể thấy được một bài viết chi tiết hay khoa học nhất về loài lan này. Còn cái tên ngọc điểm là cách gọi khác của miền Nam, nghinh xuân là cách gọi của miền Trung (nghinh xuân có nghĩa là đón tết). Như vậy chúng ta thống nhất chỉ có 3 tên gọi thôi nhé: đai châu (miền Bắc), nghinh xuân (miền Trung), ngọc điểm (miền Nam).

Lan đai châu thường cho hoa vào dịp tết đến, xuân về; chính vì thế mà được mọi người ưa chuộng.

Nhận biết lan đai châu qua thân lá

Lan đai châu (ngọc điểm, nghinh xuân) có đặc điểm nhận biết cực kì dễ dàng. Đai châu có lá cực dày và mọng nước. Dọc lá có những vệt màu trắng chạy dài từ cuống lá đến đầu lá. Đầu lá đai châu thường tù, không nhọn và chia thành hai thùy. Vì lá đai châu cực dày và chứa nhiều nước nên đai châu rất nặng.

Đai châu có những chiếc rễ cực to, cây nhỏ rễ thường nhỏ bằng đầu đũa, cây to có khi có rễ to bằng đuôi đũa hay bằng chiếc bút bi Thiên Long. Đầu rễ đai châu thường có màu xanh nhạt ( trong điều kiện thiếu nắng) hoặc tím (trong điều kiện tiếp xúc nhiều với ánh nắng).

Đai châu thường lớn cực chậm, mỗi năm chỉ cho ra từ 3-4 là là căng. Chính vì thế chúng ta thường chỉ nhìn thấy những cây đai châu có thân ngắn chứ không thể dài được như quế hay tam bảo sắc. Đai châu có rễ bám vào giá thể rất chặt để hút nước và ít khi rễ vươn ra bên ngoài nhiều, trừ khi môi trường bên ngoài ẩm hơn cả giá thể.

Nhận biết đai châu qua mặt hoa

Về hoa lan đai châu, có lẽ có khá nhiều người nhầm lẫn đai châu với các loại lan khác như ngô đồng (hình thái thân lá khá giống nhau) hoặc sóc lào, sóc ta, đuôi cáo ( những chùm bông màu trắng tím khá giống nhau).

Hiện nay đai châu có cả đai châu rừng cho 1 mặt hoa duy nhất có màu trắng và những đốm màu tím xen kẽ và cả đai châu Thái cho mặt hoa cực kì đa dạng. Về đai châu rừng, bạn có thể nhận biết mặt hoa bằng ảnh dưới đây:

Phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái như thế nào?

Hiện nay, do nhu cầu của người chơi lan ngày càng lớn, khoa học công nghệ phát triển, đặc biệt là công nghệ lai tạo tế bào mà rất nhiều những loài cây công nghiệp được ra đời bằng phương pháp nuôi cấy mô. Trong đó, đai châu Thái hay còn gọi là đai châu công nghiệp cũng đã ra đời làm khá nhiều người nhầm lẫn với đai châu rừng.

Phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái qua thân lá

Đai châu Thái được nuôi trong môi trồng trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát, chính vì thế nó phát triển rất nhanh mà không bị mất lá chân hay xước xát gì. Đây cũng là đặc điểm dễ nhận biết lan đai châu Thái và đai châu rừng.

Đai châu Thái có lá thường ngắn, bản lá rộng và xếp rất khít nhau. Đai châu rừng thường có ít lá đẹp và rất nhiều vết xước trong quá trình khai thác và vận chuyển, chính vì thế đai châu rừng khi mới mua về thường xấu hơn đai châu Thái. Đai châu rừng thường có lá dài, bản lá nhỏ, lá thường có màu sáng màu do tiếp xúc với môi trường nhiều ánh nắng chứ không như đai châu Thái lá xanh mướt từ đầu đến chân. . Đai châu thái có lá xếp khít nhau nên chúng ta khó nhìn thấy thân của chúng, đai châu rừng lá thưa hơn nên để lộ phần thân rất dễ nhận biết.

Đai châu Thái khi mua về thường được trồng trong một chiếc chậu nhựa màu đen hay được ghép vào một miếng gỗ nho nhỏ, mỗi chậu thường từ 1 đến 2 thân. Lan đai châu rừng khi mua thường chỉ ở dạng hàng rời mà thôi, nếu bán kèm chậu thì cũng chỉ là người quen để cho.

Đai châu Thái khi mua người ta bán theo cây, đai châu rừng thường bán theo cân hoặc hàng to thì đếm lá tính tiền.

Đai châu trồng cực chậm lớn, tuy nhiên đai châu Thái có lợi thế lớn nhanh hơn đai châu rừng rất nhiều, đồng thời cho hoa sớm hơn. Với một cây đai châu Thái từ 4 đến 5 cặp lá là bắt đầu có thể cho hoa nhưng với đai châu rừng, 3-4 cặp lá lớn là cây già và có thể cho hoa tốt. Chính vì thế, nếu bạn để ý thấy cây đai châu có nhiều cặp lá xếp khít nhau cực xanh tốt thì đó 90% là đai châu thái.

Bạn có thể dễ dàng phân biệt đai châu rừng và đai châu công nghiệp bằng những hình ảnh dưới đây:

Ảnh đai châu rừng Ảnh đai châu công nghiệp

Phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái qua mặt hoa

Đai châu Thái cho nhiều mặt hoa khác nhau với màu sắc biến thiên cực kì đa dạng như màu bò sữa, đỏ cam, trắng tinh khôi, hồng cánh sen,… Mặc dù mặt hoa khác nhau nhưng đai châu Thái vẫn có khuôn hoa và chùm bông dài như lan đai châu rừng.

Mặt hoa đai châu rừng chỉ có 1 màu trắng đốm tím mà thôi, tuy nhiên lượng chấm tím có hoa ít, hoa nhiều vẫn làm nên nhẵng mặt bông khác biệt do vùng miền:

Một số mặt hoa đai châu công nghiệp:

Lan đai châu cho hoa vào mỗi dịp Tết với thời gian chơi hoa có thể đến 1 tháng. Chính vì vậy lan đai châu được rất nhiều người ưa chuộng trồng trong vườn nhà của mình.

Châu rừng thơm hay châu công nghiệp thơm?

Có nhiều người nói rằng đai châu rừng thơm, đai châu công nghiệp thì không thơm. Tuy nhiên trên thực tế thì cả châu rừng và châu Thái đều có hương thơm đặc trưng, nhiều khi châu rừng lại không đậm mùi như châu Thái. Có lẽ dựa vào hương thơm thì đây không phải là một tiêu chí để đánh giá châu rừng hay Thái.

Trên thực tế thì châu Thái cây đẹp hơn, hoa to đẹp, nhiều màu sắc, giá không quá cao nên rất được lòng người chơi lan. Bạn vẫn nên sở hữu cả hai loại đai châu để làm phong phú cho bộ sưu tập của mình. Chúc các bạn sở hữu những giò đai châu đẹp nhất, lung linh nhất để chơi tết!

Bạn có thể thích: Cách trồng lan đai châu xanh tốt

Đai Châu,Nghinh Xuân,Mua Bán Đai Châu To Đẹp Lá Mít,Giá Rẻ Tại Hà Nội

1,TÊN GỌI Tên khoa học: Rhynchostylis gigantea Tên việt nam: Đai châu,Ngọc điểm,Nginh xuân(Tai châu) Lớp cao hơn: Rhynchostylis Cấp độ: Loài 2,PHÂN BỐ VÙNG MIỀN

Cây hoa lan Đai Châu Rhynchostylis gigantea có nguồn gốc xuất sứ từ rất nhiều nơi đặc biệt vùng Đông Nam Á.Tại Việt Nam mọc từ Miền Bắc vào đến Miền Nam TRung Bộ dọc theo dãy Trường Sơn giáp với nước Lào,Campuchia và Thái Lan.

:rễ cây thuộc loại rễ gió thường mọc quanh năm,cây ra rễ ở giữa thân và ở nách lá.Đầu rễ thường có màu xanh tím,xanh trắng,tím đậm.Thân rễ thường có màu trắng ngà và ít khi có màu khác.Rễ cây bắt đầu ra sẽ rất to ra 1 mầm rễ sau đó theo năm tháng sẽ dài ra và phân nhánh ra nhiều rễ con để đi tìm hơi ẩm.

Cần hoa: Hoa dài và rủ xuống khoảng 20-60 cm phụ thuộc vào tình trạng cây to hoặc nhỏ,nuôi thuần hay chưa nuôi thuần. Hoa mọc dầy và nhiều,đường kính cần hoa khoảng 5-9cm,1 bông hoa to 1.5-3cm, nở vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân,mỗi cần hoa chứa khoảng 10-60 bông hoa

Màu sắc và Hương thơm: Màu sắc của Hoa Lan Đai Châu rất đa dạng.Rừng tự nhiên có 2 màu,1 loại màu trắng tím và 1 loại màu trắng tuyền(hoa đột biến màu-var alba).Cây rừng thường cánh hoa rất nhỏ và hoa có mùi thơm ngọt rất dễ chịu.Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại Đai Châu đã được cấy ghép và lai tạo ra rất nhiều màu sắc khác nhau.Những màu Hoa Lan Đai Châu được ưa chuộng nhất thị trường là màu trắng tuyền,màu vàng,màu cam,màu đỏ đốm,màu đỏ tuyền,màu hồng….Hoa rất thơm mùi rất mạnh và tỏa hương rất xa.Những cây hoa này thường có cánh hoa giày và bầu to dạng như cánh sen,cánh mai,…

Độ bền của hoa khoảng 15-20 ngày nếu ở trong điều kiện nóng và khô,cũng có thể hoa bền đến khoảng 1,5 tháng nhưng hoa cần ở trong điều kiện thích hợp như mát trời hoặc thời tiết se lạnh thì hoa sẽ nở bền hơn.

Hoa Phong Lan Đai Châu

Hoa phong lan Đai Châu là một loại hoa bản xứ có mặt tại nhiều vùng rừng núi ở Việt Nam. Nó có tên khoa học là Rhynchostylis, có hoa dạng chùm nhỏ xinh và rất thơm, điều đặc biệt là nó lại cho hoa vào đúng dịp tết Nguyên đán. Ở nước ta, hoa phong lan đai châu có các tên gọi khác nhau tuỳ vào vùng miền. Miền Bắc gọi là Đai Châu ( Tai Trâu) , miền trung gọi là Nghinh Xuân, miền Nam lại gọi là Ngọc Điểm.

Hoa phong lan Đai Châu rừng có hoa là những chùm màu trắng tím rủ xuống. Hoa có mùi hương nhẹ nhàng, dịu dàng khiến người chơi hoa cảm thấu rất dễ chịu. Trong đêm giao thừa, trên bàn thờ tổ tiên, ta nên chuẩn bị một vài chậu hoa lan đai châu thì thật là quốc hồn, quốc tuý. Thêm vào nữa, hoa nở rất bền, có thể từ 30 đến 45 ngày tuỳ chế độ tưới tắm cũng như việc chăm sóc lan Đai Châu của người trồng. Đây là loại hoa bản xứ nên hoa có sức chịu đựng rất tốt, do vậy cách chăm sóc hoa lan đai châu cũng khá đơn giản.

Hiện nay, bạn có thể nhìn thấy trên thị trường có rất nhiều màu sắc như : trắng, trắng tím, bò sữa, đỏ…. Đây là dòng đai châu công nghiệp được nghiên cứu và phát triển dựa trên cấy mô. Đặc điểm của loại này là đa dạng về màu sắc, cây khỏe dễ chăm sóc hơn. Tuy nhiên về mùi hương thì không thể thơm như lan đai châu rừng.

Nếu cây lan được trồng trong điều kiện quá rợp, cây tăng trưởng chậm và yếu ớt, bộ rễ phát triển kém, cây khó ra hoa. Nhưng sự ra hoa của lan đai châu không phải do ánh sáng nhiều hay ít, nắng hay rợp, tất cả là do thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày. Vì thế cây lan đai châu chỉ nở hoa vào dịp tết âm lịch, tức vào thời điểm trong năm có ngày ngắn đêm dài. Theo kinh nghiệm của chúng tôi chúng tôi che 2 lớp lưới vào mùa nắng và 1 lớp lưới vào mùa mưa để đảm bảo độ ẩm cũng như ánh sáng cho cây phát triển tốt nhất.

Cách trồng lan đai châu siêu đơn giản ngay tại nhà

Để tự tay trồng và chăm sóc một giò lan bạn hãy bắt đầu từ việc chọn mua cây giống ở rừng về và tự thuần nó theo các công đoạn như sau:

Chọn cây giống

Để giảm thời gian thuần dưỡng cây bạn cần phải lựa chọn những thân Đai Châu được khai thác khỏe mạnh không dập gãy, nên có ít nhất 6 cặp lá để tiện cho việc thuần dưỡng. Bạn cần phải cẩn trọng bởi nếu chọn phải cây đang có mầm bệnh sẽ dễ lây lan cho những cây còn lại trong vườn.

Bảo quản lan đai châu khi mua từ rừng về

Khi cây khai thác từ rừng về, trải qua các quá trình đóng gói, vận chuyển cây rất dễ bị tổn thương. Cho nên ta phải biết cách bảo quản đúng cách hạn chế được nhửng rủi ro nhất cho cây. Ta có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: xếp từ 3-5 cây bó thành từng bó nhỏ sau đó treo ngược cây vào nơi có mái che kín ta có thể cho quạt để quạt hết hơi nước bám vào cây. Không tưới nước sau 2-3 ngày tiếp theo. Quan sát kỹ xem có hiện tượng thối lá hay không. Nếu cây có hiện tượng thối lá ta phải xử lý ngay, cách ly những cây thối để riêng không treo cùng cây khỏe vì bệnh thối lá rất rễ lây lan. Những cây bị thối ta xử lý bằng cách cắt sâu vào phần thịt cách đoạn thối khoảng 1-1,5cm sau đó dùng giấy ăn lau khô vết cắt sau đó ta có thể dùng vôi tôi, dung dịch keo liền vết thương bôi kín vết cắt.

Bước 2: sau 3 ngày ta dùng thuốc trị nấm như RIDOMIL, hoặc các loại thước có chứa gốc đồng sunfat pha theo tỉ lệ 25g/15lit nước khuấy đều và phun đều cho cây. Sau khoảng 5-7h ta có thể bổ sung nước

Bước 3:Tưới hàng ngày tốt nhất là sau 3 tiếng ta tưới 1 lần để cây đủ lượng nước.

Bươc 4: Hôm sau ta pha thuốc kích thích ra rễ như NAA, ATONIX , dung dịch B1theo tỉ lệ ¼ muỗng cà phê thuốc ra rễ + 2 nắp nước B1 pha với 10 lít nước khuấy đều và phun lên cây sau khi tưới nước 20-30 phút. Sau 3-5 tiếng ta tưới nước bình thường. Sau 3-4 ngày phun thuốc 1 lần. Sau 18-20 ngày cây sẽ có hiện tượng ra rễ lúc đó ta mới đem cây ra ghép. Không nên để cây ra rễ quá dài mới ghép vì rất dễ làm hỏng đầu rễ và lại vừa khó ghép.

Đối với lan đai châu không kén chọn giá thể có thể ghép gỗ, ghép giỏ treo, ghép trụ tùy từng điều kiện mùa vụ để ghép tốt nhất vào khoảng từ tháng 3-8. Mùa đông không lên ghép mà có thể treo ngược và chăm sóc qua mùa đến mùa xuân thì ghép . giá thể phải chưa sử dụng và chưa có hiện tượng mục nát. Cách ghép lan cũng rất quan trọng cho sự phát triển của cây cũng như thẩm mỹ cho nên khi ghép phải chú ý những điểm sau:

Ghép sao cho đúng chiều. Chú ý lan rừng khi ra hoa hướng nào thì ta đưa hướng đó ra phía ngoài vì nếu cho ngược sau này hoa ra sẽ không thoát khỏi kẽ lá để vươn ra ngoài và vừa không đảm bảo mỹ thuật.

Phân chia đều khoảng cách giữa các cây ta nên ghép ngọn nhỏ ở trên ngọn to xuống dưới vì sau này các cây ở trên sẽ nhận được nhiều ánh sáng và sẽ lớn nhanh hơn so với phía dưới. Sau đó ta treo trên giàn chú ý treo không được để gần nhau quá sẽ làm ảnh hưởng tới những cây phía dưới sau đó ta tưới nước bình thường cứ 3-5 tiếng ta tưới 1 lần bất kể mùa nào trong năm.