Top 14 # Một Số Cây Cảnh Trồng Trong Nhà Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Ý Nghĩa Của Một Số Loài Cây Cảnh Giả Trong Nhà

Nó giúp không gian trở tươi đẹp, hòa mình vào thiên nhiên. Giúp điều hòa không khí và bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Về mặt phong thủy, người xưa quan niệm rằng cây Monstera Thân cao là một lá bùa hộ mệnh. Mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ và cung cấp nguồn sinh khí tốt. Người ta quan niệm như vậy vì lý do cây Monstera là loại cây có sức sống tốt. Rất hiếm khi bị bệnh hay nấm hại, lá cây xanh tốt mang lại nguồn năng lượng khá tích cực cho mọi người.

Cây hợp với người tuổi Dậu, những người có tuổi này sẽ càng thăng tiến và may mắn thuận lợi trong công việc cũng như trong cuộc sống. Ngoài ra cây còn được xem là biểu tượng của sự thịnh vượng. Mang đến tài lộc sức khoẻ cho gia chủ. Cây sẽ phát huy hết công dụng của mình nếu thì bạn nên đặt chậu cây theo hướng Bắc. Phía Đông để thu hút tài lộc cho ngôi nhà của bạn.

Ý nghĩa của cây lá môn quan âm giả

Với tính chất lá dày dặn, xanh tươi, cây lá môn quan âm giả là loài cây tượng trưng cho sự bền bỉ, dẻo dai. Mang đến sự thinh vượng, may mắn cho gia chủ. Ngoài ra nhiều người còn quan niệm rằng: những người mệnh hỏa sẽ rất hợp với loại cây này. Nó giúp cho gia chủ trở lên điềm tĩnh hơn và loại bỏ được vận khí xấu trong ngôi nhà của bạn.

Từ xưa đến giờ chắc ai cũng biết cây Xương Rồng không chỉ đẹp mà nó còn giúp cho gia chủ tránh khỏi những luồng khí xấu. Bảo vệ bạn khỏi những tác nhân gây hại trong thế giới tâm linh.

Không dừng lại ở đó với vẻ ngoài gai gốc sống ở nơi khô cằn cây vẫn vươn lên mạnh mẽ. Thể hiện ý chí kiên cường, trãi qua những vất vả khó khăn dù cho ở môi trường khắc nghiệt như thế nào? Thì sự sống của hiện tại chính là kết quả của những vất vả ấy. Một thông điệp hết sức ý nghĩa cho con người chúng ta.

Kim Ngân có 5 lá tượng trưng cho 5 yếu tố ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Chúng giúp cho căn nhà duy trì được sự ổn định và hài hòa. Theo các chuyên gia phong thủy, cây giúp cân bằng các nguồn năng lượng, chi phối tài chính của bạn. Như đúng cái tên của nó cây mang lại sự may mắn, thành công, sức khoẻ, hạnh phúc cho gia chủ.

Liên hệ tư vấn:

Facebook: LuxD Interior Design

Địa chỉ: 317 /3/2 Thống Nhất, P11, Gò Vấp, Tp.HCM.

Hotline : 07 678 678 00

Một Số Lưu Ý Đặt Cây Cảnh Trong Nhà Theo Phong Thủy Cần Nắm Rõ

Hoàn thiện thiết kế nội thất công trình của mình gia chủ thường chọn cho mình một cây cảnh trong nhà theo phong thủy với mong muốn cây phong thủy sẽ mang đến nhiều điều may mắn cho công việc và cuộc sống gia đình về sau. Tuy nhiên khi đặt cây cảnh trong nhà gia chủ phải biết cây cảnh này có tầm quan trọng rất lớn, nếu như chúng ta chỉ đặt cây trong nhà mà không chú ý thì sẽ dẫn đến nhiều điều xấu không tốt cho mình. Vậy khi đặt cây cảnh trong nhà theo phong thủy chúng ta cần lưu ý những điều gì.

1- Lưu ý về việc đặt hướng và nên để cây cảnh trong nhà theo phong thủy ở đâu

Việc đặt cây phong thủy trong nhà phù hợp với bản mệnh của gia chủ sẽ giúp cho gia chủ gặp được nhiều may mắn bởi đây là một cây phong thủy giúp gia chủ hút tài lộc

Bởi cây cảnh cũng là một cây xanh quang hợp oxi rất tốt, nhờ ánh sáng tự nhiên mà cây có thể sinh tồn và phát triển nếu như chúng ta đặt cây cảnh trong nhà mà không có ánh sáng cây sẽ chết.

Về mặt phong thủy cây cảnh mà chúng ta lựa chọn là loại mang lại nhiều may mắn về tiền tài và sức khỏe, cây có phát triển thì mới tạo nên phong thủy tốt cho gia đình.

Cây phong thủy trong phòng khách, phòng bếp và phòng ngủ vừa là cây cảnh để trang trí nội thất căn nhà vừa là cây phong thủy tốt về tài vận cho gia chủ.

Nếu chúng ta trồng quá nhiều cây xanh trong nhà khí cacbonnic sẽ sản sinh ra rất nhiều trong buổi đêm không tốt cho đường hô hấp của chúng ta đặc biệt là trẻ nhỏ.

2- Lưu ý về việc trồng và chăm sóc cây cảnh trong nhà theo phong thủy

Cây cảnh trong nhà theo phong thủy là loại cây phong thủy giúp gia chủ hút tài lộc vì vậy sự phát triển và sinh tồn của cây cảnh mình lựa chọn đặt trong nhà là vô cùng cần thiết.

Cây cảnh này hiện đang có kích thước như nào và khi phát triển kích thước của chậu cây cảnh mình chọn tăng lên như thế nào, để đảm bảo rằng loại cây cảnh mình chọn không chỉ phù hợp mà còn phải hài hòa.

Hài hòa ở đây là sự hài hòa về tổng thể kiến trúc nội thất, bởi không phải không gian nội thất công trình nào cũng đủ lớn để chúng ta có thể lựa chọn được kích thước cây cảnh tùy ý.

Đặc biệt khi thiết kế nội thất chung cư, đa phần là diện tích căn hộ nhỏ nếu như chúng ta lựa chọn đặt một cây cảnh trong nhà theo phong thủy trong chậu quá lớn.

Sẽ có nhiều vấn đề chúng ta gặp phải như nước trong chậu không thoát đi được cây cảnh sẽ nhanh chóng chết hoặc là cây có sự phát triển nhanh chiếm nhiều diện tích không gian sống…

Cũng ảnh hưởng nhiều đến phong thủy của gia chủ, đặc biệt là những gia chủ đang tìm cây cảnh trong nhà theo phong thủy đặt bàn làm việc, phải hết sức chú ý.

Hay là trong phòng khách, phòng ăn… đặc biệt là phòng khách một cây cảnh phong thủy trong phòng khách là vô cùng cần thiết và tốt cho vận mệnh của gia chủ.

Vừa mang đến thẩm mỹ đẹp về tổng thể nội thất ngôi nhà có được sự cân bằng hài hòa về bố cục. Lại giúp cho gia chủ không phải mất thời gian trong việc di chuyển đồ nội thất để phù hợp với cây xanh.

Ngoài ra, gia chủ cũng nên lựa chọn cây cảnh trong nhà theo phong thủy khi thiết kế nội thất biệt thự.

Một Số Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cây Sứ Cảnh Tại Nhà

Đặc điểm

Cây sứ thái là cây cảnh sống được nhiều năm. Chăm chỉ tỉa cảnh thường xuyên cây sẽ ra nhiều hoa. Hoa cây sứ thái hồng thường có 5 cánh, có cây được lai, ghép, hay đột biến có thể có nhiều cánh hơn. Mỗi bông hoa sứ thái hồng có thể nở từ 8 – 10 ngày. Có nhiều cành bông hoa sứ thái sẽ mọc thành chùm từ 3 – 10 bông. Sau khi bông này nở – tàn lại đến những bông khác nở. Cứ như vậy bông hoa sứ thái được chăm sóc cắt tỉa đúng cách sẽ ra hoa quanh năm.

Trồng cây

Cây hoa sứ thái được trồng nhiều trong chậu để tạo dáng bonsai. Cây được người ta ưa chuộng nhiều bằng cách trồng hạt. Theo thời gian mà cây lớn có thể dễ dàng tạo dáng cho cây theo mong muốn và sở thích của mình. Sau khi trồng khoảng 8 – 10 tháng cây sẽ ra hoa. Cây trồng vào mùa nào cũng được nhưng để cây phát triển tốt nhất nên trồng cây vào những mùa mát mẻ như mùa xuân hay mùa thu.

Nếu người muốn cây lớn, đẹp và ra hoa luôn thì nên ra những nói có bán cây cảnh để mua. Ra chọn những cây kiểu dáng mà mình thích mang về trồng xuống chậu sau khoảng 1 – 2 tháng thì cây sẽ ra hoa.

Cách chăm sóc cây hoa sứ thái: Sau khi cây ra hoa thì nên thường xuyên tỉa lá tỉa cành để cung cấp chất dinh dưỡng ra hoa những đợt tiếp theo. Cây là cây ưa sáng và chịu được nhiệt độ cao những ngày hè nắng gắt. Nên để cây ở những nơi có nhiệt độ sáng đầy đủ. Hàng ngày nên tưới nước cho cây ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều muộn.

Bón phân NPK loãng 1 tháng một lần để có những bông hoa to hơn, đẹp hơn, lâu hơn. Có thể hòa phân vào với nước để tưới cho cây

Cây sứ thái xanh tốt nhưng cũng hay gặp một số bệnh do sâu ăn là, sâu vẽ lá, rầy,… Bệnh do sâu ăn lá là cho lá bị những đốm đen, lá bị ăn không không còn hình dạng của lá nữa.

Bệnh thối cây: Bệnh thối là bệnh phổ biến nhất ở cây sứ thái hồng, bệnh này rất khó trị. Bệnh lan rất nhanh, nếu không phát hiện ngay cây sẽ bị thối mềm. Nhất là vào những mùa mưa, bệnh này có thể làm cho chết chỉ sau mấy ngày.

Tại sao cây hoa sứ được trồng nhiều tại nước ta?

Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Trong Nhà Kính

Cà chua là loại rau ăn quả, ưa sáng, có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Cà chua được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, đất cát pha, nhiều mùn,.. độ pH từ 6- 6,5, nhiệt độ từ 21- 24oc. Hiện nay cà chua chủ yếu được trồng ngoài trời, nên khó chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, năng suất, chất lượng không ổn định đặc biệt trong mùa mưa. Để cà chua sinh trưởng tốt, hạn chế sâu bệnh gây hại, đảm bảo năng suất, chất lượng cao. Các hộ nông dân nên áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trồng cà chua trong nhà kính như sau:

1. Thời vụ trồng: Vụ Hè Thu: Gieo hạt tháng 7- 8, trồng tháng 8- 9; vụ Thu Đông: Gieo hạt giữa tháng 9- 10, trồng tháng 11; vụ Đông Xuân: Gieo hạt tháng 11, trồng tháng 12 và sau trồng 2 tháng có thể bắt đầu cho thu hoạch (Nên trồng những giống chuyên dùng trong nhà kính; sau mỗi vụ trồng cần luân canh các loại rau ngắn ngày để hạn chế sâu bệnh gây hại, rồi mới trồng lại vụ sau).

2. Vệ sinh nhà kính: Để cây trồng sinh trưởng tốt, hạn chế tối đa mầm bệnh gây hại thì việc vệ sinh nhà kính trước, trong và sau chu kỳ sản xuất là rất quan trọng. Vì vậy, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định sau:

– Vệ sinh trước khi sản xuất: Làm sạch toàn bộ bên trong, bên ngoài, sàn nhà, tường bao, màng, lưới, nhà cách ly, cỏ dại, rắc vôi bột xung quanh nhà. Sau đó có thể dùng 1 trong các loại thuốc khử trùng như: Ridolmin, Daconil, dung dịch CuSO4 loãng… phun toàn bộ trong nhà,..; ở bên ngoài nhà cần phun Aldrin để trừ kiến, côn trùng (phun thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất và đảm bảo thời gian cách ly) và thiết lập các trạm rửa tay, chân tại lối vào của nhà kính.

– Vệ sinh trong chu kỳ sản xuất: Thường xuyên rửa lưới bao quanh; loại bỏ cỏ dại, tạp chất trong nhà màng và nhà cách ly.

– Vệ sinh sau chu kỳ sản xuất: Sau mỗi chu kỳ sản xuất phải thu dọn, loại bỏ tàn dư cây trồng, mầm sâu bệnh hại từ vụ trước.

3. Chọn giống: Tùy theo mùa vụ gieo trồng để lựa chọn những giống phù hợp và có nguồn gốc rõ dàng.

4. Gieo hạt: Trước khi gieo cần ngâm hạt khoảng 2- 3 giờ trong nước ấm 40- 50oC. Sau khi ngâm cho hạt vào túi vải, bọc giấy để vào chỗ kín, khoảng 2- 3 ngày hạt sẽ nảy mầm; khi hạt nảy mầm cần gieo đều trên khay hoặc gieo trực tiếp xuống đất (mật độ gieo từ 1,5- 2g/m2), sau khi gieo xong rải một lớp tro mỏng bên trên và phủ thêm một lớp rơm mỏng trên cùng để bảo vệ và giữ ẩm cho hạt; sau gieo 30- 40 ngày cây đạt 5- 6 lá là trồng được.

5.1. Làm đất: Cần bón vôi trước khi cày lật, sau đó phơi ải 5-7 ngày để đất tơi xốp; trước khi trồng phải được xới xáo lại và bón lót toàn bộ phân chuồng hoai mục đều trên mặt luống khi cầy lại lần cuối; sau đó lên luống cao 18- 20cm, rãnh luống 30- 35cm, mặt luống rộng 1,2m để trồng hàng đôi. Sau khi lên luống xong cần rạch hàng để kết hợp bón lót các loại phân khác và trong trường hợp cần thiết có thể dùng các loại thuốc để phòng trừ bệnh tuyến trùng.

5.2. Mật độ trồng: Nên trồng hàng đôi, mật độ trồng khoảng 900 cây/sào; hàng x hàng = 60cm, cây x cây 40cm theo kiểu nanh sấu; sau trồng 7- 10 ngày cần trồng dặm những cây bị chết; nên trồng vào buổi chiều mát, khi trồng cần đặt cây nhẹ nhàng, tránh vỡ bầu, nén đất vừa phải (nếu trồng cây ghép, không lấp đất cao quá vết ghép). Sau khi trồng phải tưới nước ngay để cây không bị héo và dự phòng khoảng 10% cây cùng tuổi để trồng dặm.

5.3. Lượng phân bón cho 1 sào (360m2): Phân chuồng hoai mục 300kg (hoặc phân hữu cơ VS 550- 700kg) + 30kg vôi bột (hoặc 50- 70kg Donavi) + 0,2- 0,3kg Borat + 13- 15kg đạm urê + 6- 6,5kg supe lân + 15- 17kg ka ly Clorua.

– Bón lót toàn bộ phân chuồng, Borat, vôi và 10% đạm, lân, ka ly trước khi trồng 5- 7 ngày;

– Bón thúc lần 1: 20% lượng phân còn lại, sau trồng 10- 15 ngày khi cây bén rễ, hồi xanh;

– Thúc lần 2: 30% lượng phân còn lại, sau trồng 20- 25 ngày (khi cây ra hoa);

– Thúc lần 3: 20% lượng phân còn lại, sau thu hoạch lần thứ nhất;

– Sau đó, cứ 7- 10 ngày lấy khoảng 2kg urê + 2kg Sun phát kaly ngâm vào nước, sau đó hòa loãng tưới vào xung quanh gốc để giúp quả lớn và đẹp.

5.5. Chăm sóc: Khi cây còn nhỏ cần tưới nước 2 lần/ngày, sau đó có thể tưới ngày 1 lần và giảm dần (không tưới ẩm quá hoặc để khô quá), đảm bảo độ ẩm 60- 70%. Khi cây ra hoa cần tưới nước nhiều hơn, đảm bảo độ ẩm 70- 80%.

5.6. Làm giàn: Sau trồng 20 ngày, cây cao khoảng 50cm, dùng cọc dài 1,2- 1,3m cắm thành giàn cho cây leo.

5.7. Tiả chồi, lá, nụ hoa:

– Tỉa bỏ kịp thời những nhánh mới nhú ra, mầm nách, vô hiệu, lá già,.. chỉ để 2 thân chính cho ruộng thông thoáng để dinh dưỡng tập trung nuôi quả; tỉa hết các nhánh phía dưới chùm hoa thứ nhất, mà để 1 nhánh trên chùm hoa thứ nhất (Phải tỉa nhánh đều đặn, không để nhánh quá lớn mới tỉa làm mất dinh dưỡng của cây).

– Mỗi chùm hoa nên để 4- 6 quả, sau đó ngắt bỏ đoạn cuối chùm hoa để dinh dưỡng tập trung nuôi quả, quả lớn đều, giá trị thương phẩm cao; đối với giống dài ngày, cây cao, giai đoạn gần cuối thu hoạch cần bấm ngọn để quả lớn đều, tập trung và kết thúc vụ nhanh.

5.8. Rung hoa, thụ phấn: Vì trong điều kiện nhà kính không có nhiều gió như ngoài tự nhiên, nên việc rung hoa, thụ phấn là rất quan trọng. Vì vậy khi cây ra hoa, vào mỗi buổi sáng (từ 8h30′- 10h30′) thường xuyên phải rung hoa, thụ phấn cho cà chua.

5.9. Phòng trừ sâu bệnh: Do trồng trong nhà kính, nên đã hạn chế tối đa các đối tượng sâu bệnh gây hại (đặc biệt là bệnh Sương mai).

– Sâu Khoang: Thường ăn lá vào thời gian mới trồng, có thể diệt sâu bằng biện pháp thủ công hoặc dùng nhóm thuốc sinh học để diệt trừ như: Catex 1,8EC và 3,6EC.

– Bệnh Xoăn lá, Sương mai: Chỉ phòng trị bệnh từ khi mới trồng đến lúc ra hoa bằng chế phẩm Exin. Khi cây bắt đầu ra hoa, nhờ cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối nên sức đề kháng cao, các bệnh này không làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, chất lượng cà chua.

Chú ý: Phun thuốc theo đúng nồng độ, liều lượng của nhà sản xuất; nếu quá nồng độ, liều lượng có thể làm cho hoa rụng, lá bị biến dạng,..

6. Thu hoạch và bảo quản:

Khi vỏ quả căng, bóng láng, chuyển từ xanh sang trắng xanh là có thể bắt đầu thu hoạch được, sau khi thu hoạch tiến hành sơ chế, đem đi tiêu thụ hoặc bảo quản trong kho mát./.

Đỗ Anh Dũng- Trung tâm KN tỉnh Thái Nguyên

Số lượt đọc: 44 – Cập nhật lần cuối: 13/03/2020 10:45:44 AM