Top 6 # Mô Tả Công Việc Chăm Sóc Cây Xanh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Bảng Mô Tả Công Việc Nhân Viên Chăm Sóc Cây Cảnh

II/ MỤC ĐÍCH CÔNG VIỆC:

Thực hiện công việc lái xe và hỗ trợ các công việc khác theo sự phân công./.

III/ NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

Vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ khu vực sân và đường nội bộ Công ty.

Quản lý cây cảnh của công ty .

– Báo cáo tình hình chăm sóc, tăng giảm cây cảnh định kỳ hàng tháng.- Theo dõi quá trình mua bán cây cảnh.- Lập sơ đồ vị trí các loại cây cảnh và cập nhật định kỳ hàng tháng.

Thay mặt công ty giám sát cây cảnh thuê của nhà cung cấp

– Trực tiếp nhận các loại cây cảnh của nhà cung cấp.- Kiểm tra chất lượng, số lượng theo như hợp đồng.- Thay mặt công ty giám sát quá trình chăm sóc cây của nhà cung cấp.

Quản lý các trang thiết bị sử dụng để chăm sóc cây cảnh.

– Báo cáo tình hình sử dụng, tăng giảm dụng cụ hàng tháng.- Đề xuất mua mới các loại dụng cụ cần cho công việc.

Đề xuất, quản lý các loại vật tư sử dụng để chăm sóc cây cảnh.

– Lập phiếu yêu cầu mua hàng với các loại vật tư sử dụng để chăm sóc cây cảnh.- Báo cáo số lượng sử dụng định kỳ hàng tháng cho phòng HCNS.

Thực hiện nghiệp vụ chăm sóc cây cảnh

– Xây dựng kế hoạch chăm sóc định kỳ hàng tháng.- Đề xuất kịp thời và thực hiện các biện pháp để chăm sóc, bảo vệ cây.- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về nghiệp vụ chăm sóc cây.

Vệ sinh cây cảnh, bồn và khu vực để cây cảnh, đảm bảo vệ sinh chung của nhà hàng

– Chịu trách nhiệm vệ sinh cây cảnh, bồn cây cảnh và khu vực lân cận.- Đảm bảo vệ sinh và chăm sóc cây cảnh không ảnh hưởng đến vệ sinh chung của nhà hàng.

IV/ CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY: V/ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO:

Theo quy định chế độ báo cáo của công ty.

Ngày tháng năm 2007

Download biểu mẫu xây dựng bảng mô tả công việc

Tả Người Thân Đang Làm Việc (Tả Ông Đang Chăm Sóc Cây)

[Văn lớp 5] Tả người thân đang làm việc (tả ông đang chăm sóc cây)

Mở bài

Từ nhỏ em đã sống chung với ông nên em được bên cạnh ông và có thời gian chơi với ông mỗi ngày. Lúc trước ông em là một giáo viên nhưng nay đã về hưu, vậy mà ông cũng chẳng lúc nào rảnh rỗi vì ông trồng cả một vườn cây kiểng. Em rất thích xem ông chăm sóc vườn kiểng xinh đẹp.

Thân bài

Ngày xưa ông là giáo viên dạy toán nên bây giờ làm vườn ông cũng tính toán tỉ mỉ và chú đáo. Khu vườn của ông có rất nhiều loại cây. Phía trước là khu vực ông trống những cây kiểng lớn như mai vàng, nguyệt quế, phát tài, ông còn trồng thêm khóm hoa hướng dương ở trước nhà chúng tôi cổng rào ông đặt biệt trồng hai chậu hoa giấy. Bên hông nhà, ông trồng các loại cây ăn trái như ổi, xoài, mận..phía sau một khoảnh đất nhỏ, ông lên luống cao để trồng rau xanh. Trồng nhiều như thế nên em thấy ông bận bịu với công việc suốt cả ngày. Sáng thức dậy, ông pha ấm trà rồi rảo bước ra vườn rau để bắt sâu. Ông nhổ từng bụi cỏ, vun từng gốc cây, những nhánh hành, ngò ngã rạp vì sau một đêm mưa được ông nâng lên nhẹ nhàng. Ông lựa chỗ rau cao lớn nhất nhổ một ít để sáng cho mẹ em nấu canh cua. Xong việc, ông múc lu nước mưa sau hè rửa tay rồi vào nhà uống nước trà. Mẹ mang thức ăn sáng mời ông và cả nhà, ông vui vẻ ăn và trò chuyện cùng mọi người. Hôm nay là chủ nhật nên cả nhà em sẽ cùng đi thăm mộ bà. Ông vào nhà lấy kéo tỉa, thang và dao để tỉa lại những cành cây lớn. Ông cầm kéo chắc chắn rồi tỉa thật nhanh cây vạn tế. Lúc trước cây rất um tùm và không có kiểu dáng gì, nhờ vào đôi tay khéo léo của ông mà giờ cây đã trở thành một cây bonsai giá trị. Ông tỉa uốn nhiều hình thù khác nhau cho cây. Có cây ông tỉa chúng thành cây đàn, có cây ông uốn thành con voi ngộ nghĩnh. Ông bảo em rằng “chăm sóc cây cũng như dạy dỗ một đứa trẻ, phải kiên trì uốn nắn từng chút một và điều quan trọng là phải yêu thương chúng”. Ông bắt thang để chặt bớt những nhánh cây ổi cao. Ông bọc lại những trái xoài già để tránh lũ chim đến ăn mất. Vì đêm qua trời mưa nên ông không tưới nước cho cây. Tỉa cây xong, ông đến khóm hoa hướng dương, đây là khóm hoa ông dành nhiều thời gian chăm sóc. Nhìn bàn tay gầy guộc của ông nâng niu từng bông hoa, em cảm thầy ông như một người nghệ sĩ tài hoa. Ông đỡ những nhánh hoa lớn ngã xuống và cắt bớt lá để cây đủ dinh dưỡng. Xong mọi việc, ông cắt một bó hoa hướng dương đẹp nhất để viếng mộ bà vì bà thích nhất hoa này.

Kết bài

Ông không chỉ là người em kính yêu mà còn là người dạy cho em nhiều bài học quý. Nhờ ông mà em có khu vườn trong xanh để chơi đùa, có trái ngon để ăn. KHông chỉ thế em còn học được ở ông tính kiên trì, nhẫn nại và khéo léo. Em mong sau ông khỏe mạnh, sống lâu để em có thể nhìn thấy ông chăm sóc khu vườn mỗi ngày.

Mô Tả Và Cách Trồng Lan Hài

Phân loại, nguồn gốc, xuất xứ, kỹ thuật chăm sóc và cách trồng lan hài – Paphiopedilum.

Xuất xứ tên gọi:

Từ chữ Paphos theo truyền thuyết là nơi sinh ra thần tình yêu và thần sắc đẹp, và pedilon theo tiếng Hy-lạp nghĩa là chiếc hài.

Phân họ:

Cypripedioideae.

Phân bố:

Có trên 70 loài ở vùng nhiệt đới châu Á. Điển hình cho giống hài sinh trưởng ở ba nước Đông dương có nhiều, trong đó có loài đặc hữu của Việt Nam, nổi tiếng từ xa xưa do một người Pháp phát hiện, đó là loài Paphiopedilum delenatii.

Loài cây đa thân, không có giả hành, thường là địa lan, song đôi khi cũng là lan biểu sinh hoặc thạch lan. Thân ngắn, rễ to. Có nhiều lá, lá làm thành cái quạt, hình đai, thuôn hoặc hình ê-lip, phần lá ở gốc gập lại, màu thuần xanh hoặc có những đốm sậm màu và xanh nhạt, đôi khi ánh lên màu đỏ tía ở mặt sau. Vòi hoa ngắn, có 1 hoa, hoa to, thường có màu nổi bật. Lá đài sau dựng đứng hoặc tạo thành cái mũ chụp bên trên môi, cái chụp thường có hình trứng. Lá đài hai bên liên kết với nhau tạo thành cái cánh hoa lõm lòng chảo. Các cánh hoa không theo quy ước, nằm ngang hoặc chúc xuống, thường có lông. Môi tạo thành cái mũi dầy sâu hoặc thành cái túi nhỏ giống bình trà, chung quanh có lông, đôi khi có lông cả ở phía ngoài. Trụ hoa ngắn, có cuống, với một nhụy không sinh sản ở phiá sau, đó là 2 nắp phấn hoa và một nhụy hoa có cuống. Hình dáng của nhụy hoa không sinh sản giúp ích cho việc hình thành các đặc tính để phân loại. Nhụy hoa của giống này chỉ có 1 ngăn, là một đặc điểm nổi bật để phân biệt với Phragmipedium, nhụy hoa của chúng có ba ngăn.

Hiện tại, có 3 giống phụ đã được ghi nhận là Parvisepalum, giống này có 5 loài; Brachypetalum, có 4 loài và loài phụ Paphiopediulum, được phân ra thành 5 chi gồm những loài còn lại.

Có nhiều loài đã được xử dụng để lai tạo. Việc lai tạo được thực hiện một cách nhân tạo là loài Paph. Harrisianum (Lai tạo giữa Paph. villosum với Paph. barbatum), do ông John Dominy thực hiện vào năm 1869. Đến nay thì đã có trên 10.000 loài lai đã được đăng ký.

Cách trồng lan hài – Paphiopedilum.

Trong tất cả các giống lan hài thì Paphiopedilum là giống lan được trồng nhiều nhất và cũng dễ trồng nhất. Mặc dù, đối với một giống lan lớn, thì các loài thuộc chúng cũng có những nhu cầu khác nhau, hầu hết các loài thích nghi với nhà kính có nhiệt độ trung bình. Gần như một nguyên tắc, những loài có lá đốm (lá gấm) thì thích nghi với khí hậu ấm hơn so với loài lá có màu thuần xanh và chỉ có 1 hoa, trong khi cũng loài có lá thuần xanh song lại có nhiều hoa hơn thì cần nhiệt độ khá ấm, cần nhiều ánh sáng hơn. Tất cả các loài, nói chung là cần độ ẩm cao và bóng râm vừa phải. Cũng giống như các loài lan khác, nều nhiều bóng râm quá thì màu lá sẽ trở nên xanh đậm, như vậy chúng ta chỉ hài lòng với việc chưng bày lá chứ khó cho hoa. Ngược lại, nếu quá nhiều sáng lá sẽ bị vàng. Cây lan có nhu cầu tưới nước quanh năm, song nếu chất trồng luôn ẩm ướt thì rễ cây sẽ bị thối, vì vậy chất trồng cần được thoát nước tốt, thường thì người ta rộn lẫn mảnh vỏ cây với hạt đá trân châu và than củi. Xơ dừa cũng có thể là phù hợp, một số người đã rất thành công với những vật liệu vô cơ như mảnh ván ép vụn. Hầu hết các loài thuộc giống này sinh trưởng ở vùng núi đá vôi, vì vậy nên bổ xung thêm một ít đá vôi cũng rất tốt. Trong quá trình phát triển, cây sẽ tốt nếu định kỳ tưới phân pha loãng cho chúng, nhưng khi đã vào mùa đông thì việc này là không cần thiết. Việc tách chiết cây là không nên làm, trừ phi thật tối cần thiết, khi thấy chúng có nhiều thân mà không ra hoa.

Lan Paphipedilum vietnamense x delenati. Lan Paphipedilum watdii. Lan Paphipedilum villosum. Lan Paphipedilum victoria-regina. Lan Paphipedilum venustum. Lan Paphipedilum primulinum. Lan Paphipedilum philippinense. Lan Paphipedilum niveum. Lan Paphipedilum malipoense_Orchi.

Tả Ông Em Đang Chăm Sóc Cây

Tả ông em đang chăm sóc cây

Tả ông em đang chăm sóc cây

Tập làm văn lớp 5: Tả một người thân đang làm việc, ví dụ: đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay học bài,…

Bài làm

Hàng ngày, chăm sóc cây trong khu vườn nhỏ xanh lá đã trở thành niềm đam mê của ông tôi.

Khu vườn không rộng lắm nhưng có bao nhiêu là cây. Nào hàng cây ngọc giá, xương rồng, song mây. Thêm vào đó, hàng phong lan khoe sắc hoà cùng vẻ đẹp của những khóm hồng nhung đang độ chớm nở…

Thoạt nhìn có lẽ ít ai nghĩ ông tôi đã ngoài sáu mươi, vẫn bộ pijama cũ, lăm lăm chiếc kéo trong tay, ông chậm rãi bước ra vườn. Cái lưng hơi còng khom khom cúi xuống, ông bắt tay vào công việc của mình. Tỉa lá bắt sâu vẫn là những công việc ông yêu thích nhất. Tiếng kéo cắt lách cách vang lên. Một tay đỡ những chiếc lá úa vàng, một tay đưa thoăn thoắt chiếc kéo sắc bén, trông ông như người làm vườn chuyên nghiệp. Đôi mắt hơi nheo lại, cố tìm những gã sâu nào đó rồi nhanh chóng và chính xác ông tóm lấy nó. Gã sâu ấy có nguy trang khéo thế nào đi nữa thì vẫn không qua nổi mặt ông. Nâng chiếc bình ô roa, ông nhẹ nhàng đưa trên tay tưới cho những hàng cây xanh tốt, những khóm hoa muôn màu. Nước tuôn xuống như cơn mưa thu nhỏ. Cành lá vươn ra uống dòng nước trong vắt, mát lành để được tiếp thêm nguồn sinh khí mới. Trên cái trán đầy nếp nhăn đã lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng hình như ông không cảm thấy mệt, vẫn cặm cụi với khu vườn, với niềm dam mê muôn thuở. Tưởng rằng đôi bàn tay to bè thô kệch của ông chỉ biết tia lá bắt sâu nhưng cây trong vườn có dáng đẹp cũng đều nhờ bàn tay ấy cả. Những ngón tay gân guốc, rắn chắc khéo éo nắn sửa từng cây thế vịn. Nắng lên cao, ông cũng đã thấm mệt. Tựa mình vào chiếc ghế mây, thưởng thức tách trà nóng, ông khẽ đẩy cặp kính lên ngắm lại “tác phẩm” của mình. Cơn gió thoảng qua, dịu mát như làm vơi đi mệt mỏi, chưa bao giờ ông ngắm “tác phẩm” lâu đến thế. vẻ tươi vui, hài lòng dần dần hiện lên trên khuôn mặt xương xương, rồi ông nở nụ cười mãn nguyện.

Dường như cái dáng gầy gầy cặm cụi với khu vườn của ông đã khắc sâu vào :rí nhớ tôi như một điều kì diệu. Mỗi lần xem ông chăm sóc khu vườn là một lần tôi được cảm nhận một lần ông được say mê với tuổi già.

Ngô Phương Thảo – Hà Nội

Nhận xét của giáo viên:

1. Những ưu điểm cần học tập

Chăm sóc cây cảnh là thú vui của người già. Phương Thảo quan sát và miêu tả khá kỹ công việc đó của ông bạn.

Bạn miêu tả công việc của ông theo một trình tự hợp lý: từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc công việc. Tuy nhiên bài văn không đơn điệu, khô khan mà rất cụ thể, sinh động. Bởi trong mỗi việc ông làm còn có cà tình yêu, niềm đam mê với cây cảnh. Ở đây, ông không chi một làm công việc lao động bình thường mà ông đang lao động “nghệ thuật”: “Một tay dữ chiếc lá úa vàng, một tay đưa thoăn thoắt chiếc kéo sắc bén, trông ông như người làm vườn chuyên nghiệp”, “Nâng chiếc bình ô roa, ông nhẹ nhàng đưa tay tưới cho những hàng cây xanh tốt”…, và sau đó, ông lại nhẹ nhàng tạo dáng nghệ thuật cho cây “khéo léo nắn sửa từng cây thế vịn” để rồi cuối cùng ông thưởng thức “tác phẩm cùa mình”.

Ngôn ngữ miêu tả được sử dụng để miêu tả trong bài văn tốt. Những từ láy, tính từ cùng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá dều được phát huy tác dụng của mình. Bên cạnh đó, bạn còn có lời bình khá hay: “Tưởng rằng đôi bàn tay to bè thô kệch của ông chi biết tia lá bắt sâu nhưng cây trong vườn có dáng đẹp cũng đều nhờ hàn tay ấy cả”, cũng như miêu tả một cách tinh tế niềm vui mà ông tìm thấy trong công việc: “Vẻ tươi vui, hài lòng dần dần hiện lên trên khuôn mặt xương xương, rồi ông nở nụ cười mãn nguyện”.

2. Những hạn chế cần rút kinh nghiệm

– Đoạn văn đầu tiên cùa phần thân bài: “Khu vườn không rộng lắm… đang độ chớm nở” chưa có sự liên kết chặt chẽ về ý với đoạn văn tiếp theo.

– Phần kết bài diễn đạt chưa hay lẳm.

Bài luyện tập

1. Em hãy viết bổ sung giúp bạn 1 – 2 câu văn để đoạn văn thứ nhất của phần thân bài liên kết chặt chẽ về ý với đoạn văn thứ hai.

2. Viết lại đoạn kết bài cho bài văn trên.

3. Viết bài văn miêu tả một người thân của em đang làm việc.

Bài viết gợi ý: