Top 14 # Mô Hình Trồng Rau Sạch Thuỷ Canh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Mô Hình Trồng Rau Thuỷ Canh, Rau Sạch Trên Giá Thể Hữu Cơ

Trồng rau thủy canh là một phương pháp mới, rất tiết kiệm đất, hiệu quả và phù hợp với nhà phố. Không những thế phương pháp này còn giúp rau cách ly với nguồn sâu bệnh, nước ô nhiễm, tránh độc tố.

Với nhiều ưu điểm: không tốn đất, không cần bón phân hay diệt sâu bệnh…, rau thủy canh đang được các chủ vườn áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, do được trồng trong môi trường bảo đảm nên rau thủy canh là loại thực phẩm sạch được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Để khắc phục tình trạng ngộ độc do dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá quy định cho phép, mô hình trồng rau sạch tại nhà ngày càng được nhiều người lựa chọn, Một trong số đó là phương pháp trồng rau thuỷ canh.

1. Về phương pháp trồng rau thủy canh

Có hai loại thủy canh cơ bản: Thủy canh hồi lưu là quá trình dung dịch được tự động bơm lên để tưới cho các loại rau trong kệ trồng bằng máy bơm, nước sẽ được luân hồi trong kệ để đảm bảo sự phát triển của thực vật; thủy canh tĩnh: dùng dung dịch thủy canh trong chậu đã được pha sẵn và trồng những cây giống vào đó. Nhìn chung, phương pháp thủy canh rất đơn giản, dễ trồng và không tốn quá nhiều công sức để chăm sóc.

2. Điều kiện che chắn:

Để trồng rau thủy canh các bạn có thể tận dụng ban công, sân thượng, có mái tôn hoặc lưới che. Trong trường hợp không có che chắn bạn có thể làm giàn thủy canh có gắn mái che.

3. Lắp đặt hệ thống thuỷ canh tuần hoàn:

Giá sắt để đặt các ống nhựa: Giá sắt được hàn chắc chắn, cao khoảng 1,5-2 m, đối với gia đình có các hàng rào thì có thể đặt trên các ống trên hàng rào bằng cách hàn thêm các giá đỡ. Chiều rộng của giá sắt tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất, chiều dài giá sắt tùy theo diện tích để lắp đặt từ 4-10 m.

Thùng chứa dung dịch dinh dưỡng: Thùng chứa dung dịch dinh dưỡng thủy canh với thể tích 50-100 lít.

Ống trồng cây: Dùng các ống nhựa đường kính 9-11 cm. Trên ống có các lỗ thẳng hàng với đường kình 5-6 cm, mỗi lỗ cách nhau 15-20 cm . Các ống được đặt trên các giá sắt sao cho mực nước trong cả ống cân bằng, vì vậy khĩ thuật làm giàn để đặt các ống cho thăng bằng là khá quan trọng.

Máy bơm nước đặt trong thùng chứa dung dịch được kết nối với hệ thống hẹn giờ tự động, có thể đặt nhiều chế độ trong ngày, bạn không phải mất công tưới cho cây vì đã có hệ thống tự động này rất tiện lợi.

4. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc rau sạch trên giá thể a. Kỹ thuật gieo ươm cây rau giống trên khay bầu nhỏ:

Chuẩn bị khay, giá thể và gieo hạt: Chọn loại khay nhỏ làm bằng nhựa hoặc bằng xốp có kích thước 30 x 60 cm (có 128 lỗ trên bề mặt) để gieo ươm giống rau. Giá thể được chế biến bằng cách trộn đều 1/3 phân chuồng đã ủ hoại mục + 1/3 mùn cưa hoặc sơ dừa đã được phơi kỹ + 1/3 các chất hữu cơ từ sản phẩm nông nghiệp hoại mục như rơm, rạ, than bùn… Ngoài ra, còn có bổ sung thêm 2 kg phân supe lân cho 100 kg giá thể để kích thích cây con nhanh ra rễ rồi cho vào các lỗ của khay bầu, nén nhẹ cho chặt rồi gieo vào mỗi lỗ một hạt giống.

Chăm sóc cây rau giống: Xếp các khay thành hàng, thành luống rồi hàng ngày tưới nước đủ ẩm cho hạt mọc và phát triển trong khoảng 10 đến 15 ngày là có thể đem trồng được. trong thới gian này, không cần bón phân thêm vì lượng phân bón lót trong lỗ khay đã đủ cho cây sinh trưởng, phát triển bình thường.

b. Kỹ thuật trồng chuyển sang khay bầu to:

Chuẩn bị giá thể: Giá thể bao gồm 1/3 phân chuồng + 1/3 đất cát, đất thịt nhẹ + 1/3 chất hữu cơ hoại mục, các chất khoáng, than bùn + 3 kg phân supper lân/ 100kg hổn hợp. Nếu không có phân chuồng có thể trộn 40% mùn cưa đã mục + 40% phân vi sinh, rác thải hữu cơ hoại mục + 20% phân vi sinh Sông Gianh. Trộn đều hỗn hợp và đóng vào các khay bầu to có kích thức lỗ to hơn (hoảng 250 lỗ) để chuyển bầu cho cây rau giống.

Trồng cây: Dùng ngón tay ấn nẹ vào đáy bầu trên khay nhỏ để lấy ra bầu cây nguyên vẹn không bị vỡ bầu, đứt rễ rồi đem trồng vào khay bầu lớn. Bằng cách này, có thể rút ngắn được thời gian chăm sóc từ 5 đến 7 ngày do không mất thời gian cây bén rễ như phương pháp gieo hạt, nhổ cây và trồng lại.

Chăm sóc: Dùng phân vi sinh để bón cho cây, sử dụng các hệ thống lưới xoay hoặc tưới bằng bình bơm để giữ ẩm cho cây. Dùng nilon phủ đất (nếu trồng trong nhà lưới). Nếu có sâu bệnh nên dùng các chế phẩm sinh học và phi hóa học để phòng trừ. Nếu có sử dụng nhà lưới thì hầu như không cần dùng đến các loại thuốc hóa học. Trường hợp có nhiều rệp và bọ nhảy gây hại trên lá thì có thể dùng các bẩy dính màu để thu hút và tiêu diệt chúng rất có hiệu quả.

5. Thu hoạch:

Với rau cải ăn lá các loại: Thu hoạch sau khi đưa cây con lên hệ thống thuỷ canh tuần hoàn 23-25 ngày. Dùng dao cắt sát gốc, tỉa bỏ lá gốc, cho vào túi nilon có thể ăn ngay hoặc bỏ trong tủ lạnh bảo quản.

Với rau xà lách, cần tây: Thu hoạch sau khi đưa rọ cây lên hệ thống thuỷ canh tuần hoàn 25-30 ngày. Dùng dao cắt sát gốc, tỉa bỏ lá gốc, cho vào túi nilon khối lượng 0,2 kg/túi.

Với rau muống: Cứ 10 ngày hái 1 lứa. Thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 3 tháng. Hái bằng tay những ngọn đủ tiêu chuẩn (tránh không làm ảnh hưởng đến những ngọn nhỏ cho lứa sau), cho vào túi nilon khối lượng 0,5 kg/túi .

Kết thúc thu hoạch, vệ sinh đường ống, bể chứa và thay dung dịch để trồng rau khác hoặc trồng lứa mới.

dtnkhanh – Canthostnews, Theo Thông tin Khoa học & Công nghệ Vĩnh Long

Mô Hình Trồng Rau Sạch Thủy Canh

Với ưu điểm nhỏ gọn, dễ chăm sóc, trồng rau thủy canh đã mang đến những lợi ích không ngờ trong việc tạo các sản phẩm rau xanh, sạch và an toàn. Phương pháp được thực hiện đơn giản, tiện lợi nhưng cần đảm bảo đúng kỹ thuật. Ngoài ra, để tạo cho cây môi trường tốt nhất để sinh trưởng, nâng cao năng suất; người trồng cần có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng. Hôm nay Sân Vườn Trúc Xinh sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề này.

Trồng rau thủy canh là gì?

Thủy canh là phương pháp trồng rau đang được nhiều nước có nền nông nghiệp phát triển áp dụng. Tại Việt Nam kỹ thuật này trong những năm gần đây cũng trở nên khá phổ biến. Trồng rau thủy canh là kỹ thuật trồng rau trong môi trường không phải bằng đất tự nhiên, tất cả các chất dinh dưỡng được hòa tan trong nước tưới và được cung cấp thường xuyên cho cây trồng.

Ưu điểm mô hình trồng rau sạch thủy canh

Theo nghiên cứu, mô hình trồng rau thủy cảnh được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội giúp cây trồng đảm bảo tốt hơn về vấn đề an toàn thực phẩm. Cụ thể:

Không sử dụng đất: giúp tránh được một lượng lớn nguồn mầm bệnh từ đất trồng, hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.

Tiết kiệm không gian: miễn là có đủ không gian và cung cấp đầy đủ những gì cây cần, bạn có thể thiết giàn trồng rau ở bất cứ đâu: trồng rau thủy canh trên sân thượng, trồng rau sạch ở ban công nhà phố,…

Ít tốn công chăm sóc: mô hình tự động hóa nên không tốn nhiều công chăm sóc. Đối với quy mô sản xuất thì sẽ tiết kiệm một lượng rất lớn chi phí thuê nhân công.

Tiết kiệm nước: nước được tuần hoàn kín trong hệ thống. Một thiết lập hiệu quả sẽ không có bất kỳ sự rò rỉ nào.

Năng suất cao gấp 2 lần: trồng rau thủy canh được công nhận là sẽ cho năng suất cao hơn gấp 1.5-3 lần so với mô hình truyền thống.

Kiểm soát yếu tố tác động tới cây: ít sâu bệnh, thường đi kèm với nhà màng/nhà kính nên có thể kiểm soát môi trường phát triển của cây như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, dinh dưỡng,…

Không có cỏ dại: với thủy canh thì bạn không còn phải mất thời gian và công sức để diệt cỏ nữa.

Đảm bảo chất lượng rau trồng: rau thủy canh luôn nằm trong phân khúc sản phẩm giá cao, được công nhận là rau an toàn bởi câc đơn vị uy tín như VietGAP hoặc GlobalGAP.

Mô hình trồng rau thủy canh sạch

Các kỹ thuật trồng rau thủy canh đang được áp dụng rộng rãi

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật trồng rau thủy canh được ứng dụng phổ biến với những ưu và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào mỗi điều kiện cụ thể bạn có thể chọn 1 trong các kỹ thuật như sau:

1. Kỹ thuật dòng sâu

Dung dịch chất dinh dưỡng chảy qua các ống dẫn, tiếp xúc với phần dưới của rọ nhựa. Hệ thống rễ cây hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cây bằng cách mọc xuyên qua khe hở của rọ.

2. Kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng NFT

Trong kỹ thuật, vật liệu dẻo được sử dụng để chế tạo hệ thống kênh dẫn đưa chất dinh dưỡng qua màng mỏng đến cây. Tại khoảng giữa của ống đặt môi trường phát triển và hạt giống. Để ngăn cản sự bốc hơi, mép hạt giống cần kẹp vào màng mỏng. Dung dịch thủy canh chảy với tốc độ 2-3 lít/phút theo chiều dài kênh dẫn.

3. Kỹ thuật nổi

Kỹ thuật sử dụng bể chứa dinh dưỡng sâu khoảng 20-30cm. Một tấm kính polyethylene màu đen được lót vào mặt trong của bể chứa. Ống dẫn khí và thanh phân phối khí cũng được lắp đặt và hoạt động liên tục để tăng oxy, cung cấp dưỡng chất cho cây. Giá đỡ cây làm từ vật liệu nhẹ là các túi nhựa gắn trên tấm styrofoam nổi trên bề mặt dung dịch.

4. Kỹ thuật trồng rau thủy canh túi treo

Cây được trồng trong giá thể đạt vào các túi nhựa polyethylene mỏng, đã xử lý tia UV, hình trụ, dài khoảng 1m. Túi có gắn móc sắt treo lên giàn. Ống phân phối dinh dưỡng tiếp xúc với túi, thấm qua giá thể và nuôi cây bằng kỹ thuật mao dẫn. Ngoài ra, hệ thống máng hứng dung dịch dinh dưỡng được lắp đặt ở dưới đáy túi để thực hiện hồi lưu đảm bảo tiện dụng, sạch sẽ.

5. Kỹ thuật rãnh

Cây được đặt trong giá thể và đưa vào khe rãnh sâu khoảng 20-30cm. Dung dịch dinh dưỡng chảy qua đường ống nằm trong khe nhỏ giữa các khe chứa giá thể. Rau trồng hấp thụ dưỡng chất từ ống dẫn để phát triển xanh tốt.

6. Kỹ thuật mao dẫn

Cây được đặt vào rọ chứa giá thể trong thùng dung dịch được cố định bởi tấm chắn bằng xốp. Rọ có các lỗ nhỏ để rễ hút dinh dưỡng và thông qua kỹ thuật mao dẫn để ngấm vào giá thể nuôi cây phát triển.

Kỹ thuật trồng rau sạch thủy canh

Ưu và nhược điểm của 4 mô hình trồng rau thủy canh thông dụng

1. Thủy canh tĩnh

Đây là mô hình trồng rau bằng dung dịch thủy canh đựng cố định trong các thùng xốp hoặc khay nhựa chuyên dụng. Phù hợp và khá phổ biến đối với các gia đình đang sinh sống tại thành phố.

Ưu điểm: tiết kiệm chi phí đầu tư, lượng nước tưới hàng ngày; không mất thời gian chăm sóc; năng suất cao, chất lượng rau đảm bảo; ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, mùa vụ, ít sâu bệnh.

Nhược điểm: thùng chứa dung dịch nặng, di chuyển khó khăn và thường xuất hiện và tích tụ các loại rong rêu; dễ gây hiện tượng thối rễ.

Mô hình thủy canh tĩnh

2. Mô hình thủy canh hồi lưu

Mô hình sử dụng hệ thống bơm tự động để cung cấp dinh dưỡng cho rau một cách tuần hoàn. Đối với phương pháp trồng này, dung dịch dinh dưỡng sẽ được ống thủy canh luân chuyển đến từng cây, tạo điều kiện để cây phát triển tốt nhất.

Ưu điểm: đa dạng quy mô; rau hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn nhờ sự luân chuyển của dòng dinh dưỡng; năng suất cao, chất lượng đảm bảo; có thể trồng nhiều loại rau trên cùng một khay; tiết kiệm thời gian chăm sóc, nước tưới hàng ngày.

Nhược điểm: chi phí đầu tư cao, không phù hợp với các loại rau lấy củ.

Hệ thống thủy canh hồi lưu

. Mô hình thủy canh trụ đứng-khí canh

Khí canh là mô hình trồng rau thủy canh dùng hơi sương để cung cấp chất dinh dưỡng cho rau, giúp cây phát triển và sinh trưởng tối đa trong điều kiện tốt nhất. Rễ của cây rau được đặt nơi kín, không gian tối mà vẫn đảm bảo đủ lượng không khí cung cấp cho rau. Mô hình có 2 loại, bao gồm khí canh trụ đứng và khí canh trụ ngang.

Ưu điểm: năng suất cao, chất lượng rau tốt hơn so với các mô hình khác; cung cấp lượng oxi cao giúp rau có đề kháng tốt hơn; tiết kiệm diện tích, chứa ít nước và thích hợp cho nhà ở đô thị, căn hộ tầng cao,…

Nhược điểm: chi phí đầu tư ban đầu cao, cần cung cấp dinh dưỡng liên tục và không thể trồng nhiều loại rau trên cùng một trụ. Tốn nhiều thời gian hơn cho người mới.

Mô hình khí canh

4. Mô hình tưới nhỏ giọt

Mô hình tưới nhỏ giọt là cách cung cấp dinh dưỡng cho rau xanh bằng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động, tưới trực tiếp lên rễ của cây rau. Nhờ kết hợp với hệ thống hiện đại, mô hình trồng rau thủy canh này đảm bảo độ chính xác tuyệt đối về các điều kiện cần thiết cho vườn rau.

Ưu điểm: tiết kiệm thời gian chăm sóc và dung dịch dinh dưỡng, đảm bảo không bị xói mòn giá thể, nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng rau sạch.

Nhược điểm: chi phí đầu tư thiết bị khá lớn, khó làm mát cho rau trong điều kiện nắng nóng và hệ thống tưới tự động dễ hư hỏng.

Mô hình tưới nhỏ giọt

Tư vấn thiết kế giàn trồng thủy canh tại nhà hoặc ở các trang trại

Có nhiều kiểu thiết kế giàn thủy canh khác nhau tùy thuộc vào quy mô trồng rau, không gian lắp đặt, độ cao, hướng nắng. Đối với các nhu cầu khác nhau, chúng ta có một vài kiểu thiết kế phổ biến như sau:

Giàn phẳng: giàn trồng cây rộng 1-1.5m, cao 45-60cm, với khoảng 8-10 ống dài 3-6m mỗi giàn. Thiết kế này thích hợp ứng dụng tại khu vực sân thượng không mái che.

Thiết kế bán chữ A: giàn trồng cây có mặt hướng sáng và dựa sát tường với 2 giàn đặt 2 bên. Thiết kế phù hợp với khu ban công dài có tường cao 2 bên và phía sau.

Thiết kế chữ A: yêu cầu giàn trồng cây gắn mái tránh mưa để bảo vệ rau không bị gãy, dập trong trường hợp mưa lớn. Đây là thiết kế phù hợp với không gian sân thượng rộng rãi, không có mái tôn.

Thiết kế giàn tầng: thường gồm 2 đến 3 tầng với khoảng 3 tới 5 ống mỗi tầng đảm bảo nắng xiên đều các tầng. Thiết kế này phù hợp với nhà có mái tôn nhưng ít bị che chắn xung quanh do hướng nhà có ánh sáng tốt.

Giàn treo: phần khung của giàn được thiết kế đa dạng, linh hoạt kích thước. Giá đỡ là 1 bộ dây co nối có độ chắc và co giãn nhất định. Thiết kế thích hợp với các không gian nhà ống, nhà phố hoặc những nơi có diện tích trồng hạn chế.

Thiết kế giàn trồng rau thủy canh

Một vài dụng cụ trồng rau thủy canh cơ bản

Với các thiết kế giàn trồng rau thủy canh, dù là trồng theo hình thức nào, các bạn cũng cần phải chuẩn bị những dụng cụ để trồng. Vậy dụng cụ trồng rau thủy canh bao gồm những gì?

Ống nhựa thủy canh: Ống nhựa trồng thủy canh chính là cầu nối giữa rau với dung dịch dinh dưỡng, là điểm tựa cho cả giàn thủy canh. Ống được làm bằng nhựa nguyên sinh như PP, PC, ABS, PS-GPPS, HIPS, PON, PA, PMMA… Đây là những loại nhựa an toàn cho người sử dụng.

Rọ nhựa trồng rau thủy canh:Rọ dùng để chứa giá thể, làm giá đỡ cho cây thủy canh. Gieo hạt giống vào rọ rồi đặt lên giàn thủy canh. Khi cây ra rễ, rễ sẽ len qua các khe trống dưới đáy rọ để hút dinh dưỡng. Rọ nhựa thủy canh có nhiều kích cỡ khác nhau phù hợp với từng loại rau.

Giá thể: Có rất nhiều loại giá thể trồng rau thủy canh như: mùn cưa, vỏ trấu, vỏ bào, than bùn, vỏ cây, xơ dừa, cát, sỏi,… Mỗi loại có những ưu điểm và thuộc tính riêng cho từng loại rau khác nhau.

Dung dịch dinh dưỡng thủy canh: Đây là hỗn hợp các khoáng chất và dinh dưỡng. Dung dịch sẽ được pha vào nước, môi trường chính để nuôi dưỡng cây trồng. Khi cây trồng ra rễ, bộ rễ của cây sẽ trực tiếp tiếp xúc với nước dung dịch dinh dưỡng thủy canh để hấp thụ dưỡng chất nuôi cây phát triển.

Bút đo pH, bút đo ppm:

Bút đo pH: dụng cụ cho biết pH trong dung dịch, chỉ số có ảnh hưởng rất nhiều tới điều kiện sinh sống của cây trồng trong nước. Thông thường là trong khoảng từ 5,5-6,0.

Bút đo ppm: mỗi một loại cây trong từng thời kỳ phát triển sẽ cần có một nồng độ ppm khác nhau. Do đó, dụng cụ giúp xác định nồng độ này trong dung dịch thủy canh chính xác; giúp cây phát triển đồng đều, cho năng suất cao hơn và chất lượng ra an toàn khi sử dụng.

Một số dụng cụ trồng rau thủy canh

Một số dụng cụ trồng rau thủy canh khác bao gồm: 1 timer (hẹn giờ), 1 thùng nhựa đựng dung dịch trồng, 1 bơm nước công suất 400-560 lít/giờ, ống dẫn dinh dưỡng từ ống thủy canh về thùng…

Cách trồng rau sạch thủy canh tại nhà

+ Chuẩn bị:

Lựa chọn địa điểm trồng và thiết kế phù hợp

Mua đầy đủ các dụng cụ trồng rau thủy canh cần thiết

+ Các bước trồng rau:

Bước 1: trước khi đưa cây con lên giàn, bạn ươm hạt vào giá thể. Ở đây chúng ta sẽ sử dụng viên nén xơ dừa.

Bước 2: sau khi tra hạt xong, tưới nước trên bề mặt của viên nén xơ dừa và đổ nước vào khay ngập ¼ viên nén xơ dừa.

Bước 3: đặt khay ươm vào vị trí râm mát từ 1-2 ngày, khi hạt vừa nhú mầm đặt khay nơi có ánh nắng tránh để lâu trong bóng râm cây sẽ yếu, thân hơi dài.

Bước 4: theo dõi cây con thương xuyên, tưới nước đều đặn. Khoảng 3 ngày cây đã nhú và ra hai lá mầm, đưa cây con lên khay và pha dinh dưỡng thủy canh nồng độ 300 ppm.

Bước 5: sau khoảng 10-15 ngày từ lúc gieo hạt, cây được 2 lá thật, tiến hành đưa lên giàn trồng để cây phát triển nhanh.

Bước 6: sau khi đưa cây lên giàn thủy canh hồi lưu, cần thường xuyên kiểm tra nồng độ TDS (ppm) và nồng độ pH trong dung dịch để đảm bảo cây phát triển tốt nhất.

Nếu có ý định trồng rau sạch, an toàn tại nhà theo phương pháp thủy canh thì bạn có thể tham khảo cách trồng rau thủy canh đơn giản theo một quy trình cơ bản như sau:

Tuy nhiên, đối với các mô hình thủy canh khác nhau thì các bước trồng rau tại nhà sẽ có sự thay đổi để phù hợp với nguyên tắc hoạt dộng của hệ thống. Vậy nên ngay khi có nhu cầu lắp đặt giàn trồng rau thủy canh tại nhà quý khách hàng có thể liên hệ với Trúc Xinh qua số hotline để được tư vấn và hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật một cách chuyên nghiệp nhất! Một số dịch vụ khác được cung cấp tại Trúc Xinh như: thiết kế sân vườn, tiểu cảnh sân vườn, hòn non bộ, hồ cá koi,… với những ưu đãi lớn và được tư vấn miễn phí. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu!

Bình Dương: Trồng Rau Sạch Bằng Mô Hình Thủy Canh

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.Người viết: , ngày 11/29/2011, trong mục ” TRỒNG TRỌT”

Học hỏi kiến thức trồng rau thủy canh (TC) tại Thái Lan, anh Hồ Mộng Hải, ấp Dư Khánh, xã Thạnh Phước, huyện Tân Uyên (Bình Dương) thử áp dụng, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình trồng theo phương pháp TC hoàn toàn tự động là mô hình đầu tiên tại Bình Dương được thiết kế bởi Phân viện Sinh học Đà Lạt, là nơi tổ chức nhiều hội thảo, nơi học tập cho nông dân trong thời gian qua.

Vườn rau TC của anh Hải

Mạnh dạn đầu tư

Anh Hồ Mộng Hải sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tân Uyên, sau khi tốt nghiệp Đại học Nông Lâm chúng tôi anh công tác tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sau khi đi tham quan, học tập mô hình trồng rau TC tại Thái Lan, nhận thấy mô hình hay anh đã mạnh dạn đầu tư trồng thử. Đầu năm 2009, anh hợp tác với Phân viện Sinh học Đà Lạt đầu tư xây dựng nhà kính với diện tích 100 m2, trồng thử nghiệm rau muống, rau cải ngọt, cải xanh, xà lách. Sau một tháng chờ đợi, vườn rau đã không “phụ lòng” chủ. Với giá bán rau muống 25.000 đồng/kg, rau cải xanh 25.000 đồng /kg, các loại rau khác giá đều cao hơn 3 lần so với rau trồng thông thường đã đem lại cho anh nguồn lợi nhuận cao.

Anh Đoàn Huỳnh Hưng, người trực tiếp chăm sóc vườn rau cho anh Hải, chia sẻ, để trồng được loại rau TC cần trải qua các công đoạn, như: Sau khi gieo hạt, cây con được 4 ngày tách ra từng cây riêng cho vào các hộp xốp có đục lỗ và cho đất vào sẵn, sau đó cây con phát triển được 6 ngày thì cấy sang một hộp xốp lớn hơn và thả xuống dung dịch nước có hòa lẫn phân để trồng. “Đất trồng rau TC phải được làm từ bột xơ dừa xay nhuyễn. Xơ dừa trước khi đưa vào sử dụng cần ngâm với nước và vôi một tuần để nhả chất chua. Trồng bằng xơ dừa giúp cây bám được trên hộp xốp, nếu trồng bằng đất khi đưa xuống nước đất sẽ rơi ra, cây không bám được”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, mô hình rau TC thật sự đem lại rất nhiều thuận lợi, không phải tốn công làm đất, không cần tưới, không phải lo lắng đến việc trừ cỏ dại, trừ sâu và các côn trùng có hại trong đất. Hơn nữa khi dùng kỹ thuật TC, cây trồng sẽ có được môi trường sống đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu. Do vậy, cây sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh có thể trồng liên tục, không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường. Một thuận lợi lớn của kỹ thuật TC là cho phép thiết lập hệ thống nuôi trồng tự động. Khi sử dụng hệ thống tự động, người làm vườn có thể linh hoạt được thời gian chăm sóc cây trồng.

Tuy nhiên, để thực hiện được mô hình TC, người trồng gặp phải một số khó khăn, vốn đầu tư ban đầu cao do chi phí về trang thiết bị. Người chăm sóc cần có trình độ chuyên môn kỹ thuật để sản xuất có hiệu quả. Trong quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng, thực vật làm thay đổi độ pH trong dung dịch TC, do đó cần phải điều chỉnh pH mỗi ngày. Giá trị pH tối thích từ khoảng 5.8 – 6.5, giá trị pH càng chênh lệch khỏi khoảng này thì mức độ ảnh hưởng không tốt lên hệ thống TC càng lớn. Ngoài ra, những yếu tố thay đổi đột ngột môi trường cũng như việc cung cấp chất dinh dưỡng hay tưới nước không đúng có thể gây ra những triệu chứng rối loạn sinh lý ở cây. Bởi vậy, mỗi ngày cần kiểm tra dung dịch trồng để có biện pháp khắc phục sớm.

Sẵn sàng chuyển giao công nghệ

Hiện anh cán bộ trẻ này đang giới thiệu rộng rãi mô hình, kỹ thuật cho bà con nông dân, nhà sản xuất nông nghiệp trong và ngoài xã. “Chỉ cần vài m2 trên sân thượng hay ở góc hiên nhà, với phương pháp TC này là gia đình đã có rau sạch để ăn”, anh Hải chia sẻ.

Nhận thấy mô hình trồng rau TC của anh Hải hay, mang lại hiệu quả kinh tế cao, Hội Nông dân huyện Tân Uyên đã tổ chức buổi hội thảo “Trồng rau theo hướng công nghệ cao” tại vườn rau sạch của anh. Theo ông Lê Hiếu Nhơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Phước, mô hình rau TC của anh Hải đã đem lại hiệu quả kinh tế nên Hội Nông dân huyện đã đề nghị nhân rộng mô hình này ra cho bà con nông dân cùng học tập.

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu rau sạch cho khách hàng trong và ngoài tỉnh, anh Hải đang đầu tư thêm 400 m2 diện tích trồng rau. Ngoài làm rau sạch, anh còn nuôi vịt bán trứng với giống vịt ngắn ngày 3,5 tháng.

Với hơn 1.000 con vịt, mỗi ngày anh thu vào hơn 800 trứng. Chi phí nuôi vịt bán trứng giống bằng với nuôi vịt cung cấp trứng thường, bởi vậy bán trứng giống sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Q.Như – T.Lý

Nguồn tin: Báo Bình Dương

Chia sẻ bài báo này với bạn bè.

Học Trồng Thuỷ Canh Rau Sạch Trong 5 Phút

Với những thông tin chúng tôi cung cấp cho bạn sau đây, hi vọng sẽ giúp bạn tự cung cấp rau sạch cho bản thân, gia đình và tạo phong trào trồng và ý thức sử dụng rau sạch của người dân chúng ta được nâng cao hơn.

Xin giới thiệu mô hình này với các bạn mới nghiên cứu thủy canh và muốn bắt tay thử nghiệm trồng rau sạch:

Trước hết các bạn cần có một khung đủ vững để giữ chất dinh dưỡng và cây, có thể dùng thùng mốp, thùng gỗ, thùng đóng bằng ván ép…cao từ 10 đến 20cm. Ở đây tôi làm bằng một cái rổ nhựa, chiều cao khoảng 10cm, dài 40cm, ngang 30cm có sẵn ở nhà.

Nếu mua rổ trồng rau sạch, các bạn nên chọn loại này:

Không nên chọn loại này:

Vì loại đầu tiên có thành rổ khuyết xuống, khi đậy tấm mốp lên sẽ tạo thành hai khe thông khí, bạn không cần khoét lỗ thông khí nữa.

Các bạn lấy màng phủ nông nghiệp màu đen (giá khoảng 1200đ/m vuông) để bọc bên trong lại, phủ trùm ra ngoài như thế này:

Nếu không mua được màng phủ nông nghiệp, các bạn dùng nilong trong suốt cũng được, nhớ lót bên trong bằng hai lớp giấy báo để tránh ánh sáng lọt vào trong.

Sau đó kiếm một tấm mốp dày từ 2 đến 4cm, kích thước bằng hoặc lớn hơn miệng rổ (thùng). Tạo những lỗ tròn cách nhau từ 10 đến 15cm. Đường kính lỗ tùy thuộc vào đường kính miệng ly nhựa (rọ nhựa) mà bạn định dùng. Bạn có thể cắt những lỗ tròn này bằng cách dùng một mảnh kim loại uốn thành dạng ống với đường kính nhỏ hơn đường kính miệng ly khoảng 4mm, nung nóng bằng bếp gaz và ấn vào tấm mốp, chú ý đừng nung nóng quá sẽ tạo lỗ quá lớn, tốt nhất nên thử trước với một tấm mốp vụn nào đó. Nếu làm khéo léo một chút, sau này các bạn sẽ bỏ ly nhựa vào vừa khít và đủ chặt, có tưới nước lên cũng không lọt xuống.

Ly nhựa mua về các bạn nung nóng sợi kẽm mà tạo lỗ, hoặc dùng dao sắc tùy ý, miễn sao tạo được nhiều khe, lỗ nhỏ cho rễ mọc ra. Đục ở đáy ly và ở quanh đó nữa. Đây là loại ly nhựa nhỏ nhất mà tôi kiếm được, giá 95đ, hàng của Tân Hiệp Hưng (từ cây xăng ngã tư Ba Tháng Hai và Lê Đại Hành đi 30m về phía Cách Mạng Tháng Tám)

Giá thể có thể là trấu ướt (nhớ nhồi chặt một chút), tro trấu, xơ dừa, sỏi vụn (loại này hơi nặng), cát… tùy thích, miễn giữ ẩm, tiệt trùng và nằm yên trong ly, không rơi rớt xuống dưới chất dinh dưỡng là được. Ở đây tôi dùng trấu đã luộc.

Đối với mực nước bên trong, các bạn có thể cho cao hơn đáy ly chừng 1 đến 3mm để giữ ẩm cho giá thể trong giai đoạn ươm và khi cây con thò rễ ra khỏi ly. Hoặc các bạn có thể đính một dải vải vào đáy ly (như một cái bấc hút nước lên) và để mực nước thấp hơn đáy ly 1cm. Cách này mất công một chút nhưng hiệu quả xứng đáng.

Hoặc các bạn có thể chẳng cần dùng ly nếu như trồng rau muống:

Hoàn tất, bạn có thể ươm ngay trên hệ thống này hoặc trồng cây con vào: