Top 5 # Mô Hình Trồng Rau Sạch Tại Gia Đình Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Mô Hình Trồng Rau Sạch Từ Rác Thải Hữu Cơ Tại Gia Đình

Chủ nhật – 17/12/2017 14:00

Trước thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan, xuất phát từ nhu cầu được sử dụng nguồn rau sạch cung cấp cho bữa ăn của gia đình hàng ngày, anh Đỗ Tiến Thành có hộ khẩu thường trú tại Tổ dân phố Thanh Giã 1, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã tận dụng nguồn rác hữu cơ bỏ đi hàng ngày của gia đình để xây dựng mô hình trồng rau sạch trên sân thượng.

Được xây dựng từ tháng 3 năm 2017, đến nay vườn rau của gia đình anh đã phủ một màu xanh mướt với đủ các loại rau theo mùa như: súp lơ, cải bắp, cải bẹ, cà chua, cà tím, hành, đỗ xanh… Nguồn rau sạch đủ cung cấp cho gia đình gồm 5 người ăn. Để xây dựng thành công mô hình trồng rau từ rác thải, anh đã nghiên cứu, tìm hiểu chế tạo thùng ủ rác hữu cơ thành phân vi sinh và thiết kế chế tạo mô hình tháp rau xanh.

Rác hữu cơ là rác dễ phân hủy và có thể ủ làm phân vi sinh như: Các loại rau, củ quả đã bị hư, thối; vỏ trái cây, cuỗng rau, lá bánh, bã chè, bã cà phê, lá cây, hoa rụng; cơm, canh, thức ăn còn thừa…

Quy trình ủ rác thải hữu cơ thành phân vi sinh bón cho rau được thực hiện như sau: Đầu tiên, anh Thành chọn một thùng nhựa lớn (có dung tích khoảng 160 lít) có nắp đậy để ủ rác thành phân vi sinh. Rác hữu cơ được cho hàng ngày vào thùng thông qua nắp đậy phía trên. Gần đáy thùng, anh tạo một cửa nhỏ để có thể lấy phân ra và một van xả để lấy nước vi sinh hữu cơ. Rác thải hữu cơ phát sinh tại gia đình hàng ngày được thả vào thùng và đậy nắp để tránh ô nhiễm.

Lần đầu tiên ủ rác, anh Thành cho thêm một ít men vi sinh để quá trình phân hủy rác diễn ra nhanh hơn, những lần tiếp theo, rác được cho thẳng vào thùng mà không cần phải cho thêm men vi sinh, cách khoảng 3-4 ngày bổ sung thêm ít nước để tạo độ ẩm trong đống ủ. Sau 45-60 ngày có thể lấy mẻ sản phẩm (phân vi sinh) đầu tiên từ cửa xả gần đáy thùng ủ, các lần lấy tiếp theo khoảng cách thời gian ngắn dần: lần 2 cách 30 ngày, lần 3 cách 20 ngày, các lần tiếp theo 10 ngày (vì các lần lấy sản phẩm tiếp theo trong thùng luôn có sẵn tập đoàn vi sinh vật liên tục phân hủy rác thải hữa cơ thành phân vi sinh). Như vậy, gia đình nhà anh Thành luôn có nguồn phân vi sinh để bón cho các chậu rau xanh và chậu cây cảnh thêm xanh tốt. Với thùng có dung tích 160 lít, có lượng chứa khoảng 130 kg rác. Sau khoảng thời gian ủ khoảng 1,5- 2 tháng thì rác thải sẽ chuyển thành phân vi sinh, lúc này anh Thành chỉ cần mở cửa xả gần đáy thùng và lấy phân ra, số phân này sẽ được bón trực tiếp cho cây. Đồng thời, anh cũng tiến hành mở van xả nước để lấy nước rác. Lượng nước này sau đó được pha loãng với nước lã để tưới cho cây trồng, hoặc đổ ngược vào cửa đưa rác vào làm cho độ ẩm và vi sinh trong đống ủ được đồng đều. Rác sẽ liên tục được đưa vào cửa trên và định kỳ lấy ra từ cửa dưới. Với loại mô hình tháp rau xanh, đầu tiên anh Thành chọn đất màu (đất ruộng) rồi trộn với phân chuồng ủ mục và vỏ trấu hun để đảm bảo độ tơi xốp cho đất. Với mô hình này, anh Thành chọn một thùng nhựa to có dung tích khoảng 220 lít, xung quanh thùng anh đục các lỗ có kích thước khoảng 15×15 cm để lấy chỗ trồng rau, ở giữa dọc theo chiều cao của thùng là một ống nhựa có đường kính 20 cm được đục các lỗ nhỏ xung quanh, chiều dài ống nhựa cao hơn miệng thùng và bên trên ống nhựa có nắp đậy. Sau khi ủ đất khoảng 1 tuần thì cho đất vào thùng xung quanh ống nhựa đã đục lỗ, còn các loại rác hữu cơ như vỏ trái cây, cuống rau xanh, hoa, quả hỏng… được cho vào ống và đậy đắp. Tại đây, theo thời gian, các loại rác sẽ tự phân hủy thành chất hữu cơ ngấm vào đất thông qua tập đoàn giun đất và cung cấp dinh dưỡng cho rau. Xung quanh thùng, tại các lỗ, anh trồng các loại rau xanh như: rau cải, xu hào, mồng tơi…; phía trên của thùng, anh tận dụng để trồng các loại cây leo giàn như bầu, bí, mướp…

Ngoài tháp rau trồng trong thùng dung tích lớn, anh thành còn tận dung các loại thùng có dung tích nhỏ hơn như thùng xốp, thùng nhựa để trồng rau. Với 2 ban công sân thượng, mỗi sân có diện tích khoảng 10 m 2, anh Thành vừa tận dụng trồng rau, vừa kê bàn ghế để thư giãn sau mỗi ngày làm việc.

Anh Thành cho biết: Từ ngày áp dụng mô hình trồng rau này, gia đình tôi không phải mua rau; hơn nữa nguồn rau tự trồng vừa tươi vừa sạch, lại tận dụng được nguồn rác thải bỏ đi và tiết kiệm thời gian, công sức. Chỉ cần bỏ công sức thiết kế một lần, các lần sau chỉ cần trồng cây trên đất đã thu hoạch và tưới nước, bón bổ sung thêm phân vi sinh thu hoạch từ quá trình ủ rác thải mà không phải dùng thêm bất cứ loại phân bón nào khác. Như vậy, lượng rác thải hữu cơ của gia đình được anh thành tận dụng tối đa, vừa để cho vào thùng ủ tạo thành phân vi sinh bón cho cây, vừa cho vào ống ủ trực tiếp tại tháp trồng rau để cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho cây. Với số lượng 5 người, gồm 3 người lớn và 2 trẻ nhỏ như gia đình anh Thành thì lượng rác thải phát sinh hàng ngày không đủ để vừa ủ vào thùng ủ bên ngoài và cho trực tiếp và thùng tháp rau xanh nên anh Thành phải xin thêm rác nhà hàng xóm để ủ tạo phân. Anh Thành cho biết, khi áp dụng mô hình này, lượng rác thải của gia đình anh giảm đáng kể từ 2 kg/ ngày xuống còn khoảng 0,2 kg/ ngày. Tại gian bếp, gia đình anh để 2 thùng nhỏ phân loại rác thải, một thùng để đựng rác vô cơ như các loại túi nilon, chai lọ nhựa, hộp xốp… để chuyển cho người thu gom rác mang đi xử lý và một thùng đựng rác hữu cơ để cho vào thùng ủ thành phân vi sinh. Lượng phân này rất giàu dinh dưỡng mà cây không bị xót như bón phân hóa học. Anh Thành mong muốn, mô hình của anh sẽ được nhiều người biết đến và nhân rộng, bởi mô hình rất dễ áp dụng, lại an toàn cho sức khỏe, bảo vệ môi trường, góp phần giảm đáng kể lượng rác thải phát sinh hàng ngày, giảm được nhân công, kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, đặc biệt mô hình rất thích hợp với người dân thành phố có diện tích đất nhỏ hẹp.

Tham Khảo Mô Hình Trồng Rau Sạch Tại Nhà Cho Gia Đình Phố

Trồng rau sạch tại nhà với chậu ghép thông minh Quang Anh

Chậu ghép trồng rau thông minh được lắp ghép bằng các tấm nhựa lại với nhau dễ dàng di chuyển đi các vị trí khác nhau. Rất thuận tiện khi bạn vận chuyển hàng hóa vì sản phẩm có thể tháo rời thành các tấm.

Và khi thi công bạn chỉ cần lắp ghép các tấm lại với nhau thành một sản phẩm hoàn thiện sau đó đổ đất và trồng cây theo sở thích của bạn.

Sản phẩm với hệ thống thoát nước thông minh giúp cây trồng không bị ngập úng cũng như tràn đất ra sàn gây mất thẩm mỹ.

Chậu ghép Quang Anh sẽ giúp bạn tận dụng được tối đa không gian để trồng rau. Mang lại năng suất rau cao cho khu vườn.

Một loại vật dụng nữa cũng được người làm vườn rau tại phố yêu thích chính là khung chậu trồng rau ốp tường QA03 -04. Sản phẩm này chính sự lựa chọn tối ưu cho những khu vực sân thượng và ban công có diện tích nhỏ.

Để thi công sản phẩm này cũng rất đơn giản không có gì là khó, bạn bắn lên tường hoặc lan can ban công đều được. Nếu bạn muốn lắp lên các bộ khung di động để di chuyển qua các vị trí cũng đều rất dễ phù hợp với diện tích nhà phố.

Địa chỉ bán chậu ghép trồng rau giá rẻ nhất tại Hà Nội

Công ty nhựa Quang Anh tự hào là đơn vị uy tín hàng đầu trên thị trường, chuyên sản xuất và phân phối chậu ghép trồng rau thông minh, modul vườn tường, vỉ thoát nước, vải địa kỹ thuật ART, bay xây gạch nhẹ AAC, vít nở, tắc kê nhựa, ke mạch, nêm… với chất lượng và giá cả cạnh tranh, chiết khấu cao khi khách hàng mua số lượng lớn.

Công ty Cổ Phần Nhựa Công Nghiệp Quang Anh

Hotline: 0972.622.766 – 0824.374.419

Tell: 0243.5410.214

Thông tin liên hệ:

Website: https://vuontrentuong.vn/

Email: congtrinhxanh360@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/vuontrentuonghanoi/

Địa chỉ: Số nhà 34, nhà vườn 7, tổng cục 5 Yên Xá, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.

Hải Phòng: Trồng Rau Sạch Tại Gia Đình

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.Người viết: , ngày 1/26/2013, trong mục ” XÃ HỘI”

Tình trạng rau xanh bị nhiễm bẩn do người trồng dùng thuốc tăng trưởng, người bán dùng chất bảo quản, khiến người tiêu dùng lo lắng. Để có thêm nguồn rau sạch, cải thiện bữa ăn gia đình, nhiều hộ dân ở các khu chung cư, đô thị ở Hải Phòng đang có xu hướng trồng rau tại nhà, không tốn nhiều công sức, chi phí mà vẫn bảo đảm an toàn sức khỏe của gia đình.

Tại các điểm bán buôn, bán lẻ rau củ, quả trên địa bàn thành phố như chợ Cầu Rào, chợ Đôn Niệm, chợ Tam Bạc… các loại rau, quả, nấm không có nhãn mác, xuất xứ được bày bán tràn lan, song cả người bán lẫn người mua đều khó nhận biết thế nào về rau an toàn. Gần đây, thông tin giá đỗ nhiễm chất độc hại, mẫu đậu côve, xà lách bị nhiễm chúng tôi có thể gây ung thư thực quản, dạ dày và ảnh hưởng nghiêm trọng tới thận… khiến không ít người tiêu dùng lo ngại về chất lượng các loại rau xanh. Do đó, nhiều người dân đô thị có xu hướng mới, chủ động trồng rau sạch ngay tại khuôn viên của gia đình.

Nhiều người dân tận dụng những khoảnh đất nhỏ quanh nhà để trồng rau sạch

Chỉ cần khéo tận dụng những khoảng trống từ ban công, góc bếp, sân thượng, gốc cây, các bà nội trợ có thể “quy hoạch” được những vườn rau xanh, sạch quanh nhà. Chị Nguyễn Thị Yên (tổ 4, quán Sỏi, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân) cho biết: “Ban đầu tôi có vài khay nhựa, thùng xốp nên mua hạt giống về trồng thử. Thấy quy trình trồng và chăm bón không mấy phức tạp nên tôi tranh thủ những lúc rảnh rỗi đi mua các giống cây xanh bổ sung cho vườn rau. Như vậy vừa có thú vui giúp xả stress, lại có rau sạch. Hơn 1 năm nay, gia đình tôi không phải đi chợ mua rau, thậm chí còn có cả rau sạch biếu hàng xóm”. Vườn rau của bà Phan Thị Thoa (khu Thư Trung, quận Hải An) cũng được hình thành với hơn chục loại. Nghe có nhiều vụ bị ngộ độc vì ăn phải rau bẩn mua ngoài chợ, nhà lại có 2 cháu nhỏ nên bà quyết định tự trồng rau tại nhà. Bây giờ bà Thoa có thể yên tâm xay nhuyễn rau để nấu cho các cháu mà không phải lo lắng vì ngộ độc – bà Thoa chia sẻ. Không chỉ các bà nội trợ, một số người trẻ tuổi cũng trồng rau tạo không gian xanh cho căn nhà của mình. Anh Quang Anh (số 109 lô 27, Lê Hồng Phong) cho biết: “Vài chậu cà chua, chanh, ớt ở ban công, sân phơi khiến căn hộ của tôi trở nên xanh mát mới lạ, độc đáo, gia đình lại thêm rau quả sạch để ăn”.

Bà Đinh Thị Tâm, chủ cửa hàng ở chợ Hàng (quận Lê Chân) chuyên cung ứng vật tư trồng rau cho biết: Gần đây, người dân đến cửa hàng mua đồ về trồng rau khá nhiều. Bởi, chi phí đầu tư cho vườn rau tại gia giá khá rẻ, chỉ từ 100.000 – 300.000 đồng là mua được đầy đủ khay xốp, hạt giống, đất và bình xịt tưới nước. Hằng ngày chịu khó tưới hai lần, dọn cỏ, nhặt lá sâu, không cầu kỳ phân bón, sau gần một tháng là có vườn rau xanh mướt. Thu hoạch hết một đợt, vẫn có thể sử dụng đất đó trồng rau mầm mới rất tiện và tiết kiệm. Được biết, bên cạnh những phương pháp trồng rau truyền thống, nhiều người còn lựa chọn phương thức trồng thủy canh, trồng cây trực tiếp trên cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn… Kỹ thuật này chọn những chất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây, tránh được côn trùng, cỏ dại. Giá loại hạt giống trồng thủy canh từ 10.000 – 20.000 đ/gói, sau khi mua về, chỉ cần gieo hạt vào các giá thể, tưới nước theo chỉ dẫn, sau 5 – 7 ngày là có rau xanh để ăn.Người trồng mất ít thời gian chăm sóc hơn so với trồng trong thùng xốp.

Trước thực tế rau nhiễm chất bảo quản độc hại xuất hiện ngày một nhiều, việc tự trồng rau xanh tại nhà đang là giải pháp thông minh của người tiêu dùng. Bởi công việc đơn giản, không mất nhiều công sức để tạo những mảng xanh cho ngôi nhà, đồng thời cung cấp rau sạch, an toàn cho các cư dân đô thị.

Vân Nga

Nguồn tin: Báo Hải Phòng

Chia sẻ bài báo này với bạn bè.

Mô Hình Trồng Rau Sạch Tại Nhà Hẹp

Nhiều mô hình trồng rau sạch tại nhà hẹp được áp dụng ở thành thị . Nhu cầu trồng rau sạch đang tăng cao tại những thành phố lớn.

Mô hình trồng rau sạch tại nhà hẹp được thực hiện bởi Sach Aquaponics đảm bảo cho bạn có một khu vườn thiên nhiên ngay trong ngôi nhà mình, tùy vào diện tích khuôn viên mà chúng ta trồng những loại cây thích hợp.

1. Mô hình trồng rau bằng thùng xốp:

Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, chỉ cần mua vài thùng xốp và đất. Đục vài lỗ nhỏ cho thùng xốp thoát khi. Chỉ trồng được một số loại rau ăn lá cơ bản : rau muống, cải, sà lách, mồng tơi.

Nhược điểm : Phương pháp này tốn công chăm sóc hàng ngày, bón phân thường xuyên, tưới nước ngày 2 lần. Tốn nước và rất dễ làm dơ sân thượng.

2. Mô hình trồng rau bằng chậu, khay nhựa.

Ưu điểm: khay chậu, được đặt trên kệ sắt , chúng ta có thể dễ dàng vệ sinh sân thượng. trồng thêm được vài loại dây leo như: khổ qua, dưa leo…

Nhược điểm: tốn nhiều chi phí cho kệ sắt, bón phân thường xuyên, tốn công tưới hàng ngày, nếu lắp thêm hệ thống tưới nhỏ giọt thì tốn nhiều chi phí hơn, nhưng lượng nước không đều cây chậm phát triển.

3. Mô hình trồng rau Aquaponics.

Ưu điểm : trồng được nhiều loại rau, dây leo, kể cả cây ăn trái như : mận, ổi… Không tốn thời gian chăm sóc, sân thượng luôn sạch sẽ. vừa ngắm cây vừa xem cá phát triển. Có thể nói mô hình trồng rau sạch tại nhà hẹp Aquaponics là hệ thống hoàn hảo nhất .

Nhược điểm: chi phí đầu tư ban đầu cao hơn các mô hình còn lại, nhưng sau đó ta không tốn bất kì công sức hoặc chi phí nào khác. Chất thải của cá được bơm ngược lên khay rau, cung cấp đầy đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết.

Hình ảnh mô hình trồng rau sạch tại nhà hẹp ở Tp. Hồ Chí Minh.