Top 7 # Mô Hình Trồng Rau Sạch Ở Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Mô Hình Trồng Rau Sạch Vietgap Ở Kbang

Bà Trần Thị Mai, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Kbang, cho hay, các loại rau được SX trong mô hình là súp lơ, khổ qua, cải ăn lá, xà lách, đậu cove. Ngành chức năng đã hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật theo quy trình.

Ruộng rau VietGAP trong mô hình được xây dựng tại thôn 6, xã Đông (huyện Kbang, Gia Lai)

Vụ ĐX 2015-2016, Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Kbang (Gia Lai) đã xây dựng mô hình SX rau an toàn theo hướng VietGAP với diện tích 5.000m2 tại thôn 6, xã Đông.

Bà Trần Thị Mai, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Kbang, cho hay, các loại rau được SX trong mô hình là súp lơ, khổ qua, cải ăn lá, xà lách, đậu cove. Ngành chức năng đã hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật theo quy trình. Theo dõi tình hình sinh trưởng phát triển và sâu bệnh hại trên các loại rau được thực hiện trong mô hình và ruộng đối chứng của nông dân.

Thực hiện test nhanh hàm lượng thuốc BVTV trên rau trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ, đồng thời giám sát cửa hàng buôn bán đảm bảo đúng chủng loại rau, chất lượng rau của mô hình. Nắm bắt tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng để có hướng nhân rộng từng loại rau.

Ông Lê Văn Mỹ ở thôn 6, xã Đông, một trong những hộ tham gia mô hình trồng rau cải, xà lách và khổ qua, cho biết: “Chúng tôi thực hiện đầy đủ các khâu kỹ thuật theo quy trình, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Hàng ngày chúng tôi cùng với cán bộ chỉ đạo mô hình theo dõi tình hình sinh trưởng phát triển của cây trồng, diễn biến sâu bệnh hại, áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại, đồng thời ghi chép đầy đủ sổ nhật ký đồng ruộng theo hướng dẫn”.

Ông Mỹ đưa ra 1 dẫn chứng về hiệu quả của mô hình: “Đối với rau cải, về phần chi phí thì giống, cày bừa đất và công lao động như nhau. Phân hữu cơ, phân lân và vôi bên ruộng đối chứng được sử dụng ít hơn; phân urea, phân kali được sử dụng cao hơn so với ruộng trong mô hình.

Riêng về thuốc BVTV và phân bón lá được nông dân trong ruộng đối chứng sử dụng nhiều hơn từ 3 – 5 lần so với ruộng mô hình. Về năng suất, ruộng đối chứng cho thấp hơn so với ruộng mô hình 5tạ/sào, lợi nhuận cho thấp hơn ruộng thực hiện mô hình là gần 4,4 triệu đồng/sào (1.000m2)”.

Còn bà Nguyễn Thị Khuyên, cùng ở thôn 6 xã Đông tham gia mô hình trồng đậu côve và súp lơ, làm phép tính cụ thể: Đối với đậu cove, lượng giống, bạt, dây kẽm, lưới, cây cắm choái và công lao động được hai bên sử dụng bằng nhau, bên ruộng đối chứng nông dân hoàn toàn không sử dụng vôi bột để xử lý đất. Các loại phân vi sinh, phân lân và phân kali ở ruộng đối chứng được sử dụng ít hơn, còn các loại phân khác được sử dụng cao hơn so với ruộng mô hình, nhất là thuốc BVTV và phân bón lá được sử dụng cao gấp 3 lần.

“Tuy nhiên, về phần năng suất thì ruộng rau tui làm trong mô hình năng suất cao hơn ruộng đối chứng 4 tạ/sào, lợi nhuận cao hơn ruộng rau ngoài mô hình gần 7 triệu đồng/sào. Test nhanh các tiêu chuẩn về hàm lượng thuốc BVTV ở ruộng thực hiện mô hình đều dưới ngưỡng được phép sử dụng, trong khi rau ở ruộng ngoài mô hình dư lượng thuốc BVTV trên ngưỡng cho phép từ 5 – 10 lần”, bà Khuyên nói.

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp huyện Kbang, SX rau VietGAP đem lại lợi nhuận cao hơn rau trồng bình thường từ gần 3 triệu đồng đến hơn 10,2 triệu đồng/sào (1.000m2). Một lợi ích khác mô hình này đã mang lại là nâng cao kiến thức cho nông dân khi được chuyển giao quy trình kỹ thuật thực tế tại ruộng, từ đó nông dân làm quen với phương thức SX mới, chuyển biến nhận thức về làm rau sạch. Rau VietGAP sẽ làm sạch thị trường rau trên địa bàn, đảm bảo an toàn thực phẩm, đồng thời góp phần tác động tích cực tới môi trường.

Theo bà Mai, SX rau VietGAP chẳng những đã giúp nông dân nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích, mà còn làm trong sạch môi trường nhờ giảm sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học; khi áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp, sử dụng thuốc BVTV đúng kỹ thuật an toàn, bón phân cân đối đã góp phần lập lại cân bằng hệ sinh thái, đưa SX rau theo hướng phát triển ổn định và bền vững, sức khỏe của người SX lẫn người tiêu dùng được đảm bảo.

“Chúng tôi đề nghị UBND huyện và ngành chức năng sớm có quy hoạch vùng SX rau VietGAP tại địa bàn huyện, giúp cho các hộ dân SX rau trên địa bàn các thủ tục, điều kiện chứng nhận rau an toàn VietGAP khi mô hình được nhân rộng, đồng thời giúp nông dân tìm đầu ra cho sản phẩm tại các siêu thị trong và ngoài tỉnh”, bà Trần Thị Mai, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Kbang đề nghị. Nguồn: chúng tôi

Mô Hình Trồng Rau Thủy Canh Công Nghiệp Tại Việt Nam

Mô hình trồng rau thủy canh ngày càng được nhiều người biết đến và nhân rộng. Việc áp dụng mô hình trồng rau thủy canh công nghiệp đem lại hiệu quả cao. Mô hình trồng rau thủy canh công nghiệp sử dụng hệ thống tự động, tiết kiệm tối đa sức lao động của con người. Không chỉ mang lại nguồn rau sạch mà còn đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho người trồng.

Ưu điểm của mô hình trồng rau thủy canh công nghiệp

Mô hình thủy canh áp dụng được khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất. Do vậy đảm bảo nguồn rau có chất lượng cao. Nâng cao được chất lượng nông sản.

Trong quá trình trồng không sử dụng tới thuốc trừ sâu. Vì vậy có được nguồn rau là rau sạch, an toàn khi sử dụng.

Giải quyết được nhu cầu thiếu đất trồng đang diễn ra hiện nay. Phương pháp thủy canh tiết kiệm được rất nhiều diện tích đất trồng.

Đem lại nguồn lợi nhuận không hề nhỏ cho người trồng. Do giá trị của rau thủy canh cao hơn rau trồng truyền thống gấp nhiều lầm.

Giải quyết nhu cầu rau sạch rất lớn của thị trường.

Đặc điểm của mô hình trồng rau thủy canh công nghiệp

Đối với mô hình trồng rau thủy canh công nghiệp có thể áp dụng thủy canh tĩnh, thủy canh hồi lưu hoặc thủy canh trụ đứng. Đối với quy mô công nghiệp thông thường sẽ áp dụng phương pháp thủy canh hồi lưu.

Nhà màng

Khi xây dựng một mô hình trồng rau thủy canh cần xây dựng nhà màng để bảo vệ, che chắn. Nhà màng sẽ đảm bảo hệ thống trồng rau không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết. Điều chỉnh được nhiệt độ và ánh sáng, đảm bảo điều kiện sống tối ưu cho cây trồng.

Giàn thủy canh

Hệ thống giàn thủy canh được thiết kế theo hình thức tối ưu, tiết kiệm tối đa được diện tích sử dụng. Giàn thủy canh thường được thiết kế Phần này tiêu tốn chi phí khá cao trong quá trình lắp đặt.

Giàn thủy canh có tác dụng là nơi để trồng và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Đây là nơi chứa và vận chuyển dinh dưỡng thủy canh tới từng cây.

Giàn thủy canh được thiết kế hàng ngang để hấp thụ ánh sáng và vận chuyển dinh dưỡng được tốt nhất.

Nguyên liệu sản xuất giàn thủy canh cần đảm bảo chất lượng. Nhựa được chủ yếu được sản xuất từ PP, ABS, PA. Giàn thủy canh có chất lượng sẽ có tuổi thọ lâu, bền, chắc chắc, không giòn, vỡ. Và đặc biệt là không phát sinh các chất gây hại khi trồng.

Chiều dài giàn thủy canh và hình dạng của nó cũng cần được xem xét lựa chọn kĩ lưỡng trước khi đưa vào áp dụng. hiện nay có rất nhiều loại hình dạng ống trên giàn thủy canh như: hình thang, chữ nhật, tròn. Tùy vào mục đích sử dụng, các loại cây trồng khác nhau mà lựa chọn loại hình dạng thích hợp.

Bể chứa dinh dưỡng thủy canh

Việc thiết kế bể chứa dinh dưỡng thủy canh là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi vườn rau thủy canh. Đây là nơi chứa dinh dưỡng thủy canh để nuôi cây.

Thông thường bể chứa thủy canh sẽ được chôn sâu dưới đất. Hệ thống dung dịch dinh dưỡng thủy canh trong bể được đưa tới giàn thủy canh bằng máy bơm. Với số lượng ống trong giàn thủy canh, loại cây trồng khác nhau thì công suất máy bơm cũng sẽ khác nhau.

Đối với mô hình trồng rau thủy canh công nghiệp hiện đại sẽ thiết kế bộ hẹn giờ để tối ưu việc trồng rau. Giảm được công sức lao động trong việc trồng rau.

Các nguyên vật liệu khác

Rọ thủy canh, dinh dưỡng thủy canh, giá thể thủy canh là những loại nguyên vật liệu không thể thiếu trong quá trình trồng rau thủy canh.

Rọ thủy canh được làm bằng nhựa chuyên dụng PP, PVC, PA. Nó được thiết kế với phần miệng rộng hơn phần đáy. Trên thân rọ có các rãnh để tạo điều kiện cho rễ phát triển.

Dinh dưỡng thủy canh là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc trồng thủy canh. Đây là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Trong quá trình trồng, chỉ cần bổ sung dinh dưỡng thủy canh mà không cần sử dụng các loại phân bón khác. Lưu ý nhỏ khi trồng thủy canh đó là cần pha đúng tỉ lệ nồng độ để đảm bảo lượng dinh dưỡng phù hợp với cây trồng. Cây trồng sẽ phát triển đồng đều và an toàn khi sử dụng.

Giá thể thủy canh có thể được làm từ các nguyên liệu khác nhau: xơ dừa, mùn cưa, trấu,…. thay cho đất. Hạt giống và cây con sẽ được ươm trong giá thể thủy canh. Nhằm hút nước và cố định rễ, tạo điều kiện để cây phát triển.

Khi áp dụng mô hình trồng rau thủy canh công nghiệp bạn cần nghiên cứu và tìm hiểu đầy đủ thông tin trước khi áp dụng. Vì đây là mô hình đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cũng như chi phí đầu tư cao. Mọi thắc mắc về phương pháp trồng rau thủy canh bạn vui lòng liên hệ qua SĐT: 0914 540 555

Cách Trồng Rau Theo Mô Hình Vườn Rau Sạch Ở Đà Lạt

Trong những năm gần đây, nhiều gia đình vươn lên làm giàu từ mô hình vườn rau sạch thủy canh, hay còn gọi là vườn rau sạch trên không tại Đà Lạt. Phương pháp trồng rau này mang nhiều ưu điểm cách trồng, cũng như đảm bảo được độ sạch cho rau. Nhiều loại rau củ ở đà lạt như xà lách, dâu tây , cà chua được trồng theo phương pháp này đã trở thành những mặt hàng rau sạch vô cùng đắc giá tại các siêu thị cửa hàng rau lớn trong cả nước.

Ưu điểm đầu tiên của phương pháp này là bạn sẽ không phải làm đất, diệt cỏ bằng thuốc trừ sâu, không gây ô nhiễm môi trường. Vườn rau của bạn không những sạch còn có năng suất cao từ 20 đến 50% , đặc biệt là có thể trồng trái vụ nhiều loại rau. Điều kiện để trồng rau là những nơi có ánh sáng nhiều, giờ chiếu sáng mặt trời từ 5 đến 6 tiếng/ngày. Nơi thích hợp nhất thường là ban công hoặc sân thượng, sân nhà.

Bước đầu tiên khi tạo vườn trồng rau sạch thủy canh là chuẩn bị vật liệu gồm: hộp xốp (dài 45, rộng 60, cao 15cm), các rọ nhựa để treo hộp, dụng cụ để khoan lỗ, xơ dừa tro trấu , bình xịt nước, dung dịch dinh dưỡng, hạt giống thì mua tại các khu kinh doanh hạt giống , cây kiểng.

Tiếp theo, sơn đen hộp xốp trắng, nếu không sơn bạn có thể lót bịt ni long đen để chứa dung dịch. Lấy một ống nhựa dài, đường kính tương đương miệng rọ, đục lỗ trên nấp hộp xốp, số lỗ tương ứng với từng loại rau trong vườn rau sạch. Rồi dùng xơ dừa nhồi dưới đáy rọ, đổ tro trấu lên trên, kế đến để rọ vào các lỗ đã đục trên nắp hộp xốp. Gieo hạt vào rọ, pha dung dịch vào hộp xốp thêm đủ nước theo hướng dẫn rồi đặp nắp hộp xốp đựng rọ đã gieo hạt lên, mực nước cách miệng thùng 2cm và đáy rọ ngập dung dịch khoảng 1-2cm.

Lưu ý, phải theo dõi kỹ mực nước trong hộp, pha thêm dung dịch nếu mực nước quá thấp so với rễ cây. Bộ rễ của cây cũng không được ngắm hết toàn bộ dung dich phải để khoảng trống để cây không bị ngộp. Vào buổi trưa vườn rau thường bị nắng gắt nên thường xuyên phun nước từ 2 đến 3 lần cho cây. Mô hình vườn rau sạch này thường đòi đỏi người làm vườn phải thật tỉ mỉ và kiên nhẫn thì mới có được thành quả cao. Nếu chịu khó bạn chắc chắn sẽ có được một vườn rau sạch tươi tốt như các nhà vườn tại Đà Lạt vậy.

Mô Hình Vườn Rau Sạch Thủy Canh Ở Đà Lạt

Trang trại rau xà lách trồng theo thủy canh này được anh đầu tư hơn 2 tỷ đồng trên mảnh đất rồng trên 3 hecta tại làng hoa Vạn Thành.

Theo chia sẽ của anh Dũng, mô hình trồng rau củ theo phương Pháp thủy cảnh mời xuất hiện ở Đà Lạt thời gian gần đây và xà lách là một trong những loại rau thích hợp để trồng thủy canh nhất, vì đây là loại rau trồng ngắn ngày, cách ly hoàn toàn với mặt đất nên có thể hạn chế được tối đa lượng kim loại nặng hay các loại vi khuẩn dưới đất.

Cây con ở đây được gieo trồng một hủ nhựa nhỏ, khi cây non có lá non sẽ được bỏ vào giàn bằng thanh nhựa được thiết kế đặc biệt để lấy nước chảy bên trong cách mặt đất khoảng 70cm, phương pháp này giúp cây trồng cách ly khỏi mặt đất và ngăn ngừa được mầm bệnh.

Hiện tại hệ thống trồng rau thủy canh của anh Dũng trồng 8 loại xà lách khách nhau có nguồn gốc từ Hà Lan như : Xà lách mỡ, xà lách xoong, xà lách xanh, xà lách tím, xà lách batavia, xà lách salanova…

Hệ thống trồng rau thủy canh này được bơm nước tưới tự động theo phương pháp nhỏ giọt của Châu Âu.

Rau thủy canh Phát triển nhanh hơn rất nhiều so với phương pháp trồng truyền thống vì được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và trồng trong môi trường nhà kính được điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.

Không đi theo lối mòn của đa số nông dân tại Đà Lạt, anh Dũng vừa trồng rau, vừa tìm hiểu thị trường để ổn định đầu ra. Anh chia sẽ: “Khi đại diện của các hệ thống siêu thị lớn như Metro, Big C đến để đề cung cấp rau sạch cho họ, người ta yêu cầu sản phẩm phải đạt tiểu chuẩn rau sạch Việt Nam và phải cung ứng được hàng quanh năm”.

Giàn thủy canh trồng rau sạch được cách ly phía trên, phía dưới được tráng xi măng sạch sẽ nhằm không cho mầm bệnh tiềm ẩn trong đất có thể làm hại đến sự phát triển của rau. Hệ thống nhà kính thủy canh Đà Lạt này cũng được thiết kế rộng rãi và thoáng mát.

Với 3.000m2 rau trồng bằng phương pháp thủy canh, trung bình mỗi tháng nông trại rau sạch Đà Lạt này cung cấp cho hệ thống siêu thị Metro, Big C, các chuỗi cửa hàng ăn nhanh khoảng 10 tấn rau với giá bán tại vườn luôn ổn định từ 35.000 đến 40.000 đồng một kg, mỗi tháng thu về hơn 300 triệu đồng. Một năm đầu áp dụng trồng rau thủy canh, gia đình anh thu về gần 4 tỷ, sau khi trừ chi phí thu về 40% lợi nhuận.

“Nếu như áp dụng trồng rau thủy canh đúng quy trình, đầu ra ổn định, chỉ sau gần 2 năm là người nông dân có thể thu hồi vốn”, anh Dũng phân tích.

Khi thu hoạch, các nhân viên cắt tỉa phần gốc để lấy lá cho vào túi ni lông xuất bán. Dù là thủy canh nhưng để xuất đi, các nhân viên phải tỉ mỉ trong công đoạn cuối cùng để đưa đến khách hàng ngoài chất lượng, còn có cả hình ảnh bắt mắt.

Sau khi thu hoạch, rau thủy canh sạch được đưa đến các siêu thị ở TP Đà Lạt, TP HCM, Đồng Nai và Bình Dương. “Dù giá cả rau này khá cao so với các loại rau bình thường song được các chị, các mẹ ưa chuộng do không có hóa chất, thuốc trừ sâu”, chị Đinh Thị Phối Phối, ngụ TP Biên Hòa, Đồng Nai nói.