Top 15 # Mô Hình Trồng Rau Sạch Ở Huế Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Mô Hình Trồng Rau Sạch Vietgap Ở Kbang

Bà Trần Thị Mai, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Kbang, cho hay, các loại rau được SX trong mô hình là súp lơ, khổ qua, cải ăn lá, xà lách, đậu cove. Ngành chức năng đã hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật theo quy trình.

Ruộng rau VietGAP trong mô hình được xây dựng tại thôn 6, xã Đông (huyện Kbang, Gia Lai)

Vụ ĐX 2015-2016, Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Kbang (Gia Lai) đã xây dựng mô hình SX rau an toàn theo hướng VietGAP với diện tích 5.000m2 tại thôn 6, xã Đông.

Bà Trần Thị Mai, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Kbang, cho hay, các loại rau được SX trong mô hình là súp lơ, khổ qua, cải ăn lá, xà lách, đậu cove. Ngành chức năng đã hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật theo quy trình. Theo dõi tình hình sinh trưởng phát triển và sâu bệnh hại trên các loại rau được thực hiện trong mô hình và ruộng đối chứng của nông dân.

Thực hiện test nhanh hàm lượng thuốc BVTV trên rau trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ, đồng thời giám sát cửa hàng buôn bán đảm bảo đúng chủng loại rau, chất lượng rau của mô hình. Nắm bắt tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng để có hướng nhân rộng từng loại rau.

Ông Lê Văn Mỹ ở thôn 6, xã Đông, một trong những hộ tham gia mô hình trồng rau cải, xà lách và khổ qua, cho biết: “Chúng tôi thực hiện đầy đủ các khâu kỹ thuật theo quy trình, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Hàng ngày chúng tôi cùng với cán bộ chỉ đạo mô hình theo dõi tình hình sinh trưởng phát triển của cây trồng, diễn biến sâu bệnh hại, áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại, đồng thời ghi chép đầy đủ sổ nhật ký đồng ruộng theo hướng dẫn”.

Ông Mỹ đưa ra 1 dẫn chứng về hiệu quả của mô hình: “Đối với rau cải, về phần chi phí thì giống, cày bừa đất và công lao động như nhau. Phân hữu cơ, phân lân và vôi bên ruộng đối chứng được sử dụng ít hơn; phân urea, phân kali được sử dụng cao hơn so với ruộng trong mô hình.

Riêng về thuốc BVTV và phân bón lá được nông dân trong ruộng đối chứng sử dụng nhiều hơn từ 3 – 5 lần so với ruộng mô hình. Về năng suất, ruộng đối chứng cho thấp hơn so với ruộng mô hình 5tạ/sào, lợi nhuận cho thấp hơn ruộng thực hiện mô hình là gần 4,4 triệu đồng/sào (1.000m2)”.

Còn bà Nguyễn Thị Khuyên, cùng ở thôn 6 xã Đông tham gia mô hình trồng đậu côve và súp lơ, làm phép tính cụ thể: Đối với đậu cove, lượng giống, bạt, dây kẽm, lưới, cây cắm choái và công lao động được hai bên sử dụng bằng nhau, bên ruộng đối chứng nông dân hoàn toàn không sử dụng vôi bột để xử lý đất. Các loại phân vi sinh, phân lân và phân kali ở ruộng đối chứng được sử dụng ít hơn, còn các loại phân khác được sử dụng cao hơn so với ruộng mô hình, nhất là thuốc BVTV và phân bón lá được sử dụng cao gấp 3 lần.

“Tuy nhiên, về phần năng suất thì ruộng rau tui làm trong mô hình năng suất cao hơn ruộng đối chứng 4 tạ/sào, lợi nhuận cao hơn ruộng rau ngoài mô hình gần 7 triệu đồng/sào. Test nhanh các tiêu chuẩn về hàm lượng thuốc BVTV ở ruộng thực hiện mô hình đều dưới ngưỡng được phép sử dụng, trong khi rau ở ruộng ngoài mô hình dư lượng thuốc BVTV trên ngưỡng cho phép từ 5 – 10 lần”, bà Khuyên nói.

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp huyện Kbang, SX rau VietGAP đem lại lợi nhuận cao hơn rau trồng bình thường từ gần 3 triệu đồng đến hơn 10,2 triệu đồng/sào (1.000m2). Một lợi ích khác mô hình này đã mang lại là nâng cao kiến thức cho nông dân khi được chuyển giao quy trình kỹ thuật thực tế tại ruộng, từ đó nông dân làm quen với phương thức SX mới, chuyển biến nhận thức về làm rau sạch. Rau VietGAP sẽ làm sạch thị trường rau trên địa bàn, đảm bảo an toàn thực phẩm, đồng thời góp phần tác động tích cực tới môi trường.

Theo bà Mai, SX rau VietGAP chẳng những đã giúp nông dân nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích, mà còn làm trong sạch môi trường nhờ giảm sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học; khi áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp, sử dụng thuốc BVTV đúng kỹ thuật an toàn, bón phân cân đối đã góp phần lập lại cân bằng hệ sinh thái, đưa SX rau theo hướng phát triển ổn định và bền vững, sức khỏe của người SX lẫn người tiêu dùng được đảm bảo.

“Chúng tôi đề nghị UBND huyện và ngành chức năng sớm có quy hoạch vùng SX rau VietGAP tại địa bàn huyện, giúp cho các hộ dân SX rau trên địa bàn các thủ tục, điều kiện chứng nhận rau an toàn VietGAP khi mô hình được nhân rộng, đồng thời giúp nông dân tìm đầu ra cho sản phẩm tại các siêu thị trong và ngoài tỉnh”, bà Trần Thị Mai, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Kbang đề nghị. Nguồn: chúng tôi

Mô Hình Trồng Rau Sạch Ở Vân Nội (Hà Nội)

Rau sạch chịu sự chi phối lớn bởi ba yếu tố. Đó là: đất sạch; nguồn nước tưới sạch; sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng loại, đúng cách. Cả ba yếu tố đó được Vân Nội tuân thủ nghiêm ngặt và thường xuyên có sự kiểm tra của Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội. Cả vùng đất trồng rau đều sử dụng nước tưới của sông Hồng. Vào mùa nước cạn thì các giếng khoan bắt đầu phát huy tác dụng. Rau được trồngchia làm hai loại. Một loại trồng trong nhà lưới, diện tích khoảng 36.000 ha là các rau có giá trị kinh tế cao, rau ăn lá để khi mưa to xuống rau không bị nát. 100 ha rau trồng ngoài trời là các loại rau có sức chống chịu với thời tiết, sâu bệnh tốt hơn. Phân bón được sử dụng là phân vi sinh, phân xanh, tro bếp. Để phòng trừ sâu bệnh, nhân dân có dùng thuốc trừ sâu sinh học nhưng thời gian thu hái luôn luôn được kéo dài để rau đủ thời gian rã thuốc.

Người dân và hợp tác xã cùng giám sát chất lượng rau

12 hợp tác xã chế biến và tiêu thụ rau của Vân Nội chính là 12 đầu mối nhập toàn bộ rau đem đi tiêu thụ ở Hà Nội (một số xuất vào Nam, Hải Phòng, Quảng Ninh). Để giữ uy tín “thương hiệu” rau Vân Nội, 12 hợp tác xã này đều ký kết hợp đồng tiêu thụ rau tới từng gia đình. Hợp đồng ghi rõ quy trình trồng, sử dụng thuốc, phân bón, thời gian thu hái… Trước khi giao hàng nửa tháng, các hợp tác xã đến từng gia đình thông báo trước để nếu gia đình nào cần phun thuốc thì vẫn có thời gian cho cây rau rã thuốc. Thuận lợi lớn nhất đối với toàn bộ vùng rau là ít sâu bệnh. Rau Vân Nội chủ yếu chịu nạn bọ nhảy (những con bọ đen chuyên làm rách lá rau) nên nhân dân ở đây hãn hữu lắm mới phải dùng thuốc bảo vệ thực vật. Chủ nhiệm hợp tác xã Ba Chữ, ông Trần Chiến cho biết, vì đầu ra cây rau được đảm bảo nên các gia đình ở đây không dại gì làm liều để rồi “tiệt đường sinh sống”. Tất cả người dân ở đây đều phải trông nhau mà làm, nếu gia đình nào đó sử dụng thuốc bừa bãi, bón phân cho rau không đúng chủng loại, bị các gia đình bên cạnh phát hiện, bị đoàn kiểm tra xử lý thì sẽ không có đất để tồn tại. Bởi thế người dân ở đây sợ “lệ làng” hơn sợ luật.

Rau Vân Nội khác gì so với các loại rau sạch khác?

Rau Vân Nội được bán rộng khắp các siêu thị, các cửa hàng rau sạch của Hà Nội. Nhiều loại rau bán ra được đóng gói sẵn, mang tên của 12 hợp tác xã chuyên cung cấp rau. Dù là hợp tác xã nào đi nữa thì ngoài bao bì cũng ghi rõ vùng rau của Vân Nội. Vì là vùng rau có nhiều bọ nhảy nên rau của Vân Nội hay bị rách lá (vết rách sắc, khác với vết sâu ăn), nhìn bên ngoài chỉ cần đôi chút kinh nghiệm là nhận ra được. Điểm khác biệt nữa là Vân Nội ít trồng muống nước và cải xoong nên các cửa hàng rau sạch của Vân Nội cũng ít có muống nước, cải xoong.

12 hợp tác xã rau sạch của Vân Nội: Minh Hiệp, Vân Nội, Thôn Đầm, Sông Thiếp, Thôn Đầm Vân Nội, Số 5 Thôn Đầm, Đạo Đức, Đông Tây, Ba Chữ, Vân Tri Vân Nội, Hợp Tiến, Thành Công.

Nguồn: KH & ĐS, số 25 (1847), 27/3/2006, tr 15

Mô Hình Vườn Rau Sạch Thủy Canh Ở Đà Lạt

Trang trại rau xà lách trồng theo thủy canh này được anh đầu tư hơn 2 tỷ đồng trên mảnh đất rồng trên 3 hecta tại làng hoa Vạn Thành.

Theo chia sẽ của anh Dũng, mô hình trồng rau củ theo phương Pháp thủy cảnh mời xuất hiện ở Đà Lạt thời gian gần đây và xà lách là một trong những loại rau thích hợp để trồng thủy canh nhất, vì đây là loại rau trồng ngắn ngày, cách ly hoàn toàn với mặt đất nên có thể hạn chế được tối đa lượng kim loại nặng hay các loại vi khuẩn dưới đất.

Cây con ở đây được gieo trồng một hủ nhựa nhỏ, khi cây non có lá non sẽ được bỏ vào giàn bằng thanh nhựa được thiết kế đặc biệt để lấy nước chảy bên trong cách mặt đất khoảng 70cm, phương pháp này giúp cây trồng cách ly khỏi mặt đất và ngăn ngừa được mầm bệnh.

Hiện tại hệ thống trồng rau thủy canh của anh Dũng trồng 8 loại xà lách khách nhau có nguồn gốc từ Hà Lan như : Xà lách mỡ, xà lách xoong, xà lách xanh, xà lách tím, xà lách batavia, xà lách salanova…

Hệ thống trồng rau thủy canh này được bơm nước tưới tự động theo phương pháp nhỏ giọt của Châu Âu.

Rau thủy canh Phát triển nhanh hơn rất nhiều so với phương pháp trồng truyền thống vì được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và trồng trong môi trường nhà kính được điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.

Không đi theo lối mòn của đa số nông dân tại Đà Lạt, anh Dũng vừa trồng rau, vừa tìm hiểu thị trường để ổn định đầu ra. Anh chia sẽ: “Khi đại diện của các hệ thống siêu thị lớn như Metro, Big C đến để đề cung cấp rau sạch cho họ, người ta yêu cầu sản phẩm phải đạt tiểu chuẩn rau sạch Việt Nam và phải cung ứng được hàng quanh năm”.

Giàn thủy canh trồng rau sạch được cách ly phía trên, phía dưới được tráng xi măng sạch sẽ nhằm không cho mầm bệnh tiềm ẩn trong đất có thể làm hại đến sự phát triển của rau. Hệ thống nhà kính thủy canh Đà Lạt này cũng được thiết kế rộng rãi và thoáng mát.

Với 3.000m2 rau trồng bằng phương pháp thủy canh, trung bình mỗi tháng nông trại rau sạch Đà Lạt này cung cấp cho hệ thống siêu thị Metro, Big C, các chuỗi cửa hàng ăn nhanh khoảng 10 tấn rau với giá bán tại vườn luôn ổn định từ 35.000 đến 40.000 đồng một kg, mỗi tháng thu về hơn 300 triệu đồng. Một năm đầu áp dụng trồng rau thủy canh, gia đình anh thu về gần 4 tỷ, sau khi trừ chi phí thu về 40% lợi nhuận.

“Nếu như áp dụng trồng rau thủy canh đúng quy trình, đầu ra ổn định, chỉ sau gần 2 năm là người nông dân có thể thu hồi vốn”, anh Dũng phân tích.

Khi thu hoạch, các nhân viên cắt tỉa phần gốc để lấy lá cho vào túi ni lông xuất bán. Dù là thủy canh nhưng để xuất đi, các nhân viên phải tỉ mỉ trong công đoạn cuối cùng để đưa đến khách hàng ngoài chất lượng, còn có cả hình ảnh bắt mắt.

Sau khi thu hoạch, rau thủy canh sạch được đưa đến các siêu thị ở TP Đà Lạt, TP HCM, Đồng Nai và Bình Dương. “Dù giá cả rau này khá cao so với các loại rau bình thường song được các chị, các mẹ ưa chuộng do không có hóa chất, thuốc trừ sâu”, chị Đinh Thị Phối Phối, ngụ TP Biên Hòa, Đồng Nai nói.

Mô Hình Trồng Rau Sạch Thủy Canh Quy Mô Lớn

Nhu cầu rau sạch đang ngày một tăng cao của người tiêu dùng. Người sản xuất thì ngoài việc muốn thỏa mãn lượng cầu mà thị trường cần thì vẫn muốn triệt để sử dụng diện tích trồng nhằm đem lại hiệu quả canh tác cao nhất.  

Nhu cầu xuất hiện và để giải quyết nhu cầu lớn này của thị trường, nền nông nghiệp đã vận dụng công nghiệp hóa-hiện đại hóa vào trong sản xuất để cải thiện mô hình canh tác.

Và với chi phí duy trì mô hình thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cao, cung cấp được nguồn rau sạch mà nhu cầu thị trường hiện đang rất lớn. 3 điểm này đã tạo nên niềm tin mạnh mẽ để người đầu tư thông minh lựa chọn mô hình trồng rau thủy canh quy mô lớn - giải pháp canh tác nông nghiệp công nghệ cao, để thay thế dần các phương pháp trồng truyền thống. 

Mô hình trồng thuỷ canh quy mô lớn cho nguồn rau sạch đủ cung đến thị trường “rau sạch” khan hiếm

Phương pháp “cho ra sản phẩm chất lượng, bằng mô hình không quá khó”. 

Với việc sản xuất quy mô lớn thì trồng thủy canh được đầu tư trồng trong nhà màng, nhờ đó rau thuỷ canh hạn chế bị tác động từ sâu bệnh và ô nhiễm từ môi trường bên ngoài, cho năng suất cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Phương pháp thuỷ canh, nguồn dinh dưỡng được bơm lên từ một bể chứa, chảy qua các máng có độ dốc nhất định tạo ra một màng mỏng dinh dưỡng. Rễ cây được tiếp xúc trực tiếp và hút dinh dưỡng trong nước để nuôi cây lớn. 

Mô hình trồng rau thuỷ canh quy mô lớn trong sản xuất: Ưu – nhược điếm

* Ưu điểm:

– Dễ tiếp cận và phương pháp sản xuất vận hành đơn giản, kiểm soát chất lượng sản phẩm dựa trên việc điều tiết quy trình và dinh dưỡng phân bón cho rau.

– Rau thuỷ canh cho chất lượng và năng suất cao hơn phương pháp truyền thống.

– Không thuốc bảo vệ thực vật. 

– Thời gian cho nông sản thu hoạch nhanh và chi phí nhân công giảm. 

Để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra không có gián đoạn bởi các yếu tố bên ngoài như côn trùng, sâu bệnh hại hoặc thời tiết thì việc đầu tư ban đầu cho mô hình này vô cùng cần thiết.

Mô hình trồng rau thuỷ canh quy mô lớn đạt hiệu quả cao nhất thì cần có những gì?

+ Nhà lưới, nhà màng trồng rau

+ Hệ thống làm mát có nhiệm vụ duy trì nhiệt độ ổn định bên trong nhà màng.

+ Hệ thống nước cấp, nước hồi và khung giàn sắt thép: thiết kế 2 kiểu chính là phân lô nhỏ và phân lô lớn.

+ Ống nhựa PVC và sắt thép

+ Giàn thuỷ canh được hàn cứng thường được chôn xuống đất chắc chắn. Mỗi giàn thường dài từ 4 – 18m và rộng 1.4 – 1.6m. 

+ Máng thuỷ canh hay ống thuỷ canh được khoan lỗ đường kính từ 3-5cm, khoảng cách mỗi lỗ trên ống là 20cm. 2 đầu được bịt bằng các vật liệu chuyên dụng để tránh thất thoát dinh dưỡng.

+ Giá thể trồng thuỷ canh: thường là mút xốp hoặc xơ dừa.

+ Thiết bị đo kiểm soát dinh dưỡng và tự động: bút đo pH, bút đo TDS …

Với trang thiết bị hiện đại và hệ thống có nhiều ưu điểm giúp cho việc đầu tư cũng như quá trình trồng cây theo mô hình trồng rau thủy canh quy mô lớn đem lại giá trị nông sản cao với năng suất và chất lượng tốt hơn so với phương pháp cũ và dĩ nhiên đối với người kinh doanh nguồn lợi nhuận đem về sẽ không hề nhỏ.