Top 13 # Mô Hình Trồng Rau Sạch Hiệu Quả Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Những Mô Hình Trồng Rau Sạch Hiệu Quả

1. Trồng rau trong thùng xốp

Cực kỳ đơn giản, dễ dàng thực hiện và không tốn nhiều chi phí là ưu điểm của phương pháp này. Tuy nhiên, bạn phải dành thời gian chăm bón và có kiến thức về trồng rau.

Đây được xem là mô hình trồng rau sạch hiệu quả được ứng dụng nhiều nhất. Mô hình này thường được sử dụng cho vườn trên sân thượng, có không gian nhất định, diện tích không quá nhỏ, nếu không thì lượng rau thu được sẽ không nhiều.

Để trồng rau trong thùng xốp, bạn cần mua đất sạch, phân hữu cơ, hạt giống… Không nên gieo quá nhiều hạt trong 1 thùng để tránh cây mọc quá gần nhau, không đủ không gian để phát triển. Tuy nhiên, bạn có thể kết hợp trồng chung nhiều loại rau như: rau húng, rau thơm, rau mùi, ngò, hành…

2. Trồng rau trong ống nhựa

Việc hạn chế về đất đai và diện tích vườn khiến trồng rau trong ống nhựa là mô hình trồng rau sạch hiệu quả được rất nhiều người ứng dụng. Ưu điểm lớn của mô hình này là sự tiện lợi, nhỏ gọn, không cần nhiều diện tích.

Tùy loại rau bạn muốn trồng mà chọn kích cỡ ống cho phù hợp, sau đó khoan các lỗ tròn cách đều nhau. Đặt 1 lớp sỏi mỏng phía bên dưới rồi cho đất trồng hữu cơ lên trên, rồi gieo hạt giống. Bạn cũng có thể linh hoạt đặt ống nằm ngang hoặc đặt thằng đứng để phù hợp với vườn rau nhà bạn.

3. Trồng rau trong chai nhựa

Đây là mô hình trồng rau sạch hiệu quả và mang lại khu vườn độc đáo, lạ mắt cho góc tường nhà bạn. Rau xanh được nằm gọn trong chai nhựa, không hề chiếm nhiều không gian mà còn trồng được đa dạng các loại rau. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng những cửa sổ, góc tường, không gian trống… rất phù hợp với những ngôi nhà có diện tích “khiêm tốn”.

Ngoài chai nhựa, bạn cũng có thể tận dụng các loại xô nhựa, bình nhựa, giỏ mây… Việc này tiết kiệm được khá nhiều chi phí vì bạn có thể tận dụng những đồ cũ, không còn sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể treo chúng lên cao, không cần diện tích sàn, phù hợp với nhà ở thành phố. Cách trồng này rất phù hợp với những loại rau gia vị, cà chua bi, ớt… Bên cạnh đó, kết hợp trồng thêm thùng xốp bên dưới giúp bạn trồng được nhiều loại rau hơn.

4. Trồng rau thủy canh

Nói đến những mô hình trồng rau sạch hiệu quả không thể thiếu đi trồng rau thủy canh. Rau được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh xa nguồn sâu bệnh, độc tố và không bị cỏ dại. Rễ cây hút chất dinh dưỡng trực tiếp từ dung dịch dinh dưỡng, giúp cây phát triển tốt, cho năng suất cao. Bạn nên tìm mua dung dịch thủy canh ở những nơi đáng tin cậy để được tư vấn và mua sản phẩm chất lượng.

Hy vọng qua những chia sẻ của Ăn Sạch Uống Sạch sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhiều mô hình trồng rau sạch hiệu quả và tìm được mô hình phù hợp với gia đình bạn. Thậm chí bạn còn có thể tìm cho mình một mô hình trồng rau sạch kinh doanh nếu bạn muốn “làm giàu” từ rau sạch nữa đấy!

Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĂN SẠCH UỐNG SẠCH

Facebook: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn rau tại gia

ADD: 79 Đường Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM

Hotline: 0911 59 49 69 (Mr Ánh) – 0961 59 49 69 (Mr Toàn)

Mô Hình Trồng Rau Sạch Tại Nhà Đạt Hiệu Quả Cao

1. Trồng rau trong hộp, chậu

Nếu không gian trong nhà bạn không quá rộng cũng không quá hẹp, có khoảng sân phía trước nhà hoặc trên sân thượng, bạn có thể kết hợp mô hình trồng rau bằng chai nhựa, lon sữa cùng với mô hình trồng rau bằng thùng xốp.

Với mô hình này, bạn có thể dễ dàng di chuyển thùng xốp ra nơi có ánh nắng và đưa vào nơi có mái che khi trời mưa. Nhờ vậy, việc trồng rau sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

2. Trồng rau bằng chai lọ/ giỏ treo

Phương pháp trồng rau bằng chai nhựa sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm, vừa làm đẹp cho ngôi nhà và nhất là có một vườn rau sạch tự trồng.

Nguyên liệu: Bạn có thể chọn các lon sữa hoặc lon nước không dùng tới, tận dụng để trồng rau xanh. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn đổ đất sạch đóng túi chuyên phục việc trồng rau trong nhà và gieo hạt giống như hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Bạn cũng nên sử dụng phân hữu cơ với tỉ lệ từ 10 – 30% khi trồng rau trong nhà là được.

Với mô hình này, bạn xây thêm bệ đựng nước phía dưới hàng rau để khi tưới nước, nước sẽ chảy xuống bệ và không tràn ra nhà hoặc sân. Thông thường, mô hình này thường áp dụng ở lan can, sân thượng hoặc khoảng sân trước nhà.

Trồng rau thủy canh bằng ống nhựa là cách trồng rau thủy canh hồi lưu. Ống nhựa sẽ làm ống thủy canh đưa dinh dưỡng đi nuôi rau vì thế cần có cấu tạo phù hợp giúp tiết kiệm dinh dưỡng và giúp rau hấp thu được tối ưu dinh dưỡng nhất.

Trồng rau thủy canh bằng ống nhựa hay trồng rau thủy canh hồi lưu là một phương pháp trồng rau mới giúp mọi người dễ dàng tự làm một vườn rau mà mình yêu thích ngay tại nhà.

Với các khoảng không nhỏ như hiên nhà, ban công, chúng ta có thể tái sử dụng những chiếc thùng phuy rộng rãi để “hô biến” chúng thành nơi trồng rau độc đáo. Tạo các hốc trồng cây xen kẽ cách đều nhau trên thân, giữa thùng lắp một ống nhựa đường kính khoảng 15 – 20cm để chứa rác thải hữu cơ, dưới đáy là xô, chậu hứng nước.

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Rau Sạch Tại Bản Sa Ná

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2020, Trung tâm GDNN- GDTX huyện Quan Sơn phối hợp với UBND xã Na Mèo đã tiến hành triển khai mô hình làm vườn mẫu tại bản Sa Ná và lớp học nghề nông nghiệp đã bế giảng vào 13/01/2021 vừa qua.

Các học viện nhận chứng chỉ học nghề trong ngày bế giảnglớp học

Đây là chương trình dự án dạy nghề nhằm hỗ trợ các hộ gia đình tổ chức lao động sản xuất theo hướng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, góp phần tạo thêm việc làm, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lao động sản xuất, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội. Sau khi triển khai, dự án trồng rau sạch tại Sa Ná đã có 35 hộ gia đình hăng hái, tích cực tham gia thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực. của hộ gia đình với sản phẩm an toàn, đảm bảo dinh dưỡng. Sau đó là giới thiệu được sản phẩm có uy tín và chất lượng khi có nhu cầu trao đổi, mua bán. Gặp các hộ gia đình tham gia dự án trồng rau tại Sa Ná, mọi người đã có chung một chia sẻ: “Mô hình rau an toàn ở Sa Ná hiện nay đang có uy tín trên địa bàn trong và ngoài xã, mỗi khi lấy rau ra Bo Hiềng, Xộp Huối hoặc mang xuống chơ Sơn Thủy bán đều dễ dàng tiêu thụ và được người tiêu dùng rất ưa chuộng”. Đây thực sự là một tín hiệu vui từ một mô hình sản xuất mới khởi đầu mà đã có được một “thương hiệu” cho sản phẩm.Một là: Hình thành cho người lao động ý thức cao trong thực hiện các quy trình kỹ thuật Trước đây bà con trong thôn bản thường quen với cách thâm canh cây trồng truyền thống cho năng suất thấp. Từ khi tham gia dự án học nghề, được tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đầu tư chăm sóc đúng theo quy trình kỹ thuật, thâm canh cây trồng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Từ đó bà con ý thức được tầm quan trọng của việc áp dụng các tiến bộ của khoa học- kỹ thuật vào trong lao động sản xuất. Hai là: Tạo thêm việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Là thôn bản thuần nông, chủ yếu là trồng lúa và phát triển kinh tế rừng. Nay triển khai thêm mô hình trồng rau sạch, đã tạo thêm việc làm đáng kể và thường xuyên cho nhiều đối tượng, đặc biệt là phù hợp với người có tuổi cao sức yếu, người khuyết tật hoặc khi nông nhà. Ba là: Tạo ra sản phẩm an toàn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái Việc thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật thâm canh, chăm bón và quy trình sản xuất an toàn cũng đã góp phần bảo vệ môi trường đất, môi trường nước, các vi sinh vật có lợi, cân bằng sinh thái, đồng thời bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và tạo ra sản phẩm an toàn cho xã hội mang lại nhiều lợi ích thiết thực.. Bốn là: Đáp ứng được nhu cầu rau ăn và sản phẩm có uy tín khi đưa ra thị trường T rước tiên là đáp ứng được nhu cầu sử dụng rau ăn hàng ngày ngay tại vườn trồng

Một góc mô hình trồng rau tại bản Sa Ná

Đ/c: Ngân Phúc Hậu- Phó Chủ tịch UBND xã Na Mèo đến thăm mô hình

Hiệu quả từ mô hình làm vườn rau sạch áp dụng khoa học kỹ thuật sẽ mở ra một hướng chuyển đổi phương thức sản xuất mới làm đa dạng thêm các ngành nghề sản xuất ở nông thôn, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là tạo việc làm phù hợp với lao động yếu sức và người khuyết tật. Tạo ra sản phẩm sạch phục vụ cuộc sống cũng như tăng thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là mô hình hiệu quả, cần được triển khai nhân rộng trên phạm vi toàn xã./.

Phạm Tuấn Vinh TTHTCĐ Na Mèo

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2020, Trung tâm GDNN- GDTX huyện Quan Sơn phối hợp với UBND xã Na Mèo đã tiến hành triển khai mô hình làm vườn mẫu tại bản Sa Ná và lớp học nghề nông nghiệp đã bế giảng vào 13/01/2021 vừa qua.

Các học viện nhận chứng chỉ học nghề trong ngày bế giảnglớp học

Đây là chương trình dự án dạy nghề nhằm hỗ trợ các hộ gia đình tổ chức lao động sản xuất theo hướng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, góp phần tạo thêm việc làm, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lao động sản xuất, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội. Sau khi triển khai, dự án trồng rau sạch tại Sa Ná đã có 35 hộ gia đình hăng hái, tích cực tham gia thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực. của hộ gia đình với sản phẩm an toàn, đảm bảo dinh dưỡng. Sau đó là giới thiệu được sản phẩm có uy tín và chất lượng khi có nhu cầu trao đổi, mua bán. Gặp các hộ gia đình tham gia dự án trồng rau tại Sa Ná, mọi người đã có chung một chia sẻ: “Mô hình rau an toàn ở Sa Ná hiện nay đang có uy tín trên địa bàn trong và ngoài xã, mỗi khi lấy rau ra Bo Hiềng, Xộp Huối hoặc mang xuống chơ Sơn Thủy bán đều dễ dàng tiêu thụ và được người tiêu dùng rất ưa chuộng”. Đây thực sự là một tín hiệu vui từ một mô hình sản xuất mới khởi đầu mà đã có được một “thương hiệu” cho sản phẩm.Một là: Hình thành cho người lao động ý thức cao trong thực hiện các quy trình kỹ thuật Trước đây bà con trong thôn bản thường quen với cách thâm canh cây trồng truyền thống cho năng suất thấp. Từ khi tham gia dự án học nghề, được tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đầu tư chăm sóc đúng theo quy trình kỹ thuật, thâm canh cây trồng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Từ đó bà con ý thức được tầm quan trọng của việc áp dụng các tiến bộ của khoa học- kỹ thuật vào trong lao động sản xuất. Hai là: Tạo thêm việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Là thôn bản thuần nông, chủ yếu là trồng lúa và phát triển kinh tế rừng. Nay triển khai thêm mô hình trồng rau sạch, đã tạo thêm việc làm đáng kể và thường xuyên cho nhiều đối tượng, đặc biệt là phù hợp với người có tuổi cao sức yếu, người khuyết tật hoặc khi nông nhà. Ba là: Tạo ra sản phẩm an toàn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái Việc thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật thâm canh, chăm bón và quy trình sản xuất an toàn cũng đã góp phần bảo vệ môi trường đất, môi trường nước, các vi sinh vật có lợi, cân bằng sinh thái, đồng thời bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và tạo ra sản phẩm an toàn cho xã hội mang lại nhiều lợi ích thiết thực.. Bốn là: Đáp ứng được nhu cầu rau ăn và sản phẩm có uy tín khi đưa ra thị trường T rước tiên là đáp ứng được nhu cầu sử dụng rau ăn hàng ngày ngay tại vườn trồng

Một góc mô hình trồng rau tại bản Sa Ná

Đ/c: Ngân Phúc Hậu- Phó Chủ tịch UBND xã Na Mèo đến thăm mô hình

Hiệu quả từ mô hình làm vườn rau sạch áp dụng khoa học kỹ thuật sẽ mở ra một hướng chuyển đổi phương thức sản xuất mới làm đa dạng thêm các ngành nghề sản xuất ở nông thôn, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là tạo việc làm phù hợp với lao động yếu sức và người khuyết tật. Tạo ra sản phẩm sạch phục vụ cuộc sống cũng như tăng thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là mô hình hiệu quả, cần được triển khai nhân rộng trên phạm vi toàn xã./.

Phạm Tuấn Vinh TTHTCĐ Na Mèo

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Rau Sạch Của Phụ Nữ Măng Đen

Tháng 9/2015, mô hình được chính thức được thành lập và nhận được sự hỗ trợ 120 triệu đồng từ Trung ương Hội LHPN Việt Nam. Từ nguồn kinh phí này, 30 phụ nữ tham gia mô hình được hỗ trợ 2 triệu đồng mỗi người, bên cạnh đó, các chị còn được tập huấn kỹ thuật trồng, cung cấp giống, phân bón, ống tưới, lưới vây…

Chị Trần Lan Phương – Phó chủ tịch Hội LHPN huyện Kon Plông nhớ lại: để mô hình hoạt động hiệu quả, Hội đã chỉ đạo Hội LHPN xã Đăk Long đề ra quy chế hoạt động. Theo đó, việc kiểm tra, giám sát, sơ kết rút kinh nghiệm được diễn ra định kỳ tháng/quý/năm. Tiền quỹ, tiền tiết kiệm của mô hình được công khai, minh bạch. Có mô hình, các thành viên được thông tin, tư vấn kiến thức, kỹ thuật canh tác rau sạch thường xuyên. Chị em phụ nữ đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất. Áp dụng quy trình trồng và chăm sóc hoàn toàn bằng phân hữu cơ vi sinh, nên sản phẩm làm ra như: bắp sú, xu hào, mướp đắng, bầu, bí, rau cải, rau mồng tơi, hành, tỏi, cà chua bi, dưa leo bao tử… được bán rất chạy tại chợ trung tâm huyện Kon Plông, tạo nguồn thu ổn định từ 2 – 3 triệu đồng/tháng/thành viên.

Dần dần thương hiệu rau sạch, rau an toàn của mô hình được khẳng định và có đầu ra ổn định. Tuy nhiên, sản phẩm làm ra chưa được tập trung lại một mối, việc bán sản phẩm của mô hình cũng chưa được tập trung, nhiều chị em chỉ cung cấp cho thương lái tại chợ chứ chưa cung cấp cho nguồn khác, diện tích trồng rau của mỗi thành viên cũng dần bị thu hẹp do nhu cầu cần diện tích để xây dựng nhà ở ngày càng tăng, từ những hạn chế này, tháng 9/2018, Hội LHPN huyện Kon Plông tiếp tục xây dựng mô hình “Tổ phụ nữ hợp tác trồng và bán rau an toàn Măng Đen” nhằm mục đích phát triển mô hình “Tổ phụ nữ liên kết trồng rau sạch xứ lạnh” và giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm được tốt hơn.

Chị Phan Thị Thanh Hoa – chi hội trưởng Hội phụ nữ thôn Măng Đen, tổ trưởng của 2 mô hình, người trực tiếp quản lý và bán các sản phẩm rau sạch tại nhà lồng ở chợ trung tâm huyện Kon Plông cho hay: từ khi được đầu tư nhà lồng và có gian hàng, việc buôn bán được tập trung, các sản phẩm rau sạch bán chạy hơn, nguồn cung cũng tăng lên. Hiện tại ngoài người dân thôn Măng Đen, sản phẩm rau sạch còn cung cấp cho các đơn vị trường học bán trú, nội trú, các hộ kinh doanh buôn bán trong chợ, các nhà hàng, khách sạn, quán ăn trên địa bàn thôn Măng Đen và nhiều nơi khác, vậy nên, nguồn thu nhập cho mỗi thành viên vì thế cũng tăng lên, trung bình 5 – 6 triệu/tháng/thành viên.

Chị Nguyễn Thị Giang – chủ quán ăn Trà Giang, thôn Măng Đen là khách hàng thường xuyên của gian hàng rau sạch chia sẻ: vì biết rõ nguồn gốc của các loại rau, nên chị luôn yên tâm khi mua ở đây.

Để đa dạng sản phẩm, các thành viên của 2 mô hình cũng trồng thêm một số loại rau, cây trồng có giá trị kinh tế cao bên cạnh các loại rau hiện tại đang trồng như: lá sâm dây, rau bắp cải tím, ớt Đà Lạt, dưa leo Úc,… đồng thời, bày bán thêm một số sản phẩm dược liệu của mình tại gian hàng.

Chị Trần Lan Phương cho biết, thời gian tới, Hội LHPN huyện sẽ tiếp tục hướng dẫn Hội LHPN xã Đăk Long duy trì các mô hình thật tốt để tăng số lượng thành viên tham gia; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mô hình, chủ động thu hồi vốn, thay thế đối với những hộ gia đình thành viên thực hiện không hiệu quả; phối hợp triển khai tập huấn kỹ thuật để ứng phó nhiều loại sâu bệnh và thời tiết nhằm nâng cao năng suất; nhân rộng mô hình ra các xã khác trên địa bàn huyện./.

Bài, ảnh: CTV Đức Thành-PL-HT