Top 11 # Mô Hình Trồng Rau Sạch Gia Đình Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Mô Hình Trồng Rau Sạch Từ Rác Thải Hữu Cơ Tại Gia Đình

Chủ nhật – 17/12/2017 14:00

Trước thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan, xuất phát từ nhu cầu được sử dụng nguồn rau sạch cung cấp cho bữa ăn của gia đình hàng ngày, anh Đỗ Tiến Thành có hộ khẩu thường trú tại Tổ dân phố Thanh Giã 1, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã tận dụng nguồn rác hữu cơ bỏ đi hàng ngày của gia đình để xây dựng mô hình trồng rau sạch trên sân thượng.

Được xây dựng từ tháng 3 năm 2017, đến nay vườn rau của gia đình anh đã phủ một màu xanh mướt với đủ các loại rau theo mùa như: súp lơ, cải bắp, cải bẹ, cà chua, cà tím, hành, đỗ xanh… Nguồn rau sạch đủ cung cấp cho gia đình gồm 5 người ăn. Để xây dựng thành công mô hình trồng rau từ rác thải, anh đã nghiên cứu, tìm hiểu chế tạo thùng ủ rác hữu cơ thành phân vi sinh và thiết kế chế tạo mô hình tháp rau xanh.

Rác hữu cơ là rác dễ phân hủy và có thể ủ làm phân vi sinh như: Các loại rau, củ quả đã bị hư, thối; vỏ trái cây, cuỗng rau, lá bánh, bã chè, bã cà phê, lá cây, hoa rụng; cơm, canh, thức ăn còn thừa…

Quy trình ủ rác thải hữu cơ thành phân vi sinh bón cho rau được thực hiện như sau: Đầu tiên, anh Thành chọn một thùng nhựa lớn (có dung tích khoảng 160 lít) có nắp đậy để ủ rác thành phân vi sinh. Rác hữu cơ được cho hàng ngày vào thùng thông qua nắp đậy phía trên. Gần đáy thùng, anh tạo một cửa nhỏ để có thể lấy phân ra và một van xả để lấy nước vi sinh hữu cơ. Rác thải hữu cơ phát sinh tại gia đình hàng ngày được thả vào thùng và đậy nắp để tránh ô nhiễm.

Lần đầu tiên ủ rác, anh Thành cho thêm một ít men vi sinh để quá trình phân hủy rác diễn ra nhanh hơn, những lần tiếp theo, rác được cho thẳng vào thùng mà không cần phải cho thêm men vi sinh, cách khoảng 3-4 ngày bổ sung thêm ít nước để tạo độ ẩm trong đống ủ. Sau 45-60 ngày có thể lấy mẻ sản phẩm (phân vi sinh) đầu tiên từ cửa xả gần đáy thùng ủ, các lần lấy tiếp theo khoảng cách thời gian ngắn dần: lần 2 cách 30 ngày, lần 3 cách 20 ngày, các lần tiếp theo 10 ngày (vì các lần lấy sản phẩm tiếp theo trong thùng luôn có sẵn tập đoàn vi sinh vật liên tục phân hủy rác thải hữa cơ thành phân vi sinh). Như vậy, gia đình nhà anh Thành luôn có nguồn phân vi sinh để bón cho các chậu rau xanh và chậu cây cảnh thêm xanh tốt. Với thùng có dung tích 160 lít, có lượng chứa khoảng 130 kg rác. Sau khoảng thời gian ủ khoảng 1,5- 2 tháng thì rác thải sẽ chuyển thành phân vi sinh, lúc này anh Thành chỉ cần mở cửa xả gần đáy thùng và lấy phân ra, số phân này sẽ được bón trực tiếp cho cây. Đồng thời, anh cũng tiến hành mở van xả nước để lấy nước rác. Lượng nước này sau đó được pha loãng với nước lã để tưới cho cây trồng, hoặc đổ ngược vào cửa đưa rác vào làm cho độ ẩm và vi sinh trong đống ủ được đồng đều. Rác sẽ liên tục được đưa vào cửa trên và định kỳ lấy ra từ cửa dưới. Với loại mô hình tháp rau xanh, đầu tiên anh Thành chọn đất màu (đất ruộng) rồi trộn với phân chuồng ủ mục và vỏ trấu hun để đảm bảo độ tơi xốp cho đất. Với mô hình này, anh Thành chọn một thùng nhựa to có dung tích khoảng 220 lít, xung quanh thùng anh đục các lỗ có kích thước khoảng 15×15 cm để lấy chỗ trồng rau, ở giữa dọc theo chiều cao của thùng là một ống nhựa có đường kính 20 cm được đục các lỗ nhỏ xung quanh, chiều dài ống nhựa cao hơn miệng thùng và bên trên ống nhựa có nắp đậy. Sau khi ủ đất khoảng 1 tuần thì cho đất vào thùng xung quanh ống nhựa đã đục lỗ, còn các loại rác hữu cơ như vỏ trái cây, cuống rau xanh, hoa, quả hỏng… được cho vào ống và đậy đắp. Tại đây, theo thời gian, các loại rác sẽ tự phân hủy thành chất hữu cơ ngấm vào đất thông qua tập đoàn giun đất và cung cấp dinh dưỡng cho rau. Xung quanh thùng, tại các lỗ, anh trồng các loại rau xanh như: rau cải, xu hào, mồng tơi…; phía trên của thùng, anh tận dụng để trồng các loại cây leo giàn như bầu, bí, mướp…

Ngoài tháp rau trồng trong thùng dung tích lớn, anh thành còn tận dung các loại thùng có dung tích nhỏ hơn như thùng xốp, thùng nhựa để trồng rau. Với 2 ban công sân thượng, mỗi sân có diện tích khoảng 10 m 2, anh Thành vừa tận dụng trồng rau, vừa kê bàn ghế để thư giãn sau mỗi ngày làm việc.

Anh Thành cho biết: Từ ngày áp dụng mô hình trồng rau này, gia đình tôi không phải mua rau; hơn nữa nguồn rau tự trồng vừa tươi vừa sạch, lại tận dụng được nguồn rác thải bỏ đi và tiết kiệm thời gian, công sức. Chỉ cần bỏ công sức thiết kế một lần, các lần sau chỉ cần trồng cây trên đất đã thu hoạch và tưới nước, bón bổ sung thêm phân vi sinh thu hoạch từ quá trình ủ rác thải mà không phải dùng thêm bất cứ loại phân bón nào khác. Như vậy, lượng rác thải hữu cơ của gia đình được anh thành tận dụng tối đa, vừa để cho vào thùng ủ tạo thành phân vi sinh bón cho cây, vừa cho vào ống ủ trực tiếp tại tháp trồng rau để cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho cây. Với số lượng 5 người, gồm 3 người lớn và 2 trẻ nhỏ như gia đình anh Thành thì lượng rác thải phát sinh hàng ngày không đủ để vừa ủ vào thùng ủ bên ngoài và cho trực tiếp và thùng tháp rau xanh nên anh Thành phải xin thêm rác nhà hàng xóm để ủ tạo phân. Anh Thành cho biết, khi áp dụng mô hình này, lượng rác thải của gia đình anh giảm đáng kể từ 2 kg/ ngày xuống còn khoảng 0,2 kg/ ngày. Tại gian bếp, gia đình anh để 2 thùng nhỏ phân loại rác thải, một thùng để đựng rác vô cơ như các loại túi nilon, chai lọ nhựa, hộp xốp… để chuyển cho người thu gom rác mang đi xử lý và một thùng đựng rác hữu cơ để cho vào thùng ủ thành phân vi sinh. Lượng phân này rất giàu dinh dưỡng mà cây không bị xót như bón phân hóa học. Anh Thành mong muốn, mô hình của anh sẽ được nhiều người biết đến và nhân rộng, bởi mô hình rất dễ áp dụng, lại an toàn cho sức khỏe, bảo vệ môi trường, góp phần giảm đáng kể lượng rác thải phát sinh hàng ngày, giảm được nhân công, kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, đặc biệt mô hình rất thích hợp với người dân thành phố có diện tích đất nhỏ hẹp.

Độc Đáo Mô Hình Trồng Rau Sạch Từ Rác Tại Hộ Gia Đình

Mô hình trồng rau sạch bằng cách tái sử dụng rác thải sinh hoạt để làm phân bón của bà Dương Thị Kim Thoa (tổ 4, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) hứa hẹn sẽ được nhiều hộ gia đình học tập và áp dụng. Trồng rau sạch từ … rác

Những năm gần đây, do e ngại về thực phẩm bẩn nên nhiều hộ gia đình ở các đô thị lớn có xu hướng tự trồng rau sạch trên sân thượng để tự cung tự cấp. Tuy nhiên, mô hình trồng rau sạch từ rác tái chế thì chưa hẳn nhiều người làm được. Chính vì thế, bà Dương Thị Kim Thoa (tổ 4, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) rất mong muốn mô hình trồng rau từ rác tái chế của mình được nhiều người biết đến và áp dụng vừa phục vụ nhu cầu của mỗi gia đình, vừa góp phần giảm thiểu rác thải sinh hoạt, bảo vệ môi trường sống.

Bà Dương Thị Kim Thoa kể, năm 2012, sau khi thấy anh trai mình mang từ quê lên một xe tải đất, bà Thoa đã xin mấy thùng xốp để đựng đất trồng cây. Tuy nhiên vấn đề phát sinh ở chỗ, do sử dụng phân bón hóa học nên đất nhanh chóng bị bạc màu, cây trồng chỉ được một vụ là phải thay đất. Việc làm phiền hà, tốn công sức mỗi khi phải mua đất, vận chuyển lên tận sân thượng đã khiến cho bà Thoa suy nghĩ rất nhiều.

“Sau khi tự tìm tòi, tôi quyết định làm phân bón vi sinh từ việc tận dụng rác thải sinh hoạt ở gia đình. Cụ thể, tôi sử dụng những thực phẩm bỏ đi như cơm nguội, cuống rau, ruột cá … sau đó ủ chừng 40 – 50 ngày là tôi đã có phân vi sinh bón cho cây. Sử dụng phân vi sinh tốt hơn phân hóa học rất nhiều, đất hồi phục nhanh sau mỗi đợt trồng cây mới. Nhiều gia đình dùng phân hóa học, cây chỉ cho thu hoạch một lần là chết nhưng cây cối tôi trồng, cho thu hoạch 3 – 4 đợt. Đó là chưa kể việc mình tận dụng được tối đa rác thải trong gia đình, hạn chế được ô nhiễm môi trường” – bà Thoa chia sẻ.

Vườn rau rộng chừng 40 m2 của bà Thoa lúc nào cũng xanh tươi, non mơn mởn của các loại rau cải lá, cải bó xôi, rau muống, cà chua, súp lơ, rau dền Nhật Bản …. Vừa dẫn chúng tôi đi thăm khu vườn, bà Thoa cho vừa cho biết: “Nhiều hàng xóm thấy mô hình này hay nên đã sang nhà tôi học hỏi kinh nghiệm. Tôi ước lượng, rác thải hữu cơ chiếm tới 50% lượng rác thải sinh hoạt của mỗi gia đình nên nếu chúng ta tận dụng được lượng rác thải này, lượng rác thải ra ngoài tự nhiên giảm được một nửa. Điều này sẽ rất hữu ích khi vừa giảm thiểu được chi phí xử lý rác, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường”.

Mong muốn mô hình được nhân rộng

Hiện nay các cấp, ngành đều xác định rác thải là một nguồn tài nguyên và muốn tận dụng nguồn tài nguyên này thì công tác phân rác tại nguồn là việc làm hết sức quan trọng. Phân loại rác thải từ nguồn cũng không phải đến thời điểm này mới được đề cập tới. Có thể hiểu, đây là hoạt động phân chia rác thải ra các loại riêng biệt như rác vô cơ, hữu cơ… ngay tại nơi thải rác. Theo nhiều chuyên gia môi trường, nếu thực hiện phân loại rác ngay từ đầu nguồn thì những thứ này hoàn toàn có thể tái chế và lượng rác mang đi xử lý tại các điểm chôn lấp còn lại rất ít. Tuy nhiên hiệu quả thực hiện chủ trương này chưa cao.

Bà Thoa cũng cho rằng: “Sau vụ bãi rác Nam Sơn bị ùn ứ, tôi thấy mỗi công dân cần có trách nhiệm, chung tay cùng với các cấp chính quyền, Nếu mỗi người dân biết tận dụng những rác thải sinh hoạt để dùng chúng trong việc tạo ra phân vi sinh bón cho cây thì sẽ giảm được chi phí mua phân bón hóa học, tăng được tuổi thọ cho cây và thu hoạch gấp đôi năng suất”.

Được biết mô hình trồng rau sạch từ rác thải sinh hoạt của bà Dương Thị Kim Thoa đã có sức lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ, nhất là với những người dân phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nọi. Ngoài tạo ra những sản phẩm hữu ích phục vụ cho gia đình và xã hội, việc làm ý nghĩa này còn giúp người dân nâng cao ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.

Theo chúng tôi (20/2/2019)

Độc Đáo Mô Hình Trồng Rau Sạch Từ Rác Tái Chế Cho Mỗi Hộ Gia Đình

Trồng rau sạch từ … rác

Những năm gần đây, do e ngại về thực phẩm bẩn nên nhiều hộ gia đình ở các đô thị lớn có xu hướng tự trồng rau sạch trên sân thượng để tự cung tự cấp. Tuy nhiên, mô hình trồng rau sạch từ rác tái chế thì chưa hẳn nhiều người làm được. Chính vì thế, bà Dương Thị Kim Thoa (tổ 4, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) rất mong muốn mô hình trồng rau từ rác tái chế của mình được nhiều người biết đến và áp dụng vừa phục vụ nhu cầu của mỗi gia đình, vừa góp phần giảm thiểu rác thải sinh hoạt, bảo vệ môi trường sống.

Bà Dương Thị Kim Thoa kể, năm 2012, sau khi thấy anh trai mình mang từ quê lên một xe tải đất, bà Thoa đã xin mấy thùng xốp để đựng đất trồng cây. Tuy nhiên vấn đề phát sinh ở chỗ, do sử dụng phân bón hóa học nên đất nhanh chóng bị bạc màu, cây trồng chỉ được một vụ là phải thay đất. Việc làm phiền hà, tốn công sức mỗi khi phải mua đất, vận chuyển lên tận sân thượng đã khiến cho bà Thoa suy nghĩ rất nhiều.

“Sau khi tự tìm tòi, tôi quyết định làm phân bón vi sinh từ việc tận dụng rác thải sinh hoạt ở gia đình. Cụ thể, tôi sử dụng những thực phẩm bỏ đi như cơm nguội, cuống rau, ruột cá … sau đó ủ chừng 40 – 50 ngày là tôi đã có phân vi sinh bón cho cây. Sử dụng phân vi sinh tốt hơn phân hóa học rất nhiều, đất hồi phục nhanh sau mỗi đợt trồng cây mới. Nhiều gia đình dùng phân hóa học, cây chỉ cho thu hoạch một lần là chết nhưng cây cối tôi trồng, cho thu hoạch 3 – 4 đợt. Đó là chưa kể việc mình tận dụng được tối đa rác thải trong gia đình, hạn chế được ô nhiễm môi trường” – bà Thoa chia sẻ.

Vườn rau rộng chừng 40 m2 của bà Thoa lúc nào cũng xanh tươi, non mơn mởn của các loại rau cải lá, cải bó xôi, rau muống, cà chua, súp lơ, rau dền Nhật Bản …. Vừa dẫn chúng tôi đi thăm khu vườn, bà Thoa cho vừa cho biết: “Nhiều hàng xóm thấy mô hình này hay nên đã sang nhà tôi học hỏi kinh nghiệm. Tôi ước lượng, rác thải hữu cơ chiếm tới 50% lượng rác thải sinh hoạt của mỗi gia đình nên nếu chúng ta tận dụng được lượng rác thải này, lượng rác thải ra ngoài tự nhiên giảm được một nửa. Điều này sẽ rất hữu ích khi vừa giảm thiểu được chi phí xử lý rác, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường”.

Mong muốn mô hình được nhân rộng

Hiện nay các cấp, ngành đều xác định rác thải là một nguồn tài nguyên và muốn tận dụng nguồn tài nguyên này thì công tác phân rác tại nguồn là việc làm hết sức quan trọng. Phân loại rác thải từ nguồn cũng không phải đến thời điểm này mới được đề cập tới. Có thể hiểu, đây là hoạt động phân chia rác thải ra các loại riêng biệt như rác vô cơ, hữu cơ… ngay tại nơi thải rác. Theo nhiều chuyên gia môi trường, nếu thực hiện phân loại rác ngay từ đầu nguồn thì những thứ này hoàn toàn có thể tái chế và lượng rác mang đi xử lý tại các điểm chôn lấp còn lại rất ít. Tuy nhiên hiệu quả thực hiện chủ trương này chưa cao.

Vườn rau sử dụng phân vi sinh được chế từ rác thải sinh hoạt của bà Thoa

Theo ý kiến riêng của bà Thoa, sở dĩ việc phân rác tại nguồn chưa đạt hiệu quả cao là bởi nó chưa gắn với lợi ích của từng hộ gia đình. “Gia đình tôi có nhu cầu sử dụng chất thải hữu cơ để làm phân vi sinh nên sẽ có ý thức phân loại rác ngay từ ban đầu. Nhưng nhiều gia đình khác do không có nhu cầu làm phân vi sinh nên họ vẫn chưa ý thức việc phân loại rác. Vì thế tôi rất mong muốn mô hình trồng rau sạch từ rác thải sinh hoạt được nhiều hộ gia đình biết tới và làm theo. Khi họ có nhu cầu thì không cần nhắc nhở họ cũng sẽ tự ý thức” – Bà Thoa tâm sự.

Bà Thoa cũng cho rằng: “Sau vụ bãi rác Nam Sơn bị ùn ứ, tôi thấy mỗi công dân cần có trách nhiệm, chung tay cùng với các cấp chính quyền, Nếu mỗi người dân biết tận dụng những rác thải sinh hoạt để dùng chúng trong việc tạo ra phân vi sinh bón cho cây thì sẽ giảm được chi phí mua phân bón hóa học, tăng được tuổi thọ cho cây và thu hoạch gấp đôi năng suất”.

Được biết mô hình trồng rau sạch từ rác thải sinh hoạt của bà Dương Thị Kim Thoa đã có sức lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ, nhất là với những người dân phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nọi. Ngoài tạo ra những sản phẩm hữu ích phục vụ cho gia đình và xã hội, việc làm ý nghĩa này còn giúp người dân nâng cao ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.

Ảnh: Rác thải hữu cơ được tận dụng để làm phân bón vi sinh, phục vụ việc trồng rau sạch của bà Dương Thị Kim Thoa

4 Mô Hình Trồng Rau Sạch Tại Nhà Vừa Tiết Kiệm Vừa Bảo Vệ Sức Khỏe Cho Gia Đình Bạn

Thực ra, hiện nay trên thị trường đã có nhiều mô hình trồng rau sạch đơn giản, không tốn thời gian giúp bạn chủ động nguồn thực phẩm sạch. Cùng xem 4 mô hình trồng rau sạch được nhiều khách hàng lựa chọn nhất hiện nay.

Đứng trước tình trạng thực phẩm bẩn trên thị trường, không ít hộ gia đình lựa chọn cách chủ động nguồn rau bằng việc tự trồng rau sạch.

Tuy nhiên chỉ được một thời gian ngắn do khá bận rộn với công việc nên không ít gia đình đành phải “phó mặc” việc ăn uống cho những người bán hàng hoặc siêu thị.

Thực ra, hiện nay trên thị trường đã có nhiều mô hình trồng rau sạch đơn giản , không tốn nhiều thời gian giúp bạn chủ động nguồn rau sạch.

Những lưu ý khi trồng rau sạch tại nhà:

Hiện nay, việc trồng rau sạch không còn quá khó khăn với những người ở thành phố lớn.

Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý khi trồng rau sạch tại nhà:

Chọn không gian thích hợp để trồng rau sạch: Việc chọn không gian thích hợp thông thoáng, đủ ánh nắng mặt trời, tiện lợi gần nguồn nước cũng sẽ tăng hiệu quả của việc trồng rau sạch đồng thời tiết kiệm thời gian cho bạn.

Khi bạn chọn được không gian thích hợp bạn sẽ dễ dàng lựa chọn mô hình trồng rau sạch phù hợp với gia đình bạn.

Trồng rau sạch trên sân thượng

Lựa chọn chậu trồng rau sạch phù hợp: Nếu bạn trồng rau bằng phương pháp thủy canh thì bạn sẽ xây dựng giàn khung và ống nhựa để trồng, nhưng nếu bạn trồng theo mô hình truyền thống thì việc lựa chọn chậu lại khá quan trọng, sao cho tiết kiệm diện tích đất và phù hợp với sự sinh trưởng của từng loại rau.

Nên bắt đầu với loại rau dễ trồng và quy mô nhỏ: Lúc mới bắt đầu, vì bạn chưa có kinh nghiệm nên lựa chọn những loại rau dễ trồng như rau mầm , rau ăn lá…

Việc lựa chọn loại rau này tránh cho bạn những rủi ro, đồng thời bạn sẽ có kinh nghiệm hơn trong việc trồng rau sạch và để rau phát triển tốt.

Việc trồng với quy mô nhỏ cũng giảm sự rủi ro trong việc phát sinh kinh phí làm vườn.

Cải, xà lách, rau muống là những loại dễ trồng

Chuẩn bị hạt giống và đất sạch trồng rau thật tốt: Đây là hai yếu tố quyết định sự thành công của việc trồng rau sạch của bạn hay không.

Với những hạt giống chất lượng cũng như đất tốt, đảm bảo sẽ giúp cho bạn có một vườn rau khỏe mạnh.

Lưu ý về việc tưới cây: Việc tưới cây rất quan trọng, cần tuân thủ theo nguyên tắc: Tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.

Nên tưới bằng bình tưới hoa sen hoặc phun sương, vào những ngày nắng nóng nên tưới nhiều hơn.

Đối với việc thu hoạch: Có những loại rau cần dùng kéo như rau muống, mồng tơi, rau đay.. mục đích để không dập thân nhanh và rau dễ mọc trở lại hơn.

Rau nhà trồng vẫn phải rửa sạch sẽ: Rất nhiều người chủ quan rằng rau nhà sạch nên không cần phải rửa kỹ.

Nhưng thực tế ngay cả khi bạn không sử dụng phân bón kích thích hay phun thuốc thì bạn cũng nên rửa kỹ vì biết đâu có ký sinh trùng trong đất bám vào.

Khi tái sử dụng đất trồng: Để tái sử dụng đất, bạn nên nhặt hết lá và rễ của rau cũ, phơi đất dưới nắng 4,5 ngày để diệt mầm bệnh.

Sau đó, trộn thêm đất dinh dưỡng để tái sử dụng cho đợt tới.

Hạt giống là một trong những yếu tố quan trọng

4 mô hình trồng rau sạch tại nhà được lựa chọn nhiều nhất hiện nay:

1. Trồng rau sạch truyền thống bằng đất:

Đây là mô hình khá quen thuộc với mọi người dân.

Để sản xuất rau sạch các yếu tố cần phải để ý bao gồm: đất an toàn không, nguồn nước có đảm bảo không, có sử dụng phân bón hóa học hay không?

Đấy còn chưa kể môi trường trồng có ô nhiễm hay không.

Những yếu tố đó sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng và sự an toàn cho việc trồng rau sạch của gia đình bạn.

Tốt nhất để trồng rau theo mô hình này bạn nên có sự hướng dẫn và cung cấp từ một đơn vị uy tín cung cấp để đảm bảo được nguồn đất sạch, hạt giống, nước và vị trí phù hợp để trồng rau.

Mô hình trồng rau khá phổ biến hiện nay

2. Trồng rau sạch khí canh:

Mô hình này không dùng đất. Cây được treo lơ lửng trong môi trường không khí và thường xuyên được phun nước vào rễ cây.

Phương pháp này được thiết kế khá gọn nhẹ nên không chiếm nhiều diện tích. Tuy nhiên việc trồng đa dạng các loại rau còn hạn chế, chỉ trồng được một vài loại phù hợp, ít rễ – thu hoạch 1 lần.

Đây là mô hình tiên tiến nhưng giá đầu tư ban đầu khá lớn nên người tiêu dùng ít lựa chọn.

3. Trồng rau sạch thủy canh:

Cây được sống trong môi trường nước. Cây lấy dinh dưỡng hòa tan trong nước.

Các cây được đặt trong giá thể trong rọ chứa, sao cho phần đáy ngập mặt nước để cây có thể hút dinh dưỡng.

Phương pháp này cần vốn đầu tư ban đầu khá nhiều, cũng có thể tốn chi phí lắp đặt nhà màng.

Nhược điểm là chỉ trồng được một số loại rau ăn lá thông thường, phải ươm cây giống riêng…

Trồng rau sạch thủy canh

4. Trồng rau sạch Aquaponics:

Đây là mô hình kết hợp hai phương pháp: nuôi thủy sản và nuôi trồng thủy canh.

Hệ thống này sẽ sử dụng lượng nước được luân chuyển từ bể cá để nuôi rau.

Với mô hình trồng rau sạch này cây sẽ được nuôi dưỡng bởi các chất dinh dưỡng có trong phân cá và nhờ các vi sinh vật phân giải thành chất cây trồng có thể hấp thụ được .

Sau khi hấp thụ các dinh dưỡng và lọc các chất bẩn trong nước, nước sẽ trở nên sạch sẽ và theo vòng tuần hoàn trở lại nuôi cá.

Mô hình trồng rau sạch này được xem là mô hình tiên tiến thông minh và tiện lợi, sự kết hợp hệ thống máy bơm với công nghệ tạo thành khép kín và vận hành tự động.

Đây là mô hình trồng rau sạch tại nhà đem lại nhiều lợi ích cho gia đình bạn như: Bạn vừa có rau sạch và cá sạch, tiết kiệm điện và nước cho bạn. Không tốn nhiều thời gian chăm sóc.

Hệ thống này bạn có thể sử dụng lâu dài và ổn định .

Mô hình cộng sinh hoàn hảo

Mô hình trồng rau sạch tại nhà của Tâm Sạch:

Với mong muốn đem lại sự tiện lợi trong việc chăm sóc cũng như giúp người tiêu dùng chủ động được sự an toàn nguồn thực phẩm của mình.

Sau nhiều năm nghiên cứu và không ngừng hoàn thiện. Tâm Sạch đã cung cấp ra thị trường 2 mô hình trồng rau sạch tiện lợi tại nhà: Mô hình trồng đất truyền thống và mô hình trồng rau sạch kết hợp nuôi cá Aquaponics.

Khác với mô hình trồng rau truyền thống thường có những điểm bất lợi như: Chiếm khá nhiều diện tích, không đảm bảo được nguồn đất và nguồn nước tưới tiêu.

Mô hình trồng rau sạch truyền thống tại Tâm Sạch sẽ thiết kế cho bạn những khay rau đơn giản trên những bậc thang nhằm tiết kiệm diện tích và lấy trọn hướng nắng. Đảm bảo những nguồn đất tốt và giống cây trồng chất lượng cao.

Thêm việc áp dụng công nghệ tưới tự động thẩm thấu ngược, không cần nguồn điện, giúp bạn tiết kiệm thời gian chăm sóc.

Chế độ tưới tự động hoàn toàn không cần điện

Đây là mô hình trồng rau tiện ích, thông minh.

Với mô hình Aquaponics tại Tâm Sạch, người tiêu dùng được hỗ trợ suốt đời sản phẩm đảm bảo sự hiệu quả, thống nhất của hệ thống và không lãng phí.

Trong những tháng đầu, mỗi tháng nhân viên sẽ đến kiểm tra 2-3 lần.

Vài tháng sau, khi hệ thống đã bắt đầu ổn định, đội ngũ nhân viên sẽ kiểm tra hàng tháng.

Các thiết bị đi kèm như: máy bơm, timer , máy sủi oxi đều được bảo hành theo nhà sản xuất.

Ngoài ra chúng tôi cung cấp nguồn : đất sét nung , hạt giống, cá giống, thức ăn cho cá tận nơi.

Những lợi ích khi chọn Tâm Sạch bạn sẽ được:

– Tư vấn miễn phí về giải pháp phù hợp với gia đình bạn một cách chi tiết, hợp lý.

– Với phương châm đem lại sự tiện lợi cho những người bận rộn mong muốn có thực phẩm sạch bảo vệ sức khỏe gia đình mình. Những mô hình trồng rau sạch của Tâm Sạch sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ nguồn nguyên vật liệu để việc trồng rau dễ dàng hơn bao giờ hết.

– Chế độ bảo hành lỗi kỹ thuật trọn đời sản phẩm, giúp bạn yên tâm để lựa chọn mô hình phù hợp.

– Chi phí hợp lý giúp bạn tiết kiệm đến mức tối đa mà vẫn có thể bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

Bạn chọn thổ canh hay Aquaponics

Trải qua nhiều năm, Tâm Sạch đã cung cấp giải pháp trồng rau sạch tại nhà hữu hiệu cho hàng trăm hộ gia đình tại các thành phố lớn.

Còn chần chừ gì nữa, sức khỏe của bản thân và gia đình bạn phụ thuộc vào sự lựa chọn của bạn ngay hôm nay.