Top 12 # Mô Hình Trồng Rau Sạch Của Nhật Bản Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Ưu Điểm Công Nghệ Trồng Rau Sạch Của Nhật Bản Mô Hình Thủy Canh

Ưu điểm của công nghệ trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh

Bỏ qua những công đoạn vất vả chuẩn bị cho việc gieo trồng, công nghệ trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh giúp đơn giản hóa mọi công đoạn. Giúp tiết kiệm chi phí lao động.

Có thể kiểm soát được cỏ dại và sâu bệnh mà không cần sử dụng những hóa chất trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật. Giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và người tiêu dùng khi không phải tiếp xúc nhiều với hóa chất.

Tiết kiệm nước, không cần tưới nước mỗi ngày và bỏ qua giai đoạn bón phân giúp cây phát triển tốt.

Công nghệ trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh có thể giúp trồng rau trái mùa do có thể điều chỉnh được các yếu tố môi trường.

Công nghệ đơn giản, dễ sử dụng, và tiết kiệm hơn hẳn mô hình thông thường.

Nâng cao năng suất và chất lượng đáng kể.

Tránh sói mòn đất, bảo vệ môi trường.

Công nghệ trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh có nhược điểm gì?

Vì đây là một công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thị trường nên giá thành đầu tư ban đầu sẽ cao hơn. Điều này khiến nhiều hộ gia đình và các hộ kinh doanh rau sạch sẽ khó có thể mở rộng diện tích canh tác.

Mặt khác, công nghệ trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh cần chi phí đầu tư lớn, và giá thành cao nên việc tiêu thụ sẽ khó khăn hơn so với loại rau được canh tác theo phương pháp thông thường. Tuy nhiên, với xu hướng thiện với môi trường và bảo vệ sức khỏe, công nghệ trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh là giải pháp tối ưu nhất.

Công nghệ trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh yêu cầu người sử dụng phải có kiến thức về cây trồng, về hóa học và kỹ thuật trồng trọt cao. Vì cần điều chỉnh đúng mức chất dinh dưỡng cho cây để cây có thể sinh trưởng tốt nhất.

Đồng thời, mỗi loại rau sẽ cần một chế độ dinh dưỡng khác nhau cần phải lưu ý. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này, chúng tôi đã nghiên cứu ra dung dịch thủy canh phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau.

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về công nghệ trồng rau sạch của Nhật Bản bằng phương pháp thủy canh bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Nhật Bản Với Mô Hình Trồng Rau Thông Minh

Tập đoàn điện tử Panasonic (Nhật Bản) vừa cho ra đời hệ thống kiểm soát môi trường canh tác thông minh và thân thiện mới môi trường. Qua nghiên cứu thực tế, những thay đổi về môi trường như nhiệt độ, ánh sáng hay tốc độ gió có thể tác động đến quá trình sinh trưởng, năng suất của cây trồng và chất lượng sau thu hoạch.  

– Hệ thống canh tác mới của Panasonic là công nghệ giải pháp môi trường thông minh bao gồm hộp điều khiển trung tâm, hệ thống thông gió, hệ thống cảm ứng nhiệt độ, đo độ ẩm và đo môi trường bên ngoài nhà kính.

– Mục đích của hệ thống này là nhằm tạo ra một môi trường lý tưởng cho cây trồng sinh trưởng một cách thuận lợi, đảm bảo chất lượng và độ an toàn của nông sản trước các tác động không mong muốn từ môi trường tự nhiên và tiết kiệm thời gian cũng như công sức của người nông dân.

– Trả lời phóng viên Vietnam+, ông Takayoshi Tanizawa – Giám đốc Nhóm kế hoạch kinh doanh mới, Trung tâm Phát triển kinh doanh, công ty Eco Solutions, tập đoàn Panasonic, cho biết: “Mô hình trồng rau nhà kính của chúng tôi sử dụng cơ chế quản lý canh tác để tiết kiệm năng lượng. Đáng chú ý cơ chế này không sử dụng điện năng hay xăng dầu mà sử dụng trực tiếp ánh sáng, năng lượng gió để kiểm soát môi trường trồng cây.”

– Theo Ông, hệ thống này quản lý không gian phía trên của cây trồng trong khi người nông dân thì chịu trách nhiệm quản lý phần rễ cây như dinh dưỡng, làm đất. Người đại diện của Panasonic khẳng định người nông dân vẫn canh tác theo các phương pháp truyền thống và Panasonic chỉ đóng vai trò tạo một không gian thuận lợi để cho cây trồng sinh trưởng một cách bình thường.

– Tổng cộng chi phí cho một gói lắp đặt thiết bị phục vụ canh tác trị giá khoảng 55 triệu yên. Tuy nhiên, ông Tanizawa cho biết tùy theo từng điều kiện địa lý mà công tác lắp đặt và thi công có sự khác biệt với nhau. Dự kiến đến năm 2018 sẽ chính thức chào bán hệ thống này ra thị trường.

– Hiện tại, hệ thống của Panasonic đang được thử nghiệm tại khu canh tác của công ty Kodawari tỉnh Saitama, địa phương giáp ranh với Tokyo và cũng là một trong những nơi cung cấp nông sản quanh năm cho thủ đô Tokyo. – Giám đốc phụ trách canh tác công ty Kodawari Kankyo, ông Toshio Morishita, cho biết: “Ngay cả khi không có người chăm sóc thì hệ thống vẫn hoạt động để tạo điều kiện sinh trưởng tốt cho cây theo từng giai đoạn. Bước đầu tiên là người nông dân sẽ làm đất, gieo trồng và sau đó thì sử dụng hệ thống để quản lý điều kiện nuôi dưỡng. Ưu điểm nhất mà hệ thống mang lại là người nông dân không phải đụng chân tay vào các khâu chăm sóc khác. Thật sự là rất tiện lợi!”

– Bên cạnh việc tiết kiệm sức lao động, hệ thống quản lý môi trường canh tác này còn giúp tăng năng suất nhờ tạo ra được môi trường lý tưởng cho cây trồng sinh trưởng. Rau chân vịt là loại cây trồng được cho là khá “khó tính,” đòi hỏi điều kiện môi trường khắt khe cho canh tác, đặt biệt là trong điều kiện nhiệt độ oi bức mùa Hè.

– Hệ thống quản lý canh tác bước đầu mang lại thành công với rau chân vịt và tạo điều kiện để cây có thể sinh trưởng đều đặn và thu hoạch được quanh năm ngay cả trong điều kiện khí hậu mùa Hè. Với hệ thống mới này, sức lao động của con người sẽ được giải phóng đi rất nhiều.

– Cụ thể như chu trình canh tác rau chân vịt gồm thông thường mất tổng cộng khoảng 32 – 62 ngày. Các thao tác như làm đất, gieo hạt và thu hoạch do còn người đảm nhiệm chỉ chiếm 4 – 5 ngày trong khi thời gian sinh trưởng của cây chiếm tới 30 – 60 ngày.

– Với phương pháp canh tác thông thường, người nông dân sẽ phải đảm nhiệm tất cả các khâu ngay cả việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng trong thời gian sinh trưởng, đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, công sức và chi phí nhiên liệu.

– Hệ thống mới áp dụng này sẽ đảm bảo một môi trường an toàn, thuận lợi gần như tuyệt đối cho cây bằng cách tự động hóa toàn bộ khâu chăm sóc thay thế con người. Như vậy, hệ thống mới đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt ngay cả khi số lượng người lao động ít.

– Thao tác sử dụng hệ thống quản lý môi trường canh tác này cũng không quá phức tạp và người nông dân hoàn toàn có thể sử dụng một cách dễ dàng. Các chế độ trên bảng điều khiển trung tâm hiển thị các ký tự ngắn gọn, dễ hiểu bao gồm điều chỉnh điều kiện ánh sáng, tốc độ gió.

– Việc tưới tiêu cũng do hệ thống đảm nhiệm. Chỉ với một thao tác bấm đơn giản, nước sẽ được tưới theo dạng phun sương và đảm bảo cây trồng nhận được đủ lượng nước cần thiết. Người sử dụng cũng có thể điều chỉnh chế độ ánh sáng bằng chế độ điều khiển tự động đối với rèm kéo hai bên cùng lúc hoặc từng bên một tuỳ theo ý muốn.  

– Hệ thống canh tác mới của Panasonic là công nghệ giải pháp môi trường thông minh bao gồm hộp điều khiển trung tâm, hệ thống thông gió, hệ thống cảm ứng nhiệt độ, đo độ ẩm và đo môi trường bên ngoài nhà kính.- Mục đích của hệ thống này là nhằm tạo ra một môi trường lý tưởng cho cây trồng sinh trưởng một cách thuận lợi, đảm bảo chất lượng và độ an toàn của nông sản trước các tác động không mong muốn từ môi trường tự nhiên và tiết kiệm thời gian cũng như công sức của người nông dân.- Trả lời phóng viên Vietnam+, ông Takayoshi Tanizawa – Giám đốc Nhóm kế hoạch kinh doanh mới, Trung tâm Phát triển kinh doanh, công ty Eco Solutions, tập đoàn Panasonic, cho biết: “Mô hình trồng rau nhà kính của chúng tôi sử dụng cơ chế quản lý canh tác để tiết kiệm năng lượng. Đáng chú ý cơ chế này không sử dụng điện năng hay xăng dầu mà sử dụng trực tiếp ánh sáng, năng lượng gió để kiểm soát môi trường trồng cây.”- Theo Ông, hệ thống này quản lý không gian phía trên của cây trồng trong khi người nông dân thì chịu trách nhiệm quản lý phần rễ cây như dinh dưỡng, làm đất. Người đại diện của Panasonic khẳng định người nông dân vẫn canh tác theo các phương pháp truyền thống và Panasonic chỉ đóng vai trò tạo một không gian thuận lợi để cho cây trồng sinh trưởng một cách bình thường.- Tổng cộng chi phí cho một gói lắp đặt thiết bị phục vụ canh tác trị giá khoảng 55 triệu yên. Tuy nhiên, ông Tanizawa cho biết tùy theo từng điều kiện địa lý mà công tác lắp đặt và thi công có sự khác biệt với nhau. Dự kiến đến năm 2018 sẽ chính thức chào bán hệ thống này ra thị trường.- Hiện tại, hệ thống của Panasonic đang được thử nghiệm tại khu canh tác của công ty Kodawari tỉnh Saitama, địa phương giáp ranh với Tokyo và cũng là một trong những nơi cung cấp nông sản quanh năm cho thủ đô Tokyo.- Giám đốc phụ trách canh tác công ty Kodawari Kankyo, ông Toshio Morishita, cho biết: “Ngay cả khi không có người chăm sóc thì hệ thống vẫn hoạt động để tạo điều kiện sinh trưởng tốt cho cây theo từng giai đoạn. Bước đầu tiên là người nông dân sẽ làm đất, gieo trồng và sau đó thì sử dụng hệ thống để quản lý điều kiện nuôi dưỡng. Ưu điểm nhất mà hệ thống mang lại là người nông dân không phải đụng chân tay vào các khâu chăm sóc khác. Thật sự là rất tiện lợi!”- Bên cạnh việc tiết kiệm sức lao động, hệ thống quản lý môi trường canh tác này còn giúp tăng năng suất nhờ tạo ra được môi trường lý tưởng cho cây trồng sinh trưởng. Rau chân vịt là loại cây trồng được cho là khá “khó tính,” đòi hỏi điều kiện môi trường khắt khe cho canh tác, đặt biệt là trong điều kiện nhiệt độ oi bức mùa Hè.- Hệ thống quản lý canh tác bước đầu mang lại thành công với rau chân vịt và tạo điều kiện để cây có thể sinh trưởng đều đặn và thu hoạch được quanh năm ngay cả trong điều kiện khí hậu mùa Hè. Với hệ thống mới này, sức lao động của con người sẽ được giải phóng đi rất nhiều.- Cụ thể như chu trình canh tác rau chân vịt gồm thông thường mất tổng cộng khoảng 32 – 62 ngày. Các thao tác như làm đất, gieo hạt và thu hoạch do còn người đảm nhiệm chỉ chiếm 4 – 5 ngày trong khi thời gian sinh trưởng của cây chiếm tới 30 – 60 ngày.- Với phương pháp canh tác thông thường, người nông dân sẽ phải đảm nhiệm tất cả các khâu ngay cả việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng trong thời gian sinh trưởng, đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, công sức và chi phí nhiên liệu.- Hệ thống mới áp dụng này sẽ đảm bảo một môi trường an toàn, thuận lợi gần như tuyệt đối cho cây bằng cách tự động hóa toàn bộ khâu chăm sóc thay thế con người. Như vậy, hệ thống mới đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt ngay cả khi số lượng người lao động ít.- Thao tác sử dụng hệ thống quản lý môi trường canh tác này cũng không quá phức tạp và người nông dân hoàn toàn có thể sử dụng một cách dễ dàng. Các chế độ trên bảng điều khiển trung tâm hiển thị các ký tự ngắn gọn, dễ hiểu bao gồm điều chỉnh điều kiện ánh sáng, tốc độ gió.- Việc tưới tiêu cũng do hệ thống đảm nhiệm. Chỉ với một thao tác bấm đơn giản, nước sẽ được tưới theo dạng phun sương và đảm bảo cây trồng nhận được đủ lượng nước cần thiết. Người sử dụng cũng có thể điều chỉnh chế độ ánh sáng bằng chế độ điều khiển tự động đối với rèm kéo hai bên cùng lúc hoặc từng bên một tuỳ theo ý muốn.

Mô Hình Trồng Rau Sạch Aquaponics

Chắc hiện nay các bạn cũng nghe nhiều về mô hình trồng rau thủy canh và ít nhiều về trồng rau sạch aquaponics. Về bản chất mô hình trồng rau aquaponics dựa trên thủy canh nhưng mang đến hiệu quả cao hơn nhiều.

Mô hình trồng rau thủy canh

Thực ra chẳng có gì khó cả. Bạn đặt cây con hoạc hạt giống trong những cá thể VD sơ dừa.

Đặt các chậu cây này trong các khay, các ống. Sau đó bạn bơm nước có pha các dưỡng chất cho cây. Trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn rút nước rồi lại bơm theo từng chu kỳ.

Như vậy cây sẽ nhanh lớn hơn. Cung cấp đúng dưỡng chất cây cần và không bị hao phí như trồng ngoài đất. Cũng như bạn có thể xếp chồng từng khay lên giúp tiết kiệm diện tích đất canh tác và công sức thu hoạch

Như vậy bạn ngoài trồng cây thì bạn còn kết hợp nuôi thêm hồ cá. Dưỡng chất cho cây chính là phân từ cá. Và ngược lại đây cũng là cách bạn lọc sạch hồ cá giúp nguồn nước sạch, cá sẽ nhanh lớn và ít bệnh.

Với mô hình aquaponics thì bạn cũng trồng cây trên các giá thể rơm rạ, xơ dừa, hay các hạt đất sét nung giúp cây bám vào.

Bạn bơm nước hồ cá lên và tưới cho cây, không cần tưới phun. Các giá thể hoặc rể cây sẽ hấp thụ phần phân cá và lọc nước sạch trả về lại hồ cá.

Với mô hình này bạn vừa thu được cá và rau sạch. Hiệu suất cao hơn nhiều, không phải tốn tiền mua dưỡng chất cho rau.

Cải tiến aquaponics quá trình bơm xả nước với ống xyphong. Mục đích của ống này là nó chờ cho đến lúc bơm lên đầy rồi nó tự xả nước xuống hồ cá cho đến lúc hết. Như vậy bạn sẽ tiết kiệm một phần chi phí cho máy bơm.

Bạn tham khảo nguyên lý hoạt động ống xy phông

Vậy mô hình này được thêm ống xy phông ở hồ cá khác với hình trên. Nó hiệu quả rất nhiều

Triển khai mở rộng.

Nếu các nhà nuôi tôm tại đồng bằng sông cửu long Miền Tây mà sử dụng hệ thống này thì đúng là hổ mọc cánh. Nước hồ nuôi tôm là một nguồn dinh dưỡng dồi dào cho trồng rau. Và lại các trang trại nuôi tôm cần phải lọc nước giúp chống dịch bệnh và ô nhiễm hồ tôm.

Nguồn tham khảo : Most creative Ideas

Tham Gia Mô Hình Trồng Rau Sạch, Được Mời Sang Nhật Tham Quan

Ông Trường hướng dẫn bà con cách chăm sóc rau an toàn (Ảnh: Mai Chiến)

Nhờ sự giúp đỡ của Sở NN-PTNT tỉnh, Trạm Khuyến nông huyện cùng với sự chịu thương, chịu khó của người nông dân nơi đây, họ đã bỏ lối canh tác lạc hậu và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào việc SX rau, tăng cường quảng bá sản phẩm rộng rãi ra thị trường.

Chỉ tay vào những luống xu hào xanh mướt đang chuẩn bị cho thu hoạch, ông Phạm Đình Trường, Phó Giám đốc HTXNN Yên Dương giới thiệu, xã Yên Dương có truyền thống SX rau lâu đời. Năm 2014, được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, HTX đã triển khai và xây dựng hơn 1ha SX rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP với hơn 20 hộ tham gia.

Để giúp người dân có kiến thức cơ bản về quy trình SX rau sạch, HTX đã cử 20 hộ đăng ký mô hình tham gia học lớp tập huấn với thời gian 3 tháng. Bước đầu vào mô hình, các thành viên vẫn còn bỡ ngỡ, vì phải làm theo đúng quy trình đã được học.

Sau hơn 3 tháng rắc vôi bột khử trùng, cải tạo đất, các thành viên bắt đầu xuống giống. “Trồng rau sạch không như trồng rau đại trà, các hộ phải làm đúng mọi quy trình, từ khâu xử lý đất, nước tưới đến khâu chọn giống. Phải kiên trì thì mới làm được”, ông Trường nhớ lại.

Khoảng 15 ngày nữa, vườn rau su hào sẽ cho thu hoạch (Ảnh: Mai Chiến)

Theo ông Trường, sau 3 năm xây dựng và phát triển, đến nay rau sạch Yên Dương đã có chỗ đứng trên thị trường. Mỗi tháng, HTX xuất ra thị trường hơn 2 tấn rau hữu cơ.

Để có được thương hiệu rau sạch Yên Dương như ngày hôm nay, ban lãnh đạo HTX cùng người dân luôn nâng cao tinh thần tự giác theo phương châm “Ngon tại giống, sạch tại tâm”, thực hiện nghiêm các quy định đã đề ra như:

Không phun thuốc hóa học, thuốc kích thích rau, thuốc hết hạn sử dụng; phun thuốc theo định kỳ, đúng công thức, đúng liều lượng. Sử dụng nước ngầm phải đảm bảo, không sử dụng nguồn nước ô nhiễm để tưới cho rau

Thu hoạch phải có sự thống nhất chung, đủ thời gian cách ly mới được thu hoạch sản phẩm. Sau khi thu hoạch, đồng ruộng phải được bảo vệ sạch sẽ…

“Nhờ thực hiện tốt các quy định trên, rau sạch Yên Dương đã được nhiều Cty ở Hà Nội, Ninh Bình và các tỉnh lân cận về đặt hàng”, ông Trường phấn khởi.

Vừa bắt sâu cho rau, bà Nguyễn Thị Hòa, Trưởng nhóm quản lý các hộ SX rau sạch vừa nói, các thành viên luôn thực hiện nghiêm các quy trình SX rau sạch đã đề ra để xây dựng thương hiệu, không nóng vội, làm chậm nhưng chắc.

Cũng theo bà Hòa, để SX được những luống rau sạch, khi xuống giống phải cày đất, vãi vôi bột, vãi phân hữu cơ đã ủ hoai mục. Nguồn nước tưới phải đảm bảo sạch sẽ…

Thời điểm này, các hộ chỉ tập trung trồng rau cải bắp, su hào. Đây là 2 loại cây trồng chủ lực trong vụ đông, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Với giá bán 4 nghìn đồng/1 củ su hào, 6 nghìn đồng/1 cây cải bắp, sau khi trừ chi phí, một hộ có thể thu về hơn 3 triệu đồng/tháng.

“Nhờ SX rau theo tiêu chuẩn VietGAP, chúng tôi có thu nhập khá hơn, đời sống của các hộ cũng được cải thiện đáng kể”, bà Hòa phấn khởi.