Top 13 # Mô Hình Trồng Lan Mokara Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Mô Hình Sản Xuất Lan Mokara

– Khung nhà lưới: Tùy theo quy mô trồng mà diện tích nhà lưới có thể khác nhau. Nhà lưới có chiều cao từ 3,5-4,0 m là phù hợp, vừa chống chịu được giông, gió tại khu vực trồng, vừa đảm bảo được sự thông thoáng che mát cho giống Mokara phát triển. Trụ nhà lưới có thể làm bằng trụ bê tông (kích thước 15×15 cm hoặc 20×20 cm) hoặc bằng sắt có tráng kẽm (ɸ 90×3,5 mm). Chiều cao trụ từ 3,5-4,0 m sau khi đã trừ phần trụ chôn xuống dưới đất.

Lan Mokara thuộc nhóm ưa nóng và ưa sáng. Nhiệt độ thích hợp từ 25-35 0C. Đối với khu vực phía Nam, cây lan Mokara có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thích hợp nhất vẫn nên trồng vào thời điểm bắt đầu mùa mưa (từ tháng 5-11), khi nhiệt độ ngoài trời giảm, ẩm độ không khí cao, cây nhanh phục hồi và ra rễ sớm. Thời điểm cuối mùa mưa, khi thời tiết chuyển từ mùa khô sang mùa mưa, vào ban đêm (khoảng tháng 11-12 Dương lịch) nhiệt độ xuống thấp dễ gây hiện tượng vàng lá, tuột lá chân trên cây lan, do đó không nên xuống giống vào thời điểm này.

Mật độ trồng theo khoảng cách trồng dao động từ 3.800-4.000 cây/1.000 m 2 nhà lưới.

Phòng trừ bệnh hại

Tiêu chuẩn chọn cây nhân giống

Xử lý cây mẹ trước khi cắt đọt

Cắt đọt và xử lý sau khi cắt đọt

Vị trí cắt đọt được tính từ đỉnh sinh trưởng của cây mẹ xuống khoảng 35-40 cm. Đảm bảo sau khi cắt đọt, hom giống có chiều dài tối thiểu 35-40 cm, có từ 2-3 rễ.

Đọt giống sau khi trồng được chăm sóc theo quy trình kỹ thuật trồng lan Mokara.

Đối với cây mẹ, sau khi cắt đọt, chế độ dinh dưỡng cần tăng cường loại phân có hàm lượng đạm cao để cây nhanh phục hồi và phát sinh chồi con. Phun theo quy trình NPK 31-11-11 (2 g/L) à Rong biển + Bio Trùn quế 01 (2 ml/L) à NPK 31-11-11 (2 g/L) à Tera Sorb 4 (2 ml/L) + Bio Trùn quế 01(2 ml/L). Quy trình được lặp lại cho lần phun kế tiếp.

Ưu điểm

– Quy trình kỹ thuật sản xuất lan Mokara có tính thực tiễn, giúp nâng cao năng suất, chất lượng hoa, đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nhà vườn trồng hoa lan.

-Thời gian thu hoạch hoa khoảng 8 tháng sau khi trồng. Từ năm thứ 2 có thể nhân giống và bán chồi.

-Tận dụng đất vườn trống và công lao động nhàn rỗi.

Hiệu quả kinh tế

Chi phí đầu tư:

Xây dựng nhà lưới 1.000m2: 250 triệu

Hệ thống tưới phun: 25 triệu

Chi phí cây giống:220 triệu

Vật tư, nguyên liệu 1 năm: 36 triệu

Công lao động 1 năm: 36 triệu

Lãi trung bình, tính từ năm thứ 3 trở đi là 200 triệu đồng/1.000m 2/năm. Nếu chăm sóc tốt, vườn cho thu hoạch trong khoảng thời gian 5-6 năm tính từ ngày trồng.

Khá Lên Từ Mô Hình Trồng Lan Mokara Cắt Cành

Mô hình trồng lan mokara cắt cành của gia đình chị Nguyễn Hồng Diệu ở khu phố 1B, phường Chánh Phú Hòa được đánh giá là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao tại TX.Bến Cát.

Mô hình trồng lan mokara cắt cành của chị Diệu mang lại thu nhập cao. Ảnh: HOÀNG PHẠM

Đây là mô hình nông nghiệp đô thị thích hợp với người dân có quỹ đất ít để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống. Chị Diệu cho biết, được sự hỗ trợ, giúp đỡ về khoa học – kỹ thuật của TX.Bến Cát và phường Chánh Phú Hòa, ban đầu chị đã trồng thử nghiệm 100m2 lan mokara cắt cành. Qua trồng thử nghiệm, chị đã rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu, sau đó mở rộng đầu tư với diện tích 10.000m2. Các giống lan được chị trồng nhiều như lan cắt cành mokara, denro, catlaigia… vì các giống lan này có sức chống chịu với thời tiết tốt, phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm của địa phương nên lan sinh trưởng và phát triển tốt.

Nhờ sự chăm sóc cần mẫn, sự hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật của Hội Nông dân địa phương cộng với kinh nghiệm tích lũy trong quá trình trồng lan, sau khi trừ các chi phí, vườn lan mang lại cho chị Lan lãi trên 700 triệu đồng mỗi năm. Hiện nay, ngoài việc trồng lan, chị

còn kết hợp mở dịch vụ hoa tươi để cung cấp hoa, cắm hoa cho các sự kiện liên hoan, cưới hỏi, sinh nhật trong và ngoài địa bàn thị xã. Nguyên liệu hoa cắm chị sử dụng từ nguồn hoa trồng của gia đình và thu mua từ các hộ nông dân trên địa bàn.

Với mô hình trồng lan và dịch vụ cung cấp hoa tươi, chị Diệu đã giải quyết việc làm thời vụ cho 15 lao động với mức lương từ 4 – 10 triệu đồng người/ tháng. Bên cạnh đó, chị cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ đầu ra sản phẩm cho các hộ dân trồng lan trên địa bàn.

HOÀNG PHẠM

Trồng Lan Mokara Cắt Cành Theo Công Nghệ Mới: Mô Hình Hiệu Quả

(Tin Môi Trường) – Anh Lê Văn Đạt (khu phố 2, phường Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) là 1 trong 5 hội viên tiêu biểu của Câu lạc bộ (CLB) Trang trại hoa lan Bình Dương được chọn tham gia dự án “Trồng lan Mokara cắt cành theo công nghệ mới” và làm mô hình trình diễn. Vườn lan của anh Đạt có diện tích 1.000m2, trồng 7.000 cây lan Mokara với các giống được thị trường ưa chuộng như vàng chanh, đỏ quặp, vàng nến…

Với hệ thống tưới phun sương bán tự động và tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật từ chọn giống, bón phân cho đến phòng trừ sâu bệnh nên vườn lan của anh đã sinh trưởng và phát triển rất tốt. So với cách trồng bình thường, cây lan trong dự án của anh phát triển được 2 – 4 lá/tháng (bình thường 1- 2 lá/tháng), lá có màu xanh bóng đẹp, bản lá to bề ngang và dài hơn. Số cành hoa cũng phát triển nhiều hơn bình thường từ 2 – 6 cành tùy theo giống lan, sâu bệnh và cỏ dại được kiểm soát chặt chẽ, không bị gây hại. Hiện nay vườn lan của anh cho thu hoạch khoảng 1.000 cành/tháng với số tiền thu được gần 10 triệu đồng.

Anh Đạt cho biết, một trong những khó khăn lớn nhất của người trồng lan, nhất là với cây lan Mokara là vốn đầu tư ban đầu tương đối cao, mỗi cây lan giống từ 50.000 – 100.000 đồng/ cây. Theo dự toán của CLB Trang trại hoa lan Bình Dương, để trồng 100m2 cây lan Mokara phải tốn khoảng 70 triệu đồng và sau 3 năm mới có thể thu hồi được vốn. Nhằm nghiên cứu xây dựng quy trình trồng lan có tính khoa học và thiết thực, CLB đã tiến hành thực hiện đề tài “Trồng lan Mokara cắt cành theo công nghệ mới” (thực hiện từ năm 2011), cho 5 hộ vay vốn ưu đãi của Quỹ Phát triển khoa học – công nghệ tỉnh.

Đến nay đã giải ngân 1,5 tỷ đồng cho 5 hộ vay với lãi suất 5%/ năm (lãi trả 1 quý 1 lần). Các hội viên thực hiện dự án đã trả lãi hai năm ( 2011-2013) là 142.128.000 đồng và số tiền gốc là 600 triệu đồng, số còn lại phải trả vào năm 2014-2015 là 900 triệu đồng cùng với số lãi hàng quý. Với sự sinh trưởng phát triển tốt của các vườn lan điểm của dự án thì việc trả vốn gốc và lãi hàng quý được bảo đảm. Hiện 5 mô hình điểm “Trồng lan Mokara cắt cành theo công nghệ mới” của CLB có diện tích 3.000m2, trồng 21.000 cây lan Mokara. Đến nay, các mô hình này được đánh giá là sinh trưởng phát triển tốt, đang ở giai đoạn kinh doanh, hiệu quả rất tốt. Các mô hình điểm này đã có ảnh hưởng tốt và lan tỏa ra các hộ trồng lan trong CLB.

Ý kiến bạn đọc về: Trồng lan mokara cắt cành theo công nghệ mới: Mô hình hiệu quả

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trồng lan mokara cắt cành theo công nghệ mới: Mô hình hiệu quả

Thành Công Với Mô Hình Trồng Lan Nuôi Cấy Mô

Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1988, ở thôn Kiều Trung, xã Hồng Thái (huyện An Dương) là một trong những tấm gương về thanh niên phát triển kinh tế giỏi làm giàu trên chính mảnh đất quê hương

Chính vì vậy, khi trở về nước, anh học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiệm về ngành trồng trọt và gắn bó với nghề trồng hoa lan tại quê hương. Sau khi học xong khóa học ngắn hạn tại Trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và tìm hiểu thực tế tại Đà Lạt về cách trồng cũng như chăm sóc, nuôi cấy các giống hoa lan, năm 2014, Hùng làm nhà vườn trồng hoa lan tại chính mảnh đất gia đình đang ở. Không dừng ở đó, anh tiếp tục đi Đài Loan (Trung Quốc) học chuyển giao công nghệ trồng hoa lan trong phòng thí nghiệm về nuôi cấy mô, cùng gia đình đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng phòng thí nghiệm nuôi cấy mô cũng như nghiên cứu các giống hoa lan.

Vườn lan của Hùng đi vào hoạt động từ năm 2014, nhanh chóng thu hút khách hàng, những người yêu hoa lan ở thành phố cũng như các tỉnh lân cận tìm đến. Năm 2015, tổng doanh thu vườn lan đạt hơn 500 triệu đồng. Vườn lan và hệ thống phòng thí nghiệm được thiết kế, xây dựng hiện đại, diện tích gần 500 m2, chủ yếu trồng hai loại hoa lan chính là lan rừng và lan hồ điệp. Vườn hoa lan của Hùng tạo việc làm ổn định cho 5 người gồm: 3 công nhân chăm sóc và 2 kỹ sư với thu nhập trung bình từ 3 đến 5 triệu đồng/ người/ tháng.

Nghề trồng lan phải kiên trì và luôn học hỏi, nhất là lan nuôi cấy mô đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu, Hùng cho biết: “Tại phòng thí nghiệm nuôi cấy mô, tôi chủ yếu nghiên cứu và áp dụng hai phương pháp nuôi cấy mô từ ngồng mắt ngủ phát hoa và dùng quả để gieo hạt. Để bảo đảm cung cấp nguồn giống lan cho các nhà vườn trồng lan thương phẩm bán ra thị trường, tôi triển khai mô hình lan nuôi cấy mô có ưu điểm cây giống tốt, chất lượng ổn định, đặc điểm sinh trưởng phát triển nhanh và ít bị sâu bệnh”. Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cấy mô hoa lan, Hùng cho biết thêm: hoa lan nuôi cấy mô được sống trong môi trường vô trùng, giàu dinh dưỡng và ánh sáng nhân tạo (điện), do vậy trước khi đem ra trồng cần có thời gian “tập” cho cây quen với môi trường mới để bảo đảm phát triển tốt.

Với mong muốn truyền nghề, kinh nghiệm, kiến thức trồng hoa tiên tiến học hỏi được từ trong nước cũng như nước ngoài, Nguyễn Văn Hùng hy vọng sẽ có nhiều bạn trẻ lựa chọn áp dụng mô hình của mình làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.