Top 10 # Mô Hình Trồng Hoa Lan Cắt Cành Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Khá Lên Từ Mô Hình Trồng Lan Mokara Cắt Cành

Mô hình trồng lan mokara cắt cành của gia đình chị Nguyễn Hồng Diệu ở khu phố 1B, phường Chánh Phú Hòa được đánh giá là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao tại TX.Bến Cát.

Mô hình trồng lan mokara cắt cành của chị Diệu mang lại thu nhập cao. Ảnh: HOÀNG PHẠM

Đây là mô hình nông nghiệp đô thị thích hợp với người dân có quỹ đất ít để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống. Chị Diệu cho biết, được sự hỗ trợ, giúp đỡ về khoa học – kỹ thuật của TX.Bến Cát và phường Chánh Phú Hòa, ban đầu chị đã trồng thử nghiệm 100m2 lan mokara cắt cành. Qua trồng thử nghiệm, chị đã rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu, sau đó mở rộng đầu tư với diện tích 10.000m2. Các giống lan được chị trồng nhiều như lan cắt cành mokara, denro, catlaigia… vì các giống lan này có sức chống chịu với thời tiết tốt, phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm của địa phương nên lan sinh trưởng và phát triển tốt.

Nhờ sự chăm sóc cần mẫn, sự hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật của Hội Nông dân địa phương cộng với kinh nghiệm tích lũy trong quá trình trồng lan, sau khi trừ các chi phí, vườn lan mang lại cho chị Lan lãi trên 700 triệu đồng mỗi năm. Hiện nay, ngoài việc trồng lan, chị

còn kết hợp mở dịch vụ hoa tươi để cung cấp hoa, cắm hoa cho các sự kiện liên hoan, cưới hỏi, sinh nhật trong và ngoài địa bàn thị xã. Nguyên liệu hoa cắm chị sử dụng từ nguồn hoa trồng của gia đình và thu mua từ các hộ nông dân trên địa bàn.

Với mô hình trồng lan và dịch vụ cung cấp hoa tươi, chị Diệu đã giải quyết việc làm thời vụ cho 15 lao động với mức lương từ 4 – 10 triệu đồng người/ tháng. Bên cạnh đó, chị cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ đầu ra sản phẩm cho các hộ dân trồng lan trên địa bàn.

HOÀNG PHẠM

Chuyển Giao Thành Công Mô Hình Trồng Lan Mokara Cắt Cành

Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học Tiền Giang trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (gọi tắt là Trung tâm) là một trong những đơn vị chủ lực của tỉnh xây dựng và thực hiện các mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

Nhiều mô hình đã được Trung tâm thực hiện thành công và bắt đầu chuyển giao cho các đơn vị, cá nhân thực hiện. Đặc biệt, bên cạnh mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, mô hình trồng lan Mokara cắt cành cũng vừa được Trung tâm chuyển giao thành công.

Kỹ sư Nguyễn Quốc Trung (phải) đang chăm sóc vườn lan của ông Ngô Hữu Nguyền.

Ông Ngô Hữu Nguyền (ấp Bình Phú, xã Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo) là hộ dân đầu tiên được Trung tâm chuyển giao mô hình trồng lan Mokara cắt cành. Ông Ngô Hữu Nguyền cho biết:

Theo tìm hiểu thì lan Mokara là loại cây dễ trồng và cho hiệu quả kinh tế cao. Từ đó tôi đã liên hệ với Trung tâm để nhờ hỗ trợ xây dựng mô hình trồng, chăm sóc và dự kiến khi thu hoạch mang lại hiệu quả kinh tế sẽ nhân rộng mô hình trồng lan Mokara.

“Trong quá trình trồng, diện tích 200 m2, với 1.000 con giống, đề án trồng lan Mokara cắt cành mà chúng tôi đang thực hiện có tổng nguồn vốn là 300 triệu đồng, phía gia đình bỏ ra khoảng 150 triệu đồng, phần còn lại do dự án hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học; trong đó bao gồm chi phí cây con giống, kỹ thuật, chi phí hội thảo…” – ông Ngô Hữu Nguyền cho biết.

Theo ông Ngô Hữu Nguyền, tổng thời gian thực hiện đề án là 18 tháng, hiện đã được triển khai 9 tháng. Thời gian đầu của đề án là khâu trồng, chăm sóc và đến nay cây lan đã trưởng thành; nửa thời gian còn lại là giai đoạn lấy bông và thu hoạch.

Giá lan Mokara hiện nay dao động từ 7.000 – 10.000 đồng tùy theo cành hoa lớn hay nhỏ. Với giá bán như thế, người trồng có thể thu hồi vốn đầu tư sau hơn 1 năm thu hoạch. Thời gian thu hoạch lan Mokara tương đối dài, đến khi cây lan già cỗi mới nhổ bỏ trồng lại. “Thời gian qua, Trung tâm đã hỗ trợ rất nhiều để xây dựng mô hình trồng lan Mokara này.

Sau khi đề án kết thúc, Trung tâm sẽ chuyển giao toàn bộ cho nông hộ. Từ đó gia đình chỉ việc chăm sóc và thu hoạch. Nếu bà con nông dân có nhu cầu tham quan, học tập và trồng cây lan Mokara cắt cành thì tôi sẽ hướng dẫn, chuyển giao và khi vườn lan phát triển đến mức có thể nhân giống được sẽ cung cấp con giống” – ông Ngô Hữu Nguyền cho biết như thế.

Về kỹ thuật và cách thức trồng lan Mokara, Kỹ sư Nguyễn Quốc Trung, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm cho biết, để trồng lan Mokara trước mắt nông hộ cần thiết kế vườn theo đúng yêu cầu kỹ thuật trồng lan là xây dựng nhà lưới, sử dụng lưới đen để giảm khoảng 50% ánh nắng, ban đầu thiết kế 2 lớp lưới sau đó tháo đi 1 lớp; tiếp theo là xây dựng các luống trồng, mỗi luống có thể trồng từ 2 – 3 hàng, mỗi luống rộng từ 60 cm đến 1,2 m; chuẩn bị giá thể là vỏ hạt đậu phộng, khi mua về được xử lý để giảm mầm bệnh trước khi đổ vào luống trồng, mỗi luống trồng cần đổ 15 cm vỏ đậu phộng; cây lan con được trồng với khoảng cách 25 cm mỗi cây, hàng cách hàng là 40 cm.

Sau 6 tháng chăm sóc, cây lan có thể kích thích cho ra hoa bằng phân bón chuyên dùng. Sau khoảng 2,5 tháng phun thuốc kích thích có thể thu hoạch nhánh hoa đầu tiên. Trong giai đoạn cây phát triển cần thường xuyên phun các loại phân bón lá để dưỡng cho cây, bình quân khoảng 5 ngày sẽ phun 1 lần. Đối với cây lan Mokara giai đoạn đầu tiên khi mới mua con giống về cần được chăm sóc kỹ và không nên cho ra hoa trước 6 tháng khi trồng.

Đánh giá về hiệu quả trồng lan Mokara cắt cành và khả năng nhân rộng mô hình trong thời gian tới, Tiến sĩ Lê Quang Khôi, Giám đốc Trung tâm cho biết, trồng lan Mokara cắt cành là mô hình mang lại hiệu quả về mặt kinh tế; đồng thời phù hợp với vùng nông nghiệp đô thị, nơi có diện tích canh tác dần bị thu hẹp.

Cụ thể, nếu đầu tư 1.000 m 2, vốn đầu tư khoảng 600 triệu đồng, với số lượng cắt từ 8 – 10 cành hoa cho mỗi cây/năm, với giá bán như hiện nay khoảng 5.000 – 7.000 đồng/cành, lợi nhuận có thể thu được từ 80 – 150 triệu đồng/ năm. Mô hình trồng lan Mokara hiện đã được Trung tâm chuyển giao thành công cho 1 hộ dân ở huyện Chợ Gạo.

Đây là kết quả của chương trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số loại rau, hoa theo hướng nông nghiệp đô thị. Mô hình này trước mắt mang lại hiệu quả kinh tế; đồng thời tạo được vẻ mỹ quan cho khu vực xung quanh.

Tất nhiên khi canh tác mô hình này cũng không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Tuy nhiên, để canh tác được mô hình lan Mokara cho hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi người trồng phải biết kỹ thuật và vốn đầu tư ban đầu tương đối cao. Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục đào tạo, tập huấn và chuyển giao mô hình cho những hộ dân có nhu cầu, với mong muốn là Trung tâm ngày càng đưa vào ứng dụng nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao cho vùng nông nghiệp đô thị…

THẾ ANH

Mô hình trồng lan Mokara cắt cành được Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học Tiền Giang chọn canh tác từ năm 2014, vì đây là giống hoa có nhiều ưu điểm như: Đẹp, cánh to, nhiều hoa trên một cành hoa, màu sắc rực rỡ (màu hoa thường được ưa chuộng hơn cả là đỏ và vàng sáng). Cây ra hoa gần như quanh năm. Cây rất khỏe, phát triển mạnh về chiều cao, lá dài nhưng không bó chặt vào thân, cây ra rễ nhiều và nhanh, ít bị nhiễm sâu bệnh. Mô hình trồng lan Mokara cắt cành theo hướng nông nghiệp công nghệ cao tại Trung tâm đã đạt được những thành công và kết quả nhất định.Thời gian bắt đầu trồng đến khai thác và kinh doanh hoa lan: Đối với giống Mokara cắt ngọn, cây cắt ngọn cao khoảng 30 cm sau khi trồng khoảng 12 tháng có thể khai thác. Đối với giống Mokara hậu nuôi cấy mô, sau khi trồng từ 3- 4 năm thì khai thác.Tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống và yêu cầu của khách hàng, nhìn chung khi thấy còn 3 – 5 nụ trên cùng (tùy giống) thì tiến hành thu hoạch. Nên thu hoạch vào sáng sớm hay chiều mát khi hoa đã ráo sương hoặc nước mưa. Hoa sau khi thu hoạch, phân loại sơ bộ, đóng gói và vận chuyển đến nơi tiêu thụ…

Trồng Lan Mokara Cắt Cành Theo Công Nghệ Mới: Mô Hình Hiệu Quả

(Tin Môi Trường) – Anh Lê Văn Đạt (khu phố 2, phường Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) là 1 trong 5 hội viên tiêu biểu của Câu lạc bộ (CLB) Trang trại hoa lan Bình Dương được chọn tham gia dự án “Trồng lan Mokara cắt cành theo công nghệ mới” và làm mô hình trình diễn. Vườn lan của anh Đạt có diện tích 1.000m2, trồng 7.000 cây lan Mokara với các giống được thị trường ưa chuộng như vàng chanh, đỏ quặp, vàng nến…

Với hệ thống tưới phun sương bán tự động và tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật từ chọn giống, bón phân cho đến phòng trừ sâu bệnh nên vườn lan của anh đã sinh trưởng và phát triển rất tốt. So với cách trồng bình thường, cây lan trong dự án của anh phát triển được 2 – 4 lá/tháng (bình thường 1- 2 lá/tháng), lá có màu xanh bóng đẹp, bản lá to bề ngang và dài hơn. Số cành hoa cũng phát triển nhiều hơn bình thường từ 2 – 6 cành tùy theo giống lan, sâu bệnh và cỏ dại được kiểm soát chặt chẽ, không bị gây hại. Hiện nay vườn lan của anh cho thu hoạch khoảng 1.000 cành/tháng với số tiền thu được gần 10 triệu đồng.

Anh Đạt cho biết, một trong những khó khăn lớn nhất của người trồng lan, nhất là với cây lan Mokara là vốn đầu tư ban đầu tương đối cao, mỗi cây lan giống từ 50.000 – 100.000 đồng/ cây. Theo dự toán của CLB Trang trại hoa lan Bình Dương, để trồng 100m2 cây lan Mokara phải tốn khoảng 70 triệu đồng và sau 3 năm mới có thể thu hồi được vốn. Nhằm nghiên cứu xây dựng quy trình trồng lan có tính khoa học và thiết thực, CLB đã tiến hành thực hiện đề tài “Trồng lan Mokara cắt cành theo công nghệ mới” (thực hiện từ năm 2011), cho 5 hộ vay vốn ưu đãi của Quỹ Phát triển khoa học – công nghệ tỉnh.

Đến nay đã giải ngân 1,5 tỷ đồng cho 5 hộ vay với lãi suất 5%/ năm (lãi trả 1 quý 1 lần). Các hội viên thực hiện dự án đã trả lãi hai năm ( 2011-2013) là 142.128.000 đồng và số tiền gốc là 600 triệu đồng, số còn lại phải trả vào năm 2014-2015 là 900 triệu đồng cùng với số lãi hàng quý. Với sự sinh trưởng phát triển tốt của các vườn lan điểm của dự án thì việc trả vốn gốc và lãi hàng quý được bảo đảm. Hiện 5 mô hình điểm “Trồng lan Mokara cắt cành theo công nghệ mới” của CLB có diện tích 3.000m2, trồng 21.000 cây lan Mokara. Đến nay, các mô hình này được đánh giá là sinh trưởng phát triển tốt, đang ở giai đoạn kinh doanh, hiệu quả rất tốt. Các mô hình điểm này đã có ảnh hưởng tốt và lan tỏa ra các hộ trồng lan trong CLB.

Ý kiến bạn đọc về: Trồng lan mokara cắt cành theo công nghệ mới: Mô hình hiệu quả

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trồng lan mokara cắt cành theo công nghệ mới: Mô hình hiệu quả

Cách Trồng Hoa Lan Cắt Cành

Trồng lan cắt cành như thế nào? Phương pháp trồng và các bước tiến hành để đạt được hiệu quả cao chắc hẳn là câu hỏi phổ biến ở những người yêu lan, muốn tìm tòi và trồng loại lan cắt cành tại gia. Hoalan360 sẽ chia sẻ cùng bạn đọc cách trồng hoa lan cắt cành dễ thực hiện..

Cách trồng hoa lan cắt cành

Đặc tính thực vật học của lan cắt cành Thân cây lan: Lan gồm 2 loại thân: Đa thân và đơn thân. Ở các loài lan sống phụ có nhiều đoạn phình lớn thành củ giả (giả hành). Đó là bộ phận dự trữ nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây trong điều kiện khô hạn khi sống bám trên cao. Củ giả rất là đa dạng: Hình cầu hoặc hình thuôn dài xếp sát nhau hay rải rác đều đặn hoặc hình trụ xếp chồng chất lên nhau thành một thân giả. Cấu tạo củ giả: Gồm nhiều mô mềm chứa đầy dịch nhầy, phía ngoài là lớp biểu bì với vách tế bào dày, nhẵn bóng bảo vệ, tránh sự mất nước do mặt trời hun nóng. Đa số củ giả đều có màu xanh bóng, nên cùng với lá làm nhiệm vụ quang hợp.

Rễ lan: Lan là họ sống phụ bám, treo lơ lửng trên các cây thân gỗ khác. Các dạng thân gỗ nạc dài, ngắn, mập hay mảnh mai đưa cơ thể bò đi xa hay chụm lại thành các bụi dày. Rễ lan làm nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng, chúng được bao bởi lớp mô hút dày, ẩm bao gồm những lớp tế bào chết chứa đầy không khí, do đó nó ánh lên màu xám bạc. Với lớp mô xốp, rễ có khả năng hấp thu nước mưa chảy dọc dài trên vỏ cây, lấy nước lơ lửng trên không khí.

Đặc tính thực vật của lan cắt cành

Lá lan: Hầu hết các loài phong lan đều là cây tự dưỡng, nó phát triển đầy đủ hệ thống lá. Hình dạng của lá thay đổi rất nhiều, từ loại lá mọng nước đến loại lá phiến mỏng. Phiến lá trải rộng hay gấp lại theo các gân vòng cung hay chỉ gấp lại theo gân hình chữ V. Màu sắc của lá thường xanh bóng, nhưng có trường hợp 2 mặt lá khác nhau. Thường thì mặt dưới có màu xanh đậm hay tía, mặt trên lại khảm nhiều màu sặc sỡ.

Hoa lan: Hoa lan đối xứng qua một mặt phẳng. Bên ngoài có 6 cánh hoa, trong đó 3 cánh ngoài cùng là 3 cánh đài, thường có màu sắc và kích thước giống nhau. Một cánh đài nằm ở phía trên hay phía sau của hoa gọi là cánh đài lý, hai cánh đài nằm ở 2 bên gọi là cánh đài cạnh. Nằm kề bên trong và xen kẽ với 3 cánh đài là 3 cánh hoa, chúng giống nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc. Cánh còn lại nằm ở phía trên hay phía dưới, có hình dạng và màu sắc khác hẳn với các cánh còn lại gọi là cánh môi. Cánh môi quyết định giá trị thẩm mỹ của hoa lan.

Quả lan: Quả lan thuộc quả nang, nở ra theo 3 – 6 đường nứt dọc.

Hạt lan: Hạt lan thường rất nhiều và hạt liti. Hạt chỉ cấu tạo bởi một lớp chưa phân hoá, trên một mạng lưới nhỏ, xốp, chứa đầy không khí. Hạt trưởng thành sau 2 – 18 tháng.

Các bước trồng lan cắt cành đạt hiệu quả cao Kỹ thuật chọn giống lan cắt cành: Lan cắt cành phổ biến hiện nay gồm Dendrobium, Mokara, Vadan, Oncibium. Trong đó, loại Lan cắt cành chủ lực là Dendrobium, Mokara. Có nhiều cách để nhân giống hoa Lan cắt cành như gieo hột ( ít được phổ biến vì quá khó khăn, hiệu quả không cao), cấy mô (khá phổ biến hiện nay) và tách chiết cây con từ cây mẹ. (áp dụng cho các nhà vườn trồng Lan với qui mô nhỏ).

Kỹ thuật trồng lan cắt cành hiệu quả

Chọn địa điểm trồng lan cắt cành thế nào? Địa điểm lập giàn lan (tức lập vườn lan) có thể là trước sân nhà, đất trống bên hông nhà. Nơi lập vườn lan có thể là đất vườn, đất ruộng, đất bưng đều được, miễn là mát mẻ, thông thoáng và gần nguồn nước tưới.

Chọn hướng trồng: Chọn hướng của giàn lan để lan tránh được ánh sáng trực xạ làm cho héo cây và cháy lá. Vì vậy, làm giàn lan phải chọn đúng hướng. Thông thường, lớp lưới che cho giàn lan được lợp thẳng góc với đi của mặt trời, để bên trong giàn lan lúc nào cũng nhận được ánh sáng phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây lan.

Lưu trữ kỹ thuật trồng lan cắt cành

Khung sườn giàn lan: Cột chống đỡ cho giàn Lan cắt cành thường bằng trụ xi măng hoặc trụ sắt hoặc cây (tuỳ theo điều kiện kinh tế hộ).Chiều cao của cột: 3 – 3,5 m, chiều rộng tuỳ theo kích thước vườn, nóc có thể làm theo kiểu nhà một mái hoặc hai mái, tốt nhất là nóc bằng.

Mái che cho lan: Hiện nay, mái che giàn lan bằng lưới. Lưới có 2 loại; lưới đen và lưới xanh. Mái giàn lợp bằng tre, bằng gỗ rất mau mục nhưng với lưới thì vừa nhẹ, vừa dùng được lâu. Lưu ý khi lợp lưới nên căng cho thẳng và chằng dây kẽm trên dưới cho chắc để khỏi bị võng xuống.

Giàn treo phong lan: Giàn làm cao trên 3 m là để che chắn bớt ánh sáng cho lan và tạo sự thông thoáng cần thiết cho vườn. Bên dưới giàn, từ mặt đất đo lên khoảng 1,6m (dễ chăm sóc, thu hoạch), tạo một cái giàn để treo phong lan. Để treo các chậu phong lan có thể dùng cây tầm vông thật thẳng làm sào hoặc tốt nhất là dùng các loại ống nước tròn bằng nhựa hoặc sắt. Những cây sào này được gác song song cạnh nhau, khoảng cách giữa hai cây độ 30 – 35 cm là vừa. Nếu giàn lan không đủ độ ẩm, dưới giàn treo lan có thể đào mương rãnh để dẫn nước vào hoặc xây hồ xi măng, trồng cây thấp nhỏ như dương xỉ…

Các bước chuẩn bị để trồng lan căt cành

Chọn loại giá thể gì trồng lan cắt cành? Trồng phong lan phải sử dụng đến giá thể. Giá thể trồng lan cắt cành có thể là than gỗ, xơ dừa (bạn lưu ý: Trong xơ dừa có chất tannin là chất chát; vì vậy, trước khi dùng nên ngâm nước nhiều ngày; sau đó, vớt ra phơi khô, phun thuốc trừ bệnh để phòng ngừa), gạch (gạch là chất hút nước tốt, giữ ẩm cao nhưng nhược điểm là dễ mọc rêu, nặng…); vỏ cây thông (vỏ cây thông tuy khó kiếm nhưng nếu có được loại giá thể thì rất tốt cho việc trồng lan cắt cành, do trong vỏ thông có chất resin là chất sát khuẩn nên trồng lan rất tốt); dớn (dớn là chất liệu trồng lan rất tốt, dớn được lấy ra từ thân, rễ của cây dương xỉ, ưu điểm là giữ ẩm tốt, nhược điểm là trồng lâu ngày phải thay chất trồng mới vì dớn mục nát, thiếu thoát khí).

Một số cách trồng lan cắt cành phổ biến: Lan cắt cành có thể được trồng trong chậu (Dendrobium), trồng thành băng (Dendrobium, Oncidium), trồng thành luống như Vanda, Mokara…

Phòng trừ sâu bệnh cho lan cắt cành Bệnh hại trên lan phổ biến Bệnh đen thân cây lan: Do nấm Fusarium sp. gây nên. Phòng trị: Nên tách những cây bị bệnh để riêng và dùng thuốc phòng trừ hay nhúng cả cây vào thuốc trị nấm. Nếu cây lớn hơn thì cắt bỏ phần thối rồi phun thuốc diệt nấm như Carboxin 1/2000; Zineb 3/2000; Benlat 1/2000.

Bệnh đốm lá: Do nấm Cercospora sp. gây nên. Bệnh thường phát sinh mạnh trên cây lan Dendrobium sp., gây hại trong mùa mưa ở những vườn lan có độ ẩm cao. Phun thuốc trừ nấm (như trên).

Bệnh thán thư: do nấm Colletotrichicm sp. gây ra. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa , phải phòng trừ trước. Thường cắt bỏ lá vàng rồi phun thuốc diệt nấm 5 – 7 ngày/1 lần.

Bệnh thối mềm vi khuẩn: Do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra. Vết bệnh có hình dạng bất định, ủng nước, màu trắng đục, thường lan rộng theo chiều rộng của lá. Gặp thời tiết ẩm ướt mô bệnh sẽ bị thối úng, thời tiết khô hanh mô bệnh khô tóp có màu trắng xám.

Sâu hại lan Rệp vảy: Rệp thường bám trên các thân giả hành còn non. Phòng trị bằng cách: Dùng bàn chải chà xát rồi nhúng cây lan vào dung dịch thuốc Malathion 50 pha loãng.

Bọ trĩ: Gây hại chủ yếu trong mùa nắng. Dùng Malathion 5 mg/bình 4 lít nước, phun 1 tuần/lần, phun liên tiếp liên tục trong 3 tuần.