Top 7 # Mẹ Em Bón Phân Hóa Học Ở Ngoài Đồng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Phân Bón Hóa Học Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại Phân Bón Hóa Học?

Khái niệm phân bón hóa học

Phân bón hóa học còn được gọi với tên khác là phân vô cơ, phân bón khoáng. Thành phần là các hóa chất tổng hợp hoặc khoáng chất từ tự nhiên. Các hợp chất chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng dưới dạng muối khoáng. Mục đích sử dụng phân bón hóa học là để cung cấp dinh dưỡng cho cây, giúp cây sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ từ đó nâng cao năng suất thu hoạch.

Các loại phân bón hóa học hiện nay

Là loại phân vô cơ phổ biến hiện nay. Đạm được biết là thành phần thiết yếu cho cây, thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển ở cây. Việc sử dụng phân đạm sẽ giúp cây trồng phát triển cành, lá mạnh mẽ nhờ khả năng giúp tăng quá trình quang hợp của đạm, cho ra sản phẩm có chất lượng cao hơn.

Các loại phân đạm phổ biến là đạm amoni, đạm nitrat, ure. Mỗi loại sẽ có tác dụng, cách bón cũng như phù hợp với từng loại cây, loại đất. Ví dụ như với đạm amoni không thích hợp dùng để bón đất chua vì sẽ làm tăng thêm độ chua.

Phân lân

Thành phần chính của phân lân là photpho, một dạng nguyên tố quan trọng không kém cho cây. Nếu thiếu lân thì cây sẽ chậm phát triển, cho năng suất kém nên phải đặc biệt chú ý. Phân lân hiện có hai loại phổ biến là phân lân nung chảy và supephotphat. Mỗi loại sẽ có những chức năng riêng nhưng tác dụng chính vẫn là tốt cho cây.

Phân kali

Kali là thành phần quan trọng trong giai đoạn cây đã trưởng thành và ra hoa, kết trái. Có thể nói đây là yếu tố quyết định chính đến năng suất sau mùa vụ. Bởi khả năng giúp các quá trình sinh hóa trong cây diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Sau bao ngày tháng canh tác mỏi mệt, chỉ còn giai đoạn bón phân kali nữa là có thể hưởng được thành quả tốt rồi, các nhà nông đừng chủ quan mà phải thường xuyên theo dõi tình hình.

Bên cạnh đó, việc bón kali cũng giúp giảm thiểu lượng đạm dư thừa trong đất. Giúp cây tăng thêm khả năng chống chịu trước điều kiện môi trường thay đổi.

Một số loại phân vô cơ khác

Để phù hợp với tình hình thực tế cây trồng, hiện nay có thêm các loại phân ở dạng tổng hợp. Đó là phân hỗn hợp hay còn gọi là phân NPK, phân phức hợp và phân vi lượng. Việc hòa trộn các nguyên tố đơn lại sẽ đồng thời cung cấp cho cây đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Hiện tượng thiếu nguyên tố này hay thừa nguyên tố kia sẽ được giải quyết.

Nhờ việc thúc đẩy các quá trình trao đổi chất mà cây trồng phát triển một cách ổn định hơn. Tạo thuận lợi trong việc người nông dân theo dõi thời gian ra hoa, kết trái cũng như làm chủ được tình hình sâu, bệnh hại.

Với những tác dụng mà từ các thành phần dinh dưỡng mà phân hóa học đem lại cho cây trồng. Cùng với việc theo dõi, bón phân hợp lý thì năng suất tăng cao là việc tất yếu. Không nên lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học sẽ cho kết quả đi ngược lại mong muốn.

Việc bón phân vừa phải sẽ thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật có lợi trong đất. Từ đó môi trường đất được tơi xốp, thông thoáng, giàu chất dinh dưỡng hơn.

Tác hại từ việc sử dụng phân bón hóa học không đúng cách

Nếu sử dụng bừa bãi phân hóa học sẽ vô tình làm chết các loài thiên địch tốt trong đất. Điều này sẽ không tốt cho cây trồng của chúng ta. Cây trồng sẽ đứng trước nguy cơ sự xâm nhập của sâu, bệnh hại mà không thể phát hiện kịp thời. Các loài vi sinh vật rất nhạy cảm với phân thuốc hóa học nên đừng để mọi thứ diễn ra quá muộn.

Mọi người nên giảm thiểu việc lạm dụng quá nhiều phân vô cơ. Thay vào đó là sử dụng các loại phân hữu cơ thay thế cũng có tác dụng tương tự. Điển hình như chế phẩm sinh học BIMA, phân trùn quế được cung cấp bởi Huy Long. Với tác dụng không chỉ cải tạo đất mà còn kích thích sự phát triển của hệ vi sinh có lợi.

Lượng tồn dư phân hóa học trong đất trước hết là làm ảnh hưởng môi trường đất. Và khi chảy xuống ao, hồ gần đó sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Nhiều sinh vật sẽ không thể sống được trong những môi trường như thế được. Cây trồng của bạn chắc chắn cũng không tránh khỏi sự tác động.

Dư lượng chất hóa học còn giữ lại trong nông sản sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Nếu như lâu ngày sử dụng không biết sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh nào nữa. Vậy nên ngày nay khi đi mua thực phẩm ở chợ, người ta thường rất e dè khi lựa chọn những mặt hàng có màu sắc, hình dáng đẹp mắt. Mọi người cần phải ý thức nhiều hơn để có được sức khỏe tốt.

Qua bài viết này chắc hẳn các bạn cũng có thêm những thông tin bổ ích về phân bón hóa học rồi đúng không nào. Nếu các bạn đang có nhu cầu tìm mua các loại phân hữu cơ thân thiện với môi trường và phổ biến trong sản xuất nông nghiệp hiện nay thì phân bón Huy Long sẽ là sự lựa chọn của các bạn. Liên hệ: 0777.232.718 – 0255.652.7676 hoặc Fanpage để được hỗ trợ.

Phân Bón Hóa Học Là Gì? Có Mấy Loại Phân Hóa Học?

Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về các loại phân bón hóa học. Cùng với đó là công dụng của chúng. Bạn sẽ có thêm những kiến thức cần thiết để chăm bón cây trồng của mình đấy.

Phân bón hóa học là gì?

Phân bón hóa học thường được gọi với cái tên là phân vô cơ. Nó được sản xuất công nghiệp với thành phần là các hóa chất, khoáng chất có trong tự nhiên. Những nguyên liệu được chọn là loại có chứa các nguyên tố dinh dưỡng. Từ đó, góp phần giúp cây sinh trưởng tốt hơn sau khi bón phân.

Phân bón vô cơ có chứa các nguyên tố khác nhau. Nổi bật nhất là những loại sau: N, K, P, Ca, Mg, Cu, B, Zn… Với các thành phần hóa học riêng biệt, phân bón được chia thành ba loại cơ bản. Từ đó, sử dụng trong nông nghiệp với những mục đích khác nhau.

Hiện tại, phân bón hóa học rất quan trọng đối với nông nghiệp. Nó mang tới cho khách hàng sự lựa chọn tuyệt vời trong việc chăm sóc cây trồng của mình.

Các loại phân bón phổ biến? Công dụng của phân bón hóa học là gì?

1. Phân đạm

Đây là loại phân bón hóa học được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Nó nổi tiếng với tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Có phân đạm, cây trồng sẽ phát triển nhanh hơn rất nhiều. Đồng thời, cho nhiều hạt, củ, quả tùy từng loại cây.

Các loại phân đạm thường gặp nhất là:

2. Phân lân

Phân lân cũng được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp. Nó cung cấp lượng photpho dồi dào cho cây dưới dạng ion phốt phát. Dinh dưỡng của loại phân này được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng của P205. Tương ứng với lượng nguyên tố Phốt pho có trong thành phần của nó.

Phân lân đặc biệt quan trọng với sự sinh trưởng của cây. Trong thời kỳ phát triển, nếu không có phân lân cây sẽ dễ mắc các bệnh chậm lớn, chậm phát triển. Bởi nó thúc đẩy quá trình sinh hóa cùng sự trao đổi chất và các năng lượng cần thiết cho cơ thể thực vật.

Có thể gói gọn tác dụng của phân lân là làm cho cành lá khỏe hơn, hạt và quả chắc, củ, quả to. Từ đó, làm tăng năng suất cây trồng một cách hiệu quả.

Trên thị trường hiện có hai loại phân lân phổ biến:

3. Phân kali

Phân bón kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố hóa học Kali dưới dạng ion K+. Độ dinh dưỡng của loại phân này được đánh giá bằng tỷ lệ K2O có trong nó. Điều đó tương ứng với lượng Kali có trong thành phần của phân bón.

Kali thường được bón kết hợp với các loại phân bón khác. Nó thường được dùng để bón thúc, phun lên mặt lá cây vào một số thời điểm. Tiêu biểu là thời kỳ cây ra hoa, ra quả hay tạo sợi.

Khi bón phân Kali có thể bổ sung các nguyên tố vi lượng magie, natri. Chúng rất hữu ích cho sự phát triển đồng đều, hiệu quả của cây trồng.

4. Một số loại phân hóa học khác

TRên đây chúng ta đã nhắc đến 3 loại phân hóa học phổ biến nhất trên thị trường. Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy những loại phân sau.

a. Phân hỗn hợp

Đây là loại phân có chứa các nguyên tố N, P, K. Nó còn được biết đến với tên gọi phổ biến là NPK. Nó được tạo ra bằng cách trộn cả 3 loại phân hóa học trên với nhau. Mức độ, thành phần của chúng phụ thuộc vào loại đất sử dụng và việc áp dụng với cây trồng nào.

b. Phân phức hợp

Phân phức hợp chính là hỗn hợp những chất được tổng hợp trực tiếp thông qua các phương pháp hóa học hiện đại. Nó còn được sản xuất bằng cách hóa hợp hay phân hóa hợp. Hàm lượng dinh dưỡng của loại phân này phụ thuộc theo các phản ứng hóa học.

c. Phân vi lượng

Đây là loại phân có chứa một lượng nhỏ những nguyên tố hóa học Bo, mangan, kẽm… dưới dạng hợp chất. Khi bón phân vi lượng nên sử dụng kèm với phân vô cơ hoặc phân hữu cơ. Điều này tùy thuộc từng loại cây, từng loại đất.

Tại sao phải bón phân hóa học cho cây?

Trước đây, nông nghiệp chỉ sử dụng duy nhất phân hữu cơ. Nhưng nhược điểm của loại phân này chính là số lượng có hạn, không kiểm soát được thành phần dinh dưỡng. Điều đó đã được khắc phục hoàn hảo với phân hóa học. Từ đó, giúp người làm nông nghiệp có thể dễ dàng sử dụng phân để mang tới kết quả gieo trồng tốt nhất.

Mua phân hóa học ở đâu?

Greeningoffice tự hào là đơn vị cung cấp cây trồng cùng những sản phẩm hỗ trợ. Trong đó, phân bón hóa học là một trong những mặt hàng bán chạy của chúng tôi.

Phân Bón Hóa Học Là Gì

Phân bón hóa học hay còn gọi là phân bón vô cơ. Phân hóa học là loại phân bón sản xuất từ hóa chất hoặc từ các khoáng chất của thiên nhiên. Đây là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm tăng năng suất cây trồng.

Các loại phân bón hóa học

1. Phân đạm

Là một trong những loại phân hóa học khá phổ biến, phân đạm luôn được người dân tin dùng. Phân đạm có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của cây. Có phân đạm, cây trồng sẽ phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ hoặc quả.

Phân đạm cung cấp Nitơ hóa hợp cho cây trồng dưới dạng ion Nitrat NO3- và ion amoni NH4+. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % N trong phân.

Một số loại phân đạm thường dùng: phân đạm amoni, phân đạm nitrat và ure.

a. Phân đạm amoni

– Phân đạm amoni là tổng hợp các muối amoni: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4…

– Cách sử dụng: Bón thúc và chia làm nhiều lần.

Chú ý: Phân đạm amoni không thích hợp với đất chua vì phân có chứa nhiều amoni (axit) càng làm tăng độ chua của đất.

b. Phân đạm Nitrat

– Phân đạm Nitrat là tổng hợp các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2…

– Cách sử dụng: Bón thúc cho lúa với lượng nhỏ. Bón cho cây trồng công nghiệp: bông, chè, café, mía…

– Phân đạm nitrat tan nhiều trong nước, dễ chảy rửa. Nên khi bón phân cho đất, nó tác dụng nhanh với cây trồng, nhưng cũng dễ bị nước mưa rửa trôi.

– Cách sử dụng: Bón đều không bón tập trung cây sẽ bị bội thực N, có thể trộn mùn cưa, đất để bón hoặc phun lên lá.

2. Phân lân

Một loại phân bón vô cơ khá phổ biến không kém gì phân đạm chính là phân lân. Phân lân cung cấp nguyên tố photpho cho cây dưới dạng ion photphat. Dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P2O5 tương ứng với lượng P có trong thành phần của nó.

Phân lân rất cần thiết cho cây đặc biệt là ở thời kì sinh trưởng. Phân lân thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của thực vật. Phân lân có tác dụng làm cho cành lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to.

Phân lân được chia thành 2 loại là phân lân nung chảy và Supephotphat

a. Phân lân nung chảy

Phân lân nung chảy có thành phần chính lá Ca3(PO4)2

Phân lân nung chảy không tan trong nước, nên cây khó hấp thụ, thích hợp với đất chua và các loại cây ngô đậu.

b. Supephotphat

Supephotphat có thành phần chính là muối tan canxihidrophotphat Ca(H2PO4)2. Bao gồm 2 loại là supephotphat đơn và supephotphat kép.

3. Phân Kali

Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố Kali dưới dạng ion K+. Độ dinh dưỡng của phân Kali được đánh giá theo tỉ lệ % K2O tương ứng với lượng Kali có trong thành phần của nó.

Phân Kali giúp cho cây hấp thu nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu. Ngoài ra phân Kali còn giúp cây trồng tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn.

Bón phân kali, có thể bón bổ sung các nguyên tố vi lượng magiê, natri rất hữu ích cho cây trồng. Phân Kali tác dụng tốt với: chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, bông…

Chú ý: Nên bón phân Kali vừa đủ. Bón thừa Kali có thể gây đến tác động xấu lên rễ, làm cây teo rễ.

4. Một số loại phân bón hóa học khác

Ngoài các loại phân khá phổ biến trên, phân bón hóa học còn có các loại phân khác phù hợp với từng loại nhu cầu của cây trồng.

a. Phân hỗn hợp

Đây là loại phân chứa cả 3 nguyên tố N, K, P hay còn gọi là phân NKP. Phân này được tạo ra nhờ trộn cả 3 loại phân đơn trên. Mức độ các loại phân tùy thuộc vào loại đất sử dụng và loại cây trồng sản xuất.

b. Phân phức hợp

Phân phức hợp là hỗn hợp các chất được tổng hợp trực tiếp bằng tương tác hóa học. Phân phức hợp còn được sản xuất bằng cách hóa hợp (phân hóa hợp). Loại phân này các dinh dưỡng được hóa hợp theo các phản ứng hóa học.

c. Phân vi lượng

Là loại phân chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan,…dưới dạng hợp chất. Nên bón phân vi lượng cùng với phân vô cơ hoặ hữu cơ, tùy thuộc vào từng loại cây và từng loại đất.

Cách sử dụng phân bón hóa học

+) Do có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan và hiệu quả nhanh nên phân đạm, kali dùng để bón thúc là chính. Phân đạm, kali cũng có thể bỏ lót nhưng phải bón với lượng nhỏ

+) Phân lân khó hòa tan nên dùng để bón lót, để có thời gian cho phân bón hòa tan

+) Phân hỗn hợp NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc.

4 điều cần nhớ khi sử dụng phân bón hóa học 1. Lựa chọn loại phân bón phù hợp

Trên thực tế, có khá là nhiều các loại phân bón để bà con lựa chọn và sử dụng. Tuy nhiên với từng loại cây, với từng loại đất, thì việc lựa loại phân bón phù hợp và vô cùng cần thiết.

Lựa chọn loại phân bón phù hợp chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng. Việc lựa chọn sai đồng nghĩa với việc nó sẽ gây ra rất nhiều tác động xấu. Tuy nhiên, nếu lựa chọn tốt, sẽ phát huy được tối đa hiệu quả giúp cây trồng có thể đạt năng suất tốt nhất.

2. Bón phân hóa học đúng thời điểm và đúng liều lượng

Một yếu tố cũng đáng quan tâm, chính là bón phân đúng thời điểm. Với từng loại cây khác nhau, ở mỗi giai đoạn sinh trưởng sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau. Việc bón phân đúng thời điểm sẽ phát huy hiệu quả của loại phân đã chọn.

Ngoài ra, nên bón phân vừa đủ, theo đúng hướng dẫn cũng vô cùng quan trọng. Việc bón quá thừa sẽ gây lãng phí, làm cây bị bội thực, có thể làm cây chết nhất là bón phân vi lượng. Còn khi bón quá ít, cây sẽ thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

4. Bón phân hóa học cân đối

Ngoài các yếu tố trên, bà con cũng cần phải tính toán để có thể bón phân hóa học được cân đối nhất. Bà con nên tìm hiểu xem cây trồng của mình đang thiếu chất dinh dưỡng nào để mang đến những phương pháp bổ sung hiệu quả. Điều này sẽ giúp cho cây được tăng trưởng ở mức độ cao nhất ngoài ra còn cải thiện độ phì nhiêu để bảo vệ đất trồng

Tag: violet bài hại

Bón Phân Hóa Học Cho Rau

Tác giả

Chào tất cả các bạn, Mình là TV mới. Mình có một vườn rau trên sân thượng, được trồng trong hộp xốp. Mình trồng bằng đất thập cẩm : Đất ruộng trộn với đất sạch (tribat), phân bò khô. Về phân hóa học thì mình bón như sau : – Khi trộn đất mình có trộn thêm một ít phân hữu cơ Sông Gianh (loại bao 10kg giá 25k/bao) – Trong quá trình rau phát triển có bón thêm phân đạm. Mình đang phân vân : Sau khi bón phân đạm bao nhiêu ngày thì thu hoạch rau được để khi ăn ko bị ảnh hưởng đến sức khỏe (do dư lượng phân đạm trong rau). Mình thường để sau một tuần ko biết có an toàn ko ). Cám ơn tất cả các bạn.

Chuyên về Ruồi lính đen, tạo phân hữu cơ cho trồng trọt và đạm động vật cho chăn nuôiĐT: 0918201070http://rausach.com.vn/forum_posts.asp?TID=10640&PN=1&title=chuyn-ha-rc-gia-nh-thnh-protein-ng-vt

Trồng rau trên sân thượng và trong hộp xốp có lẽ bạn cũng không cần bón phân hóa học làm gì nếu có đủ phân bò khô và phân vi sinh sông gianh (đối với rau ăn lá). Mỗi lứa rau bạn trộn đất với phân trước rồi trồng, khi thu hoạch xong lại trộn thêm phân rồi trồng lại. Mỗi lứa rau ăn lá chỉ từ 25-30 ngày là được thu. Nếu muốn dùng phân đạm thì bạn chỉ cần tưới 1-2 lần khi cây được 2-3 lá thật là đủ

to river_bui

bạn trồng rau tại nhà với nguồn phân bò, phân vi sinh rồi thì không nên cho thêm phân đạm làm gì. bạn trồng trong hộp xốp có diện thể tích là bao nhiêu? mỗi lần sử dụng đạm bạn chỉ nên cho không quá 10g/mét vuông tức là chỉ khoảng 2 thìa cafe thôi. mà tốt nhất không nên cho thêm phân đạm làm gì, tự nhiên lại phải lo không cách ly đủ thời gian. đã thế cách ly không đủ lại thành tự mình hại mình hì hì hì

Cám ơn các bạn đã quan tâm. Mình trồng trên sân thượng, vì công việc cũng bận nên phải trồng bằng đất, mình chủ yếu trồng rau ăn lá (cải bẹ, cải củ, rau muống, rau đay, dền, mồng tơi) còn củ quả thì mua thêm. Nói chung đáp ứng được 80% nhu cầu.

Nói chung rau ăn lá mà ko bón Đạm thì cũng nhanh tàn. Bây giờ mình thực hiện sau mỗi lứa rau mình phá bỏ, bón lót thêm phân hữu cơ và một chút đạm. Cứ mỗi lần trồng mới mình lại ghi chép cẩn thận vào sổ sách.

Hệ thống tưới tự động bạn có thể tự làm như sau : Một phi chứa nước tưới, ống + vòi phun, 1 máy bơm hồ cá của TQ, 1 tủ điều khiển gồm 2 rơ le thời gian 12 giờ và 30 phút (tủ này bạn nhờ ai học bách khoa là đấu được.

Với tủ điều khiển này bạn có thể đặt sau bao lâu tưới 1 lần (dùng rơ le 12 tiếng) và mỗi lần tưới bao lâu (rơ le 30 phút). Với cách này bạn vô tư không phải lo chuyện tưới tắm, chỉ làm sao phi chứa nước phải đủ nước thôi. Tổng thiệt hại khoảng 1.000.000- đến 1,500.000- tuỳ thiết bị bạn sử dụng.

Chuyên về Ruồi lính đen, tạo phân hữu cơ cho trồng trọt và đạm động vật cho chăn nuôiĐT: 0918201070http://rausach.com.vn/forum_posts.asp?TID=10640&PN=1&title=chuyn-ha-rc-gia-nh-thnh-protein-ng-vt

Cám ơn các Bác, các Bác nhiệt tình và đáng yêu quá. Mình đã vào rongbay xem bộ hẹn giờ. vì mình có bồn nước cao hơn vườn rau khoảng 2 m nên chắc dùng van điện từ, các Bác có biết mua nó ở đâu không? Mình đang phân vân không biết thiết kế ống tưới thế nào cho tiện, nhờ các bác tư vấn giùm (mình dự tính dùng ống tưới trực tiếp vào hộp rau chứ tưới phụn thì hao nưới và hiệu quả không cao)

Van điện từ dùng cho chất lỏng, chất khí… thì bạn có thể tìm mua ở khu vực Lý Thường Kiệt-Lạc Long Quân. Tuỳ vào đường kính ống dẫn, giá từ vài chục ngàn đến một hai trăm ngàn. Ống tưới thì cứ dùng ống mềm đường kính vài mm, dùng để dẫn khí ở hồ cá cảnh. Bạn mua ống, nối, nối T, van… ở khu vực Kỳ Đồng-Lý Chính Thắng, chuyên bán thiết bị hồ cá cảnh. Mỗi thùng xốp bạn cắt 80-100cm ống, khoanh một vòng trên lớp đất, hoặc âm xuống cũng được, trên ống good luckc nhiều lỗ nhỏ để tưới đều khắp thùng.

Chuyên về Ruồi lính đen, tạo phân hữu cơ cho trồng trọt và đạm động vật cho chăn nuôiĐT: 0918201070http://rausach.com.vn/forum_posts.asp?TID=10640&PN=1&title=chuyn-ha-rc-gia-nh-thnh-protein-ng-vt

Các anh/ chị cho em hỏi là liều lượng bón phân bò là bao nhiêu thế, còn phân hữu cơ nữa. hì. em cám ơn.