Một anh bạn già hỏi, tôi năm nay 60t, nếu mua phôi rồi nuôi đợi cây thành phẩm chắc xuống lổ quá, có cách nào đốt cháy giai đoạn không?
Trồng cây rồi mong mau lớn thân, lớn cành là điều trăn trở của tất cả anh chị em chơi Bonsai – Hoa cảnh.
Kinh nghiệm nào cũng cần phải mua, bài học nào cũng tốn học phí. Tuy nhiên nếu biết chắt chiu lượm lặt trong dân gian, chúng ta cũng có ít nhiều tuyệt chiêu khá thú vị để dành gối đầu và giữ cho con cháu,
Ngày nay, trồng cây trong rổ đã được áp dụng rộng rãi, bởi nó có nhiều ưu điểm hơn trồng cây trong chậu gốm, xi măng:
Nhẹ và rẻ tiền.
Thoát nước tốt. Bởi nó có nhiều lỗ như vậy nên có lẽ thoát nước tốt hơn bất kỳ loại chậu xi măng, gốm nào.
Cách nhiệt tốt. Nhựa truyền nhiệt kém hơn xi măng, gốm cho nên rễ cây ở thành rổ không bị nung nóng quá mức, mà nhiệt truyền từ từ vào đều khắp rổ, tốt cho cây.
Những rễ chui qua lỗ của rổ khi lớn tới một mức nào đó sẽ bị bóp nghẹt lại, khiến cho không có rễ nào có thể lớn quá khổ được. Đây là ưu điểm lớn nhất của rổ.
Nếu bạn không có đất thì sao? Bạn vẫn trồng được cây đẹp như thường. Hãy trồng cây vào một rổ có kích thước bằng chậu tương lai bạn dự kiến, sau đó đặt cả rổ này vào một rổ lớn hơn khi mà rổ nhỏ đã có rễ mọc chui qua thành rổ. Sau này, ta sẽ tỉa rễ bên trong rổ số 1. Đây là cách trồng thông đen của cụ Kusida Matsuo. Ở phương pháp trồng cây trong 2 rổ này, rổ 2 đóng vai trò của đất, còn rổ 1 có nhiệm vụ cắt rễ tự động.
Nuôi nhánh mồi
Để dây quấn hằn vào thân
Ứng dụng chuyện này, người ta để dây quấn hằn vào vỏ cây, khi đó sẽ có 2 chuyện tốt xảy ra: 1. Dinh dưỡng bị ứ lại chỗ dây quấn và phù to lên. Đặc biệt nếu bạn quấn cây dương (phi lao) thì vài bữa đoạn thân này phù to tướng luôn. 2. Thân cây sẽ xoắn vặn.
Tuy nhiên đây là một phương pháp khó bởi mấy lý do sau: a. Chỉ có thể áp dụng với cây còn non. Cây già sẽ khó mà xóa được dấu vết của dây quấn. b. Phải quấn từ dưới sát gốc quấn lên, nếu không sẽ dẫn tới “tóp gốc”. c. Đừng quấn dày quá kẻo vết phù không tự nhiên, nhìn thân cây sẽ từng khúc từng khúc như con sâu béo ấy! Theo mình quấn độ 60 độ (thưa hơn quấn dây uốn cành 45 độ) là vừa. d. Phải chấp nhận rủi ro. Không phải bất kỳ cây nào cũng sẽ đẹp theo cách này.
Một vài người khuyên nên để luôn cả dây trong cây, khỏi tháo ra. Nhưng mình vẫn tháo khi dây ngập vào thân khoảng 2mm bởi mình nghĩ để vậy thân cây sẽ yếu, dễ gãy. Ngoài ra mình không hiểu họ sẽ xử lý phần đầu dây thò ra như thế nào?
Xoắn vặn cho thân cây nứt ra
Đối với sanh (hoặc cả một số loại cây khác tùy sự sáng tạo của bạn) mình dùng tay xoắn, lay cho các sớ gỗ nứt ra, khi nào thấy nhựa trắng hơi rỉ ra khỏi vết nứt là được. Những vết nứt này sẽ mau chóng được chữa lành, đồng thời chỗ xoắn cũng to lên tí chút.
Ép rễ buông trên cây sanh vào thân cây
Đối với cây sanh và một số loại khác có rễ khí sinh, mình không thích rễ buông nên dùng dây buộc rễ ép sát vào thân cây, lâu dần rễ sẽ hòa luôn vào thân. Rễ buông là “đường dẫn nhựa bổ sung” giúp thân chóng to.
Đối với hầu hết cây cối, mùa thu là mùa cây bắt đầu tích trữ dinh dưỡng để chuẩn bị sử dụng cho mùa đông khắc nghiệt. Lúc này cây đã dồi dào sinh lực sau một mùa hè phát triển thoải mái, nên bắt đầu chuyển nhựa luyện tổng hợp được thành tinh bột và tích trữ vào thân cây và rễ để sang xuân có dinh dưỡng bật chồi non. Lúc này mà ta tỉa rễ thì cây còn biết chưa tinh bột vào đâu nếu chẳng cất vào thân cây. Nhờ đó mà thân cây cũng phình lên được tí chút thay vì phình rễ.
Đây là một phương pháp đòi hỏi trình độ làm cây khá cao. Trước hết, tuy nói là mùa thu nhưng chính xác là lúc nào của mùa thu thì lại tùy vào từng giống loài và tùy từng cây cụ thể nữa. Số rễ cắt bỏ thế nào cũng là một vấn đề cần suy nghĩ, làm sao chỗ rễ còn lại vẫn đủ sức cung cấp nhựa nguyên cho cây.
MỘT KINH NGHIỆM VỀ CÂY DÁNG THÁC ĐỔ
Ở mức tổng quát đơn giản nhất, mình nghĩ cắt 2 góc đối diện nhau, mỗi góc 1/8 bầu đất thì phù hợp với tất cả mọi cây. Thời điểm cắt là bắt đầu từ khoảng đầu tháng 7 âm trở đi, nếu thấy toàn bộ lá trên cây đều có màu xanh đậm thì có thể cắt.
Khi uốn sửa, ta nên đặt nghiêng chậu cây cho dễ nhìn:
Ưu điểm của cách này: – Cây sẽ mau lớn. Nhược điểm: – Sau này bạn cần phải thay chậu trồng lại cây thành dáng đổ. Đó là công việc được coi là khánguy hiểm đối với các giống cây khó tính như tùng bách. Cho nên phương pháp này chỉ nên áp dụng với các giống cây khỏe như sanh, mai vàng, linh sam v.v – Bộ rễ cũng sẽ phát thành chùm theo kiểu của cây dáng thẳng, mai mốt bạn sẽ lại phải cắt lại. – Tán lá cũng như phần rễ, sẽ có xu hướng phát triển thành vòm tròn. Sau này khi chuyển thành cây đổ sẽ phải cắt nửa bên dưới và uốn lại các cành bên trên cho hợp sinh lý cây. Do những nhược điểm của cách trình bày ở trên nên bạn chỉ có thể áp dụng phương pháp này cho các cây bán thành phẩm thôi. Tới giai đoạn gần hoàn thiện dáng cây vẫn phải chuyển thành dáng đổ để nuôi.Cách 2: Trồng nghiêng cả chậu.
Nhược điểm lớn nhất của cách này đó chính là vấn đề thoát nước. Bởi khi trồng nghiêng như thế sẽ có một phần nước không thể thoát qua theo lỗ chậu cho nên bạn cần tính toán kỹ lưỡng sa cho nước có thể thoát hết kẻo úng rễ. Ví dụ khoan một lỗ thoát nước ở bên mép chậu chẳng hạn.
Vài vấn đề nhỏ khác
1. Lá là nơi tổng hợp dinh dưỡng nuôi cây, cho nên nhiều lá tức là cây phát triển mạnh. Trong giai đoạn nuôi thân cho lớn cố gắng đừng tỉa bất kì một lá nào. 2. Đủ nước, đủ dinh dưỡng, đủ ánh sáng: những điều này là đương nhiên rồi, ai cũng biết. 3. Đủ gió, đủ “sạch”: Cây hút nước càng nhanh thì nhựa nguyên tải lên lá càng nhiều. Vậy làm thế nào để cây hút nước nhanh? Hãy đặt cây nơi nhiều gió & làm sạch lá thường xuyên để tăng khả năng thoát nước trên bề mặt lá, đồng thời đảm bảo đủ độ ẩm trong đất để cây không bị héo. 4. Theo sinh lý cây, chất auxin được tạo ra từ ngọn cây hay ngọn cành. Mà như bạn biết, auxin nó giúp cho cây phát triển nhanh. Do vậy, nếu cây bị cắt ngọn không đúng thời điểm, sẽ làm trì trệ sự phát triển của cây, tức là làm cho thân hay cành cây chậm phát triển đi! Để tôi kể cho nghe chuyện này: số là tôi có người bạn thân, anh này đã gieo được khoảng 1000 cây thông đen Đại hàn từ hạt. Anh ta cho tôi khoảng hơn 50 cây thông đen 8 tháng tuổi cách đây khoảng 11 tháng. Tất cả các cây này, được tôi uốn dây, nhưng không cắt ngọn; còn những cây mà anh bạn tôi có thì được cắt ngọn hết. Lý do anh bạn tôi cắt ngọn cây là để tạo được nhiều tàng nhánh, trong khi tôi muốn cây tôi có thân cây mau phát triển, nên đã không cắt ngọn. Gần đây đến chơi với anh, tôi đã mang theo vài cây của tôi để so sánh với cây của anh. Kết quả so sánh cho thấy, các cây của tôi có đường kính thân to gấp đôi cây của bạn tôi! Và còn điều này: cây của bạn tôi có khoảng 5-6 cành xuất phát từ nơi cắt ngọn trước đây (điều này không cần thiết vì chỉ nên giữ 2 nhánh từ một điểm trên thân cây), trong khi cây của tôi mặc dù không được cắt ngọn, nhưng chúng vẫn có những nhánh con rải rác trên thân cây từ việc uốn thân cây (đây là điều cần cho tạo hình cây tiền bonsai). Tóm lại, muốn nuôi cây mau lớn thì đừng bấm ngọn!
(Hồng Hậu: Tổng hợp từ nhiều nguồn)