Top 7 # Mai Vàng Bón Phân Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Phân Bón Cây Mai Vàng

Mình giới thiệu các bạn một số loại cơ bản và thông dụng mà mình hay dùng.

 Bạn nào cần phân dơi nguyên chất mình sẽ chia lại . Giá 70.000VND Kg. Tối thiểu 5kg sẽ giao hàng (Khách hạng chịu ship). Mua số lượng lớn giá thương lượng. Chuyển tiền trước – giao hàng.0948357113

Các loại phân bón gốc :

Hàm lượng dinh dưỡng phân Dơi cao gấp 3-5 lần phân gà, phân bò. Bón cây không bị sốc.

NPK dạng viên hoặc bột, hàm lượng tưới tùy theo từng thời điểm.Thường có 3 loại chính là: NPK 30-10-10 :Thường bón từ đầu năm đến tháng 6 âm lich

NPK 20-20-15 :Bón từ tháng 6 đến tháng 9 âm lịch

NPK 6-30-30  :Bón từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch.

Dynamic(phân úc): Đây là phân được làm từ phân gà ,dạng viên đen. Thích hợp để người mới trồng sử dụng, có thể bón quanh năm cho cây và không sợ bị ngộ độc.Loại này chỉ cần ra tiệm phân bón mua là có.Cứ 2 tuần mình bón 1 nắm nhỏ cho cây quanh năm là được.

Super lân ( giống như ciment)..kaliclorua ( giống như muối ớt).DAP, Ure……..Các loại này phải biết cách và tìm hiểu thật kỹ mới dùng được, nếu không sẽ làm cây chết và bị suy dần.

Ưu điểm của phân hữu cơ làm giúp cây ăn từ từ, không ngộ độc (nhưng nếu bón nhiều quá lúc phân chưa oai cây cũng bị ngộ độc).Phân hóa học thì giúp cây phát triển nhanh, mạnh, nhưng khó sử dụng và cây rất dễ bị suy về sau.

Phân bón lá cây mai vàng: Alaska ( phân cá để phun lá) Root2 hoặc các chất kích rễ khác như N3M, Atonic… Phân bón là hiệu Growmore 30-10-10…. 20-20-20…6-30-30. Hoặc các loại phân bón là NPK khác như phân bón lá Đầu trâu 501 và….701,901. Có rất nhiều công ty cung cấp phân bón NPK loại này. Các loại phân vi lượng và trung lượng.

Mình chỉ sử dụng bao nhiêu đây loại quanh năm cho cây mai vàng là đủ, không cần thêm loại gì hơn.

Phân cá ngâm/bánh dầu ngâm

Các nhà vườn có kinh nghiệm thường sử dụng 2 loại này để tiết kiệm chi phí. Nhưng dó có mùi rất hôi nên phải để xa khu dân cư. Hiện nay có nhiều loại hoạt chất để giúp thúc đầy quá trình phân hủy và không có mùi hôi.

Nếu có các hoạt chất để ngâm thì tầm 3-6 tháng là có thể sử dụng cho cây. Nếu không bạn phải cần từ 9 tháng trở lên để sử dụng dung dịch bánh dầu hiểu quả

Tôi sẽ cố gắng để có một bài viết chia sẻ chi tiết đến các bạn về vấn đề này.

GỬI YÊU CẦU BÁO GIÁ

Cách Bón Phân Cho Mai Vàng

Mọi thắc mắc sẽ được tư vấn miễn phí qua điện thoại hoặc zalo 0944099345.

Người chơi cây mai vàng thường lo lắng không biết bón phân gì cho cây mai vàng của mình, không biết dùng loại phân bón nào, cách bón phân như thế nào, bón liều lượng bao nhiêu, bón phân cho cây mai vàng vào giai đoạn nào của cây?

Từ trước giờ chúng ta thường nghĩ phân bón cho mai vàng là phân lạnh (Urea) hoặc phân NPK hay gọi là phân ba màu. Nhưng chúng ta thường rất ngại dùng các loại phân bón đó vì sợ chết cây hoặc ngâm vô nước thì chậm tan.

Khoa học ngày càng tiến bộ. Ngày nay, có 1 loại phân gọi là phân phức hợp cao cấp dạng bột chúng ta có thể dùng bón cho mai vàng rất tốt. Chúng tôi giới thiệu 2 loại rất tốt đó là

Tưới gốc hoặc bón đều được.

Phun trên lá cũng thích hợp.

Tan nhanh và tan hoàn toàn trong nước.

Khả năng hấp thu rất cao.

Liều lượng dùng rất thấp 1-2g/ 1 lít nước.

Dùng tốt cho kiểng mai vàng, bonsai, hoa, phong lan, rau màu…

Vì vậy, cách tốt nhất là chúng ta pha phân bón vào nước với tỉ lệ 1g / 1 lít nước. Sau đó chúng ta tưới đều vào gốc, vào chậu. Có thể 2-4 tuần tưới 1 lần để cây đầy đủ dinh dưỡng sinh trưởng phát triển tốt.

Ngoài ra đối với cây mai vàng sau tết chúng ta cần phải có cách xử lý đặc biệt hơn, phân bón cho mai vàng sau tết cũng phải khác một chút vì cây mai vàng sau cả một quá trình cho hoa, kiệt sức vì sử dụng dinh dưỡng dự trữ, bộ rễ đang bị yếu nên cần phải tăng cường phục hồi bộ rễ trước rồi mới đến bón phân.

Vậy là chúng ta yên tâm, không phải lo lắng nữa về Phân bón cho mai vàng. Nếu chúng ta còn thắc mắc gì về vấn đề phân bón cho mai vàng kiểng, Cách Bón Phân Cho Mai Vàng, hay về Sâu bệnh và cách phòng trị cho mai vàng, hoặc là Cách trị mai vàng bị vàng lá hãy gửi email về greencareconnect@gmail.com hoặc zalo 0944099345 sẽ được tư vấn miễn phí.

Bón Phân Gì Cho Mai Sau Tết?

Ngày:20/02/2021 lúc 10:36AM

Sau khi chưng tết, bạn cần đưa chậu mai đến nơi có ánh sáng nhẹ và thoáng mát trong khoảng 3 – 5 ngày, tránh ánh nắng trực tiếp vì nắng gắt có thể làm cây héo lá non, cháy lá, khô cành.

Sau đó, bạn tỉa bỏ hết hoa và trái trên cây càng sớm, càng tốt, chỉ giữ lại lá non. Đồng thời, bạn tiến hành thu tàn, loại bỏ những cành cây quá dài hoặc bị nhiễm nấm, sâu bệnh, cắt ngắn 30% các cành đưa ra ngoài.

Sau khi tỉa xong thì bạn tiến hành vệ sinh cây, rửa sạch rong rêu, nấm mốc rồi tiến hành thay đất cho cây. Để tiện lợi, dễ dàng và nhanh chóng, bạn nên sử dụng đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên dùng cho hoa cây kiểng , bạn sẽ không cần phải phối trộn thêm bất kỳ loại giá thể hay phân bón nào khác.

Để thay đất, bạn chỉ cần cho đất sạch vào khoảng ½ chậu. Sau đó đặt cây vào chậu, chỉnh sửa theo hướng mong muốn rồi cho hết phần đất còn lại vào đầy đến miệng chậu là xong.

Sau khi thay đất xong, bạn đặt ở nơi bóng mát 1 – 2 ngày, đồng thời sử dụng thuốc kích rễ như , , , , … để kích thích ra rễ cho cây, tưới đẫm gốc cây vào lúc chiều mát. Dùng liên tục 3 – 4 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.

Thời điểm này cây mai có nhiều lá non, thời tiết nắng ấm là điều kiện thuận lợi để bọ trĩ, sâu hại phát triển mạnh, vì vậy bạn cần phun phòng bằng , , , …

Bón phân cho mai sau tết, bạn có thể chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn phục hồi sau tết và tăng trưởng từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch, giai đoạn hình thành, nuôi dưỡng và phân hóa mầm hoa từ tháng 7 đến tháng 12 âm lịch.

Thời điểm này, cây mai cần rất nhiều dinh dưỡng để thiết lập lại cành nhánh mới, đặc biệt là hàm lượng đạm cao. Đây là giai đoạn hồi phục và sinh trưởng mạnh của cây mai, cần cung cấp đủ dinh dưỡng để cây phát triển tốt, tạo tiền đề giúp cây phát triển thuận lợi ở những giai đoạn sau.

Sau khi 15 ngày thay đất, bạn tiến hành sử dụng phân bánh dầu bột hoặc phân bánh dầu nước . Đồng thời sử dụng xen kẽ với phân bón đầu trâu 501 , , … giúp cây nhanh chóng đâm chồi mới, ra lá non, dùng định kỳ 7 – 10 ngày/ lần.

Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm phân trùn quế , … trong những lần bón để bổ sung hữu cơ, giữ ẩm cho đất.

Vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch bộ rễ của cây hầu như đã được phục hồi hoàn chỉnh, khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt, lúc này bạn tiến hành bổ sung phân hữu cơ cho cây.

Từ sau những cơn mưa đầu mùa vào cuối tháng 3, cây mai bắt đầu phát triển mạnh, bung tược nhanh, rễ non cũng phát triển mạnh.

Tháng 5 và tháng 6 là giai đoạn cây tích luỹ chất dinh dưỡng nên tược non phát triển mạnh, đây là giai đoạn tạo dáng tốt nhất cho cây.

Đây là giai đoạn phát triển nụ hoa, tạo tiền đề ra hoa sau này.

Đồng thời, bạn cần chú ý quan sát cây ra lá, nếu thấy cành lá quá sum sê và màu lá đậm thì giảm liều lượng cũng như số lần bón xuống.

Đến giai đoạn này, cây đã ngừng sinh trưởng, lá đã già đi và nụ hoa đã hình thành, sẵn sàng bung ra khi đủ điều kiện, vì vậy bạn cần phải giữ cho bộ lá cây luôn xanh đến ngày lặt lá, giúp cây nở đồng loạt vào ngày tết.

Với những cây mai lá đã già, nhưng nụ vẫn còn hơi nhỏ so với bình thường thì đây là những cây có thể không nở hoa kịp tết. Lúc này, bạn tiến hành bón thúc bằng phân , … sử dụng định kỳ 15 – 20 ngày/ lần.

Nếu lá mai vàng úa sắp rơi rụng, nụ đã khá to, thì hoa mai sẽ nở trước tết. Trường hợp này, bạn

Bạn lưu ý rằng, trong giai đoạn này, bạn nên pha phân bón loãng, liều lượng chỉ khoảng ½ liều lượng khuyến cáo trên bao bì.

Từ đầu tháng 10 hoặc chậm nhất là giữa tháng 10 phải bón thúc cho mai. Thời điểm này bạn phải dùng phân vô cơ mới có tác dụng tốt.

Giai đoạn này, bạn sử dụng phân có hàm lượng lân và kali cao, bạn có thể sử dụng , , đầu trâu 901 … sử dụng định kỳ 7 ngày/ lần. Bên cạnh đó, bạn kết hợp sử dụng các loại phân bón gốc như , Dynamic Lifter để bổ sung hữu cơ cho cây.

Đến giữa tháng 12 âm lịch, bạn tiến hành lặt lá thì cây sẽ cho hoa đồng loạt và ngay tết.

Để có một cây mai cho hoa sum sê, ngay tết thì cây phải được chăm sóc tốt trong suốt cả năm, đặc biệt là giai đoạn sau tết cây cần được phục hồi nên sẽ cần rất nhiều dinh dưỡng. Hy vọng qua bài viết này, Nông nghiệp phố đã giải đáp được câu hỏi bón phân gì cho mai sau tết.

– chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.

Có Nên Bón Phân Cho Cây Mai Vàng, Nguyên Liệu Đất Trồng Cây Mai

Ngày xưa, dân tình chuyên sống về nghề nông nên việc tưới bón cho các loại cây trồng chắc chắn ai cũng có thừa kinh nghiệm. Câu tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đã nói lên kinh nghiệm tích lũy từ ngàn vạn đời về trồng cây nói chung, trồng lúa bắp, đậu mè nói riêng của ông cha ta từ ngàn xưa truyền lại cho con cháu các đời sau.

Thế nhưng, trong việc trồng mai thì gần như không ai nghĩ đến việc chăm sóc và tưới bón cả.

Cây mai “khủng” ở Vĩnh Long

Chúng ta cũng hiểu là do ngày xưa đời sống quá khó khăn mà nghề nông lại thường may ít rủi nhiều. Năm nào được mùa thì dân làng no ấm, ngược lại năm nào không mưa thuận gió hòa thì bị mất mùa, cả làng bị đói… Do lẽ đó, mọi người lúc nào cũng nghĩ đến cái ăn, cái mặc cho mình, và xem thường những điều không thực tế. Nếu như thuở đó trồng mai mà đem mua bán được như ngày nay thì… sự sống của cây mai sẽ không bị hẩm hiu như vậy?

Mai mà trồng không tưới bón, không chăm sóc, mọi việc phó thác cho trời thì cây nào có sống được phát triển chậm.

Được biết cây mai ngày xưa trồng đâu yên chỗ đó, không di dời. Khi trồng người ta đào cái hố, trộn vào đất một ít phân chuồng hoai hoặc phân rác mục rồi đặt cây mai giống xuống trước khi lấp đất.

Ngay cây mai thế trong chậu cũng vậy, hễ đã chọn đặt vào vị trí nào trước sân là cứ để y tại chỗ đó như vậy mãi. Có điều các cây mai thế đều được chủ nhân do có thúc đam mê cây kiểng nên rất siêng năng chăm sóc tưới bón.

Nhưng dù là mai thế trồng chậu thì lượng phân bón cung cấp cho cây cũng không nhiều. nói cách khác, đất trồng mai ngày xưa với hỗn hợp bảy tám phần là đất, chỉ vài ba phần là phân. Và phân bón ở đây là phân chuồng, hoặc phân rác (ngày xưa chưa có phân hóa học).

Nhiều người còn quan niệm rằng mai kiểng thế mà bón nhiều phân không có lợi vì sẽ không kìm hãm được sức lớn của cây, khó tạo được nét cằn cỗi cần có trong nghệ thuật lão hóa cây mai.

Trong khi đó, cách trồng mai kiểng ngày nay, việc bón phân cho cây mai hoàn toàn trái ngược với quan niệm của người xưa.

Do cây mai ngày nay là cây mai hàng hóa, mua bán được, lại bán với giá cao, nên rất cần được bón phân tro hợp lý để giúp cây mai sinh trưởng tốt.

Theo sự tính toán của nhà vườn ngày nay, tùy vào cây mai lớn hay nhỏ, sung hay suy mà có cách bón phân khác nhau, theo từng thời điểm khác nhau. Cũng theo đó mà đất trồng mai ngày nay chỉ cần dùng một lượng đất rất ít, hoặc không dùng đất mà thay vào đó là phân tro trấu, mùn xơ dừa, vỏ đậu phộng…

– Tro trấu: Hạt lúa sau khi xay xát thành gạo thì lớp vỏ lúa bên ngoài đem vun đống đốt cháy thành tro trồng cây rất tốt. Đây là loại than tro có màu đen và nhuyễn. Tro trấu mới đốt xong không nên dùng ngay mà vun đống để chừng một hai tuần đem làm phân mới tốt. Nếu trồng mai trong chậu mà chỉ dùng tro trấu không thôi, hoặc lượng tro trấu quá nhiều so với các thứ chất trồng khác thì không nên ém chặt vì sẽ bị dẽ chặt xuống gây trở ngại cho việc thoát nước. Trồng mai mà môi trường bị úng thủy sẽ bị thối bộ rễ.

– Mùn xơ dừa: Bột xơ dừa lấy từ vỏ trái dừa khô là chất xốp, trộn vào đất giúp đất tơi xốp giữ ẩm rất tốt. bột xơ dừa trước khi dùng làm phân bón nên ngâm vào nước vài ba ngày để “nhả” hết chất chát, chất này không có lợi cho sức sống của cây.

– Vỏ đậu phộng: Vỏ đậu phộng có chứa nhiều chất đạm làm phân bón cây rất tốt. Bón vỏ đậu phộng vào đất trồng mai vừa cung cấp chất đạm nuôi cây vừa giúp đất tơi xốp.

Tro trấu, mùn xơ dừa, vỏ đậu phộng dùng trộn với đất trồng mai

Do số lượng đất trong chậu quá ít, phần lớn còn lại là tro trấu, mùn xơ dừa và ít phân chuồng nên chậu trồng mai ngày nay không quá nặng nề như chậu mai ngày xưa.

Ngày xưa, chậu mai có đường kính cỡ 50cm, hai người khiêng đã lóng cóng. Nhưng, nay chậu mai có đường kính cỡ một mét, chỉ cần một cặp hai khúc tầm vông hai bên để làm đòn khiêng thì chỉ hai người đã khiêng đi được một đoạn xa.

Nguồn: theo Việt Chương – Phúc Quyên