Top 13 # Loai Phong Lan Mat Khi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Cách Xử Lý Khi Phong Lan Bị Đốm Lá

Mùa mưa là thời điểm phong lan rất hay bị bệnh, một số bệnh phổ biến như : Thối nhũn ở phong lan, đốm lá….Bởi trong nước mưa chứa rất nhiều nấm bệnh sẽ là tác nhân gây bệnh cho phong lan. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách phòng và trị bệnh đốm lá ở phong lan.

1 Nguyên nhân phong lan bị đốm lá

Các loại côn trùng hại lan như rầy nâu, ruồi vàng, nhện đỏ …Chúng chích vào thân lá của lan, tạo ra những vết thương hở. Đây chính là điều kiện để các loại nấm bệnh, vi khuẩn có sẵn trong nguồn nước xâm nhập qua vết thương. Chúng phát triển và lây bệnh cho cây rất nhanh.

Chúng còn mang mầm bệnh từ cây bệnh sang cây khỏe mạnh, với tốc độ lây lan nhanh sẽ gây hại cả vườn. Đặc biệt đối với những vườn không có mái che mưa sẽ tạo độ ẩm cho nấm bệnh phát triển nhanh hơn. Vết thương sẽ loang ra và tạo thành những đốm màu đen, trắng, nâu, xám…Và những trường hợp này được gọi là bệnh đốm lá ở hoa lan.

2. Cách phòng bệnh đốm lá cho lan

Định kỳ bạn nên phun các loại thuốc diệt côn trùng hại lan bằng các loại thuốc hóa học như : Dorifos, Regent… hoặc các thuốc sinh học diệt côn trùng như : Feroly, Focal, tinh dầu sả… Phun theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất vào buổi chiều mát, và nên phun nhẹ nước trước đó 30 phút.

3. Cách trị bệnh đốm lá cho lan

Khi phát hiện cây bị đốm lá thì chúng ta nên cách ly sang khu vực khác để tiện việc chữa trị. Đồng thời ngừng ngay việc tưới nước và phân bón để tránh nấm bệnh lây lan nhiều hơn.

Sử dụng thuốc trị nấm bệnh Ridomil Gold 68wg, Dithane , Chubeca, Thành Xanh (Siêu Xanh), aliette …Sử dụng theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất. Phun liên tục 3 lần và mỗi lần cách nhau 3 ngày. Sau khoảng 10 ngày nếu cây không hết bệnh thì chuyển qua loại thuốc khác. Thông thường khi sử dụng thuốc Ridomil Gold thì nó sẽ hết bệnh ngay liệu trình đầu tiên.

Cây sau khi hết bệnh thì cần phải phục hồi và giải độc cho cây. Bởi cây sau khi điều trị bằng thuốc hóa học sẽ làm cây khó phát triển tốt được bởi lưu lượng chất hóa học còn tồn đọng trong cây. Giải độc cho cây bằng là nha đam hoặc nước dừa tươi.

Đối với lá nha đam: Sử dụng 1 lá nha đam to bằng ban tay, cho tất cả vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn rồi lọc lấy dung dịch. Dung dịch này đem pha với 4 lít nước sạch sau đó phun cho lan liên tục trong vòng 7 ngày.Đối với nước quả dừa: Sử dụng 200 ml nước quả dừa (dừa khô hay tươi đều được ) + 2 gram nấm Trichoderma + 1 lít nước sạch. Phun định kỳ 7 ngày 1 lần cho đến khi cây xanh mượt trở lại thì chuyển sang chế độ chăm sóc bình thường.

(Nguồn: hoalanviet.net)

Cách Chăm Sóc Phong Lan Khi Đang Ra Hoa

Khi cây phong lan đang nhú phát hoa, lúc này cây cũng cần nhiều dinh dưỡng giúp hoa đậm màu, tươi lâu và hoa lan được bền hơn. Chăm sóc để lan ra hoa đã là một chuyện không dễ, nào là tưới nước cho lan thế nào là đủ, bón phân cho lan thế nào hợp lý, nhiệt độ, độ ẩm cho lan thế nào. Đến khi lan đã nhú vòi hoa thì lại phải tính đến chuyện làm thế nào để lan trổ được nhiều bông, hoa nở đẹp, bông lan lâu tàn? Đây cũng là một vấn đề không nhỏ cho người trồng phong lan.

Phân bón cho phong lan khi đang trổ hoa

Khi phong lan đang nhú phát hoa, lúc này cây cũng cần nhiều dinh dưỡng giúp hoa đậm màu, tươi lâu và hoa lan được bền hơn. Khi thấy lan nhú hoa thì tưới phân NPK 60:30:30 kết hợp với phân hữu cơ vi sinh. Hoặc phun phân bón lá Đầu Trâu 901 (15-20-25) (3g/4lít), định kỳ 7 ngày/lần.

Cách xịt và liều lượng phân bón cho lan đang có bông: Phun khi hoa mới nhú và phun 1 tuần 1 lần với liều lượng 1gam/4lít nước.

Chú ý: không phun phân bón lên phát hoa, sẽ làm cho hoa mau tàn hoặc làm cháy hoa do nồng độ phân bón. Sử dụng ở đầu vòi phun 1 dụng cụ chụp để phân không bám vào bông hoa. Chỉ phun và thân lá và rễ phía dưới.

Lưu ý khi bón phân cho lan trong giai đoạn trổ hoa:

Thời điểm nên tưới phân cho lan: từ 8 – 9 giờ sáng.

Đên 3-4 giờ chiều, phun sương bằng nước sạch để cho cây hấp thu hết phân lúc sáng đã tưới.

Sáng hôm sau, rửa lá lan cho sạch hết tồn dư cặn (không làm ảnh hưởng tới màu sắc lá, lá xuất hiện các đóm trắng lóm đóm) bằng cách dùng nước xịt mạnh.

Cách tưới nước cho phong lan khi có bông

Trong giai đoạn này, chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.

Phong lan Hồ điệp

Mẹo nhỏ giúp lan Vanda và Mokara ra hoa

Hai loại lan này thì chủ yếu sử dụng phân bón qua lá là chính. Trong giai đoạn kích thích ra hoa, cần hạn chế tưới nước và phải tăng lượng ánh sáng (kể cả thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng)

Khuyến Cáo Khi Dùng Phân Tan Chậm Cho Phong Lan

Phân bón là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây lan, nhưng nếu bón không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của cây, gây cháy lá, cháy rễ thậm chí làm chết cây. Hiện phân bón cho phong lan có 2 dạng chính gồm: loại tác động nhanh là phân hòa tan trong nước và loại phân tan chậm là loại phân dùng vỏ bọc có chất polymer để hột phân không tan ngay trong nước mà sẽ tan dần dần để cung cấp cho cây. Sau đây Huyền Bùi xin khuyến cáo một số vấn đề khi sử dụng phân tan chậm cho phong lan cho bạn tham khảo:

Theo kinh nghiệm, nếu bạn dùng loại phân tan trong nước thì nên bón phân hàng tuần với liều lượng pha loãng. Ngược lại, nếu dùng phân tan chậm bạn chỉ cần bỏ 2-3 thìa cà phê trên bề mặt 15cm và mỗi năm chỉ bón 2 lần là đủ. Thông thường, trong mọi loại phân bón thường có chất muối, lâu ngày muối đọng lại trong chậu sẽ gây ra tình trạng cháy rễ làm cây bị yếu, còi cọc và chết dần. Do vậy, bạn nên thường xuyên tưới đẫm để rửa hết muối đọng trong chậu lan nhé.

Trong thực tế, việc dùng phân tan chậm bên cạnh mang lại nhiều lợi ích thì cũng tồn tại những bất tiện như: + Khi bón phân tan chậm thì điều kiện chậu trồng phải trong điều kiện ẩm ướt với nhiệt độ tối thiểu là 21 độ C thì mới có thể làm vỡ được vỏ bọc bên ngoài. + Nếu nhiệt độ lên cao khoảng 29,4 độ C mà chậu ẩm ướt thì vỏ bọc sẽ vỡ và phân bón sẽ tiết ra nhiều hơn. Nếu trời mưa liên tiếp trong vài ngày thì phân bón tan chậm sẽ bị nước mưa trôi đi mất. + Thường phân bón tan chậm có tác dụng trong 3-4 tháng, trong đó những tháng đầu thì nồng độ phân bón sẽ mạnh hơn những tháng cuối. Theo kinh nghiệm, phân tan chậm sẽ có tác dụng tốt với những loài lan cần ẩm ướt như: Cymbidum, Mitonia nhưng lại bất lợi đối với giống lan Dendrobium. + Phân bón tan chậm đối với những loài lan cần sự khô ráo và không cần phân bón trong giai đoạn cây ngủ nghỉ. Vì thế, nếu bạn cứ tiếp tục bón phân sẽ khiến cho lan Dendrobium hoặc Phalaenopsis sẽ ra cây lan con thay vì ra hoa.

Có thể nói, cây lan cần bón phân, nhưng cần phải bón với số lượng vừa phải, bạn cần phải bón sau cho cây mọc mạnh và ra hoa, không nên bón quá liều sẽ làm cây bị tàn lụi. Đặc biệt, với giống lan tan chậm thì bạn cần phải hết sức cẩn thận để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lan nhé.

Các Loại Gỗ Lũa Trồng Lan, Điều Cần Biết Khi Trồng Phong Lan

1.Gỗ lũa ghép lan là gì?

cây gỗ lũa là khúc gỗ khô có hình dáng đẹp mắt với nhiều hình dáng đặc thù, khi trồng cây hoa lan lên sẽ mang đến nhiều điểm cuốn hút đặc trưng, khúc gỗ khô thường được tìm thấy trong khu rừng sâu, thông qua quá trình ăn mòn của tự nhiên và tác động xung quanh tạo nên sự thay đổi này.

Gỗ lũa được xem là dòng gỗ có thân rất cứng, có thể tồn tại rất lâu và rất ít khi bị ăn mòn, với bộ phận còn lại của cây gỗ lớn gồm có bộ rễ, thân, cành, tạo nên khúc gỗ có hình dáng kỳ lạ tạo nên vẻ đẹp cuốn hút ấn tượng từ chính cây hoa phong lan khi được ghép lên khúc gỗ lũa

2.Ưu điểm thường thấy của gỗ lũa

khúc gỗ lũa thường là khúc gỗ có độ bền rất tốt, đây cũng chính là cây gỗ có thời gian tồn tại rất lâu, thông qua các quá trình bào mòn của tự nhiên.

khúc gỗ lũa có hình nét tự nhiên, có sự đặc thù về hình dáng mà không có loại gỗ nào có được

Gỗ rất cứng và chịu được mọi sự va đập nên khi trồng hoa lan trên khúc gỗ lũa sẽ cảm thấy khác lạ

Khi ghép cây hoa lan phong lan đẹp có giá trị nên trồng trên thân cây gỗ lũa đẹp và màu sắc của cây thông qua bông hoa khoe sắc rực rỡ , vì vậy khu lựa chọn cây lan nên lựa chọn dòng lan đơn thân là phù hợp nhất.

Khi trồng lan trên khúc gỗ lũa thì rất ít khi bị nấm, hay là bị bệnh khác, vì khi trồng cây sẽ đảm bảo được sự thông thoáng cần thiết sẽ rất tốt cho sự sinh trưởng của cây phong lan về sau này.

Thời gian tồn tại của gỗ lũa rất lâu nên việc chăm sóc cây hoàn toàn có thể phù hợp với cây hoa lan có thời gian phát triển lâu dài.

3.Nhược điểm của khúc gỗ lua khi ghép lan

Gỗ lũa ghép lan có nhược điểm là rất nặng, không phù hợp với việc di chuyển nhiều, số lượng lan ghép lên cũng rất ít và chiếm diện tích lớn trong khu vườn.

Trung bình mỗi một khúc gỗ lũa có thể nặng từ 5kg đến 30kg tùy theo khối lượng của khúc gỗ, sẽ vất vả khi mang đi xa, vì đây được xem là điểm nhấn quan trọng của mọi người khi tìm hiểu và quyết định lưa chọn khúc gỗ lũa phù hợp với diện tích của khu vườn.

Khi trồng lan trên gỗ là phải chăm sóc nhiều do gỗ sẽ không giữ được độ ẩm thường xuyên chính vì điều này sẽ làm cho bạn phải mất nhiều thời gian tưới và chăm sóc hơn

Kể cả việc bón phân cũng vậy, thường phải bón nhiều hơn, vì trong quá trình tưới nước thì gỗ lũa sẽ gần như không có đọng nước lại được vì vậy khi tưới nước lượng phân sẽ bị trôi đi 1 phần nào đó.

4.Tổng hợp 5 bước ghép cây hoa phong lan vào gỗ lũa

Để có thể thực hiện được bước ghép lan vào gỗ thì cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình ghép lan lên trên khúc gỗ.

Bước 1: chuẩn bị gỗ lũa:Làm sạch gỗ lũa, có thể dung bàn chảy hoặc là dao sắc đẻ loại bỏ hết rêu bám trên thân cây, rửa thật sạch nhiều lân trong nước, có thể dùng voi bơm tăng áp để xử lý sạch chỗ bẩn

Bước 2: ngâm cả khúc gỗ lũ vào trong nước cho khúc gỗ ngấm no nước, trong thời gian này khi ngâm sẽ khá lâu có thể kéo dài từ 7-15 ngày, nên ngâm trước khi trồng lan để khúc gỗ no nước, khi tưới nước cho cây lan sẽ không bị hút hết nước làm cho cây hoa lan bị khô héo.

Bước 3: ngâm khúc gỗ lũa trong nước vôi trong khoảng 1 tiếng sau đó rửa thật sạch với nước sạch giúp loại bỏ các mầm bệnh và sâu bệnh bám trên thân cây gỗ, giúp cho cây phát triển tốt sau quá trình trồng.đem để ráo từ 2-3 tiếng sau đó mới tiến hành các bước tiếp theo

Bước 4: làm móc để treo khúc gỗ lũa lên vì khúc gỗ rất nặng nên cần phải làm móc chắc chắn hơn và nên để ở vị trí cố định.

Bước 5: cố định cây hoa lan vào gỗ lũa hay còn gọi là trồng lan vào gỗ lũa, nên đặt cây chắc chắn và dùng dây thiết để cố định, có thể sử dụng chiếc khoan nhỏ, khoan lỗ nhỏ và sử dụng đinh viết bóc nhựa để ngắn vào, giúp cố định cây hoa lan đứng vững hơn, hạn chế lung lay trong thời gian mới trông cây, giúp bộ rễ bám chắc vào trong thân cây gỗ lũa.

Với tất cả bước ở trên chúng ta đã hoàn thành việc trồng cây hoa lan vào trong thân cây gỗ lũa, giúp cho cây hoa lan phát triển tốt trên thân cây.