Top 10 # Loai Phong Lan Dep Nhat Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Sen Da Dep Bong Hong Den

là giống và không thuộc các giống Bông hồng đen sen đá giá rẻ. Giống sen bông hồng đen là giống sen đá hiếm có nguồn gốc nhập khẩu. Đây cũng là giống sen đá chậm phát triển trong các dòng sen đá hiện có ở nước ta.

Ảnh: chậu sen đá bông hồng sen Nguồn: internet

có hình dáng như một Hình dáng và màu sắc của giống sen đá đẹp bông hồng đen: bông hoa hồng đẹp của xứ Đà Lạt khi nhìn từ trên cao. Lá sen đá bông hồng đen cứng, dày và trên mặt có có những đốm chấm nhỏ dày đặc, lá cây có màu sẫm xám rất đặt trưng.Ý nghĩa của giống sen đá bông hồng đen: có ý nghĩa tượng trưng cho một tình yêu sâu đậm, đây cũng là món quà ý nghĩa trao lời muốn nói được nhiều bạn trẻ ưa chuộng hiện nay.

Cách trồng và chăm sóc sen đá bông hồng đen:

là giống sen đá hiếm đẹp nhưng sức sống của giống này khá cao vì vậy Sen đá bông hồng cách trồng và chăm sóc sen đá cũng không khá cầu kỳ, phức tạp.

Người trồng có thể tưới phun sương trực tiếp lên cây bằng bình xịt, đây cũng là cách tưới nước tốt nhất cho sen đá. Cách khác bạn có thể 1. Cách tưới nước cho sen đá bông hồng đen: tưới sen đá từ bên thành chậu để nước có thể ngấm từ từ vào đất bên trong sẽ không gây tổn thương cho cây.

2. Ánh sáng tốt nhất cho cây sen đá bông hồng đen:

Hoa hồng đen là giống sen đá rất ưa ánh sáng, chúng co thể chịu đựng được ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Với giống sen đá này điều kiện ánh sáng càng mạnh thì cây càng có màu sắc đẹp. Mặc dù vậy để cây có thể phát triển tốt nhất vào mùa hè, đặc biệt những vùng có khí hậu nóng cần có lưới che cho cay tránh trường hợp cây bị hốc nhiệt.

3. Đất trồng cho sen đá hoa hồng đen: Đất trồng cho giống sen hoa hồng đen cũng như các loại sen đá khác đất cần thoáng và thoát nước tốt. Khi làm đất cho cây nên thêm vào lớp đất sỏi hoặc tốt nhất là sỉ than đá đã qua sử dụng sẽ giúp cây sen đá phát triển tốt hơn.

Cây Nhật Quỳnh Đà Nẵng, Cay Nhat Quynh Da Nang, Cung Cấp Cây Cây Nhật Quỳnh Tại Đà Nẵng, Cung Cap Cay Cay Nhat Quynh Tai Da Nang, Cây Nhật Quỳnh, Cay Nhat Quynh, Mua Cây Cây Nhật Quỳnh, Mua Cay Cây Nhật Quỳnh, Bán Cây Cây Nhật Quỳnh, Ban Cay Cây Nhật Quỳn

Đất trồng phải cao ráo. Và thoát nước tốt , cây cần ít nước. Và trung bình thì 1 tuần mới tưới 1 lần. Và vào mùa đông thì khoảng 2 tuần ta mới tưới 1 lần,

Ta có thể bỏ qua những càng hoa nhật quỳnh nhỏ, hoặc thân quá cỗ ( già )và chỉ đê lại những cành to và đầy đặn. Và để riêng những cành vừa cắt cất vào trong chỗ mát,

Cách trồng: Để chổ mát khoảng 10 ngày cho vết cắt khô mặt để không bị thối gốc, có thể bôi vào vết cắt nước vôi pha loãng

Cắm nhánh Quỳnh sâu khoảng 1 hoặc 2cm (sâu đủ cho nhánh Quỳnh đứng được) vào trong chậu đất có pha cát để thoát nước tốt. Cắm nọc trụ buộc cho nhánh Quỳnh tựa vào giúp cố định nhánh ra rể, chùm bao nylong lên trên không phủ kín hoàn toàn và để chỗ mát 1 tuần, sau đó mở bao nilong và đưa ra nắng từ từ.

Khoảng một tháng sau, sẽ có các cành quỳnh mọc thẳng, mạnh từ dưới đất lên, sau đó ta ghim chặt vào những cọc đã định vị để cho cây tiếp tục phát triển thẳng đứng lên.

Sau đó bạn cứ chăm sóc sau khoảng thời gian nhanh nhất là 2 năm thì cây hoa nhật quỳnh sẽ bắt đầu cho ra hoa liên tục. Tùy theo cách chăm sóc của bạn đã đúng theo quy trình chưa.

Đến mùa mưa hàng năm thì ta ngừng hẳn tưới nước. Vì mùa mưa sẽ có mưa nhiều, và nếu ta tưới nước thì sẽ khiến cho bộ rể của cây rất dễ bị thối và không phát triển được nữa. Nên vì thế bạn đầu ta phải chọn đất và vùng đất có khả năng thoát nước tốt nhất.

Và nếu như ta trồng cây quỳnh nhật trong chậu thì ta nên định kỳ phải thay đất 1 lần để cho cây có đủ chất dinh dưỡng và có được lớp đất mới. Sẽ khiến cho cây phát triển nhanh hơn.

Cách thay đất cho cây nhật quỳnh

– Đổ chậu quỳnh ra, giũ cho hết đất bám ở rể.

– Bỏ bớt nhánh nhỏ/xấu/quá cỗi, giữ lại những cành to, thân (lá) dầy.

– Cắt ngắn bớt nhánh cao quá

– Đặt cây quỳnh vào chậu, cho đất vào, ấn nhẹ cho chắc gốc, tưới cho đẫm nước. Sau đó để chậu quỳnh trong chỗ mát ba bốn tuần, rồi đem ra nắng.

Sau khoảng 1 tuần cây bắt đầu hồi phục lại và tiếp tục phát triển rất nhanh

Bón phân cho hoa quỳnh nhật:

Ta nên sử dụng các loại phân bón: Peters 20-20-20, Miracle Gro, hoặc Super Bloom. Mỗi tháng một cốc nhỏ từ tháng 4 đến tháng 9, không nên dùng những loại phân bón có nồng độ nitơ cao. Lý do mà hoa nhật quỳnh không nở hoa chủ yếu là thiếu ánh nắng hoặc chưa đủ tuổi (thường phải từ 5 tuổi trở lên, quỳnh mới cho hoa nở rộ).

Sau khi ta trồng cây được một thời gian rồi ta thấy cây bắt đầu lớn nhanh hơn, và thường khi đó cây sẽ bị một số những loại côn trùng đến gây hại và một số loài sâu ăn lá có thể ăn hết lá của cây.

Ta chi cần chú ý một chút và có thể loại bỏ được những con sâu đáng ghét đi. Và chăm sóc cây hoa nhật quỳnh của riêng bạn trở nên tốt nhất,

Phong Lan Sóc

Phong lan sóc là một trong những loài lan thơm và đẹp bởi vậy rất nhiều người đang tìm kiếm và chơi dòng lan này. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn đầy đủ về cách trồng cũng như chăm sóc loài lan này nhé!

1, Xuất xứ.

Phong lan Sóc Lào có xuất xứ từ Lào và được du nhập vào các nước Việt Nam, Thái Lan….. Còn Phong lan sóc ta hay còn gọi là đuôi chồn có xuất xứ ở các tỉnh vùng núi phía bắc như Hòa Bình, Lai châu, Điện Biên, Sơn La……

2, Đặc điểm và Phân loại.

Phong lan sóc có đặc điểm chung là đều thuộc dòng Giáng hương nên chúng là loài đơn thân, lá xòa ra hai bên như lan Vanda. lá cứng và dài. bông hoa mọc thành từng chùm buông xuống rất đẹp

Có 2 loại Phong lan Sóc là lan sóc lào và lan sóc ta ( hay còn gọi là lan đuôi chồn).

Cùng tên là lan sóc nhưng hai loại lan này hoàn toàn khác nhau về mặt hình dáng và chỉ có nét tương đồng nhau về hoa.

Xét về hình dáng, lan sóc ta có lá rất dài có lá dài đến 40 – 50 cm, độ dày của lá mỏng hơn hơn và có độ rộng lớn hơn. Còn sóc lào thì lá rất dày độ dài ngắn chỉ khoảng 20  – 30 cm.

hình dáng sóc lào và sóc ta rất khác nhau

Về hoa: Phong lan sóc lào có dải hoa ngắn hơn, Màu sắc đậm tím hơn sóc ta. Sóc ta có dải hoa dài có dải dài tới 50, 60 cm, và rất sai hoa, nhìn từ xa loài hoa này giống như những đuôi chồn vì vậy mà người ta vẫn thường gọi náo là lan đuôi chồn.

Bông hoa có sóc lào và sóc ta cũng khá khác nhau

3, Cách nhân giống và ghép phong lan sóc.

a, Nhân giống

Để có một giò lan Sóc này chúng ta thường mua từ những cây lan được khai thác từ rừng vế và thuần hóa chúng trở thành lan nhà hoặc đợi nó đẻ. Nhưng với những dòng lan đơn thân thì việc nhân tại nhà rất mất thời gian vì khả năng sinh sản chậm.

b, Cách ghép.

Đây là dòng lan không khó chọn về mặt giã thể. Vì vậy chúng ta chỉ cần chọn những loại giã thể không dễ mục nát trong thời tiết ẩm mốc, có độ bền cao và nếu người chơi muốn chơi cả về giã thể có thể chọn mua các loại gỗ lũa để trông đẹp hơn. Còn đối với như nhà vườn chúng tôi thì để tiện cho việc di chuyển chúng tôi lựa chọn ghép vào các chậu nhựa.

Sau khi chọn mua những kg Sóc không bị gãy ngọn, dập nát chúng ta tiến hành treo ngược khoảng 3 ngày cắt nước sau đó bắt đầu cho vào giã thể. Đối với ghép lên gỗ thì nên cho những cây to xuống dưới nhỏ lên trên để các cây to không che hết ánh nắng của những cây nhỏ giúp cả giò lan phát triển đồng đều, đẹp mắt. Sau khi ghép xong chúng ta tiến hành tưới kích rễ cho cây để cây ra rễ ổn định trong thời gian này cây rất dễ bị rụng lá, thối do chưa quen với môi trường mới. Khi cây ra rễ mới thì lúc đó cây mới ổn định và phát triển tốt. Để tiện cho việc chăm sóc chúng ta nên mua những cây đã thuần sẽ không bị rụng lá và ổn định hơn.

4, Giá Phong lan sóc.

Phong lan sóc lào và phong lan sóc ta có giá khác nhau.

Nếu bạn muốn mua hàng kg  thì giá khoảng 100k  – 150k /1kg  còn sóc ta thì vào khoảng 200k – 250k /1kg

Còn nếu bạn muốn mua hàng thuần thì có rất nhiều loại giá tùy giò to hay nhỏ, nhiều ngọn hay ít ngọn, ngọn dài hay ngắn mà qui ra tiền. Thường thì mỗi ngọn sóc cũng có giá từ 50 – 100k

5, Cách trồng và chăm sóc phong lan sóc.

Để lan sóc cho hoa đúng mùa và có những dài hoa dài đẹp thì cần phải chăm sóc cây khỏe mạnh, đảm bảo các yếu tố dưới đây

Về nhiệt độ và độ ẩm

Loài lan này là một loại lan ưa khí hậu mát, Nhiệt độ tốt nhất để cây sinh sống và phát triển là từ 24 – 30*C. Hoa lan sóc chịu lạnh khá tốt, tuy nhiên khi nhiệt độ xuống quá thấp dưới 5*C thì sự phát triển của cây cũng bị hạn chế. Vậy nên vào mùa đông ở những vùng núi cao của nước ta như ở Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái chúng ta phải đặc biệt chú ý đến cây, tránh cây bị sương muối. Khi nhiệt độ xuống thấp, sương muối nhiều cần chuyển cây đến một vị trí có mái che để tránh cây bị bệnh

Hoa lan sóc ưa độ ẩm cao phải từ 50 – 60%. Chính vì thế cách chăm sóc lan sóc là phải thường xuyên tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho hoa. Cách chăm sóc hoa phong lan sóc bằng cách tưới nước thường xuyên, hành ngày và cần chú ý với những ngày hè nắng gắt cũng như những ngày mùa đông hanh khô bạn nên tưới cho cây từ 2 đến 3 lần. Các nhà vườn thường tưới 4 đến 5 lần cho cây là cách tốt nhất. Thời điểm tốt nhất để tưới nước cho cây là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột thì bạn vẫn cần tưới nước để cung cấp độ ẩm cho cây phát triển

Độ thoáng và ánh sáng

Phong lan sóc ưa sáng bình thường và cần phải thoáng gió. Cách chăm cho hoa phong lan sóc là bạn nên chọn chỗ thiên thời địa lợi nhất trong vườn hoa để treo những chậu hoa phong lan sóc. Điều này tại điều kiện cho cây phát triển tốt nhất mà không bị bệnh tật. Không nên che bịt chậu lan quá kín mà nên để thông thoáng .

Ánh sáng cũng là một yếu tố tác động đến lan sóc khá nhiều do thiếu ánh sáng quá cây sẽ rất dễ bị bệnh thối nhũn nhưng nếu để nắng quá mà không che chắn thì cây sẽ bị cháy là không phát triển được. Ánh sáng vừa đủ nhất cho sự phát triển của cây là khoảng 70%

Phân bón và thuốc trừ sâu

Để bảo vệ hoa lan sóc tốt nhất, bạn nên phun thuốc chống nấm thường xuyên khoảng 1 lần/ tháng và đặc biệt khi thay đổi thời tiết, mưa nhiều cũng là thời kỳ thuận lợi cho bệnh phát triển, để tránh điều này chúng ta sẽ dùng rezomin để phòng tránh thối cho cây.

Ngoài ra một bệnh nữa mà lan sóc hay mắc phải là bị ruồi vàng châm gây bệnh cho lá. Để tránh điều này bạn cần sử dụng dung dịch thuốc đặc trị ruồi vàng đẻ bắt chúng tránh gây hại cho cây

.Còn đối với phân bón thì không cần sử dụng quá nhiều phân bón, chỉ cần một lượng vừa đủ đảm bảo cho cây phát triển tốt nhất. Chăm sóc lan sóc không cần tốn quá nhiều công sức hay đầu tư vào phân bón hay thuốc trừ sâu mà là ở chính đôi bàn tay nghệ nhân khéo léo chả bạn.

Trên đây là những điều cơ bản nhất khi bạn trồng và chăm sóc hoa phong lan sóc.

Nhân Giống Phong Lan

Nhân giống phong lan tiến hành vào mùa xuân là thời vụ thích hợp nhất cho sinh trưởng của cây này, phương pháp nhân sinh dưỡng bằng tách những mầm chồi phát ra từ xung quanh cổ rễ

Khác với các cây trồng cạn, trồng trong môi trường nước (thủy sinh), các loài phong lan (họ lan Orchidae) lại có đời sống khí sinh, bì sinh (không cần đất) nhờ bộ rễ “ăn nổi” bám vào vỏ cây rừng nhiệt đới hoặc hút chất dinh dưỡng từ mùn hữu cơ đang hoai mục tích tụ trong các hốc đá cheo leo để hoàn tất vòng đời

Là họ tiến hóa cao trong thế giới thực vật, phong lan thích nghi hoàn hảo với thụ phấn nhờ sâu bọ nên có nhiều đặc điểm rất hấp dẫn thị hiếu con người: Sắc màu, hương thơm đa dạng và phong phú, mật ngọt, phấn bùi v.v… lại không cần đất, không đòi hỏi hướng phơi sáng trực tiếp do thích nghi với khí hậu nóng ẩm, dưới bóng râm nên cây này rất thích hợp cho mọi nơi chốn, nhất là chung cư, đô thị. Vì vậy nhu cầu về giống vượt trội so với khả năng cung cấp của lan tự nhiên (lan rừng).

Do đó cần phải chọn lọc giống tốt, chủ động nhân ươm để cung kịp cầu trong phong trào chơi sinh vật cảnh rầm rộ như hiện nay và tăng trưởng mạnh hơn khi công cuộc xóa đói giảm nghèo tiến triển.

Nhân giống phong lan tiến hành vào mùa xuân là thời vụ thích hợp nhất cho sinh trưởng của cây này, phương pháp nhân sinh dưỡng bằng tách những mầm chồi phát ra từ xung quanh cổ rễ (gốc) của cây mẹ trong bụi – đó là những “giò” lan. Cũng giống như chuối (cùng lớp một lá mầm có gân lá song song hoặc hình vòng cung, rễ chùm), trong việc chọn giống và nhân cần lấy từ những khóm (bụi) lan đã bói hoa, còn đang sung sức, không bị sâu bệnh để cây giống sẵn có kích thích tố (auxin) sinh sản vừa lớn nhanh, lại sớm trổ hoa trở lại sau khi trồng.

Dùng dao hoặc kéo hay mũi đục sắc đã hơ lửa, nhúng cồn để sát trùng tách giò lan giống sát gốc cây mẹ, kèm theo bộ rễ mới và giá thể (đặc biệt cần với lan rừng để cây giống sẵn có thức ăn ban đầu giúp thích nghi dần với nơi ở mới). Chấm gốc giò giống vào tro bếp hoai mục (tro “xó bếp”) hoặc hỗn hợp tro + bùn hẩu đã khuấy kỹ theo tỷ lệ 1:1 về khối lượng để “hồ” – kích thích rễ mới ăn ra nhanh và nhiều (như kinh nghiệm “hồ” rễ mạ và nhiều loài, giống cây trồng khác), rồi cho vào lồng, cố định với giá thể (và cũng là thức ăn nuôi lan).

Giá thể cho lan bám và hút chất khoáng dễ tiêu chính là những mẩu gỗ vụn còn nguyên vỏ đang hoai mục đã bị hơ xém vỏ ngoài để tiệt trùng và hấp dẫn, kích thích rễ lan “ăn ra” bám vào đó. Nên lấy ở những cây không nhựa mủ thích hợp với nhu cầu đồng hóa của rễ phong lan (tốt nhất là cây vỏ dầy chứa nhiều hữu cơ tinh luyện đang phân hủy). Có thể trộn thêm với những mẩu than gỗ nhỏ và xỉ than, bã chè hoai mục… theo tỷ lệ 7:1:1:1 (theo khối lượng) đảm bảo cân đối và đầy đủ khoáng đa, vi lượng nuôi lan.

Treo “lồng” lan giống dưới tán cây, bóng râm hoặc đặt dưới giàn che, điều hòa ẩm độ cho giá thể và môi trường không khí bao quanh thường xuyên ẩm và mát. Tuyệt đối không để bộ rễ sũng nước hoặc khô quắt.

Phun tưới cho cây theo kinh nghiệm: “Hai ướt – một khô” trong ngày, nhất là khi thu về hanh lạnh. Đó là sáng sớm (trước bình minh) và chiều tối (sau hoàng hôn) để cây được mát gốc, chồi và lá không bị cháy khảm (lỗ rỗ) do các giọt nước hội tụ ánh nắng gây ra

Có thể “bồi dưỡng” cho lan bằng nước gạo tươi (mới vo chưa chua), không lạm dụng phân hóa học vì dễ gây “tốt lá xấu hoa” hoặc “thâm rễ thối mầm”.

Khi thấy lá ngọn rụt lại (cũng giống như chuối và hầu hết các cây 1 lá mầm) cần tăng thời gian phơi sáng thêm 1 – 2 giờ trong ngày thì hoa sai, thắm sắc, đậm hương hơn