Top 13 # Liên Kết Trồng Rau Sạch Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Liên Kết Trồng Rau Sạch

KHPTO – Hợp tác xã sản xuất – thương mại – dịch vụ Phước An (xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, chúng tôi là điển hình liên kết của nông dân trong sản xuất, kinh doanh hiệu quả suốt hơn 10 năm qua. Là mô hình điểm của thành phố để nhân rộng cho nhiều địa phương khác học tập.

Ông Trần Văn Thích, chủ tịch HĐQT, giám đốc Hợp tác xã (HTX) sản xuất – thương mại – dịch vụ Phước An tự hào cho biết, khi mới thành lập, HTX rất khó vận động thành viên góp vốn vì hầu hết đều không tin mô hình liên kết thành công.

Điểm xuất phát của HTX khi đó chỉ có 15 thành viên góp vốn số tiền 8 triệu đồng. Tiền ít, không đủ mua trang thiết bị làm việc, ông lấy tiền nhà trang trải.

Khó khăn tiếp nối, nhất là lúc HTX đi vào ổn định thì bị đòi lại mặt bằng.

Nhiều chi phí phát sinh, buộc phải nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh. Muốn vậy, phải đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà điều hành, khu sơ chế.

Để có tiền trang trải, ông vận động góp vốn của 42 thành viên với số tiền trên 1,2 tỷ đồng.

Thấy nhu cầu cần đầu tư phương tiện vận tải, HTX vận động góp vốn của thành viên, thế nhưng không ai muốn góp vì sợ thua lỗ, khi đó cá nhân ông đành vay lại của HTX với lãi suất 1,5%/năm để mua 3 xe tải trị giá 1,6 tỷ đồng.

Hết nhiệm kỳ 2011 – 2016, không chỉ hoàn vốn, HTX còn có lãi ròng.

Vận động nông dân canh tác theo quy trình VietGAP gặp nhiều khó khăn, ông Trần Văn Thích kể, giai đoạn đầu làm quen với việc ghi chép nhật ký đồng ruộng (ngày xuống giống – gieo trồng) khá khó khăn, nhiều nông dân than phiền.

Nhưng nhờ được động viên khích lệ, hướng dẫn tận tình nên nông dân đã hình thành thói quen canh tác theo hướng có lợi cho môi trường, nhất là đã tuân thủ việc bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy tắc 4 đúng.

Ngoài ra, để có đủ chủng loại rau và đảm bảo nguồn hàng cung cấp ra thị trường, HTX chia thành các tổ sản xuất, bố trí lịch trồng phù hợp, trồng luân phiên giữa các họ cây, bố trí cán bộ kỹ thuật hướng dẫn trực tiếp trên đồng ruộng để giúp nông dân giải quyết khó khăn về canh tác.

Bên cạnh đó, đơn vị còn liên kết với nhiều HTX để trao đổi hàng hóa đảm bảo đủ cung cấp cho đối tác 3 – 4 tấn sản phẩm rau an toàn/ngày.

HTX còn ứng vốn, bao tiêu sản phẩm cho nông dân với giá cố định, và cùng nông dân chia sẻ rủi ro về thiên tai, dịch bệnh.

Chị Cao Thị Đào, ấp 4, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, chúng tôi phấn khởi cho biết: “Trước đây sản xuất tự do, giá bán lúc thì rẻ khi thì mắc, rất bấp bênh. Khi đã vào HTX, được bao tiêu toàn bộ sản phẩm, không còn lo đầu ra, nhất là khi gặp rủi ro về thời tiết, HTX mua với giá cao để bù lỗ cho bà con. Đặc biệt là vào HTX được tập huấn, chứng nhận VietGAP, rau bán được nhiều hơn, thấy an tâm hơn”.

HTX sản xuất – thương mại – dịch vụ Phước An thành lập năm 2006 với trên 100 thành viên góp vốn và liên kết sản xuất, quy mô 25 ha.

Trải qua 12 năm hoạt động, HTX sở hữu nhiều tư liệu sản xuất có giá trị, lợi nhuận đạt 1,5 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng lên trên 1,8 tỷ đồng.

Trong khi nhiều mô hình liên kết bị phá vỡ, thì HTX vẫn giữ vững “phong độ”. Theo ông Trần Văn Thích, để liên kết thành công, đòi hỏi người lãnh đạo phải đi tiên phong, đứng mũi chịu sào những lúc khó khăn, đặt trách nhiệm lên hàng đầu, nghiên cứu tìm đầu ra cho nông dân yên tâm sản xuất, chứng minh cho nông dân thấy được thành quả lao động thì họ sẽ đặt niềm tin vào HTX, không để nông dân bị lỗ, khi đó họ làm theo cam kết, sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Chính sự điều hành, dẫn dắt HTX đi lên khá vững vàng, ông Trần Văn Thích được nhiều nơi mời tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm để thành lập các HTX kiểu mới. Còn HTX sản xuất – thương mại – dịch vụ Phước An được thành phố chọn là HTX tiên tiến, kiểu mẫu để nhân rộng mô hình.

Phụ Nữ Liên Kết Trồng Rau Sạch

(Báo Quảng Ngãi)- Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều phụ nữ ở xã Đức Thắng (Mộ Đức) đã liên kết trồng rau sạch. Mô hình này không chỉ cung cấp một lượng rau sạch ổn định ra thị trường, mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho nhiều gia đình.

Mô hình “Tổ hợp tác trồng rau an toàn” ở xã Đức Thắng được triển khai với sự tham gia của 4 hộ có thâm niên canh tác rau trên địa bàn thôn Thanh Long. Tham gia mô hình, các tổ viên được hỗ trợ về vốn, kiến thức trồng rau để đạt năng suất, chất lượng, bảo đảm an toàn.

Chị Trần Thị Nhung ở thôn Thanh Long, xã Đức Thắng chăm sóc vườn đậu bắp.

Chị Nguyễn Thị Minh Trinh ở thôn Thanh Long, xã Đức Thắng là người có thâm niên trong nghề trồng rau. Gia đình chị hiện đang canh tác hơn 4 sào, với nhiều loại rau quả, như dưa, rau muống, khổ qua, ớt… bình quân mỗi ngày cung cấp ra thị trường khoảng vài trăm ký rau; khi vào chính vụ thu hoạch thì khoảng 1 tạ rau/ngày. Sau khi trừ chi phí, gia đình chị thu về 200-500 nghìn đồng/ngày.

Đức Thắng là vùng đất trũng, nên mùa mưa thường xuyên bị ngập lụt. Do đó, thời gian đến xã sẽ quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn ở những nơi cao ráo; đồng thời cho các chị em mượn thêm đất để sản xuất, nhằm cải thiện đời sống gia đình.

Do trồng trong môi trường sạch, không sử dụng phân hóa học nên ngoài việc cung cấp rau sạch cho người dân ở địa phương, vườn rau của gia đình chị Trinh còn là địa chỉ tin cậy của nhiều người dân trên địa bàn huyện.

Cũng là hội viên của tổ hợp tác trồng rau, chị Nguyễn Thị Diệu đã sử dụng 4 sào đất của gia đình để trồng rau sạch, nhằm phát triển kinh tế gia đình. Để vườn rau sinh trưởng và phát triển tốt mà không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chị Diệu chú trọng đến khâu làm đất, đồng thời chọn trồng luân phiên các loại rau, củ, quả khác nhau trên một đơn vị diện tích để hạn chế sâu bệnh. Vốn ít, tận dụng được công nhàn rỗi nên mô hình trồng rau sạch này đã giúp gia đình chị có thu nhập ổn định.

Ở Thanh Long, nghề trồng rau có từ rất lâu. Tuy nhiên, do trước đây các hộ sản xuất nhỏ lẻ nên khó tiêu thụ. Sau khi tham gia tổ hợp tác trồng rau an toàn nên có nhiều thuận lợi hơn. Mỗi ngày lượng rau thu hoạch sẽ có xe tải nhỏ của các tiểu thương đến tận nơi thu mua, hoặc được thu lại và chuyển đi nơi khác để bán.

Thực tế cho thấy, mô hình “Tổ hợp tác trồng rau an toàn” ở xã Đức Thắng đang phát huy được hiệu quả. Đây là một trong những mô hình sản xuất đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức cho hội viên về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo thói quen trong việc sản xuất các loại nông sản an toàn trong mỗi gia đình, đặc biệt là sản xuất rau sạch, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân.

“Tổ Liên Kết Phụ Nữ Sản Xuất Rau An Toàn” Ở Nghĩa Hồng

“Tổ liên kết phụ nữ sản xuất rau an toàn” ở Nghĩa Hồng

Vốn có kinh nghiệm trồng và chăm sóc các loại rau, khi được Hội Phụ nữ xã Nghĩa Hồng (Nghĩa Hưng) vận động tham gia mô hình “Tổ liên kết phụ nữ sản xuất rau an toàn”, chị Vũ Thị Hóa đã nhiệt tình hưởng ứng. Qua tìm hiểu và được tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng rau theo phương pháp an toàn, chị Hóa nhận thấy có nhiều ưu điểm: tạo ra được các sản phẩm có lợi cho sức khỏe; thị trường, người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn;  thu nhập ổn định hơn. Còn đối với chị Trần Thị Sơn, sau khi tham gia mô hình và được tập huấn về quy trình sản xuất rau sạch, chị không chỉ áp dụng thành công trong quá trình trồng rau trên diện tích đất tập trung của mô hình mà còn áp dụng những kiến thức được học vào việc chăm sóc vườn rau của gia đình. Với diện tích hơn 1 mẫu rau, qua 3 tháng trồng và chăm sóc theo kỹ thuật được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn, vườn rau của gia đình chị xanh tốt và đã cho thu hoạch. Để rau sinh trưởng và phát triển tốt mà không cần sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, chị Sơn chú trọng đến khâu làm đất, đồng thời chọn trồng luân phiên các loại rau, quả khác nhau trên cùng một đơn vị diện tích nhằm hạn chế sâu bệnh. Vốn ít, tận dụng được công nhàn rỗi nên mô hình trồng rau sạch đã giúp gia đình chị có nguồn thu nhập ổn định. Chị Phạm Thị Ngát, tổ trưởng “Tổ liên kết phụ nữ sản xuất rau an toàn” chia sẻ: “Thời gian đầu, mới làm quen với phương thức canh tác trồng rau sạch, các hội viên gặp không ít khó khăn, nhiều công đoạn phải theo quy trình từ việc chọn giống, bón phân, tưới cây… Tiêu chí mà tổ liên kết đặt ra là từng bước trồng rau sạch theo hướng bền vững, không chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua các quy trình nghiêm ngặt về trồng rau sạch, an toàn. Vì vậy, các sản phẩm rau sạch của tổ được nhiều khách hàng tin dùng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các thành viên”.

Các thành viên mô hình “Tổ liên kết phụ nữ sản xuất rau an toàn” xã Nghĩa Hồng chăm sóc rau màu.

Với mục tiêu thay đổi tư duy sản xuất manh mún, nhỏ lẻ của người dân, áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau, củ, quả sạch, an toàn, tăng hiệu quả kinh tế cao hơn hình thức kinh tế hộ gia đình, tháng 8-2018, Hội Phụ nữ xã Nghĩa Hồng đã thành lập mô hình “Tổ liên kết phụ nữ sản xuất rau an toàn” thu hút 15 thành viên tham gia. Ngay sau khi thành lập, các thành viên được truyền thông kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm trong trồng trọt; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tích cực sản xuất trên diện tích chuyển đổi gần 3ha đất hai lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, đảm bảo an toàn thực phẩm như cà chua, dưa chuột, rau màu các loại. Phương pháp canh tác là sử dụng chế phẩm sinh học thảo mộc, phân vi sinh, phân hữu cơ, giúp cây khỏe, đạt năng suất cao. Để mô hình duy trì hiệu quả và tiếp tục nhân ra diện rộng, từ vụ đông 2018 và vụ xuân 2019, Hội Phụ nữ xã chủ động tham mưu với Hội LHPN huyện tăng cường công tác xã hội hóa đầu tư 1ha diện tích trồng rau sạch theo hướng hữu cơ. Các sản phẩm sau khi thu hoạch được kiểm định chất lượng an toàn thực phẩm để nhập vào các siêu thị, nhà hàng, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Từ thành công ban đầu, vụ đông 2019, “Tổ liên kết phụ nữ sản xuất rau an toàn” tiếp tục đẩy mạnh sản xuất trên diện tích hơn 2,7ha trồng các loại dưa leo, cà chua cho thu hoạch từ 1-1,3 tấn/sào. Đến vụ xuân năm 2020 tổ tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất lên 4ha rau màu các loại, trong đó có gần 3ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap cho thu nhập từ 6-8 triệu đồng/sào/vụ. Cùng với đẩy mạnh sản xuất, Hội Phụ nữ xã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật khuyến nông; phân công nhiệm vụ cho các cán bộ Hội phối hợp với cán bộ kỹ thuật HTX trực tiếp xuống kiểm tra chất lượng rau, củ, quả, hướng dẫn sử dụng thuốc thảo mộc phun trừ sâu bệnh, phân vi sinh, phân hữu cơ và thời gian cách ly khi thu hoạch. Hội Phụ nữ xã còn đứng ra tín chấp hỗ trợ cho những hộ gia đình hội viên còn khó khăn về vốn được vay qua các kênh: Ngân hàng CSXH, Quỹ TYM… để đầu tư mua cây giống, hạt giống, mua sắm các thiết bị, lắp đặt hệ thống tưới nước phun sương và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Với các sản phẩm đa dạng gồm cà chua, bí xanh, dưa chuột, su hào, bắp cải, súp lơ… đảm bảo chất lượng, sản phẩm rau, củ của “Tổ liên kết phụ nữ sản xuất rau an toàn” đã hợp đồng cung cấp rau sạch cho một số chung cư ở Hà Nội, siêu thị Coopmart, các khu chợ trên địa bàn huyện. Bình quân mỗi ngày, tổ cung cấp ra thị trường hàng tạ rau, củ, quả sạch.

Bài và ảnh: Hoa Quyên

 

Trồng Rau Sạch Kết Hợp Nuôi Cá, Mô Hình Ao

(Thethaovanhoa.vn) – Một không gian với vườn rau xanh mướt, cá tung tăng bơi lội là một điều ước ao của biết bao người trong cuộc sống hối hả ngày nay. Đặc biệt là người dân thành phố, nơi mà diện tích đất sử dụng hạn hẹp, vườn rau – ao cá giữa thành phố chỉ là câu chuyện ước mơ.

Nhưng ước mơ đó không còn là xa vời, giờ đây vườn rau ao cá đã đến với từng gia đình, từng người dân thành phố. F5Farm như một đơn vị tiên phong đưa ước mơ trở thành hiện thực bằng mô hình trồng rau kết hợp nuôi cá công nghệ Aquaponics.

Aquaponics là sự kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và trồng rau bằng phương pháp thủy canh. Theo anh Trần Đình Tuyên đại diện công ty F5Farm cho biết: anh Tuyên đã sống và làm việc tại Úc nhiều năm, anh đã biết tới Aquaponics và trực tiếp triển khai mô hình này bên Úc trong thời gian dài. Quay về Việt Nam anh nhận thấy mô hình này rất phù hợp, anh quyết tâm triển khai mô hình này với tên gọi F5Farm Aquaponics.

Cấu tạo và quy trình hoạt động của hệ trồng rau sạch kết hợp nuôi cá F5Farm Aquaponics không phức tạp:

Mô hình tổng quan về F5Farm Aquaponics

Dùng để nuôi các loại cá, tôm, cua, lươn … và hầu hết các loại cá nước ngọt đều phù hợp. Đây là thành phần quan trọng, bởi chúng là nơi cung cấp dinh dưỡng cho cây. Bể nuôi cá có thể làm từ nhiều vật liệu khác nhau như: nhựa, composite, gỗ lót bạt, bể xi măng, kính…

Dùng trồng các loại hoa, rau, củ, quả … Đây là thành phần quan trọng thứ hai sau bể cá, có nhiều hình thức trồng cây: trồng trên khay nhựa, chậu nhựa, khay composite, ống nhựa, máng xi măng …

Hệ thống hoàn toàn không sử dụng đất thông thường để trồng. Rau được trồng và phát triển trên một loại sỏi nhẹ. Sỏi trữ nước và chất dinh dưỡng giúp cây phát triển …

Hệ thống bơm tuần hoàn và hệ thống tưới

Giống như hệ tuần hoàn của cơ thể, bơm giúp lưu thông nước. Nước được bơm từ bể cá và đẩy vào hệ thống tưới cấp tới các khay rau, tạo thành một hệ tưới tự động, liêu tục

Mô hình hoạt động F5Farm Aquaponics

Cá hoặc sinh vật nước ngọt được nuôi trong bể, cá ăn thức ăn và thải ra chất thả giàu chất hữu cơ. Vi sinh vật sẽ phân hủy chất hữu cơ thành chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng này được bơm lên tưới cho cây, nước được lọc và đưa trở lại bể cá. Hệ thống tạo thành chu trình khép kín, cây được tưới nước hoàn toàn tự động

Mọi người đều có thể sử dụng Aquaponics vào nhiều mục đích khác nhau. F5Farm Aquaponics như một phương pháp cung cấp rau sạch, cá an toàn tại nhà.

Ngoài ý nghĩa về mặt an toàn thực phẩm còn giúp mọi thành viên trong gia đình hiểu hơn về mối quan hệ giữa cộng sinh trong môi trường tự nhiên, thông qua việc chăm sóc cây trồng và cá nuôi. Gia đình hoàn toàn an tâm về bữa ăn hàng ngày và biết chắc rằng mình đang ăn loại thực phẩm an toàn nhất do chính gia đình sản xuất.

Một mô hình sau khi lắp đặt hoàn thành

Cây phát triển sau khi được gieo hạt

Facebook: http://facebook.com/f5farm Hotline: 0966.81.81.83Địa chỉ: F5Farm, số 19/29, ngõ 162, Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội.