Top 15 # Lang Hoa Lan Dep Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Sen Da Dep Bong Hong Den

là giống và không thuộc các giống Bông hồng đen sen đá giá rẻ. Giống sen bông hồng đen là giống sen đá hiếm có nguồn gốc nhập khẩu. Đây cũng là giống sen đá chậm phát triển trong các dòng sen đá hiện có ở nước ta.

Ảnh: chậu sen đá bông hồng sen Nguồn: internet

có hình dáng như một Hình dáng và màu sắc của giống sen đá đẹp bông hồng đen: bông hoa hồng đẹp của xứ Đà Lạt khi nhìn từ trên cao. Lá sen đá bông hồng đen cứng, dày và trên mặt có có những đốm chấm nhỏ dày đặc, lá cây có màu sẫm xám rất đặt trưng.Ý nghĩa của giống sen đá bông hồng đen: có ý nghĩa tượng trưng cho một tình yêu sâu đậm, đây cũng là món quà ý nghĩa trao lời muốn nói được nhiều bạn trẻ ưa chuộng hiện nay.

Cách trồng và chăm sóc sen đá bông hồng đen:

là giống sen đá hiếm đẹp nhưng sức sống của giống này khá cao vì vậy Sen đá bông hồng cách trồng và chăm sóc sen đá cũng không khá cầu kỳ, phức tạp.

Người trồng có thể tưới phun sương trực tiếp lên cây bằng bình xịt, đây cũng là cách tưới nước tốt nhất cho sen đá. Cách khác bạn có thể 1. Cách tưới nước cho sen đá bông hồng đen: tưới sen đá từ bên thành chậu để nước có thể ngấm từ từ vào đất bên trong sẽ không gây tổn thương cho cây.

2. Ánh sáng tốt nhất cho cây sen đá bông hồng đen:

Hoa hồng đen là giống sen đá rất ưa ánh sáng, chúng co thể chịu đựng được ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Với giống sen đá này điều kiện ánh sáng càng mạnh thì cây càng có màu sắc đẹp. Mặc dù vậy để cây có thể phát triển tốt nhất vào mùa hè, đặc biệt những vùng có khí hậu nóng cần có lưới che cho cay tránh trường hợp cây bị hốc nhiệt.

3. Đất trồng cho sen đá hoa hồng đen: Đất trồng cho giống sen hoa hồng đen cũng như các loại sen đá khác đất cần thoáng và thoát nước tốt. Khi làm đất cho cây nên thêm vào lớp đất sỏi hoặc tốt nhất là sỉ than đá đã qua sử dụng sẽ giúp cây sen đá phát triển tốt hơn.

Cao Đẳng Văn Lang Hà Nội

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĂN LANG HÀ NỘI

* * *

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CẢNH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp Phòng đào tạo tuyển sinh của trường theo Hotline: 0969.650.991 (Tư Vấn 24/7)

1. Mục tiêu đào tạo:

Đến với khóa học Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh học viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc.

– Kiến thức:

+ Nắm được kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cây cảnh; cây hoa.

+ Học viên nắm được c ông tác trong quá trình sản xuất; nắm vững được các vật tư nguyên liệu,

+ Học viên nắm vững quy trình vệ sinh môi trường, các loại thuốc bảo vệ thưc vật phục vụ cho việc trồng và chăm sóc các loại hoa, cây cảnh.

– Kỹ năng:

+ Lập được kế hoach và tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ trong nghề trồng và chăm sóc cây cảnh.

­+ Lựa chọn và nhân giống cây trồng phù hợp với vùng sinh thái và nhu cầu thị trường.

+ Thiết kế, xây dựng vườn cảnh, nấm hoa – thảm cỏ đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo tính ứng dụng và thẩm mỹ.

+ Thực hiện được toàn bộ các công đoạn trong quy trình trồng, chăm sóc và duy trì cây hoa, cây cảnh, cây bóng mát, nấm hoa thảm cỏ, cây trang trí, cây hàng rào;

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ, trang thiết bị, máy móc để sản xuất cây hoa, cây cảnh, cây trang trí, cây cảnh nghệ thuật, cây bóng mát.

+ Nắm chắc quá trình sinh trưởng và phát triển cây cảnh, cây hoa nói chung và một số cây cảnh, cây hoa đang được trồng trên thế giới

+ Nắm được kỹ thuật chọn cây cảnh, cây hoa phù hợp với đất đai, thời tiết, khí hậu của các vùng, miền; cách trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản.

2. Thời gian đào tạo : 3 tháng

3. Nội dung khóa học :

* Đại cương về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh

+ Chuẩn bị cây nguyên vật liệu

+ Tạo hình cơ bản cho cây cảnh

+ Hoàn thiện dáng, thế cây cảnh

+ Chuẩn bị cây nguyên vật liệu

– Thiết kế vườn cảnh

– Trồng cây bóng mát, Trồng nấm hoa và thảm cỏ. Sản xuất cây cảnh nghệ thuật, Trồng cây trang trí….

– Duy trì và chăm sóc vườn cảnh, Quản lý và khai thác vườn cảnh, Bảo trì dụng cụ, trang thiết bị.

Thi tốt nghiệp (lý thuyết + thực hành)

4. Kết quả đạt được:

-Kết thúc khóa học, học viên đạt yêu cầu được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh có giá trị trên toàn quốc.

– Sau khi tốt nghiệp, học viên có thể đảm nhiệm nhiều vị trí làm việc tại các doanh nghiệp, Công ty môi trường đô thị; Các cơ sở, cơ quan chuyên ngành nông nghiệp; Các hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình; Cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm nghề vườn, cây cảnh ở qui mô hợp lý; Quản lý các đội sản xuất.

Trụ sở chính : Lô 14, 15 – BT1, Khu ĐT Tân Tây Đô, Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội (Gần ĐH Công nghiệp Hà Nội)

* Điện thoại/Fax: 024. 6686 1357 ; 0981868677

Nhà trường nhận đào tạo lớp hợp đồng cho các cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu trên toàn quốc

Kỹ Thuật Trồng Khoai Lang Nhật

Giống khoai lang nhật có chất lượng, sản lượng cao;Thân to mập, ít phân cành và có màu tím. Khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, thời gian sinh trưởng 105 – 120 ngày.

Năng suất 9 – 15 tấn/ha. Dạng củ thuôn dài, vỏ củ nhẵn màu tím, ruột màu vàng đậm. Hàm lượng chất khô 27 – 33%.Phù hợp ăn tươi, chế biến, xuất khẩu.

Nhân giống (thông thường bằng dây hoặc bằng củ). Dây giống phải đảm bảo khoẻ mạnh, không sâu bệnh chưa ra rễ và hoa.; dây bánh tẻ. Tuổi dây từ 45 – 75 ngày tuổi; Chỉ sử dụng dây đoạn 1 và 2 kể từ ngọn để làm dây giống, độ dài dây giống 25 – 30 cm.

Đất trồng phải được cầy bừa kỹ, tơi xốp và sạch cỏ; Lên luống rộng 1,2 – 1,5 m, cao 35 – 40 cm. Hướng đông tây là thích hợp nhất (kể cả rãnh).

Lưu ý trồng khi đất ẩm, thời tiết mát mẻ; Mật độ trồng: 38.000 – 40.000 khóm/ha; khoảng cách dao động 5-6 dây/m chiều dài luống; Trồng hàng đơn, vùi dây giống giữa dọc theo luống và nối đuôi nhau (đoạn dây này song song với mặt luống), ngọn trên mặt luống 5-10 cm (2 đốt), độ sâu vùi khoảng 5 cm.

(Cho 1 ha: 10 15 tấn phân chuồng + 60 N + 30 P2O5 + 90 K2O)

Kỹ thuật bón: – Bón lót: 100% phân chuồng + 100% phân lân + 30% phân đạm + 20% phân kali. – Bón thúc lần 1(sau trồng 20 – 25 ngày): 50% phân đạm + 30% phân kali. – Bón thúc lần 2(sau trồng 40 – 45 ngày): 20% phân đạm + 50% phân kali.

– Lần 1(sau trồng 20 – 25 ngày): xới đất , làm sạch cỏ kết hợp bón thúc lần 1, vun nhẹ. – Lần 2(sau trồng 40 – 45 ngày): xới đất , làm sạch cỏ kết hợp bón thúc lần 2, vun nhẹ. – Thường xuyên giữ đất ẩm, độ ẩm thích hợp khoảng 65 – 80%, Nếu vụ khoai lang gặp khô hạn thì cần phải tưới rãnh (cho nước gập ½ – 2/3 luống). – Bấm ngọn: tiến hành sau trồng khoảng 25 – 30 ngày đẻ tăng cường sinh trưởng, phát triển thân lá giai đoạn đầu, tăng cường tích luỹ chất hữu cơ. – Nhấc dây làm đứt rễ con để tập trung dinh dưỡng về củ. Nhấc dây cần tiến hành thường xuyên, nhấc xong phải đặt đúng vị trí cũ không lật dây, tránh gây tổn thương đến thân lá. – Thường xuyên thăm đồng phát hiện kịp thời sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Khi cây khoai lang có biểu hiện ngừng sinh trưởng (các lá phần gốc ngả màu vàng, bới kiểm tra thấy vỏ củ nhẵn, ít nhựa) thì tiến hành thu hoạch. Thu hoạch vào những ngày khô ráo, không làm tổn thương xây xát, bong vỏ ảnh hưởng đến mẫu mã và làm giảm giá trị sản phẩm.

Kỹ Thuật Trồng Cây Khoai Lang

Thực tiễn sản xuất từ trước đến nay trong nghề trồng khoai lang ở nước ta đã có nhiều cách trồng khác nhau xuất phát từ tính chất đất đai, thời vụ, chất lượng dây giống và tập quán của từng vùng mà mỗi địa phương đã áp dụng những phương pháp trồng khác nhau. Những phương pháp trồng đó là: Trồng nằm ngang luống, trồng dây kiểu móc câu, trồng dây kiểu đáy thuyền, trồng dây kiểu áp tường, trồng dây phẳng dọc luống.v.v…

Mỗi một cách trồng đều có những ưu và nhược điểm, song hiện nay trong sản xuất hai phương pháp được phổ biến rộng rãi là: Trồng dây phẳng dọc luống và trồng dây áp tường.

1. Làm đất trồng khoai lang

Khoai lang là cây trồng không kén đất, trồng trên bất cứ loại đất nào (đồi núi, cát ven biển, bạc màu, đất thịt, đất cát pha…) cũng đều cho thu hoạch.

Kỹ thuật làm đất cho khoai lang cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

* Làm đất sâu: Có tác dụng để làm được luống cao, to, tạo điều kiện cho rễ và củ phát triển thuận lợi.

* Làm đất tơi xốp: Đất tơi xốp là một yêu cầu cần thiết đảm bảo đầy đủ oxy cho rễ con phát triển đồng thời giúp cho củ phình to nhanh, không bị cong queo.

* Đảm bảo giữ màu, giữ nước và chủ động thoát nước tốt.

Tuy vậy việc làm đất cũng phải tùy thuộc vào từng loại đất, thời vụ trồng mà có biện pháp kỹ thuật làm đất thích hợp

Ví dụ: Vụ Đông Xuân trên các loại chân đất thịt, đất vàn, kỹ thuật làm đất chủ yếu là làm ải. Nhưng việc làm ải trong vụ Đông Xuân cũng cần lưu ý đảm bảo đủ độ ẩm trong đất khi trồng. Vì vậy sau khi cày ải xong, 2 – 3 ngày sau cần phải bừa ải ngay để giữ ẩm cho đất.

Vụ Đông do ảnh hưởng của những trận mưa cuối mùa vì vậy gặt lúa mùa xong, đất còn ướt nhưng phải tiến hành làm đất ngay để đảm bảo thời vụ trồng. Trong điều kiện đó phải áp dụng biện pháp kỹ thuật làm đất ướt. Sau khi cày đất lên luống, trên mỗi luống cần cho thêm một ít đất bột để giảm bớt độ ẩm đất trước khi đặt dây trồng. Sau trồng khoảng trên dưới một tháng, khi thời tiết chuyển sang khô hanh, đất trong luống khô dần phải tiến hành làm đất lại, làm đất nhỏ và vun luống lên hoàn chỉnh.

Trên các chân đất cát (đặc biệt là đất cát ven biển) sau khi gặt lúa mùa phải tiến hành cày lên luống ngay để đảm bảo đủ độ ẩm khi trồng mà không được làm đất ải.

2. Lên luống trồng khoai lang

Lên luống cho cây khoai lang nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận dưới mặt đất phát triển nhất là củ. Lên luống cần chú ý tới 2 mặt: Kích thước luống và hướng luống.

Luống rộng hay hẹp, cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện đất đai, giống, thời vụ, mật độ, khoảng cách trồng v.v…

Thông thường trên các loại đất xấu, đất khó thoát nước, giống dài ngày, thời vụ có thời gian sinh trưởng dài, mật độ khoảng cách trồng thưa, kích thước luống phải rộng và luống phải cao. Một yêu cầu cơ bản của kỹ thuật lên luống khoai lang là phải nở sườn (không lên luống hình tam giác).

Trong sản xuất hiện nay kích thước luống thường dao động từ 1 – 1,2m chiều rộng và 30 – 45 cm chiều cao.

Tùy thuộc vào kích thước của ruộng trồng mà xác định, nhưng nói chung theo hướng đông tây là thích hợp nhất. Theo hướng này có hai điều lợi:

– Thời gian đầu không bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm lật ngược dây.

– Vào giai đoạn cuối, thân lá đã giảm xuống, củ lớn nhanh không bị ánh nắng mặt trời chiếu thẳng góc vào sườn luống làm nhiệt độ trong luống khoai tăng lên có thể là điều kiện thuận lợi cho bọ hà phá hoại củ phát triển.

3. Phương pháp trồng dây khoai lang phẳng dọc luống

Phương pháp này áp dụng cho các ruộng đã được lên luống hoàn chỉnh.

– Hầu hết các mắt đốt trên thân được nằm ở vị trí rất thuận lợi cho việc phân hoá hình thành củ. Do đó số lượng củ trên 1 dây sẽ tăng lên.

– Củ được phân bố đều trong luống tạo điều kiện thuận lợi cho củ phát triển.

– Thân lá phát triển đều ở cả hai bên sườn luống tạo điều kiện cho kết cấu tầng lá hợp lý nâng cao được hệ số sử dụng ánh sáng và hiệu suất quang hợp thuần của khoai lang.

– Tiến hành các biện pháp chăm sóc, làm cỏ, xới xáo, tưới nước, bón phân thúc, vun luống… được dễ dàng.

– Kỹ thuật trồng tương đối phức tạp nên thường tốn nhiều công, giá thành chi phí cao.

– Tỷ lệ dây chết cao (bởi phải trồng nông) nhất là trong những thời vụ khi trồng gặp rét (vụ Đông Xuân). Để khắc phục nhược điểm này khi trồng cần chú ý sau khi lấp đất cần ấn chặt cổ dây.

4. Phương pháp trồng dây khoai lang áp tường

Luống chỉ cần lên một bên sườn, đặt dây nghiêng dựa vào sườn luống đó, xong lên nốt sườn luống còn lại để lấp dây.

– Kỹ thuật trồng đơn giản, trồng nhanh, đỡ tốn công.

– Dây được trồng sâu nên tỷ lệ dây chết rất thấp.

– Số lượng mắt đốt ra củ nằm sâu, ở vị trí không thuận lợi nên số củ trên dây ít.

– Củ chỉ phát triển ở một bên sườn luống.

– Thân lá phát triển không đều ở cả hai bên sườn luống, kết cấu tầng lá không hợp lý, lá bị che khuất nhau nhiều làm giảm hệ số sử dụng ánh sáng dẫn đến hiệu suất quang hợp thuần thấp.

– Không thuận lợi cho việc chăm sóc, làm cỏ, xới xáo, bón phân, nhấc dây, tưới nước,…

1. Phẳng dọc luống; 2. Áp tường (nghiêng); 3. Đáy thuyền; 4. Móc câu; 5. Đứng

Các phương pháp đặt dây khoai lang

Nguồn: Giáo trình cây khoai lang – Trường đại học nông lâm Thái Nguyên