Top 15 # Làng Cây Cảnh Hưng Yên Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Làng Cây Cảnh Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên

Men theo con đường đê tương đối ngoằn ngèo, mù mịt đầy bụi và cát phục vụ một công cuộc “lột xác” lên đô thị, nhóm tác giả đã tìm được đến xã Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên – vùng đất mới nổi tiếng lên với nghề trồng hoa, cây cảnh.

Khác hẳn với những gì chúng tôi vừa trải qua trên đường đi, một khung cảnh vô cùng thanh bình hiện ra trước mắt là con đê, luỹ tre làng cùng bạt ngàn màu xanh của các loại cây cảnh.

Một cây có thể đánh đổ cả sào lúa

Đã khoảng hơn hai chục năm nay, từ khi nghề trồng hoam cây cảnh bắt đầu thâm nhập vào vùng đất này, đời sống của người dân xã Phụng Công nơi đây đã trở nên sung túc hơn rất nhiều. Những ngôi nhà cao tầng dần dầnđua nhau mọc lên khiến không gian có cảm giác chật chội hơn. Dường như không có mét vuông đất nào trong khu vực này trống. Những vạt đất nhỏ chạy dọc theo đường bê tông của làng được người dân tận dụng trồng hoa với đủ màu sắc trông rất vui mắt.

Chúng tôi theo chân một nhóm nông dân đang cố gắng hì hụi chuyển những cây Sanh ( Ficus benjamina, một loại cây cảnh cùng chi Ficus – chi Sung) từ ngoài đồng về nhà. Hôm nay ở nhà ông Huynh tại thôn Ngò sẽ thu hoạch gần 2 sào cây sanh được trồng khoảng 6 năm tuổi, những cây sanh có gốc rễ xù xì được bứng lên, sang chậu vào các chậu cảnh trong sân nhà tiếp tục quá trình chăm sóc. Ông Huynh cho hay, nhà ông có gần một mẫu ruộng (3600 mét vuông) đều trồng cây cảnh, 2 sào ông trồng cây sanh đã bắt đầu có thể thu hoạch, chuyển sang bước vào giai đoạn tạo dáng, chỉnh thế. Những cây sanh đưa từ ngoài đồng về trông thì khá đơn giản, chưa có thế, có “hồn” nhưng giá cũng có thể tới 200-400.000đ, chỉ cần có sự can thiệp thêm bàn tay con người thì trong một thời gian không lâu nữa là giá của từng cây sẽ khác rất nhiều.

“Một cây cảnh dư sức đánh ngã cả sào lúa”, ông Huynh khẳng định như vậy khi tôi hỏi về việc so sánh giá trị kinh tế giữa trồng các loại cây cảnh so với trồng lúa.

Cả xã Phụng Công có hơn 500 mẫu đất, chủ yếu đều trồng cây cảnh, hầu như gia đình nào ngoài phần đất sẵn có được chia cũng thuê thêm đất ngoài để trồng cây. Câu chuyện của chúng tôi trở nên rôm rả khi bà Đỗ Thị Nghề, hàng xóm của ông Huynh sang chơi và tham gia. Nhà bà Nghề có hơn một mẫu đất thì 7 sào trồng cây cảnh, còn lại đào ao thả cá và nuôi lợn. Bà nhẩm tính từ đầu năm tới giờ, gia đình bà đã thu được hơn 50 triệu đồng trong đó 28 triệu thu hoạch từ cây cảnh, còn lại là từ cá và lợn. Bà bảo, chỉ trồng các loại cây “vớ vẩn” cũng thu nhập đến cả chục triệu một năm. Anh con trai lớn nhà bà, vào những lúc rỗi rãi, thường chở cây thời vụ đi bán dạo trong nội đô thành phố cũng có thể kiếm được vài trăm ngàn một ngày.

Như nhiều ngành nghề khác, cây cảnh ở Phụng Công cũng được chia thành năm bảy loại. Nhà ít kỹ thuật thì trồng các cây hoa thời vụ “đầu tư ít mà thu hồi vốn nhanh” như cây Trà, cây Sung…; người có kỹ thuật thì chơi các loại cây thế, cây lâu năm.

Ở xã Phụng Công này số người có đủ phẩm chất cũng như tính kiên trì để chơi cây cảnh thế như anh Phạm Văn Minh không nhiều. Mới chỉ 32 tuổi nhưng vườn cây thế với hơn 30 gốc đủ loại như Sanh, Si, Lộc Vừng, Phi Lao, Đa… trong vườn đã có giá trị lên đến cả tỉ đồng, có cây tuổi cũng đã gần bằng tuổi anh.

Chỉ vào cây Sanh ngay trước cửa nhà, anh Minh cho hay: “Người ta đã trả 70 triệu cây này nhưng mà tôi không bán”, rồi anh kể về nghề của mình: “Không phải ai cũng có thể chơi được cây thế. Quan trọng nhất là phải có đam mê, mà thích không chưa đủ, phải có khả năng cân nhắc đánh giá phôi (phôi là cây lúc còn mộc, chưa được chỉnh sửa gì) bởi nếu biết nhìn nhận, biết đánh giá, phôi sau khi được chỉnh sửa có thể cho giá trị gấp 10 lần chỉ trong một thời gian rất ngắn. Như cây Sanh này chẳng hạn, tôi mua chỉ có 2,5 triệu, hôm trước hôm sau đã có người đã trả 4 triệu và giờ thì… 70 triệu chưa bán”. Để phục vụ cho nhu cầu sản xuất các loại cây thế, anh Minh cũng có tới 5 sào ruộng chuyên để trồng “phôi”, anh còn đi khắp các tỉnh tìm mua cây phôi về tạo thế.

Cây cảnh ở làng này được khách hàng cả nước đổ về “ăn hàng”: Từ Bắc Ninh, Quảng Ninh cho tới tận Nghệ An… “Hầu như chúng tôi không phải mất công sức marketing, người tứ xứ họ nghe danh rồi đổ về đây mà mua cây”, bà Nghề rất tự hào về vùng đất nổi tiếng này. Rồi bà cũng diễn tả nỗi lo lắng của mình về các dự án qui hoạch vùng đất chỗ này đang chuẩn bị triển khai “chúng tôi đã bao đời nay gắn với ruộng đồng, cây cảnh lại đem đến cho chúng tôi cuộc sống sung túc, lâu dài vậy mà người ta lại đang định thu hồi toàn bộ đất canh tác này để xây dựng khu đô thị, chẳng biết rồi tương lai sau này sẽ thế nào?”.

Thêm vài người hàng xóm bênh cạnh nhà ông Huynh kéo sang chơi, có lẽ họ đều biết chúng tôi là phóng viên nên đều mong muốn thể hiện quan điểm của cá nhân về dự án xây dựng khu đô thị – thương mại – du lịch Văn Giang đang được gấp rút chuẩn bị cho xây dựng ngay trên những mảnh ruộng đang được trồng cây cảnh này.

Nỗi lo của những người nông dân mất đất

Ông Nguyễn Văn Tú, Phó chủ tịch xã Phụng Công đã đón tiếp chúng tôi khi ông vừa đi đăng ký thương hiệu “bánh tẻ Phụng Công” ở Cục sở hữu trí tuệ về. Hoá ra, Phụng Công không chỉ mỗi nổi tiếng về trồng hoa, cây cảnh mà còn rất nổi tiếng với món bánh tẻ cực kỳ dân dã.

Đề cập đến vấn đề “khá nhạy cảm” hiện nay ở Phụng Công: Thu hồi đất để xây dựng khu đô thị, du lịch, thương mại, ông Tú cho hay, chính ông và lãnh đạo xã cũng mới chỉ có thông tin là sẽ xây dựng khu đô thị ở đây chứ còn chính xác chi tiết ra sao thì chịu. Ông bảo mới nghe thấy ông Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Hưng – đơn vị chủ dự án, nói là ở khu đô thị sẽ có cây, có công viên, bệnh viện, khu dân cư… Theo thiết kế qui hoạch, diện tích đất của Phụng Công nằm trong dự án lên tới 2.381.644m2, có nghĩa là toàn bộ tất cả diện tích đất canh tác hiện nay ở làng Phụng Công sẽ thuộc về dự án xây dựng khu đô thị này.

Mức đền bù mà người ta dự kiến thanh toán cho mỗi sào ruộng ở đây sẽ là 19.500.000đ, đó là đa số người dân nói vậy chứ theo ông Tú thì đất trồng cây cảnh sẽ được đền bù và hỗ trợ 30.000.000đ/sào. Sở dĩ có những thông tin khác nhau vì cho đến giờ, mặc dù đã có các quyết định của UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt dự án xây dựng khu đô thị du lịch thương mại Văn Giang với thời gian thực hiện từ 2004-2006 nhưng đến nay cũng mới chỉ triển khai họp ở cấp đảng bộ xã, các ban chấp hành đoàn thể, cán bộ lão thành… chứ họp với dân thì chưa có. Có lẽ lãnh đạo biết sự không đồng tình của người dân nên họ chuẩn bị làm công tác tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trước rồi mới triển khai đến nhân dân.

Chuyển cây si cảnh từ ngoài đồng về nuôi trong chậu cảnh.

Một ngày lang thang ở Phụng Công, chúng tôi đều cảm nhận được nỗi lo lắng của người dân nơi đây khi không có đất trong tay rồi nghề trồng cây cảnh mất đi. Và nỗi lo lắng đó có cơ sở khi bao năm nay cuộc sống của họ vẫn gắn bó với nghề trồng cây cảnh, với cánh đồng này. Kế hoạch triển khai hỗ trợ việc làm của chủ dự án là Công ty Việt Hưng ở mãi trên Hà Nội không làm họ yên tâm. Anh Tú cho biết, mặc dù chủ dự án có thông báo kế hoạch giải quyết việc làm cho lao động địa phương theo hướng như đưa lao động xuất khẩu, đào tạo nghề cho lao động địa phương, nhận lao động vào làm tại dự án… nhưng đến thời điểm này, chưa xuất khẩu được lao động nào, số lao động đào tạo thì mới tuyển được 42 thanh niên đi học nghề… vệ sĩ.

Bàn về dự án, anh Nguyễn Văn Minh, người của thôn Ngò nói rằng, quan điểm của anh là có đền bù tới… 150 triệu/sào thì anh cũng không đồng ý, anh lý giải là chỉ có mảnh đất và cái nghề trồng cây cảnh mới đem lại lợi ích lâu dài cho anh, cho đời con anh và cho cả cái cái xã với 6000 nhân khẩu này, chứ có tiền mà chẳng có nghề ngỗng gì thì “miệng ăn núi còn lở nữa là”. Ngay cả cán bộ xã cũng vậy, mặc dù khi nói chuyện với chúng tôi vẫn thể hiện quan điểm rõ ràng là “chấp hành quyết định của cấp trên” nhưng tôi đọc được sự lo lắng của họ. Bởi họ cũng chính là những người con của mảnh đất Phụng Công, họ cũng có vài sào đất trồng cây cảnh và cuộc sống của gia đình cũng trông cả vào đấy.

Chúng tôi đặt vấn đề liệu lãnh đạo xã có lường trước việc khi hết đất, thiếu việc làm sẽ nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực hay không? Ông Tú nói rằng lãnh đạo xã đều đã lường đến điều này nhưng bây giờ vẫn chưa thể nói trước điều gì, vẫn chỉ hy vọng vào những điều tốt đẹp mà dự án mang lại như những gì họ đã phổ biến.

Trời đã ngả về chiều, mặc dù mấy ngày này Hà Nội đang rất nóng bức nhưng ở đây trời vẫn khá dịu mát, những cơn gió mơn man trên những thửa ruộng bạt ngàn màu xanh cây cảnh. Con đê như dải lụa uốn lượn ôm lấy những ngôi làng như muốn chở che trước sức tấn công của đô thị hoá. Anh bạn đồng nghiệp lục túi tìm chiếc khẩu trang đeo lên để chuẩn bị lên đường về Hà Nội. Chờ đợi chúng tôi ở phía trước là con đường mù mịt bụi…

Đức Hoà – DanTri

Làng Cây Cảnh Hưng Yên Sôi Động Đón Tết Quý Tỵ

Tại các vùng chuyên canh cam, quất cảnh như Mễ Sở, Thắng Lợi, Đông Tảo, Hoàn Long đã có trên 70% diện tích quất cảnh được thương lái đến đặt mua. Riêng các vườn ở khu bãi thôn Tân Lợi, xã Thắng Lợi có nhiều cây đẹp đã được bán hết từ cuối tháng 11 Âm lịch.

Theo các chủ vườn, do điều kiện thời tiết khá thuận lợi nên hầu hết các loại cam, quất cảnh đều phát triển tốt, quả sai và đều, mẫu mã đẹp.

Giá bán năm nay không tăng hơn năm ngoái, trung bình ở mức từ 250.000 đến 300.000 đồng/cây quất dáng nùm, 400.000 đến 500.000/cây quất thế. Với cây các loại cam, quýt, bưởi cảnh đã lên chậu, giá dao động từ 2 đến 4 triệu đồng/cây.

Dự kiến thị trường sẽ tiếp tục sôi động trong khoảng thời gian từ nay đến 25 Tết và với lượng khách hàng như hiện nay thì rất có thể giá bán sẽ tăng trong dịp áp Tết. Hầu hết cây cảnh đều được đặt mua tại vườn, khách đến từ khắp các tỉnh thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵmg.

Năm nay tại các huyện Văn Giang, Khoái Châu có khoảng trên 500ha cây ăn quả cây cảnh phục vụ Tết, chủ yếu là cam, quất, quýt, bưởi tập, trung nhiều ở các xã Mễ Sở, Thắng Lợi và Liên Nghĩa, Đông Tảo… Đây là những nơi đã hình thành vùng chuyên canh cho giá trị thu nhập cao từ nhiều năm nay.

Do luôn bán được giá cao và ổn định nên diện tích trồng cam, quất cảnh cho thu lãi trung bình 40 đến 70 triệu đồng/sào, tương đương với khoảng 1 đến 1,5 tỷ đồng/ha canh tác. Trong 10 năm trở lại đây, các diện tích trồng cây cảnh đều đạt mức lãi trung bình trên dưới 500 triệu đồng/ha mỗi năm.

Từ hiệu quả trên của Văn Giang và Khoái Châu, phong trào trồng cam, quất cảnh đang phát triển rộng ở nhiều địa phương khác trong tỉnh Hưng Yên. Điển hình như các xã Yên Phú, Yên Hòa, Hoàn Long thuộc huyện Yên Mỹ; Chính Nghĩa, Vũ Xá của huyện Kim Động; Trung Nghĩa, Quảng Châu thuộc thành phố Hưng Yên…

Các xã này đã thoát nghèo vươn lên làm giàu và trở thành điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Mỗi nơi đã chuyển đổi cải tạo hàng chục hécta đất bãi, thùng vũng hoang hóa sang trồng cam quất cảnh cho lãi cao, nâng mức thu nhập bình quân trên mỗi ha canh tác đạt trên 100 triệu đồng/năm. Hiệu quả này đang mở ra những bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tạo thế mạnh cho nông nghiệp góp phần xây dựng nông thôn mới./.

Làng Hoa Lớn Nhất Hưng Yên Rực Rỡ Chào Đón Tết Nguyên Đán Canh Tý

Moitruong.net.vn

– Cách trung tâm Hà Nội gần 20km xã Phụng Công, huyện Văn Giang là làng hoa lớn nhất Hưng Yên đây cũng là một trong những vựa hoa lớn nhất miền Bắc. Những ngày cận kề Tết làng hoa càng thêm nhộn nhịp, thắm sắc để chào đón Tết Nguyên đán.

Cách trung tâm Hà Nội chừng 20 km làng hoa Phụng Công, huyện Văn Giang nằm trải dài 2 bên triền đê sông Hồng.

Đến với làng hoa Phụng Công, mọi người không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp khi bước vào ngôi làng. Vừa bước chân vào ngôi làng, điều đầu tiên mà mọi người dễ dàng nhận ra ở đây nhà nhà trồng hoa, người người trồng hoa, hoa được trồng từ trong nhà cho đến ngoài đường. Khi đến với làng hoa này vào bất cứ thời điểm nào trong năm du khách cũng được chiêm ngưỡng hàng trăm loài hoa đua nở, khoe sắc rực rỡ.

Bước chân vào làng hoa Phụng Công  dịp gần tết mọi người không khỏi ngỡ ngàng bởi các loài hoa ở đây đua nhau khoe sắc thắm.

Phụng Công là địa phương từng được nhiều nơi biết đến từ những năm 1998 – 2000 với sắc thắm của hoa trà, hoa hải đường.  Do nhu cầu của thị truồng thay đổi nay các nhà vườn đã mang về hàng trăm loài hoa khác nhau để phục vụ các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Cuối năm làng hoa Phụng Công không khi lại càng tất bật nhộn nhịp của người trồng hoa bởi người người, nhà nhà lại đua nhau tạo nên những cây hoa tươi thắm để chào đón ngày Tết Canh Tý sắp tới.

Chị Nguyễn Thị Lan – người trồng hoa hồng ở làng Phụng Công chia sẻ: “Để trồng, chăm sóc được gốc hồng phục vụ cho ngày Tết không phải dễ, người trồng phải hiểu rõ đặc tính loài hoa, thêm vào đó là sự tỉ mỉ. Để phục vụ cho nhu cầu tết năm nay, tôi đã trồng gần 5000 gốc hồng  để phục vụ cho nhu cầu tết nguyên đán. Thời điểm này gia đình tôi rất bận để cắt tỉa, tạo dáng cho hồng rồi phun thuốc trừ sâu, kích thích cho hoa tạo cành, ra búp…Mỗi gốc hồng cho ra thị trường gia đình tôi bán với giá từ 150 – 300 ngàn đồng tùy gốc.

Chị Phạm Thị Huyên – Chủ một trang trại trồng hoa ở làng Phụng Công cho biết: “ Tôi từ khi bắt đầu trồng hoa cho đến bây giờ đã hơn 10 năm, từ khi tôi bắt đầu trồng hoa, kinh tế nhà tôi có sự cải thiện rõ rệt. Thu nhập từ trồng hoa, cây cảnh cao hơn  hẳn so với trồng lúa. Để có thể cung cấp nhiều loài hoa cho tết nguyên đán Canh Tý sắp tới thì gia đình tôi cũng trồng nhiều giống hoa như hoa cúc, hoa trà, hoa hải đường, hoa hồng, hoa yến thảo, hoa ngọc thảo….

Chị Phạm Thị Huyên –  Một người trồng cây cảnh ở làng Phụng Công cho biết: Để phục vụ nhu cầu hoa cho Tết Nguyên đán Canh Tý, gia đình chị đã trồng đa dạng các loài hoa để phục vụ nhu cầu thị trường

Phụng Công là xã nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng. Hệ thống giao thông thuận tiện cho việc sản xuất và giao thương hàng hoá đặc biệt là các loại hoa, cây cảnh. Người dân xã Phụng Công năng động, sáng tạo, biết áp dụng những biện pháp chuyển giao KHKT trong trồng trọt, chăn nuôi để nâng cao thu nhập. Vận dụng những thế mạnh đó, người dân xã Phụng Công đã tạo nên những loài hoa mang dấu ấn đặc thù mà ít nơi có thể làm được như hoa chè, hoa hải đường…

Đi dọc các tuyến đường ở xã Phụng Công những ngày giáp tết,  bao trùm ở đây là màu sắc của các loài hoa như hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơn, hoa đào…Ngoài vẻ đẹp màu sắc, người đi qua đây không khỏi bị cưỡng lại bởi mùi thơm phảng phất của các loài hoa khi đi qua xã Phụng Công.

Được người dân ở đây dẫn đi thăm nơi sản xuất hoa nhiều nhất làng nghề,  men theo chân đê, PV được dẫn vào các ruộng hoa lớn nhất của làng Phụng Công nơi đây được mệnh danh  là “thiên đường hoa” ở huyện Văn Giang. Nhìn từ ngay phía trên đê nhìn xuống ruộng hoa  nơi đây như là một vùng mang trong mình “7 sắc cầu vồng” của các loài hoa. Đi vào đây, PV không khỏi bất ngờ bởi đây là một nơi mang sắc đỏ hoa rộng hàng chục héc ta. Trước mắt PV chỉ là hình ảnh các loài hoa đua nhau khoe sắc thắm để chào đón tết nguyên đán sắp tới.

Được biết cuối năm 2019 xã Phụng Công có gần 1400 hộ đình tham gia làng nghề trồng hoa cây cảnh của xã. Năm 2018 doanh thu từ hoạt động ngành nghề nông thôn đạt 317,4 tỷ đồng, chiếm 73,8% tổng doanh thu của xã (422,9 tỷ đồng).

Ông Đỗ Văn Dũng – Chủ tịch xã Phụng Công cho biết: “Nguồn gốc làng hoa bắt đầu từ xưa các cụ trong làm sở thích trồng hoa, chơi hoa. Làn nghề hoa Phụng Công đã tồn tại hơn 100 năm. Trước đây các mọi người thường thích chơi hoa lan, hoa trà, hoa hải đường. Sau đó người làng Phụng Công đã phát triển thành một ngành hàng hóa, làm dịch vụ mang cây hoa cây cảnh đi khắp nơi. Từ đó dần dần dần các thế hệ con cháu nhân giống rồi trở thành làng hoa làng hoa đó đang hiện hữu và làm giàu cho mảnh đất này. Hiện nay xã Phụng Công còn lại diện tích đất để sản xuất nông nghiệp chỉ còn hơn 100 héc ta, hơn 100 héc ta này nếu chỉ sản xuất trồng cây lúa, cây khoai thì người dân không thể sống nổi nhưng người dân xã Phụng Công đã bắt đầu chuyển đổi sang trông cây hoa từ năm 1995, 1996 cho đến nay đã được khoảng hơn 20 năm. Người dân đã chuyển đổi bằng thế mạnh của người dân Phụng Công đó là hoa và cây cảnh”.

 “Khi trồng hoa cây cảnh thì người ta phát huy được thế mạnh của cây hoa. Một cây hoa có lợi nhuận kinh tế có thể bằng một sào ruộng và có những cây hoa nó bằng cả mẫu ruộng vì hiện nay có những cây hoa có giá trị hàng trăm triệu. Hiện nay chúng tôi đang tính, cứ mỗi 1 triệu canh tác đó là khoảng 30 triệu đồng, vậy cứ 1 héc ta sẽ cho thu nhập khoảng hơn 800 triệu. Hiện nay người dân xã Phụng Công đang làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Chúng tôi đã tỉnh Hưng Yên công nhận là làng nghề hoa, cây cảnh. Năm 2018 chúng tôi đã đón nhận danh hiệu này” – Ông Dũng cho biết thêm.

Ông Đỗ Văn Dũng – Chủ tịch UBND xã Phụng Công cho biết nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng cây lúa sang trồng cây hoa mà người dân mà đời sống kinh tế người dân được cải thiện một cách rõ rệt

Làng nghề trồng hoa ở Phụng Công đã được hình thành từ lâu. Các loại hoa do bà con nơi đây trồng đều được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh yêu thích, lựa chọn. Hiện nay, hoa ở xã Phụng Công đang dần khẳng định thương hiệu và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Ước tính thu nhập từ trồng hoa của các hộ dân trong làng mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Nghề trồng hoa ở làng hoa Phụng Công cũng còn lắm gian truân do sự thay đổi khó lường của thời tiết, sự cạnh tranh bởi các mặt hàng hoa nhập ngoại nhưng có lẽ với những người trồng hoa, khi nhìn những cành hoa tươi khoe sắc rực rỡ thì bao lo âu, muộn phiền được cũng được xua tan. Những người trồng hoa Tết với đôi tay chai sần vẫn đang ngày ngày lặng lẽ, nâng niu từng nhánh lá, nụ hoa tô điểm cho ngày xuân thêm phần trọn vẹn. Mong rằng những trước những khó khăn vất vả, những người trồng hoa vẫn vui tươi, vượt qua khó khăn để mang đến mỗi dịp Tết những cây hoa đẹp, bông hoa tươi thắm nhằm góp phần cho mùa xuân an vui, ấm no và sung túc.

Đức Hiếu

Cây Giống Nhãn Sớm Hưng Yên

So với những loại nhãn khác tại Hưng Yên thì giống nhãn sớm có nhiều ưu điểm hơn như cho thu hái sớm, quả to đẹp ăn ngon và ngọt. Đây là giống nhãn gần như chủ lực của Hưng Yên cho năng xuất và giá thành cao hơn so với nhãn chính vụ.

Hưng Yên là mảnh đất nổi tiếng với các giống nhãn ngon khắp cả nước. Hễ nhắc đến Hưng Yên là nhắc đến những chùm nhãn ngon ngọt ăn một lần nhớ mãi. Bằng kinh nghiệm lâu năm các nhà vườn nơi đây đã làm chủ được việc ra hoa đậu quả và tạo ra được 3 vụ thu hoạch nhãn là nhãn vụ sớm, vụ chính và vụ muộn. Trong số đó giống nhãn vụ sớm và nhãn vụ muộn cho giá bán cao hơn gấp đôi so với vụ chính.

Giống nhãn sớm Hưng Yên có đặc điểm khá khác biệt là cho ra hoa cùng với thời điểm nhãn chính vụ nhưng thời gian sinh trưởng của quả thường ngắn hơn khoảng 1 tháng. Từ đó giá của nhãn sớm Hưng Yên luôn cao hơn so với vụ chính. Ngoài ra phẩm chất quả cũng rất đặc biệt. Nhãn sớm cho Ưu điểm của nhãn chín sớm là quả to, hạt nhỏ và cùi rất giòn và ngọt. Hương thơm của nhãn sớm cũng khá thơm nên rất được thị trường ưa chuộng.

Nhãn sớm hưng yên cùi day mang lại giá trị kinh tế cao

Nhãn sớm Hưng Yên không chỉ có giá trị kinh tế cao mà giá trị dinh dưỡng cũng rất nhiều. Hàm lượng Vitamin trong loại nhãn này thường nhỉnh hơn hản các giống nhãn khác. Hàm lượng vitamin C trong 100g nhãn có chứa tới 84mg dưỡng chất này. Hơn nữa nhãn rất giàu sắt nên tốt cho người ăn chay không ăn thịt thường bị thiếu sắt. Nhãn ngoài ăn tươi còn được dùng để sáy khô đóng hộp hoặc nấu chè ăn giải nhiệt rất tốt.

Nhãn sớm Hưng Yên được trồng và nhân giống bằng phương pháp ghép hoặc chiết cành. Người làm vườn chọn những cây mẹ to khỏe cho năng suất cao và đều. Họ chọn những cành bánh tẻ và dùng dao bén khoanh vỏ đoạn cành mình định chiết khoảng 2cm có ngọn khoảng 1m. Sau đó đắp đất và buộc bằng nilon lại chờ khi ra rễ rồi đánh xuống trồng.

Cây nhãn có thể trồng được quanh năm tuy nhiên nên trồng vào mùa xuân thì cây sẽ phát triển mạnh mẽ nhất. Nếu trồng vào mùa mưa thì bạn cần phải thoát nước cho cây. Khoảng cách giữa 2 cây nhãn là từ 5 – 6m.

Tiêu chuẩn cây giống nhãn sớm hưng yên

Đất cần làm sạch cỏ dại và đất đá. Trước khi trồng nhãn sớm 1 tháng bạn cần đào hố và bón lót trước với phân chuồng hoai mục. Hố trồng nên có kích thước khoảng 50x50x50cm và mỗi hố cach nhau khoảng 3m trở lên. Bạn bón 20 – 25kg phân chuồng hoai mục với 1kg Super Lân và 1kg vôi bột. Dùng cuốc trộn đều phân với đất rồi lấp đất lại cho đầy hố

Khi trồng bạn dùng dao nhỏ rạch thủng bầu đất. Trồng xuống hố và lấp đất ngay ngắn cho cây. Nèn chặt đất phần sát cổ rễ và trồng xong nhớ tưới nước ngay để tránh cây bị khô héo.

Cách chăm sóc cây nhãn sơm hưng yên

Thời gian đầu sau khi trồng bạn tiến hành tưới nước cho cây. Nhất là khi vào mùa khô hoặc thời điểm quả đang chín cần phải cung cấp đủ nước. Chú ý làm sạch cỏ dại và thường xuyên vun xới đất cho tơi xốp. Thoát nước khi trời mưa to.

Kĩ thuật chăm sóc cắt tỉa cây nhãn sớm hưng yên

Chia làm 4 đợt cắt tỉa cành cho nhãn sớm.

+ Đợt 1: Khi mới trồng cành cho ra khoảng 20cm bạn bắt đầu tiến hành tỉa bớt lộc trên những cành mọc quá dày. Mỗi cành giữ lại 2-3 lộc khỏe để làm cành mẹ cho vụ sau.

+ Đợt 2: Sau khi cây trồng được 8 tháng bạn tỉa thưa dần những cành vượt. Những cành đậu hoa nên tỉa thưa bớt những cành cho hoa nhỏ chỉ để lại 1-3 nhánh hoa to và đẹp nhất. Loại bỏ những cành sâu bệnh khô héo.

+ Đợt 3: Những cành không đậu quả bạn kiên quyết loại bỏ. Những cành đậu quả bạn cũng nên tỉa bớt những cành cho tỷ lệ đậu quả thấp hoặc những cành mọc quá dày.

+ Đợt 4: Sau khi thu hoạch vụ đầu tiên bạn tiến hành cắt bỏ toàn bộ những cành trong tán, cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành khô để tạo điều kiện cho cây thông thoáng tiếp tục dưỡng sức cho vụ sau.

Để cây khỏe mạnh hàng năm định kì bạn bón phân cho cây. Lượng phân bón tùy thuộc vào độ tuổi của cây và chất đất.

Với những cây 1 – 3 năm tuổi bạn tiến hành bón mỗi năm 1 kg phân NPK (20 – 20 – 15).Chia lượng phân làm lần trong năm khi bón hòa vào nước tưới trực tiếp cho cây.

Cây trên 3 năm tuổi: Cây càng cao tuổi thì hàng năm tăng lượng phân bón lên khoảng 15%. Trung bình, mỗi năm bón mỗi gốc 3 kgphân PNK (15 – 10 – 15).

Phòng trừ sâu bệnh cho cây nhãn sớm hưng yên

Nhãn sớm Hưng Yên thường gặp một số loại sâu bệnh hại cây như bọ xít, rệp sáp, sâu ăn lá và quả và bệnh sương mai. Để phòng trị những loại sâu bệnh hại này bạn cần thực hiện các bước sau:

+ Bọ xít nhãn: Sử dụng một số loại thuốc như Sherpa 0,2 – 0,3% phun cho cây vào giai đoạn bọ xít non.

+ Rệp hại hoa và qủa non: Bạn tiến hành sử dụng thuốc Sherpa 0,2 – 0,3% hoặc thuốc Trebon 0,15 – 0,2% phun làm 2 lần mỗi lần cách nhau 7 ngày.

+ Câu cấu ăn lá: Bạn tiến hành cắt bỏ chùm hoa, lá bị sâu ăn và đem đốt.

+ Bệnh sương mai: Bạn sử dụng thuốc hoá học Rhidomil MZ 0,2% phun lần làm 2 lần mỗi lần cách nhau 7 ngày.

Khi quả nhãn sớm chín vỏ quả sẽ chuyển dần từ màu nâu xanh sang nâu vàng sáng bóng. Qủa mềm to và có vị thơm hạt đen hoàn toàn là lúc bạn có thể thu hoạch được. Thu hoạch nhãn nên chọn ngày tạnh ráo không mưa. Thu hoạch vào buổi sang hoặc buổi chiều.

Bảo quản: Quả nhãn sau khi thu hái nên đưa vào nơi râm mát. Xếp chùm nhãn vào sọt thoáng khí và chuyển đến nơi bảo quản thoáng mát.