Top 7 # Lan Vu Nu Tien Nu Vang Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mít Tố Nữ, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Mit To Nu

Kỹ thuật trồng cây

Mít ở nước ta có các nhóm chính là mít mật, mít dai, Mít Nài, mít Tố Nữ dùng để ăn tươi hay làm nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm mít sấy, mít chiên chân không, kẹo mít, rượu mít, mít đóng hộp, nước uống v.v… Tùy theo mục đích sử dụng mà bà con chọn giống trồng cho phù hợp. Hiện nay các tỉnh phía Nam đang trồng nhiều giống mít được chọn tạo trong nước hoặc nhập nội cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chế biến như: mít Nghệ CS M99-I, mít Thái, mít Mã Lai… Mít Tố Nữ, đúng như cái tên, khi ăn không thể xô bồ, ăn lấy no mà phải nhâm nhi thưởng thức để hưởng đến trọn cái sắc, hương, vị của thức quả quý. Người miền Bắc đôi lúc hay nhầm lẫn mít Tố Nữ với trái sầu riêng, có lẽ bởi hình dáng của chúng có nhiều nét giống nhau. Tuy nhiên chỉ cần chú ý một chút thôi sẽ thấy gai mít Tố Nữ nhỏ hơn, tròn đầu chứ không sắc nhọn như gai sầu riêng. Dân “ghiền” mít Tố Nữ thì chỉ cần ngửi qua hương thơm là biết ngay đâu là sầu riêng, đâu là mít.

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Dùng hạt cây Mít mật, Mít rừng gieo làm gốc ghép cho mít dai. Tiến hành ghép khi cây gốc ghép được 5-6 tháng, cao 30-40cm, lá đã ổn định. Có thể ghép mắt kiểu cửa sổ hoặc ghép áp, trong đó tỷ lệ thành công của ghép áp cao hơn. Thời vụ cho chiết, giâm hom, ghép cây tốt nhất là tháng 3-4 (vụ xuân) và tháng 8-9 (vụ thu) khi nhựa trong cây ổn định. Bí quyết thành công của các phương pháp nhân giống mít là giâm, ghép phải làm nhanh ngay sau khi cắt; với chiết cần để nhựa khô 2-3 ngày mới bó bầu nếu không sẽ bị nhiễm khuẩn mà chết khô cành.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu chủ động nguồn nước tưới có thể trồng sớm hơn, thậm chí trồng quanh năm. – Trồng dầy: Cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m. Một ha trồng khoảng 300 cây (vì phải chừa đường đi nội bộ). – Trồng thưa: Cây cách cây 6m hàng cách hàng 7m. Một ha trồng khoảng 210 cây. – Đất cằn cỗi nên trồng dầy, đất tốt nên trồng thưa. Hiện nay, người ta có xu hướng trồng dầy để tăng sản lượng và rút ngắn thời gian hoàn vốn, sau đó áp dụng phương pháp tỉa cành hay đốn tỉa bớt.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

– Đất bằng phẳng phải xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30 – 40cm (tùy nước thủy cấp ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 – 70cm. – Đất có độ dốc khoảng 5%, không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm. – Độ dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm. – Mỗi hốc có thể trộn: 0,5kg vôi bột, 1-3kg phân hữu cơ Better HG01 3-2-2. Hố trồng đào 50 cm x 50 cm x 50 cm, khi đào hố nên để riêng lớp đất trên mặt ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên, bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ Komix 1 kg, 150-250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.

4, Phân Bón Lót:

Bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ Komix 1 kg, 150-250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Mít Tố Nữ:

Dùng tay móc một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng thanh trà khoảng 2-3 cm, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2-3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó đặt vào hố trồng, lấp đất và rút bọc nilon ra. Dùng tay lấp và ém chặc lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang bằng với nền đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây. Sau khi trồng cần làm bồn đường kính khoảng 1 m để nước tưới không chảy ra ngoài. Trồng xong lấy cọc cắm, buộc thân cây vào cọc tránh gió lay gốc, nên buộc lỏng bằng dây nilon. Nếu trồng vào mùa mưa không cần che mát như sầu riêng hay măng cụt.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Mít Tố Nữ:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Chú ý chỉ tỉa cành tạo tán khi cây mít đạt chiều cao khoảng 1m trở lên, khi cây chưa cho trái tỉa cành 2-3 lần/năm. Cây đã cho trái tỉa cành 1 năm/lần vào thời điểm thu hoạch trái xong. Khi tỉa cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành tược, cành nhỏ mọc không đúng hướng, cành sâu bệnh. Giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên, chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 – 50cm, tạo thành tầng không quá 5 cành cấp 1. Tỉa bỏ bớt cành cấp 2, cấp 3… cho cây thoáng nhằm chống sâu bệnh và tăng năng suất.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Mít Tố Nữ:

+ Năm thứ 1: Sau khi trồng cứ 1-1,5 tháng bón phân 1 lần, bón cho mỗi gốc 100-150 g NPK(15:15:15), xịt bổ sung phân bón lá vi lượng như: number one hay Fetrilon-combi theo liều hướng dẫn, mục đích giúp cây có đủ dưỡng chất và chất vi lượng cần thiết khi bộ dễ chưa bén đất. + Năm thứ 2: lượng bón cho một cây là: 1,5-2,0 phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2. + Năm thứ 3: Cây bắt đầu cho trái kinh doanh, lượng phân tăng so với năm trước 0,5-1,0 kg/cây. Chia làm hai lần bón đầu và cuối mùa mưa. Trong thời gian quả đạt trọng lượng tối đa sử dụng phân bón gốc Kali sulphate (K2SO4), bón mỗi gốc 400-500 g, kết hợp với phân bón lá 0-52-34 hoặc 10-52-17 phun cho cây 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần như vậy trái sẽ chính tập trung, màu thịt quả vàng hơn vàng mùi vị thơm ngon hơn.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Mít Tố Nữ:

SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC CÀNH: Có tên Margronia, thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành. Xịt thuốc trừ sâu vào giai đoạn ra lá non, trái non như Cyperan 5 EC, 10 EC, Decis 2,5EC, Bian 40-50 EC, Basudin 50 EC. RUỒI ĐỤC TRÁI: Do loài dacus sp, đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái. Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Bao bọc trái hay xịt thuốc diệt ruồi như trebon 10 Nd, decis 25 ec… SÂU ĐỤC TRÁI: Gây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân, bị gây hại nặng nhất.Trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm. Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý. NGÀI ĐỤC TRÁI: Có nhiều loài gây hại khác nhau, chúng chích hút vào ban đêm ở giai đoạn trái chín. Cách phòng trị giống như sâu đục trái. RẦY, RỆP: Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ. Dùng các loại thuốc hóa học sau đây để trị rầy rệp khi điều tra có mật số cao: Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 ec…

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Cây mít cho trái rải vụ quanh năm, song vụ chính ở Đồng Nai vào tháng 6, 7. Thời gian từ lúc ra hoa đến lúc trái già khoảng 5 tháng, do đó có thể căn cứ vào màu sắc trái để thu hoạch. Trái mít già, các gai nở căng, chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng hoặc nâu nhạt, mủ lỏng và trong, vỗ kêu bồm bộp, để vận chuyển đi xa nên thu hoạch lúc trái già. Hiện ở Đồng Nai có nhiều giống mít cho năng suất cao như: mít Viên Linh, mít Thái, mít nghệ, mít tố nữ… Song, nông dân nên trồng giống mít nghệ trong nước được tuyển chọn qua các cuộc thi trái ngon, giống tốt hoặc những giống mít trong nước có phẩm chất ngon được nhiều người ưa chuộng, đồng thời thích hợp để chế biến, sấy khô đóng gói xuất khẩu.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Trinh Nữ Hoàng Cung, Ky Thuat Trong Cay Trinh Nu Hoang Cung

Kỹ thuật trồng cây

Cây Trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện được trồng rộng rãi ở nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippin, Campuchia, Lào. Việt Nam, Ấn Độ và cả ở phía Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào, sau được trồng ở các tỉnh phía Bắc. Trinh nữ hoàng cung là cây ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể chịu bóng một phần, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới, với nhiệt độ trung bình từ 22 – 27oC, lượng mưa trên 1500 mm/năm.

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Cây được tách ra khỏi cây mẹ và đã sinh trưởng độc lập gồm đầy đủ các bộ phận của một cây hoàn thiện đó là có rễ, thân, lá. Cây giống phải đạt chiều cao 20 cm trở lên, cây sạch bệnh (không có bệnh, sâu, mầm mống của sâu bệnh).

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Cây Trinh nữ hoàng cung thuộc loại cây trồng dễ tính, có thể trồng bất kỳ thời gian nào trong năm, chỉ cần cung cấp đủ ẩm cho cây. Tuy nhiên, thời vụ thích hợp nhất cho cây là trồng vào vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm). Khoảng cách trồng: 30 x 30 cm. Lượng cây giống: 75.000 cây/ha

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Chọn nơi đất không bị úng ngập vào mùa mưa kể cả úng tiểu mãn. Vạc bờ cuốc góc và làm sạch cỏ dại trước khi cày bừa. Cày sâu 20 – 25cm bừa nhỏ (theo kỹ thuật làm đất thông thường). Cắt luống theo hướng Đông Tây kết hợp với chiều thoát nước của đất vào mùa mưa: Vun luống còn rộng mặt luống 80cm, rãnh 40cm, chiều cao luống 25 – 30cm. Bổ hốc so le hoặc nanh xấu cây cách cây và hàng cách hàng là 40 x 40 cm.

4, Phân Bón Lót:

Bón lót 15-20 tấn phân chuồng mục/ha, bón theo hốc 300-400 kg lân super, 150-170 kg Kali Sunpát.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Trinh Nữ Hoàng Cung:

Cây trồng theo hốc đã được bón phân chuồng, trồng 2 hàng lệch nhau hay theo kiểu nanh sấu. Đảo đều phân và đất theo từng hốc, đặt thẳng cây giống vào chính giữa hốc đã được đào sẵn, lấp đất đều xung quanh cho kín bề mặt của thân giả khoảng 1 cm, ém đất xung quanh củ cây giống để cây khỏi bị lay gốc và để đế củ tiếp giáp với đất sẽ chóng đâm rễ hơn. Trước khi trồng cần cắt bỏ hết phần rễ của cây giống để kích thích việc ra rễ mới và cần cắt bỏ hết phần lá của cây giống chỉ chừa lại 1-2 cm, nhằm tránh sự mất nước tạo cho cây nhanh ra lá mới.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Trinh Nữ Hoàng Cung:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.  

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để cung cấp đủ ẩm cho cây và phát hiện sâu bệnh sớm để kịp thời xử lý. Cần định kỳ làm cỏ sạch ruộng, kết hợp xới xáo và bón phân thúc cho cây sau mỗi lần thu hái. Sau 1 5 ngày kể từ khi trồng cây con, ẩm độ đất trồng phải luôn luôn đảm bảo từ 75 – 80%. Sau thời gian trên, độ ẩm đất có thể thấp hơn (khoảng 60 – 65%). Thường xuyên thăm kiểm tra ruộng trồng, nếu phát hiện có cây con bị chết cần giặm lại cây mới để đảm bảo mật độ, khoảng cách trồng. Cuối năm thứ hai nếu có nhu cầu lấy cây giống thì bới gốc cây mẹ ra để tách lấy cây con đem làm giống.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Trinh Nữ Hoàng Cung:

Phân chuồng: 1500 – 3000 kg/sào (1000m2) (15 – 30 tấn/ ha) bón lót toàn bộ. Phân đạm và phân lân bón thúc sau khi trồng 45 ngày và bón kết hợp xới xáo sau mỗi lần thu hoạch dược liệu (4,5 lần /năm) 1 lần cách nhau 2 – 2,5 tháng. Tổng lượng phân là 160 kg đạm urê thị trường và 160 kg lân sunfat/ha/năm. Cuối năm bón quanh gốc cây lượng phân chuồng dùng cho năm sau để cây có điều kiện giữ ẩm, phủ ẩm gốc cây tạo điều kiện cho mùa xuân năm sau cây sinh trưởng phát triển tốt hơn.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Trinh Nữ Hoàng Cung:

Thường xuyên kiểm tra ruộng trồng Trinh nữ hoàng cung, nếu thấy có sâu non xuất hiện, mật độ sâu cao do sâu có thể gối vụ ta phải tiến hành phun thuốc. Cây Trinh nữ hoàng cung có sâu phá hoại chính là loài sâu ăn tạp (Brythys crini) phá hại từ tháng 4 -10 hàng năm, cao điểm tập trung phá hại của sâu vào những tháng giữa mùa hè nắng nóng xen với mưa lớn. Diệt trừ sâu hại: Ta có thể dùng các loại thuốc nội hấp hoặc thấm sâu thuốc thảo mộc (Fastac 5 EC, Tập kỳ, Thần tốc) cho hiệu quả diệt trừ sâu Brithys crini Fabricius rất cao, có thể đạt hiệu quả trên 90%. Tuy nhiên, tránh hiện tượng sâu gối vụ, ta nên phun nhắc lại 10-15 ngày/lần. Phun ướt cả 2 mặt lá và bề mặt luống. Phun vào ngày nắng, buổi chiều, khi cây đã khô sương. Nồng độ phun theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc. Nếu ít sâu, có thể dùng phương pháp bắt thủ công vào sáng sớm và chiều tối. Bệnh hại: Bệnh đốm đen, đốm cháy lá, mốc phấn trắng, vàng lá sinh lí nhưng mức độ gây hại không lớn. Có thể dùng thuốc phòng trừ là: TP – ZEP 18 EC có nguồn gốc từ thảo mộc phun theo hướng dẫn trên nhãn bao bì của nhà sản xuất. Dược liệu Trinh nữ hoàng cung là lá nên cần tuân thủ áp dụng đúng quy tắc về thời gian cách ly theo khuyến cáo của nhà sản xuất với từng loại thuốc bảo vệ thực vật mới được thu hoạch được liệu.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản: Thu hoạch đợt đầu tiên sau trồng 100 – 200 ngày (tùy theo tuổi của củ cây con trồng), thu hoạch đợt đầu có thể năng suất và chất lượng dược liệu chưa cao. Cây đủ tiêu chuẩn là trồng được 1 năm trở đi, thường khi cây có 6 -8 lá thật, kích thước lá dài 50 – 70 cm, rộng 10 – 12 cm, lá dày ta nên thu hoạch. Khi thu, để lại 2 – 3 lá ngọn. Khi cây đã được 1 năm tuổi trở đi, tùy thuộc điều kiện khí hậu thời tiết, chế độ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh có thể thu hoạch lá 1,5 – 2 tháng/lần. Chọn ngày nắng ráo, thu hoạch lá vào buổi chiều hôm trước hoặc buổi sáng hôm sau. Lá Trinh nữ hoàng cung sau khi thu về rửa sạch và sơ chế bằng cách chần qua nước sôi rồi rải đều trên dàn phơi cách mặt đất 1m có bạt nilon che mưa ở trên, di chuyển bằng ròng rọc. Sau 2 nắng, có thể phơi tiếp trên sân gạch hoặc sấy ở nhiệt độ 35-40oC đến khô, độ ẩm cho phép 12% là được.

9, Kinh nghiệm và Thị Trường:

Yêu cầu bao đóng gói: Phải nhất thiết đóng gói dược liệu bằng túi polyetylen loại dày khó rách, sau đó buộc chặt đầu bao bì để tránh không khí xâm nhập làm ẩm, mất mùi thơm, ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu. Yêu cầu của kho bảo quản: Kho phải được đặt ở nơi cao ráo, thoáng mát, có cửa thông thoáng, trang bị kệ sắt để đặt sản phẩm, kệ cách tường kho và cách sàn kho 20 – 30cm để tránh ẩm và mối mọt. Thời gian bảo quản dược liệu: Dược liệu khô đóng gói kỹ trong điều kiện kho bình thường, có thể bảo quản được 2 năm. Trong điều kiện bảo quản ở dược liệu ở kho lạnh thì thời gian bảo quản có thể kéo dài lâu hơn. Yêu cầu và điều kiện vận chuyển: Bao hàng đưa lên xe vận chuyển không được rách, tốt nhất ngoài đóng thêm 1 lớp bao tải để khi vận chuyển trên đường tránh rách nát, làm hỏng dược liệu. Xe vận chuyển là loại xe chuyên dụng, phải có bạt che mưa nắng an toàn cho dược liệu.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————

Những Giống Nho Làm Rượu Vang Được Trồng Nhiều Ở Mỹ ⋆ Sành Vang

Giới thiệu chung về ngành công nghiệp rượu vang ở Mỹ

Tính tới thời điểm hiện tại, nước Mỹ có tổng cộng 10 tiểu bang ghi nhận hoạt động trồng nho và sản xuất rượu chuyên nghiệp, bao gồm Texas, Oregon, Washington, California, New York, Virginia, Ohio, Pennsylvania, Missouri và cuối cùng là Michigan. Không những vậy, Mỹ hiện đang là quốc gia đạt số lượng xuất khẩu rượu vang và nguồn thu từ xuất khẩu rượu vang lớn nhất thế giới.

Những giống nho làm rượu được trồng nhiều ở Mỹ

Giống nho Cabernet Sauvignon

Không phải ngẫu nhiên khi giống nho Cabernet Sauvignon lại được tôn vinh là vua của nhưng loại nho đen và nho đỏ. Mặc dù vậy, ít người biết rằng giống nho này lại là thành quả của sự lai tạo giữa hai giống nho khác nhau Sauvignon Blanc (Mẹ) và Cabernet Franc (Bố). Kỹ thuật cấy ghép này được thực hiện từ thế kỷ thứ 17 và đến nay đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Giống nho này có đặc điểm là khá “dễ tính”, bởi nó thích hợp trồng ở nhiều địa hình và khí hậu khắp nơi trên toàn thế giới. Đặc biệt ở Mỹ, nho Cabernet Sauvignon đạt năng suất chất lượng rất tốt, nổi tiếng nhất là ở vùng thung lũng Napa Valley.

Nho Cabernet Sauvignon được đặc trưng bởi hàm lượng đường cũng như tannin luôn đạt mức cao. Bên cạnh đó là khả năng tạo cồn tốt nên tuổi rượu lâu hơn những loại rượu vang nho khác.

Khi phân tích mùi vị của rượu vang Cabernet Sauvignon, người ta nhận thấy những đặc tính như sau:

-Nho có hương thơm hơi hắc của loài hoa hồng nhung.

-Nho có vị ngọt đậm của mận và quả cherry cùng với vị chua và hơi hăng cùng một chút cay gần giống với quả ớt chuông đang trong giai đoạn chín kỹ.

Nho Cabernet Sauvignon luôn đem lại mùi vị thơm ngon và đặc trưng cho rượu vang Mỹ Giống nho Zinfandel

Zinfandel (hay “Zin”, là giống nho nổi tiếng, phổ biến ở Mỹ. Zinfandel có nguồn gốc từ châu Âu, nhưng nó lại thành công vang dội và được trồng nhiều nhất ở Mỹ. Vì lý do đó, hầu hết mọi người đều biết đến Zinfandel như một giống nho thổ sản của Mỹ.

Hiện nay Zinfandel được xem là một trong những loại nho đỏ quan trọng nhất, được trồng rất nhiều ở California (nó đặc biệt phát triển tốt ở Napa Valley & Sonoma). Rượu vang từ nho Zinfandel thường là vang đỏ nồng đậm, mạnh mẽ, cũng có rượu rose vị ngọt nhẹ, dễ uống, gọi là white zinfandel.

Rượu vanh Zinfandel có mùi vị nổi bật của mứt dâu, anh đào chín tới,. Nếu được ủ trong gỗ sồi, rượu sẽ có thêm mùi ngũ vị hương, đinh hương và quế . Nho chín kỹ thì rượu Zinfandel sẽ có nồng độ cao, màu sập hơn so với loại Zinfandel nhẹ.

Giống nho Syrah

Từ quê hương nước Pháp, nho Syrah đã được nhân giống tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có nước Mỹ. Nho Syrah có đặc điểm nhận dạng khá đặc trưng đó là lớp vỏ dày dặn hơn hẳn các giống nho khác. Không những vậy, nhờ vào nồng độ tannin cao nên những trái nho Syrah khi được ủ sẽ cho ra các sản phẩm rượu đạt tuổi thọ cao, thời gian lưu trữ lâu.

Xét về mùi vị, rượu vang nho Syrah gây ấn tượng mạnh bởi vị ngọt đậm đà của quả mâm xôi, kèm theo vị cay cay của tiêu đen và bạc hà. Chính nhờ những hương vị đặc biệt này mà các dòng rượu vang nho Syrah rất được lòng người tiêu dùng.

Ở Mỹ tại bang Carlifornia, có một khu vực thung lũng luôn đạt sản lượng thu hoạch nho Syrah rất cao. Đó là thung lũng Knights, nơi có vườn nho Syrah vô cùng rộng lớn thuộc về dòng họ nhà Donelan Obsidian.

Giống nho Syrah – một trong những giống nho được trồng nhiều ở Mỹ Giống nho Chardonnay

Nói tới giống nho được mệnh danh là nữ hoàng của các loại nho trắng thì không thể không kể đến nho Chardonnay. Chardonnay cũng là một giống nho được cấy ghép và lai tạo từ hai giống nho bố mẹ là Pinot Noir và Gouais Blanc.

Nho Chardonnay rất phù hợp để trồng tại những vùng có khí hậu ôn hòa hoặc khí hậu ấm, mặc dù vậy kể cả những vùng thời tiết lạnh cũng có thể trồng được.

Tùy thuộc vào cách thức ủ nho mà chúng ta sẽ có được những chai rượu vang nho có hương vị khác nhau. Khi sử dụng thùng gỗ sồi để ủ nho Chardonnay, rượu vang Chardonay sẽ đạt được hương vị béo ngậy gợi liên tưởng đến những loại hạt khô hay những miếng bơ. Ngược lại, khi không sử dụng thùng gỗ sồi hoặc sử dụng ít chất liệu gỗ sồi để ủ cùng nho thì rượu vang lại có vị chua nhẹ của quả đào hay dưa vàng, vị béo không rõ nét.

Cách Chăm Sóc Cây Mai Tứ Quý Ra Hoa Tết – Hoa Mai, Mai Viet Nam, Mai Vang, Cho Thue Mai Tet, Ban Mai Tet, Mai Vang Nam Canh, Mai Bonsai, Ban Goc Mai Vang, Noi Ban Hoa Mai Dep

Cách xử lý cho cây mai tứ quý ra hoa vào dịp tết Nguyên Đán

Mai tứ quý tên khoa học là Ochna atropurpura, được gọi tên là mai đỏ, khi chuẩn bị trổ bông, hoa có màu đỏ, đến khi nở hoa màu vàng sau một đến hai ngày hoa rụng nhụy vàng  còn lại  đài bông mang màu đỏ sau một hai tuần, đài hoa mang từ 2 đến 6 hạt, sau vài tuần nó chuyển từ màu xanh sang màu đen. Hạt này đã chín gần giống như hạt đậu đen, ta có thể hái mang đi ươm trồng.

Cây mai tứ quý trổ quanh năm, ít bị sâu bệnh hại.

Chúng ta có thể cho hoa nở rộ vào dịp tết Nguyên Đán bằng phương pháp sau:

Khoảng tháng 4  dương lịch khi trời có mưa một hai đám, thời tiết giảm nắng nóng ta cắt tỉa  bớt lá ở trên ngọn,dạng tán thông vừa đẹp mắt làm thông thoáng cây, để những nhánh dưới cùng cũng nhận được ánh sáng quang hợp tạo điều kiện cây trổ đầy hoa từ trên xuống.

Bón phân và tưới thường xuyên cây mai xanh tốt.

Đặc biệt gần đến tết  ta cần chăm sóc chu đáo hơn để cây có sức ra bông và không mất sức sau tết.

Cách chăm sóc như sau:

Đầu tháng 11 âm lịch ta bón  cho cây mai phân dynamic (phân Úc) cho cây màu hoa vàng  sặc sỡ bổ sung 10-30-10 (lân cho cây trồng để tạo mầm hoa).

Đến tháng 12 âm lịch  ta xem có nhiều nụ hoa nho nhỏ  không, nếu có thì từ  20 tháng chạp ta lãi lá hết(trước khi lãi ta tưới  phân NPK 10-10-30 cho hoa lâu tàn hơn kéo dài hơn 1- 2 ngày, nếu không có cũng không sau.)

Còn mầm hoa nhỏ quá hoặc không có ta lãi lá từ 8- 10 tháng chạp ta lãi lá  để cho nụ hoa nở đúng tết

Lan Nguyên Phương  viết

Hoa Mai Việt Nam