Top 7 # Lan Vu Nu Taka Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Vu Lan Kiếm – Cây Lan Thắm Tình Đất Võ

Khi chậu lan kiếm Vu Lan đạt giải 3 trong hội thi lan kiếm năm 2019 tại Đà Nẵng, tôi đã tự hỏi “phải chăng mắm đang lên ngôi?”. Với tôi, hành trình tìm hiểu câu chuyện đằng sau giải thưởng từ đó bắt đầu…

Công bằng mà nói, Vu Lan Kiếm là một cây kiếm đẹp toàn diện, dù chưa phải thuộc loại xuất sắc. Thân củ to, lá dày, bản lá thuộc dạng khá (trên 5cm một chút). Cần hoa dài, to, ngả xanh, thẳng, dày bông, phân hoa đều chỉnh chu nuột nà. Khuôn hoa cân đối còn vương chút màu mắm, cánh bầu thủy tiên, giữ khuôn bầu từ bông đầu tiên đến bông cuối cùng. Đầu lưỡi hoa có vệt bán nguyệt đỏ, tạo điểm nhấn ở trung tâm khiến bông hoa càng thêm rực rỡ.

Ngắm nhìn chậu kiếm Vu Lan sau hội thi với 20 thân, 10 măng đang phát mạnh, bộ lá giương vút khỏe khoắn, 4-5 cần hoa rủ xuống mềm mại đang bung nở những cánh hoa bầu tuyệt đẹp và thoảng hương thơm, nhiều người cảm thấy tiếc. Nếu hội thi lan kiếm tổ chức sau tầm 5-7 hôm, chậu kiếm đúng độ tỏa sáng hết cỡ còn có thể đoạt giải cao hơn nữa. Vậy đấy, ở đời đã hay còn cần chút hên để vươn đến đỉnh cao…

Chậu kiếm Vu Lan đạt giải 3 trong hội thi lan kiếm năm 2019 tại Đà Nẵng

Nhưng câu chuyện đằng sau chậu kiếm dự thi mới đong đầy kỷ niệm. Cách đây hơn 30 năm, một cô sinh viên quê Bình Định đã mang về khóm kiếm nhỏ như một món quà của núi rừng sau những ngày thực tập vất vả tại một nông trường thuộc tỉnh Gia Lai. Khóm kiếm đó đã đi cùng năm tháng với cô chủ, sau mấy lần chuyển nhà, lập gia đình, cho đến tận bây giờ. Dù bao lần cả nhà đi vắng, có lần đến vài tháng trời không có điều kiện chăm bẵm, khóm kiếm vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Và thật tuyệt vời năm nào khóm kiếm cũng trổ bông hai lần, một lần trùng vào dịp Vu Lan (rằm tháng 7) và một lần vào tháng 10 âm lịch. Khóm kiếm ấy hàng năm đến hẹn lại lên, trổ bông khoe sắc, nhắc cô chủ nhớ về bao bạn bè đồng trang lứa, về những ký ức ngọt ngào của một thời gian khó đã qua.

Khóm kiếm gia bảo đó không phải để bán. Chỉ nhờ cơ duyên vào đúng mùa Vu Lan cách đây hai năm, chủ nhân của chậu kiếm dự thi được cô chủ tặng lại cho vài thân kiếm như một món quà tri âm. Quí vật tìm quí nhân, đó là thời điểm cây kiếm được mang tên Vu Lan, bắt đầu được luyện rèn để tỏa sáng vào đêm hội thi lan kiếm 2019 tại Đà Nẵng, và trở thành cây kiếm bản môn trấn phái của các kiếm thủ đất Bình Định.

Bình Định vốn được mệnh danh là miền đất Võ, với phong cảnh hữu tình, nơi hồn thiêng sông núi tụ hội, đã sản sinh ra những đấng hùng anh vang danh sử sách mà đỉnh cao là Tây Sơn Tam Kiệt (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ), cùng những thi sỹ nổi tiếng như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu. Trong kiếm có thơ, trong thơ có kiếm… Bình Định còn nổi tiếng với ẩm thực phong phú, những món quà quê thưởng thức một lần nhớ mãi của những người con đất Võ đầy hùng tâm tráng khí và cũng đầy tình thương mến thương.

“Muốn ăn bánh ít lá gai Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi” Thâu rầu tạm biệt, chia li Ngừ dìa, kẻ ở bờ mi lệ trào” (“Con người Bình Định” – Thơ Vạn Thành)

Một mùa Vu Lan nữa lại sắp đến, đây là dịp để mỗi người chúng ta hướng lòng thành kính về cha mẹ, ông bà, những bậc tiên liệt hiển hách của quê hương; cũng là dịp để sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn giữa dòng đời hối hả, xô bồ. Và thời khắc đó có chậu kiếm Vu Lan thắm đượm tình người đất Võ đang khoe sắc tỏa hương bên thềm nhà – còn gì tuyệt vời hơn…

Tìm Hiểu Về Hoa Thủy Vu

Hoa Thủy vu là một loài hoa có vẻ ngoài xinh đẹp, tinh khôi, thanh lịch, duyên dáng. Đây là loài hoa thanh nhã biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết và đặc biệt là biểu tượng của gia đình “Sự trở về của hạnh phúc”

I. Tên gọi của Hoa Thủy Vu

Hoa Thủy vu có tên tiếng Anh là hoa Calla Lily

Bên cạnh đó nó còn có nhiều tên gọi khác nhau như hoa rum, hoa calla, hoa trumpet lily.

II. Nguồn gốc, đặc điểm, phân bố Hoa Thủy Vu

Hoa thủy vu có nguồn gốc từ Nam Phi, phát triển chủ yếu ở các vùng đầm lầy.

Cây hoa thủy vu có thân thẳng dài, trơn nhẵn và xanh mướt. Lá của nó cũng khá dài, bản to, có hình giống mũi tên, màu xanh đậm và bóng. Có cuống lá và mọc từ củ, gốc. Một số loài có đốm trắng ở trên bề mặt lá.

Mỗi gốc cây (củ) sẽ cho ra nhiều bông hoa. Hoa sẽ tàn trong vài tuần nhưng củ của nó thì sống được nhiều chục năm. Bông hoa thủy vu có hình dạng như các loa, nhưng khác với hoa loa kèn ở chỗ nó chỉ có một cánh và cuộn tròn lại. Cánh hoa mềm mại, nhẵn nhụn, dài khoảng 8-15cm. Có nhiều màu khác nhau, phổ biến nhất là: trắng, cam, hồng, tím hồng, đỏ hồng.

Hoa thủy vu thường nở và cuối mùa xuân.

III. Ý nghĩa Hoa Thủy Vu

Từ Calla trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là đẹp, lỗng lẫy, những cánh hoa trắng như tuyết dễ thương, những chiếc lá xanh to bản và nhất là mùi hương dịu. Vì thế nếu ai đó tặng bạn loài hoa này thì có nghĩa họ thấy bạn là một cô gái xinh đẹp. Hoa thủy vu trắng có vẻ ngoài giống như một cô gái đang mặc váy trắng, làm người ta liên tưởng đến các cô dâu xinh đẹp.

Ngoài ra, loài hoa này còn truyền tải thông điệp về gia đình là sự trở về của hạnh phúc. Gia đình vẫn luôn là nơi che chở và yêu thương ta. Gia đình là chốn bình yên để ta trở về, dù đi bất cứ nơi đâu, gia đình vẫn là nơi ta trở về hạnh phúc nhất….Đi để trở về…..

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mít Tố Nữ, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Mit To Nu

Kỹ thuật trồng cây

Mít ở nước ta có các nhóm chính là mít mật, mít dai, Mít Nài, mít Tố Nữ dùng để ăn tươi hay làm nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm mít sấy, mít chiên chân không, kẹo mít, rượu mít, mít đóng hộp, nước uống v.v… Tùy theo mục đích sử dụng mà bà con chọn giống trồng cho phù hợp. Hiện nay các tỉnh phía Nam đang trồng nhiều giống mít được chọn tạo trong nước hoặc nhập nội cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chế biến như: mít Nghệ CS M99-I, mít Thái, mít Mã Lai… Mít Tố Nữ, đúng như cái tên, khi ăn không thể xô bồ, ăn lấy no mà phải nhâm nhi thưởng thức để hưởng đến trọn cái sắc, hương, vị của thức quả quý. Người miền Bắc đôi lúc hay nhầm lẫn mít Tố Nữ với trái sầu riêng, có lẽ bởi hình dáng của chúng có nhiều nét giống nhau. Tuy nhiên chỉ cần chú ý một chút thôi sẽ thấy gai mít Tố Nữ nhỏ hơn, tròn đầu chứ không sắc nhọn như gai sầu riêng. Dân “ghiền” mít Tố Nữ thì chỉ cần ngửi qua hương thơm là biết ngay đâu là sầu riêng, đâu là mít.

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Dùng hạt cây Mít mật, Mít rừng gieo làm gốc ghép cho mít dai. Tiến hành ghép khi cây gốc ghép được 5-6 tháng, cao 30-40cm, lá đã ổn định. Có thể ghép mắt kiểu cửa sổ hoặc ghép áp, trong đó tỷ lệ thành công của ghép áp cao hơn. Thời vụ cho chiết, giâm hom, ghép cây tốt nhất là tháng 3-4 (vụ xuân) và tháng 8-9 (vụ thu) khi nhựa trong cây ổn định. Bí quyết thành công của các phương pháp nhân giống mít là giâm, ghép phải làm nhanh ngay sau khi cắt; với chiết cần để nhựa khô 2-3 ngày mới bó bầu nếu không sẽ bị nhiễm khuẩn mà chết khô cành.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu chủ động nguồn nước tưới có thể trồng sớm hơn, thậm chí trồng quanh năm. – Trồng dầy: Cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m. Một ha trồng khoảng 300 cây (vì phải chừa đường đi nội bộ). – Trồng thưa: Cây cách cây 6m hàng cách hàng 7m. Một ha trồng khoảng 210 cây. – Đất cằn cỗi nên trồng dầy, đất tốt nên trồng thưa. Hiện nay, người ta có xu hướng trồng dầy để tăng sản lượng và rút ngắn thời gian hoàn vốn, sau đó áp dụng phương pháp tỉa cành hay đốn tỉa bớt.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

– Đất bằng phẳng phải xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30 – 40cm (tùy nước thủy cấp ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 – 70cm. – Đất có độ dốc khoảng 5%, không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm. – Độ dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm. – Mỗi hốc có thể trộn: 0,5kg vôi bột, 1-3kg phân hữu cơ Better HG01 3-2-2. Hố trồng đào 50 cm x 50 cm x 50 cm, khi đào hố nên để riêng lớp đất trên mặt ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên, bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ Komix 1 kg, 150-250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.

4, Phân Bón Lót:

Bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ Komix 1 kg, 150-250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Mít Tố Nữ:

Dùng tay móc một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng thanh trà khoảng 2-3 cm, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2-3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó đặt vào hố trồng, lấp đất và rút bọc nilon ra. Dùng tay lấp và ém chặc lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang bằng với nền đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây. Sau khi trồng cần làm bồn đường kính khoảng 1 m để nước tưới không chảy ra ngoài. Trồng xong lấy cọc cắm, buộc thân cây vào cọc tránh gió lay gốc, nên buộc lỏng bằng dây nilon. Nếu trồng vào mùa mưa không cần che mát như sầu riêng hay măng cụt.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Mít Tố Nữ:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Chú ý chỉ tỉa cành tạo tán khi cây mít đạt chiều cao khoảng 1m trở lên, khi cây chưa cho trái tỉa cành 2-3 lần/năm. Cây đã cho trái tỉa cành 1 năm/lần vào thời điểm thu hoạch trái xong. Khi tỉa cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành tược, cành nhỏ mọc không đúng hướng, cành sâu bệnh. Giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên, chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 – 50cm, tạo thành tầng không quá 5 cành cấp 1. Tỉa bỏ bớt cành cấp 2, cấp 3… cho cây thoáng nhằm chống sâu bệnh và tăng năng suất.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Mít Tố Nữ:

+ Năm thứ 1: Sau khi trồng cứ 1-1,5 tháng bón phân 1 lần, bón cho mỗi gốc 100-150 g NPK(15:15:15), xịt bổ sung phân bón lá vi lượng như: number one hay Fetrilon-combi theo liều hướng dẫn, mục đích giúp cây có đủ dưỡng chất và chất vi lượng cần thiết khi bộ dễ chưa bén đất. + Năm thứ 2: lượng bón cho một cây là: 1,5-2,0 phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2. + Năm thứ 3: Cây bắt đầu cho trái kinh doanh, lượng phân tăng so với năm trước 0,5-1,0 kg/cây. Chia làm hai lần bón đầu và cuối mùa mưa. Trong thời gian quả đạt trọng lượng tối đa sử dụng phân bón gốc Kali sulphate (K2SO4), bón mỗi gốc 400-500 g, kết hợp với phân bón lá 0-52-34 hoặc 10-52-17 phun cho cây 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần như vậy trái sẽ chính tập trung, màu thịt quả vàng hơn vàng mùi vị thơm ngon hơn.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Mít Tố Nữ:

SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC CÀNH: Có tên Margronia, thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành. Xịt thuốc trừ sâu vào giai đoạn ra lá non, trái non như Cyperan 5 EC, 10 EC, Decis 2,5EC, Bian 40-50 EC, Basudin 50 EC. RUỒI ĐỤC TRÁI: Do loài dacus sp, đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái. Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Bao bọc trái hay xịt thuốc diệt ruồi như trebon 10 Nd, decis 25 ec… SÂU ĐỤC TRÁI: Gây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân, bị gây hại nặng nhất.Trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm. Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý. NGÀI ĐỤC TRÁI: Có nhiều loài gây hại khác nhau, chúng chích hút vào ban đêm ở giai đoạn trái chín. Cách phòng trị giống như sâu đục trái. RẦY, RỆP: Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ. Dùng các loại thuốc hóa học sau đây để trị rầy rệp khi điều tra có mật số cao: Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 ec…

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Cây mít cho trái rải vụ quanh năm, song vụ chính ở Đồng Nai vào tháng 6, 7. Thời gian từ lúc ra hoa đến lúc trái già khoảng 5 tháng, do đó có thể căn cứ vào màu sắc trái để thu hoạch. Trái mít già, các gai nở căng, chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng hoặc nâu nhạt, mủ lỏng và trong, vỗ kêu bồm bộp, để vận chuyển đi xa nên thu hoạch lúc trái già. Hiện ở Đồng Nai có nhiều giống mít cho năng suất cao như: mít Viên Linh, mít Thái, mít nghệ, mít tố nữ… Song, nông dân nên trồng giống mít nghệ trong nước được tuyển chọn qua các cuộc thi trái ngon, giống tốt hoặc những giống mít trong nước có phẩm chất ngon được nhiều người ưa chuộng, đồng thời thích hợp để chế biến, sấy khô đóng gói xuất khẩu.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————

Lan Nữ Hoàng, Cát Lan, Hoa Lan Đẹp

Giới thiệu chung về lan Cattleya

Đặc điểm của lan cattleya 

   Lan cattleya có hơn 60 loại  và được chia làm hai nhóm 

   Nhóm 1 lá, giả hành chỉ có một lá duy nhất ở đỉnh và chỉ ra có 1-2 hoa to, tròn rất đẹp

   Nhóm 2 lá, mổi giả hành có 2 lá ở đỉnh, có hoa chùm 5-7 hoa thành chùm hoa nhỏ hơn nhưng hương sắc cũng không kém so với nhóm 1 

   Lan Cattleya cũng đa thân, cây mang nhiều giả hành dự trữ nhiều chất dinh dưỡng và nước, nhưng giả hành mập và lùn hơn, rễ nhỏ và dài, mọc từ căn hành bám vào giá thể, cây phát triển theo chiều ngang. Lúc còn non có bẹ màu xanh bọc lại, lúc lớn các be khô và rụng đi. 

Điều kiện tăng trưởng và kỹ thuật chăm sóc lan cattleya

   Lan cattleya khá thích hợp với thời tiết ở Việt Nam nên được trồng và phát triển ở khắp nơi từ Nam ra Bắc, tuy nhiên mỗi vùng có cách trồng và chăm sóc khác nhau theo điều kiện thời tiết

   Lan cattleya có nhiều hành giả nên khả năng dự trữ nước rất tốt, vì vậy không cần tưới nước quá nhiều và thường xuyên cho cây, nên tưới nhỏ giọt hoặc phụ sương

   Lan Cattleya thích hợp với ánh sáng tán xạ. Nếu ánh sáng quá lớn lan sẽ bị cháy hoặc chuyển sang màu vàng, cây lùn, thấp và cứng nhưng thiếu ánh sáng quá sẽ làm cây yếu chậm ra hoa , hoa không đẹp

   Biểu hiện của một cây lan thừa ánh sáng là lá có thể bị cháy hoặc màu vàng, cây lùn thấp và rất cứng cáp. Ngược lại một cây thiếu ánh sáng, màu xanh lá cây đậm, dáng cây yếu đuối dễ ngã. Một cây Cattleya màu xanh nhạt ánh màu vàng hay tím là cây được trồng ở nơi vừa đủ ánh sáng.