Top 10 # Lan Vu Nu Moi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Vu Lan Kiếm – Cây Lan Thắm Tình Đất Võ

Khi chậu lan kiếm Vu Lan đạt giải 3 trong hội thi lan kiếm năm 2019 tại Đà Nẵng, tôi đã tự hỏi “phải chăng mắm đang lên ngôi?”. Với tôi, hành trình tìm hiểu câu chuyện đằng sau giải thưởng từ đó bắt đầu…

Công bằng mà nói, Vu Lan Kiếm là một cây kiếm đẹp toàn diện, dù chưa phải thuộc loại xuất sắc. Thân củ to, lá dày, bản lá thuộc dạng khá (trên 5cm một chút). Cần hoa dài, to, ngả xanh, thẳng, dày bông, phân hoa đều chỉnh chu nuột nà. Khuôn hoa cân đối còn vương chút màu mắm, cánh bầu thủy tiên, giữ khuôn bầu từ bông đầu tiên đến bông cuối cùng. Đầu lưỡi hoa có vệt bán nguyệt đỏ, tạo điểm nhấn ở trung tâm khiến bông hoa càng thêm rực rỡ.

Ngắm nhìn chậu kiếm Vu Lan sau hội thi với 20 thân, 10 măng đang phát mạnh, bộ lá giương vút khỏe khoắn, 4-5 cần hoa rủ xuống mềm mại đang bung nở những cánh hoa bầu tuyệt đẹp và thoảng hương thơm, nhiều người cảm thấy tiếc. Nếu hội thi lan kiếm tổ chức sau tầm 5-7 hôm, chậu kiếm đúng độ tỏa sáng hết cỡ còn có thể đoạt giải cao hơn nữa. Vậy đấy, ở đời đã hay còn cần chút hên để vươn đến đỉnh cao…

Chậu kiếm Vu Lan đạt giải 3 trong hội thi lan kiếm năm 2019 tại Đà Nẵng

Nhưng câu chuyện đằng sau chậu kiếm dự thi mới đong đầy kỷ niệm. Cách đây hơn 30 năm, một cô sinh viên quê Bình Định đã mang về khóm kiếm nhỏ như một món quà của núi rừng sau những ngày thực tập vất vả tại một nông trường thuộc tỉnh Gia Lai. Khóm kiếm đó đã đi cùng năm tháng với cô chủ, sau mấy lần chuyển nhà, lập gia đình, cho đến tận bây giờ. Dù bao lần cả nhà đi vắng, có lần đến vài tháng trời không có điều kiện chăm bẵm, khóm kiếm vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Và thật tuyệt vời năm nào khóm kiếm cũng trổ bông hai lần, một lần trùng vào dịp Vu Lan (rằm tháng 7) và một lần vào tháng 10 âm lịch. Khóm kiếm ấy hàng năm đến hẹn lại lên, trổ bông khoe sắc, nhắc cô chủ nhớ về bao bạn bè đồng trang lứa, về những ký ức ngọt ngào của một thời gian khó đã qua.

Khóm kiếm gia bảo đó không phải để bán. Chỉ nhờ cơ duyên vào đúng mùa Vu Lan cách đây hai năm, chủ nhân của chậu kiếm dự thi được cô chủ tặng lại cho vài thân kiếm như một món quà tri âm. Quí vật tìm quí nhân, đó là thời điểm cây kiếm được mang tên Vu Lan, bắt đầu được luyện rèn để tỏa sáng vào đêm hội thi lan kiếm 2019 tại Đà Nẵng, và trở thành cây kiếm bản môn trấn phái của các kiếm thủ đất Bình Định.

Bình Định vốn được mệnh danh là miền đất Võ, với phong cảnh hữu tình, nơi hồn thiêng sông núi tụ hội, đã sản sinh ra những đấng hùng anh vang danh sử sách mà đỉnh cao là Tây Sơn Tam Kiệt (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ), cùng những thi sỹ nổi tiếng như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu. Trong kiếm có thơ, trong thơ có kiếm… Bình Định còn nổi tiếng với ẩm thực phong phú, những món quà quê thưởng thức một lần nhớ mãi của những người con đất Võ đầy hùng tâm tráng khí và cũng đầy tình thương mến thương.

“Muốn ăn bánh ít lá gai Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi” Thâu rầu tạm biệt, chia li Ngừ dìa, kẻ ở bờ mi lệ trào” (“Con người Bình Định” – Thơ Vạn Thành)

Một mùa Vu Lan nữa lại sắp đến, đây là dịp để mỗi người chúng ta hướng lòng thành kính về cha mẹ, ông bà, những bậc tiên liệt hiển hách của quê hương; cũng là dịp để sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn giữa dòng đời hối hả, xô bồ. Và thời khắc đó có chậu kiếm Vu Lan thắm đượm tình người đất Võ đang khoe sắc tỏa hương bên thềm nhà – còn gì tuyệt vời hơn…

Tìm Hiểu Về Hoa Thủy Vu

Hoa Thủy vu là một loài hoa có vẻ ngoài xinh đẹp, tinh khôi, thanh lịch, duyên dáng. Đây là loài hoa thanh nhã biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết và đặc biệt là biểu tượng của gia đình “Sự trở về của hạnh phúc”

I. Tên gọi của Hoa Thủy Vu

Hoa Thủy vu có tên tiếng Anh là hoa Calla Lily

Bên cạnh đó nó còn có nhiều tên gọi khác nhau như hoa rum, hoa calla, hoa trumpet lily.

II. Nguồn gốc, đặc điểm, phân bố Hoa Thủy Vu

Hoa thủy vu có nguồn gốc từ Nam Phi, phát triển chủ yếu ở các vùng đầm lầy.

Cây hoa thủy vu có thân thẳng dài, trơn nhẵn và xanh mướt. Lá của nó cũng khá dài, bản to, có hình giống mũi tên, màu xanh đậm và bóng. Có cuống lá và mọc từ củ, gốc. Một số loài có đốm trắng ở trên bề mặt lá.

Mỗi gốc cây (củ) sẽ cho ra nhiều bông hoa. Hoa sẽ tàn trong vài tuần nhưng củ của nó thì sống được nhiều chục năm. Bông hoa thủy vu có hình dạng như các loa, nhưng khác với hoa loa kèn ở chỗ nó chỉ có một cánh và cuộn tròn lại. Cánh hoa mềm mại, nhẵn nhụn, dài khoảng 8-15cm. Có nhiều màu khác nhau, phổ biến nhất là: trắng, cam, hồng, tím hồng, đỏ hồng.

Hoa thủy vu thường nở và cuối mùa xuân.

III. Ý nghĩa Hoa Thủy Vu

Từ Calla trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là đẹp, lỗng lẫy, những cánh hoa trắng như tuyết dễ thương, những chiếc lá xanh to bản và nhất là mùi hương dịu. Vì thế nếu ai đó tặng bạn loài hoa này thì có nghĩa họ thấy bạn là một cô gái xinh đẹp. Hoa thủy vu trắng có vẻ ngoài giống như một cô gái đang mặc váy trắng, làm người ta liên tưởng đến các cô dâu xinh đẹp.

Ngoài ra, loài hoa này còn truyền tải thông điệp về gia đình là sự trở về của hạnh phúc. Gia đình vẫn luôn là nơi che chở và yêu thương ta. Gia đình là chốn bình yên để ta trở về, dù đi bất cứ nơi đâu, gia đình vẫn là nơi ta trở về hạnh phúc nhất….Đi để trở về…..

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Trinh Nữ Hoàng Cung, Ky Thuat Trong Cay Trinh Nu Hoang Cung

Kỹ thuật trồng cây

Cây Trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện được trồng rộng rãi ở nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippin, Campuchia, Lào. Việt Nam, Ấn Độ và cả ở phía Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào, sau được trồng ở các tỉnh phía Bắc. Trinh nữ hoàng cung là cây ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể chịu bóng một phần, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới, với nhiệt độ trung bình từ 22 – 27oC, lượng mưa trên 1500 mm/năm.

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Cây được tách ra khỏi cây mẹ và đã sinh trưởng độc lập gồm đầy đủ các bộ phận của một cây hoàn thiện đó là có rễ, thân, lá. Cây giống phải đạt chiều cao 20 cm trở lên, cây sạch bệnh (không có bệnh, sâu, mầm mống của sâu bệnh).

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Cây Trinh nữ hoàng cung thuộc loại cây trồng dễ tính, có thể trồng bất kỳ thời gian nào trong năm, chỉ cần cung cấp đủ ẩm cho cây. Tuy nhiên, thời vụ thích hợp nhất cho cây là trồng vào vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm). Khoảng cách trồng: 30 x 30 cm. Lượng cây giống: 75.000 cây/ha

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Chọn nơi đất không bị úng ngập vào mùa mưa kể cả úng tiểu mãn. Vạc bờ cuốc góc và làm sạch cỏ dại trước khi cày bừa. Cày sâu 20 – 25cm bừa nhỏ (theo kỹ thuật làm đất thông thường). Cắt luống theo hướng Đông Tây kết hợp với chiều thoát nước của đất vào mùa mưa: Vun luống còn rộng mặt luống 80cm, rãnh 40cm, chiều cao luống 25 – 30cm. Bổ hốc so le hoặc nanh xấu cây cách cây và hàng cách hàng là 40 x 40 cm.

4, Phân Bón Lót:

Bón lót 15-20 tấn phân chuồng mục/ha, bón theo hốc 300-400 kg lân super, 150-170 kg Kali Sunpát.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Trinh Nữ Hoàng Cung:

Cây trồng theo hốc đã được bón phân chuồng, trồng 2 hàng lệch nhau hay theo kiểu nanh sấu. Đảo đều phân và đất theo từng hốc, đặt thẳng cây giống vào chính giữa hốc đã được đào sẵn, lấp đất đều xung quanh cho kín bề mặt của thân giả khoảng 1 cm, ém đất xung quanh củ cây giống để cây khỏi bị lay gốc và để đế củ tiếp giáp với đất sẽ chóng đâm rễ hơn. Trước khi trồng cần cắt bỏ hết phần rễ của cây giống để kích thích việc ra rễ mới và cần cắt bỏ hết phần lá của cây giống chỉ chừa lại 1-2 cm, nhằm tránh sự mất nước tạo cho cây nhanh ra lá mới.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Trinh Nữ Hoàng Cung:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.  

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để cung cấp đủ ẩm cho cây và phát hiện sâu bệnh sớm để kịp thời xử lý. Cần định kỳ làm cỏ sạch ruộng, kết hợp xới xáo và bón phân thúc cho cây sau mỗi lần thu hái. Sau 1 5 ngày kể từ khi trồng cây con, ẩm độ đất trồng phải luôn luôn đảm bảo từ 75 – 80%. Sau thời gian trên, độ ẩm đất có thể thấp hơn (khoảng 60 – 65%). Thường xuyên thăm kiểm tra ruộng trồng, nếu phát hiện có cây con bị chết cần giặm lại cây mới để đảm bảo mật độ, khoảng cách trồng. Cuối năm thứ hai nếu có nhu cầu lấy cây giống thì bới gốc cây mẹ ra để tách lấy cây con đem làm giống.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Trinh Nữ Hoàng Cung:

Phân chuồng: 1500 – 3000 kg/sào (1000m2) (15 – 30 tấn/ ha) bón lót toàn bộ. Phân đạm và phân lân bón thúc sau khi trồng 45 ngày và bón kết hợp xới xáo sau mỗi lần thu hoạch dược liệu (4,5 lần /năm) 1 lần cách nhau 2 – 2,5 tháng. Tổng lượng phân là 160 kg đạm urê thị trường và 160 kg lân sunfat/ha/năm. Cuối năm bón quanh gốc cây lượng phân chuồng dùng cho năm sau để cây có điều kiện giữ ẩm, phủ ẩm gốc cây tạo điều kiện cho mùa xuân năm sau cây sinh trưởng phát triển tốt hơn.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Trinh Nữ Hoàng Cung:

Thường xuyên kiểm tra ruộng trồng Trinh nữ hoàng cung, nếu thấy có sâu non xuất hiện, mật độ sâu cao do sâu có thể gối vụ ta phải tiến hành phun thuốc. Cây Trinh nữ hoàng cung có sâu phá hoại chính là loài sâu ăn tạp (Brythys crini) phá hại từ tháng 4 -10 hàng năm, cao điểm tập trung phá hại của sâu vào những tháng giữa mùa hè nắng nóng xen với mưa lớn. Diệt trừ sâu hại: Ta có thể dùng các loại thuốc nội hấp hoặc thấm sâu thuốc thảo mộc (Fastac 5 EC, Tập kỳ, Thần tốc) cho hiệu quả diệt trừ sâu Brithys crini Fabricius rất cao, có thể đạt hiệu quả trên 90%. Tuy nhiên, tránh hiện tượng sâu gối vụ, ta nên phun nhắc lại 10-15 ngày/lần. Phun ướt cả 2 mặt lá và bề mặt luống. Phun vào ngày nắng, buổi chiều, khi cây đã khô sương. Nồng độ phun theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc. Nếu ít sâu, có thể dùng phương pháp bắt thủ công vào sáng sớm và chiều tối. Bệnh hại: Bệnh đốm đen, đốm cháy lá, mốc phấn trắng, vàng lá sinh lí nhưng mức độ gây hại không lớn. Có thể dùng thuốc phòng trừ là: TP – ZEP 18 EC có nguồn gốc từ thảo mộc phun theo hướng dẫn trên nhãn bao bì của nhà sản xuất. Dược liệu Trinh nữ hoàng cung là lá nên cần tuân thủ áp dụng đúng quy tắc về thời gian cách ly theo khuyến cáo của nhà sản xuất với từng loại thuốc bảo vệ thực vật mới được thu hoạch được liệu.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản: Thu hoạch đợt đầu tiên sau trồng 100 – 200 ngày (tùy theo tuổi của củ cây con trồng), thu hoạch đợt đầu có thể năng suất và chất lượng dược liệu chưa cao. Cây đủ tiêu chuẩn là trồng được 1 năm trở đi, thường khi cây có 6 -8 lá thật, kích thước lá dài 50 – 70 cm, rộng 10 – 12 cm, lá dày ta nên thu hoạch. Khi thu, để lại 2 – 3 lá ngọn. Khi cây đã được 1 năm tuổi trở đi, tùy thuộc điều kiện khí hậu thời tiết, chế độ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh có thể thu hoạch lá 1,5 – 2 tháng/lần. Chọn ngày nắng ráo, thu hoạch lá vào buổi chiều hôm trước hoặc buổi sáng hôm sau. Lá Trinh nữ hoàng cung sau khi thu về rửa sạch và sơ chế bằng cách chần qua nước sôi rồi rải đều trên dàn phơi cách mặt đất 1m có bạt nilon che mưa ở trên, di chuyển bằng ròng rọc. Sau 2 nắng, có thể phơi tiếp trên sân gạch hoặc sấy ở nhiệt độ 35-40oC đến khô, độ ẩm cho phép 12% là được.

9, Kinh nghiệm và Thị Trường:

Yêu cầu bao đóng gói: Phải nhất thiết đóng gói dược liệu bằng túi polyetylen loại dày khó rách, sau đó buộc chặt đầu bao bì để tránh không khí xâm nhập làm ẩm, mất mùi thơm, ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu. Yêu cầu của kho bảo quản: Kho phải được đặt ở nơi cao ráo, thoáng mát, có cửa thông thoáng, trang bị kệ sắt để đặt sản phẩm, kệ cách tường kho và cách sàn kho 20 – 30cm để tránh ẩm và mối mọt. Thời gian bảo quản dược liệu: Dược liệu khô đóng gói kỹ trong điều kiện kho bình thường, có thể bảo quản được 2 năm. Trong điều kiện bảo quản ở dược liệu ở kho lạnh thì thời gian bảo quản có thể kéo dài lâu hơn. Yêu cầu và điều kiện vận chuyển: Bao hàng đưa lên xe vận chuyển không được rách, tốt nhất ngoài đóng thêm 1 lớp bao tải để khi vận chuyển trên đường tránh rách nát, làm hỏng dược liệu. Xe vận chuyển là loại xe chuyên dụng, phải có bạt che mưa nắng an toàn cho dược liệu.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————

Lan Nữ Hoàng, Cát Lan, Hoa Lan Đẹp

Giới thiệu chung về lan Cattleya

Đặc điểm của lan cattleya 

   Lan cattleya có hơn 60 loại  và được chia làm hai nhóm 

   Nhóm 1 lá, giả hành chỉ có một lá duy nhất ở đỉnh và chỉ ra có 1-2 hoa to, tròn rất đẹp

   Nhóm 2 lá, mổi giả hành có 2 lá ở đỉnh, có hoa chùm 5-7 hoa thành chùm hoa nhỏ hơn nhưng hương sắc cũng không kém so với nhóm 1 

   Lan Cattleya cũng đa thân, cây mang nhiều giả hành dự trữ nhiều chất dinh dưỡng và nước, nhưng giả hành mập và lùn hơn, rễ nhỏ và dài, mọc từ căn hành bám vào giá thể, cây phát triển theo chiều ngang. Lúc còn non có bẹ màu xanh bọc lại, lúc lớn các be khô và rụng đi. 

Điều kiện tăng trưởng và kỹ thuật chăm sóc lan cattleya

   Lan cattleya khá thích hợp với thời tiết ở Việt Nam nên được trồng và phát triển ở khắp nơi từ Nam ra Bắc, tuy nhiên mỗi vùng có cách trồng và chăm sóc khác nhau theo điều kiện thời tiết

   Lan cattleya có nhiều hành giả nên khả năng dự trữ nước rất tốt, vì vậy không cần tưới nước quá nhiều và thường xuyên cho cây, nên tưới nhỏ giọt hoặc phụ sương

   Lan Cattleya thích hợp với ánh sáng tán xạ. Nếu ánh sáng quá lớn lan sẽ bị cháy hoặc chuyển sang màu vàng, cây lùn, thấp và cứng nhưng thiếu ánh sáng quá sẽ làm cây yếu chậm ra hoa , hoa không đẹp

   Biểu hiện của một cây lan thừa ánh sáng là lá có thể bị cháy hoặc màu vàng, cây lùn thấp và rất cứng cáp. Ngược lại một cây thiếu ánh sáng, màu xanh lá cây đậm, dáng cây yếu đuối dễ ngã. Một cây Cattleya màu xanh nhạt ánh màu vàng hay tím là cây được trồng ở nơi vừa đủ ánh sáng.