Top 5 # Lan Nghinh Xuân Hòn Hèo Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Lan Giả Hạc Hòn Hèo Nha Trang Hoa To Đẹp Rất Thơm

Hòn Hèo Nha Trang là địa danh thuộc xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa, cách Nha Trang 60 km về phía bắc. Lan giả hạc hòn hèo Nha Trang là một trong những mặt hoa xổ đẹp: độc đáo với màu tím nhạt hai bên má và môi, họng trắng tuyền và chiếc mũi đỏ rất lạ. Cặp mắt xước gọn gàng. Dòng lan này độc đáo với màu tím nhạt hai bên má và môi, họng trắng tuyền và chiếc mũi đỏ rất lạ. Cặp mắt xước gọn gàng tinh tế. Mùi thơm quyến rũ, hoa rất bền, lâu tàn. Ít bị sâu bệnh, thối nhũn. Thích hợp khí hậu nóng và lạnh. Giả hạc nói chung có khả năng chống chịu tốt. Lan giả hạc có tên là Dendrobium Anosmum, đây là một trong những loài lan đẹp, có hương thơm nồng nàn và là giống lan quý của rừng nhiệt đới. Lan giả hạc có mùi thơm dễ chịu. Hoa nở 7-10 ngày mới tàn, khi hoa tàn vẫn còn mùi hương. Tuỳ vào từng vùng miền mà giả hạc nó những đặc điểm và tên gọi khác nhau. Lan là giống cây có nguồn gốc từ rừng sâu. Tùy vào điều kiện môi trường rừng khác nhau mà các loại lan có sự thích nghi khác nhau. Để trồng và chăm sóc các loại lan nói chung được khỏe mạnh và ra hoa nở to đẹp bạn cần đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Với các yếu tố quan trọng nhất được nêu như ánh sáng, tưới nước, giá thể trồng, độ ẩm và chế độ bón phần cho cây. Với việc trồng và chăm sóc lan dù nghiệp dư hay chuyên nghiệp hoặc để kinh doanh thì việc chọn và thiết kế vườn trồng là khâu đầu tiên cũng là quan trọng nhất. Với người chơi lan bình thường: bạn có thể chọn những nơi cao ráo thoáng mát như sân thượng, mái hiên hoặc trên lan can đều trồng được loại lan này. Một chú ý bạn nên cân nhắc là với những ngôi nhà có vị trí này thường sẽ nóng và khô hơn do ảnh hưởng của kết cấu nhà bê tông. Nếu có thể bạn nên đặt thêm những chậu cây khác cao to để che bớt nắng và cung cấp độ ẩm trong không khí cho lan.

Chú ý đến việc thiết kế vườn trồng lan

Với những hộ kinh doanh lan thì cần thiết kế những khu vườn trồng lan chắc chắn và bền chống được cả gió bão. Bên trên khu vườn cần thiết kế thêm giàn che nắng bằng các loại lưới đen hai lớp để giúp cản bớt ánh nắng cho lan. Giàn đặt chậu làm bằng sắt, giàn treo làm bằng tầm vông hay sắt ống nước. Xung quanh vườn cần dựng hàng rào chắn chắc chắn hay rào bằng lưới B40. Thiết kế hàng trồng theo hướng Bắc Nam để vuông góc với dường đi của ánh nắng. Các chậu lan cần chọn cùng cỡ kích thước, cùng giống, cùng độ tuổi, bố trí theo từng khu vực để dễ chăm sóc. Nước tưới phải sạch, có rãnh nước dưới dàn lan để tạo khí hậu mát cho vườn lan. Nếu như mới trồng bạn nên trồng những loại lan dễ sống, phát triển mạnh và cho hoa nở lien tục. Một số loại lan dễ trồng bạn có thể cân nhắc chọn trồng đó chính là Lan vũ nữ, Lan Hồ Điệp, Lan Dendrobium vv. Những loại lan này dễ chăm sóc và ra hoa khá đẹp. Cây lan giống được trồng hiện nay thường được chọn bằng cách nuôi cấy mô hoặc tách mầm từ cây mẹ. Nhìn chung môi trường nuôi cấy mô phong lan thường ở nhiệt độ 22 – 27 độ C. Với cường độ ánh sáng phù hợp với từng loại và độ pH 5 – 7 Trước khi trồng hầu hết các giống lan nói chung đều cần phải xử lý qua bằng các dung dịch kháng khuẩn nấm bệnh và kích thích mọc rễ. Có thể khử trùng mô lan bằng Starner 20 WP cấy bằng Clorox hoặc Hipocloritcalci, bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng. Thường thì việc trồng và nhân giống lan bằng cách tách mầm có thể được tách từ các chậu lan lớn. Mỗi phần đế có từ 2-3 nhánh, Khi tách bạn sử dụng dao sắc khử trùng bằng cồn và cắt mầm. Sau đó bôi vôi vào vết cắt cho nhanh liền sẹo. Gía thể trồng lan hiện nay phổ biến nhất là từ gỗ lũa và chậu đát nung. Gía thể bên trong chậu có thể là than gỗ, xơ dừa, vỏ lạc hoặc dớn. vv. Khi chuẩn bị bạn cần đặt than gỗ chặt khúc với kích thước 1x2x3cm và phải ngâm rửa sạch rồi phơi khô. Xơ dừa xé nhỏ cho tơi bạn nên ngâm khoảng 1 tuần cho bớt lượng tannin và chất mặn đi. Vỏ dừa bạn nhớ chặt khúc nhỏ như than rồi ngâm qua nước vôi 5% để diệt sạch nấm bệnh. Ngoài ra cần chú ý là chọn lựa chậu trồng phù hợp với loại cây và nên chọn loại chậu đất nung có nhiều lỗ thoáng bên cạnh. Với mỗi loại lan khác nhau sẽ có những cách thức trồng khác nhau tuy nhiên sẽ có nhiều điểm chung. Nếu bạn sử dụng cây giống lan là loại cây cấy mô thì ngay sau khi mô lan đạt cao 4cm bạn nên chuyển ra ngoài và rửa sạch và để kê trên chậu nước mát cho cây con. Khi bạn trồng bạn tiến hành lấy xơ dừa bó xung quanh lan cấy mô và dùng dây nịt cuốn lại đặt lên trên đầu giàn. Sau khoảng 6-7 tháng trồng thì bạn chuyển cây sang chậu nhỏ. Lúc này cây đã có chiều cao 30cm và bạn tiếp tục chuyển sang chậu lớn để trồng. Sau mỗi lần chuyển chậu thì định kì 1 tuần bón phân cho cây một lần. Nếu trồng lan để chơi, lan lâu ngày ra hoa ít cần dỡ lan ra khỏi chậu, cắt bớt các rễ già và quá dài, chuyển sang chậu mới, thay giá thể mới, lan sẽ sinh trưởng tốt và ra hoa trở lại. Các loại lan nói chung nhiều loài dễ trồng dễ chăm sóc tuy nhiên cũng không hiếm loại cây khó trồng và tính khí khá đỏng đảnh. Đễ chăm sóc nếu chúng ta đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất đối với lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng. Có thể nói cường độ chiếu sáng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển và sinh sản của lan. Nếu thiếu nắng cây lan của bạn tuy vươn cao nhưng ốm yếu và nhỏ không mập và lá thường có màu xanh tối nên dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Nếu như quá thừa nắng thì cây dễ bị vàng lá và có nhiều vết nhăn. Hoa sẽ nở sớm và khi cây còn nhỏ thì hoa sẽ ngắn và kém phát triển. Tùy theo độ tuổi của cây lan mà chúng ta chiếu sáng cho phù hợp. Một số loại lan điển hình ít chịu nắng như lan Hồ Điệp có thể chịu được 30% nắng, Lan Cattleya chịu được khoảng 50% nắng và lan Vanda lá hẹp có thể chịu được khoảng 70% nắng. Việc chiếu sáng ánh nắng còn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển. Lan con từ 0 đến 10 tháng bạn chỉ cần chiếu sáng khoảng 50%, Lan nhỡ hơn từ ngoài 12 tháng đến 18 tháng có thể chịu ánh sáng được đến 70% và thời điểm ra hoa cần chiếu sáng nhiều hơn. Trong việc trồng lan thì việc bón phân cho lan là điều cần thiết đôi khi là bắt buộc đối với một số loại lan khó tính ưa dinh dưỡng cao. Một khi cây lan đủ dinh dưỡng lan sẽ phát triển xanh tươi, lá và giả hành sẽ to mập đồng thời hoa nở nhiều đều và đẹp. Theo nghiên cứu về dinh dưỡng của các loại lan nhìn chung lan cần cung cấp khoảng 13 loại chất dinh dưỡng khoáng và thuộc các nhóm, đa, trung và vi lượng. Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) và Canxi (Ca). Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl). Nếu trong quá trình trồng lan bị thiếu hoặc mất cân đối thì lan sẽ không thể nào phát triển tốt được. Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao, Hiện nay việc bón phân qua lá là việc làm hiệu quả và tốt nhất cho đa số các loại lan. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân và đạm thấp hơn. Lan có nguồn gốc trong rừng sâu nơi có nhiệt độ mát mẻ và độ ẩm cao nên việc tưới nước cho lan là điều cần thiết. Lan thiếu nước sẽ khô héo và giả hành sẽ teo lại . Nếu thừa nước thì cây sẽ bị thối đọt nhất là với những loại lan mọc sít nhau thành từng bụi một. Yêu cầu nguồn nước tưới cho lan không bị nhiễm phèn, mặn và những tạp chất. Độ pH tốt nhất cho lan khoảng 5-6. Khi tưới nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá. Đa số các loại lan khá ưa điều kiện thoáng mát và sạch sẽ. Lan cũng dễ bị nhiễm sâu bệnh và nhất là trong điều kiện chăm sóc kém và điều kiện môi trường không thuận lợi. Tùy thuộc vào từng loại sâu bệnh hại lan mà có biện pháp xử lý khác nhau. Những loại thuốc phun cho lan đều có liều lượng và nông độ phun được ghi trên nhãn mác bao bì sản phẩm.

Đón Tết Cùng Lan Nghinh Xuân

Trong số hàng ngàn loại hoa lan có một loại được gọi là nghinh xuân bởi hoa nở đúng vào dịp chào đón xuân mới. Lan nghinh xuân đẹp bởi mùi hương thoảng nhẹ, lại nở đúng dịp trời đất giao hòa trong tiết xuân sang nên được nhiều người ưa chuộng.

Đón Tết cùng lan nghinh xuân

“Bén duyên” với phong lan hàng chục năm nay, dường như càng chơi bác Phạm Văn Nhạc (phố Ngô Gia Khảm, Châu Sơn, TP.Phủ Lý) càng thêm mê mẩn bởi vẻ đẹp của loài hoa này. Những năm đầu chơi lan, bác Nhạc chỉ sưu tầm, chăm sóc những loài “dễ tính” (cát, vũ nữ, phi điệp, tam bảo sắc…), khi có chút kinh nghiệm, bác sưu tập thêm: quế, chồn, cáo, trầm vàng, trầm tím, kiều, giả hạc Pháp, giả hạc Đài Loan…

Bác Nhạc chăm sóc lan nghinh xuân.

Mùa nào, hoa nấy, mỗi loài đều có vẻ đẹp riêng nhưng riêng nghinh xuân với nét kiêu sa độc đáo cùng hương thơm thoang thoảng “hớp hồn” người thưởng thức được bác Nhạc ưu ái sưu tập nhiều hơn cả. Vừa cẩn thận kiểm tra từng kẽ lá những giò nghinh xuân chuẩn bị đón Tết bác Nhạc vừa giãi bày: Trong hàng nghìn loại lan, nghinh xuân là loại đẹp, hương thơm rất đặc biệt. Hoa nở đúng dịp xuân về nên có lẽ tên nghinh xuân bắt nguồn từ đó. Nghinh xuân rừng màu trắng tinh khiết điểm những đốm tím nhạt trên cánh hoa như những viên ngọc nên còn gọi là ngọc điểm, đai châu.

Hiện không chỉ có giống khai thác từ rừng người ta đã nhân giống nghinh xuân với rất nhiều màu sắc khác nhau, từ vàng, trắng, đỏ đến đốm đen trắng, phớt hồng…tất cả đều rất đẹp, hương thơm thoảng nhẹ vô cùng quyến rũ. Lan nghinh xuân có thể chơi được gần một tháng mới tàn chính vì vậy khi hết Tết hoa vẫn khoe sắc, đưa hương.

Để có một giò nghinh xuân hoa đẹp, dài, lá xanh xếp đều, khít, không đốm, không bị bỏ lá… đòi hỏi cả một quá trình chăm sóc hết sức tỷ mỷ, công phu. Tùy thuộc điều kiện mỗi gia đình mà có chế độ chăm sóc, phun tưới khác nhau, tuy nhiên phải bảo đảm yêu cầu khá khắt khe: ẩm nhưng không được ướt, thoáng gió nhưng không quá lộng, nhiệt độ 26-30oC. Lan nghinh xuân có thể ký trên thân cau, thân nhãn, gỗ lũa…

Để có một giò nghinh xuân đẹp, nở đúng Tết người trồng và chơi hoa phải có “bí kíp” bón phân, tưới, phòng trừ sâu bệnh hợp lý. Lan thường được tưới hai lần (sáng sớm và sau khi mặt trời lặn), tránh tưới lan khi trời đang nắng nóng. Lan nghinh xuân không chỉ để thưởng thức ngắm nhìn hoa mà người chơi còn ngắm nhìn, cảm nhận vẻ đẹp của thân, lá, rễ.

Chính vì vậy, để có thân, lá, rễ đẹp phải bón phân và định kỳ phun thuốc phòng chống sâu bệnh, nhiễm nấm. Mặc dù nghinh xuân “khó tính” và phải kỳ công chăm sóc nhưng với những người yêu lan thì chăm chúng lại là một thú vui.

Chị Nguyễn Thị Lâm (một người đam mê lan ở phường Trần Hưng Đạo, TP.Phủ Lý) cho biết: Dù không có vườn nhưng vì yêu vẻ đẹp thanh tao của nghinh xuân nên chị cũng cố tạo cho mình một khoảng vườn nhỏ trên sân thượng để có thể hằng ngày chăm sóc loại lan quý này. Vì sân thượng độ ẩm thấp, nắng nóng nhiều nên chị phải bỏ nhiều công sức để có được những giò nghinh xuân đẹp, khoe sắc đúng dịp Tết.

Chị tâm sự: “Mình chủ yếu chơi lan nghinh xuân cấy mô. Lan mô có nhiều màu sắc, hương thơm cũng không kém phần quyến rũ như nghinh xuân rừng. Chăm lan chẳng khác gì chăm con mọn, ngày nào cũng phải chú ý, chăm tưới, kiểm tra “sức khỏe” từng lá, thân, rễ…”. Để phòng bệnh cho cây, chị tưới lan bằng nước sạch, tưới lại sau mỗi trận mưa, thậm chí chế dung dịch riêng rồi thỉnh thoảng dùng khăn tẩm lau nhẹ nhàng cho từng lá. Nghinh xuân cũng có thời kỳ “nghỉ”, từ đầu tháng hai đến cuối tháng tư chỉ tưới ngày một lần và vào tháng Chạp thì không cung cấp dưỡng chất cho cây. Chưa kể, tùy thuộc thời tiết (hoặc tùy năm nhuận hay không) mà có sự điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ cho cây ra hoa đúng dịp đón giao thừa. Lan càng nhiều tuổi thì cho hoa càng đẹp, nhiều và dài. Có những Tết một cây lan nghinh xuân cho năm, bảy ngồng hoa, tuy nhiên để giữ cho cây khỏe chị phải cẩn thận tỉa bớt nụ, chỉ để 3 đến 5 bông là vừa.

Trên thị trường hiện đang bán rất nhiều loại lan đẹp nhưng có một giò nghinh xuân tự tay chăm sóc nở hoa đúng dịp đón chào năm mới cũng thật đáng quý và ý nghĩa. Không chỉ đem lại sự an lạc, vui vẻ, thư thái trong tâm hồn nhân dịp đầu xuân, việc chăm sóc cây, hoa còn nhắc nhở mọi người về tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống và giúp rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại để có được những thành công.

Lan Ngọc Điểm Rừng (Nghinh Xuân, Đai Châu)

Ngọc điểm có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea là một loài lan rừng thường được trồng phổ biến nhất, ra hoa vào dịp Tết nên được gọi là Nghinh xuân. Nghinh xuân hay Đai châu hay Ngọc điểm là loài lan có thể chia ra 3 nhóm tùy theo màu của hoa: trắng tuyền, đỏ tuyền, trắng có điểm tím (thường gặp nhất).

Vì có rễ lớn nên trồng ngọc điểm với chất trồng thật thoáng, trồng trong chậu đất không tốt bằng trồng trong giỏ gỗ hay khúc gỗ.

Nước tưới phải sạch, không dùng nước cứng. Không nên dùng phân chuồng.

1 Xử lý cây từ rừng về:

Phân loại lớn nhỏ sau đó cắt bỏ những lá hỏng và rễ hỏng) Xử lý nấm virus (bằng Kasumin 2L, Ridomil Gold, Afamil,…. có thể mua tại các quầy thuốc thực vật và phun theo đúng tỷ lệ trên nhãn của sản phẩm) Ngâm cây vào dung dịch,(nên ngâm nước một ngày với công thức: 1 thìa súp đường, 1 thìa cà phê phân bón 30-10-10, 10 + 1 viên thuốc tránh thai + 20 lít nước: Khuấy cho đều, ngâm cây trong 4 giờ, lấy ra để cho ráo nước. Buộc 3 đến 5 cá thể lại với nhau rồi treo ngược (ngọn xuống dưới gốc phía trên. luu ý: Che mưa cẩn thận tránh bị thối hàng loạt do cây mới hái có nhiều tổn thương.) Để khoảng 15 – 25 ngày trước khi bắt đầu ghép cây vào cội : Phun thuốc trị bệnh và sau 7 ngày thì phun phân để phục hồi bộ rễ

Ghép cây vào cội: ( chú ý mặc lưng -bụng có ảnh hưởng đến sự phân bố chồi hoa sau này).Luôn nhớ lan Ngọc Điểm thường mọc trên cây cao rất thoáng gió cho nên không ưa không khí tù hãm vì thế rễ cây không được ẩm ướt suốt ngày. Lan cũng không ưa bị quấy nhiễu hay thay chậu, cho nên cách trồng tốt nhất là cột vào miếng gỗ, miếng ngói hay vỏ cây hay trồng trong giỏ để phơi rễ ra ngoài

3 Các thời kỳ phát triển

Giai đoạn1: 1-3 tháng sau ghép: cần nhiều dưỡng chất để phát triển bộ rễ, nhiều đạm. Phun thuốc phòng trừ bệnh theo đinh kỳ và luân phiên thay đổi. Che ánh sáng 65- 70% Giai đoạn 2: 9 tháng sau ghép: Giai đoạn này cây xuất hiện 1 số bệnh (cần theo dõi vườn thường xuyên), phun phân và thuốc theo định kỳ. Giai đoạn 3: 15 tháng sau ghép: phun phân và thuốc theo định kỳ. Giai đoạn 4: trên 18 tháng: Cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất và thành phần khác cho cây

4 cách bón phân và chăm sóc

Ánh sáng: Tránh ánh sáng trực tiếp vì dễ làm cây bị cháy lá. Nhiệt độ: phát triển tốt nhất là 20 – 30 độ C. Nên tưới nước 1 lần/ngày, thường là vào buổi sáng và chiều mát để giữ cho cây có độ ẩm thích hợp. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột thì không nên tưới ngay mà để cách 1 – 2 ngày sau để cho cây thích hợp với môi trường mới. Cứ 7 ngày thì tưới phân một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nên tưới qua nước một lần, sau đó 10-15 phút thì tưới phân để cây hấp thụ tốt hơn. Với cây lan con hoặc cây mới ghép nên dùng phân NPK: 30-10-10. Lan trưởng thành dùng NPK: 20-20-20. Khi thấy cây nhú hoa thì dùng NPK: 6-30-30 để cho hoa mập hơn, bền và tươi hơn. Hằng tháng nên phun thuốc phòng sâu bệnh, nấm.

-Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 10 độ C, cây không phát triển, nụ sẽ bị hỏng, vì vậy cần chuyển cây đến chỗ ấm hơn hoặc có biện pháp che chắn. -Lan ngọc điểm có thời gian nghỉ từ 1-2 tháng sau khi ra hoa, vì giai đoan nghỉ cây không cần cung cấp dưỡng chất, nếu như không chú ý thì có thể gây lãng phí phân và dưỡng chất và có hệ lụy đến sau này. (cây nghỉ bắt đầu từ tháng 2 al đến hết tháng 3 al).

5 Thời kỳ ra Hoa

Tháng 11 âm lịch: Chồi non của lan Ngọc Điểm 1 -2 cm Giai đoạn này cần theo dõi sự phát triển của chồi hoa, đồng thời, theo dõi bệnh, nấm, nhện, kiến…. Thông thường Ngọc điểm nở hoa vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân và vào dịp Tết Nguyên Đán. Khi thấy lan ra nụ, hãy phun nước hoặc tăng thêm độ ẩm hoặc tưới sơ qua. Muốn lan nở sớm hơn hãy tăng thêm nhiệt độ hay là mang vào trong nhà để dưới ánh đèn, nhưng cần thoáng gió và độ ẩm. Nếu muốn lan chậm nở hãy mang vào chỗ rợp mát, vào phòng lạnh hoặc để nước đá ở gần, nhưng đừng cho vào gốc hay để rễ chạm vào.

Những Loại Hoa Lan Tết Nghinh Xuân Hot Nhất Cho Năm Mới

Lan Hồ điệp – loại hoa lan Tết số 1

Nếu muốn có một chậu hoa lan Tết, bạn hãy chọn mua lan hồ điệp. Hoa lan hồ điệp không chỉ mang đến tài lộc, may mắn và sự giàu sang cho gia chủ mà loài hoa này còn rất lâu tàn nên thích hợp để chơi dịp Tết. Khi tưới cây, bạn không lên phun nước lên hoa và không để hoa ở ngoài năng thì có thể giữ hoa tới 2 tháng.

Chơi Tết bằng hoa địa lan là một trong những thú chơi được đánh giá là sang chảnh nhưng cũng được rất nhiều người ưa chuộng. Tính ra, địa lan có đến cả vài trăm loài và tùy thuộc từng giống khác nhau mà giá địa lan dao động từ khoảng 300.000 đồng/cành đối với dòng lan phổ thông cho tới khoảng 1-2 triệu đồng đối với dòng lan cam lửa hay lan vàng hoàng hậu.

Một chậu địa lan đẹp để chơi Tết thường có giá từ 5 – 10 triệu đồng. Khi chọn địa Lan bạn nên chọn loại có bẹ lớn, lá cây xanh và mướt, cánh hoa đều nhau, không dập nát.

Địa Lan – hoa lan Tết sang chảnh

Lan rừng

Lan rừng cũng là một trong những loại hoa lan Tết rất được ưa chuộng. Hiện nay, có khá nhiều dòng lan rừng, từ loại Ngọc Điểm (Nghinh Xuân) cho tới Giáng Hương, Giả Hạt hay Lan Hài… Đây đều là những loài hoa có khả năng chống chọi với mọi điều kiện thời tiết và thường nở nhiều hoa vào dịp Tết.

Lan Ngọc Điểm

Lan Ngọc Điểm cũng được xem là loài hoa lan Tết nghinh xuân rất được yêu thích. Thực chất đây là giống lan rừng và có hoa rất đẹp. Nếu được chăm sóc tốt thì Ngọc Điểm sẽ rất nhanh ra hoa.

Sở dĩ được gọi là lan hài vì hoa của chúng có hình giống chiếc hài, màu sắc của hoa cũng rất lạ. Giống lan này có cánh hoa rất to, thường khoảng từ 8 đến 10 cm. Đây cũng được xem là một trong những loại hoa lan chơi Tết rất được săn lùng.

Đúng như tên gọi, lan vũ nữ với bông hoa có dáng hình như một người thiếu nữ đang khiêu vũ.

Giống hoa lan Tết này thường được dùng để làm đẹp ở ban công, sân vườn hay thậm chí là trong nhà. Nhiều người còn mua Lan dendro để làm quà tặng.

Dreno – hoa lan Tết cho năm mới thêm màu sắc

Tin Liên Quan