Top 9 # Lan Kiếm Đỏ Cao Bằng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Kiếm Jindamanee – Cây Kiếm Lưỡi Đỏ Thái Lan

Trong các cây kiếm lưỡi đỏ Thái lan, cây kiếm Jindamanee từ lâu được người Thái gọi là cây số 1 (mặc dù sau này xuất hiện cây đẹp không kém, ví dụ cây Suriya), và đông đảo kiếm thủ Việt cũng công nhận như vậy. Cái tên Jindamanee có nghĩa là Ngọc thiêng/Ngọc quí (wishful/precious gem, trong tiếng Phạn là Cinimati là viên đá linh thiêng có thể biến mọi điều ước thành sự thật, mà chúng ta hay thấy trong các tranh, tượng Đức Phật cầm ở tay trái…)

Điểm đặc sắc nhất của Jindamanee nằm ở cái lưỡi đỏ vươn cong mềm mại, tròn rộng và liền bệt rất hấp dẫn. Cây càng khỏe, đủ lực thì mức độ liền màu của lưỡi càng cao, thậm chí đạt ngưỡng rực đỏ toàn phần. Khuôn hoa cân đối chỉnh chu, cứng cáp, không bị bẻ hay cụp. Cánh hoa không sạch hoàn toàn nhưng đượm màu vàng rất sáng, cùng với trụ nhụy sạch. Khi mới nở cánh hơi bầu, bông về sau ít bầu. Hoa có hương thơm thoang thoảng, ngọt dịu. Phân hoa đều, cây đủ lực thuần chậu có thể cho cần hoa 25-30 bông. Nhìn tổng thể, hoa Jindamanee tươi thắm cho vẻ đẹp quí phái, lãng mạn, tràn sức sống của tuổi trăng tròn, không hổ danh là cây kiếm lưỡi đỏ số 1 Thái.

Xét về thân thủ Jindamanee thuộc dạng trung bình khá. Bản lá dao động trong khoảng 3,5-5,5cm (chưa thấy cây có bản lá 6cm). Lá hơi mỏng và dài, nếu nuôi thuần ở Việt Nam lá sẽ dày hơn, cứng hơn, nhưng vẫn bị võng. Gần đây có loại lá ngắn được các bạn Thái luyện rèn, cho thân thủ vững chãi hơn. Jindamanee khi đưa từ Thái về có cả loại lá sần và lá láng (giá rất khác nhau). Một ưu điểm của Jindamanee là đẻ khá khỏe nếu so với nhiều cây đột biến rừng Việt.

Do lưỡi hoa quá đẹp, khác biệt với các cây semi-alba hoặc alba khác, nên cây Jindamanee thường được các nhà vườn dùng để lai tạo (ví dụ lai với cây Taiwan Original, Taiwan Gold…) với hy vọng xổ được các cây lai mới xuất sắc, nếu may mắn thừa hưởng tính trội (về lưỡi hoa) của Jindamanee và tính trội (về thân thủ, bông bầu…) của cây còn lại trong cặp lai.

Jindamanee dễ thích nghi với điều kiện nuôi trồng ở Việt Nam, kể cả với thời tiết lạnh ở miền Bắc. Tuy nhiên để cây phát triển tốt nhất cần có chút lưu ý (tương tự như với nhiều cây khác). Dùng giá thể thoáng, mùa đông tránh gió bấc và mưa dài trực tiếp, giảm tưới nước, không để cây bị úng hay quá ẩm dễ nhiễm bệnh, khi trời quá rét không nên tưới để tránh bỏng lạnh; mùa hè cần tránh nắng chiếu trực tiếp…

Cây Jindamanee (giống chuẩn) được chuyển về Việt Nam cách đây tầm 3-4 năm, lúc đó Jindamanee có giá bán vượt trội so với cây Hoàng Long. Hiện tại, phong trào chơi kiếm Việt đang lên, nhưng Jindamanee vẫn có chỗ đứng xứng đáng trong vườn của nhiều kiếm thủ, bởi vẻ đẹp đẳng cấp của cây kiếm lưỡi đỏ số 1 Thái là không thể phủ nhận…

Kiếm Đỏ Thái, Bán Kiếm Đỏ Thái Tại Hà Nội

Hoa Lan Kiếm Đỏ Thái là cây gốc rừng được nhân mô và nhập từ Thái Lan.

Cây có hoa màu tím đỏ lưỡi đỏ, cánh bầu và có hương thơm nhẹ.

Dòng lan rất nhiều người ưa chuộng vì đặc tính rất dễ trồng, dễ ra hoa, siêng hoa…

Hiện tại giá thành cây cũng rất hợp lí và cũng rất đáng để sưu tầm vào vườn hoa của nhà bạn.

Một số loài cùng dòng như kiếm Tiên Vũ, kiếm Huế,…

Hình Dáng Cây Lan Kiếm Đỏ Thái

Hình Dáng Thân: Cây Lan Kiếm Đỏ Thái là hoa lan dễ trồng và dễ chăm sóc được sống ở vùng độ ẩm cao nên thân cây sẽ phình ra và cao khoảng từ 5-8 cm(có thể cao hơn tùy thuộc vào vùng khí hậu trồng cây). Thân cây phình ra rộng khoảng 3-5cm. Thân cây lúc mới ra mầm thường có màu xanh tuyền, xanh vàng, mép lá xanh tím và có thể có sọc trắng mờ dọc theo thân. Khi mới ra mầm cây chưa có thân thì thường mỏng và màu có thể khác 1 chút. Đến khi cây bắt đầu trưởng thành thân cây mới bắt đầu phình ra.

Hình Dáng Lá: Cây hoa lan Kiếm tuy có thân nhỏ và bé nhưng bộ lá lại to và dài hơn nhiều.

Cây có đủ nắng lá sẽ to và ngắn hơn những cây nuôi trong vườn mát và thiếu ánh sáng. Thường cây đến gần cuối năm sẽ ngừng phát triển và đợi đến mùa ra hoa.

Cây khá dễ nhận biết vì trong dòng kiếm loại này thân lá nhỏ và dài nhất.

Rễ cây: Rễ cây thuộc loại rễ chùm, đầu rễ thường có màu trắng trong và màu trắng tím. Thân rễ thường có màu trắng ngà và ít khi có màu khác. Với khí hậu nóng và không lạnh thì rễ mọc quanh năm, còn nếu có mùa đông rễ cây sẽ ngừng phát triển hoăc phát triển rất chậm.

Cây ra rễ ở gốc, rễ cây bắt đầu ra sẽ có rất nhiều đầu rễ sau đó theo năm tháng sẽ dài ra và tiếp tục ra nhiều rễ phân nhánh con bám vào chất trồng để đi tìm hơi ẩm.

Loại này rễ cây cũng hay mọc ngược lên trên mặt giá thể để hút hơi ẩm và khí.

Đặc Điểm Sinh Học Cây Lan Kiếm Đỏ Thái

Mùa nở hoa: Mùa hoa của cây dải rác quanh năm và thường chủ yếu vào từ tháng 2 đến tháng 4.

Cần hoa và bông hoa: Hoa dạng chùm và mọc ra và rủ luôn xuống đất rất mềm mại. Cần hoa mọc ra ngay ở mắt thân cây và thường sát gốc có chiều dài khoảng 40-90 cm và to khoảng từ 0,3-0,5 cm. Cần hoa rất quan trọng vì cần to thì hoa sẽ to, dày, dài và rất nhiều bông .

Độ dày hoa phụ thuộc cách trồng cây khác nhau, thường cần hoa ra ở thân tơ và trưởng thành trong năm. Hoa mọc rất đều trên cần, thường mỗi cần sẽ có từ 15-25 bông hoa. Mỗi bông hoa có đường kính từ 3-6cm (có thể to hơn do tình trạng cây nhưng rất ít thấy).

Màu Sắc và Hương Thơm: Hoa Lan Kiếm Đỏ Thái có màu tím đỏ, 5 cánh hoa màu đỏ đậm, môi hoa trắng chấm đỏ vàng.

Độ bền của hoa khoảng 10-15 ngày nếu ở trong điều kiện nóng và khô, cũng có thể lên đến đến khoảng 30 ngày nếu thời tiết mát mẻ .

Điều Kiện Để Cây Lan Kiếm Đỏ Thái Phát Triển Tốt

Hoa Lan Kiếm là loại hoa lan rất dễ trồng nhưng điều kiện tốt nhất là ưa ẩm và thoáng gió. Ánh sáng từ 20-50% và độ ẩm trong không khí 70%-80% là cây phát triển tốt. Bạn chỉ cần có 1 khu vườn nhỏ với có ánh nắng khoảng 3h đồng hồ trở lên.

Độ ẩm phù hợp để trồng và nuôi cây thì có thể tạo ra bằng cách đặt những khay nước phía dưới dàn để tạo độ ẩm cho vườn. Nếu vườn không ít gió hoặc hoàn toàn không có thì nên lắp một chiếc quạt thông gió vừa giúp thông gió vừa làm mát cho cả vườn.

Tuy nhiên vì cây rất dễ trồng nên cũng có thể chịu hạn và nắng rất tốt.

Cách Trồng Cây Lan Kiếm Đỏ Thái

Khi mua cây Hoa Lan Kiếm về cần làm những bước sau:

Chuẩn bị giá thể trồng cây: Giá thể trồng cây có thể trồng bằng đất, chấu hun, vỏ thông, sỏi nhẹ, xơ dừa…quan trọng nhất là giá thể cần phải sạch.

Tách cây ra khỏi chậu: Khi nhổ cây ra khỏi chậu cần làm sạch bộ rễ, sau đó để khoảng 5 phút thì tách cây ra và cắt hết những rễ bị khô hoặc bị sâu bệnh sau đó chuyển sang chậu mới.

Trồng cây: Trồng cây vào chậu phải đặt thẳng để ngọn cây hướng lên trên giúp cây quang hợp tốt. Giữ cho gốc thật chắc phòng khi ra rễ chạm vào giá thể rễ không bị lung lay khiến bị thui rễ. Thường thì trồng vào chậu phải trồng nổi thân. Không nên trồng chìm củ vì sẽ rất dễ gây bị bệnh và bị thối.

Giữ được độ ẩm tốt để cây ra rễ nhanh giữ chặt gốc. Loại này thường trồng bằng giá thể vỏ thông trộn lẫn sỏi nhẹ thì giá thể sẽ nhẹ và cây cũng phát triển tốt nhất.

Vì đặc tính cây rất dễ trồng nên việc lựa chọn giá thể để trồng cây cũng rất dễ ràng.

Chăm Sóc Cây Hoa Lan Kiếm Đỏ Thái

Lượng sáng:

Vì lượng ánh sáng cần cho cây Hoa Lan Kiếm là khoảng 20%-50% nên để cây phát triển tốt nhất chúng ta dùng lưới che nắng. Hiện nay có rất nhiều loại lưới dùng để che nắng cho hoa lan được sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu như của Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc…

Khi mới trồng cây(cây chưa thuần) ánh nắng hợp lí cho cây khoảng dark 700-800 light tức là khoảng 20% ánh nắng khi nhiệt độ ở trên 30 0 c và 30% ánh nắng khi nhiệt độ ở dưới 30 0 c.

Khi cây thuần tức là chúng đã bám rễ và khỏe mạnh, bạn chỉ cần để cây dưới lượng ánh nắng trung bình là khoảng 20% là cây có thể phát triển khỏe mạnh quanh năm.

Tưới nước:

Quan trọng nhất là tưới nước để cây đủ ẩm vừa đủ độ sạch lá để cây quang hợp tốt, giá thể thông thoáng để bộ rễ phát triển mạnh, ít nhất mỗi ngày phải tưới 1 lần trời nắng nhiệt độ ở dưới 30 0 c và tưới 2 lần khi nắng nóng khi nhiệt độ ở trên 30 0 c.

Đối với cây trong chậu thì nên trồng loại giá thể thoát nước tốt để cây ko bị úng dễ gây ra sâu bệnh. Nhưng cũng phải chọn loại giá thể vừa thoát nước nhưng vẫn giữ được độ ẩm để cây phát triển tốt

Chú ý không nên tưới mạnh quá khiến lá cây và thân cây bị dập hoặc tổn thương rất dễ gây bệnh cho cây. Tốt nhất dùng vòi nhiều chế độ để thay đổi khi tưới xa hoặc gần và mua 1 chiếc máy đo nhiệt độ,độ ẩm cho vườn.

Điều kiện để cây Hoa Lan Kiếm Đỏ Thái ra hoa:

Dù cây trồng đã thuần hay chưa thì chỉ cần đáp ứng đủ độ ẩm, ánh sáng, lưu thông gió để rễ cây phát triển tốt. Và đặc biệt khi cây ra mầm phải chăm sóc tốt để cây phát triển hơn thì cuối năm cây trưởng thành mới có thể ra hoa được. Nên để cây ra chỗ thoáng gió giúp cây hấp thụ ánh nắng và phát triển để cây ra hoa bình thường.

Cây lan Kiếm cũng có thể ra hoa do bị sốc nhiệt hoặc tách từng thân rời. Tuy nhiên hoa cũng sẽ không được đạt như những cây trồng ổn định khỏe mạnh.

Thời điểm bón phân cho cây Hoa Lan Kiếm Đỏ Thái

Bón cho cây vào thời điểm cây đã và đang phát triển bộ rễ, có thể dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá. Bón phân cho cây quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa phát triển mạnh về lá và thân giúp cho cây khỏe mạnh và nhanh lớn vào dịp đầu năm chúng tích lũy đủ lực để phát triển.

Những tháng mưa nhiều nên dừng bón vì nước mưa đã có rất nhiều chất thúc đẩy cây phát triển tốt. Những tháng còn lại để giữ cho cây phát triển đồng đều tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật.

Thời điểm phun thuốc phòng và trừ bệnh cho cây Hoa Lan Kiếm Đỏ Thái

Để cây hấp thụ thuốc tốt nhất thì nên phun vào buổi chiều mát và không có mưa. Nếu cây nuôi miền bắc thì mùa nóng nên bón ít phân và bón vào buổi chiều. Mùa Thu, Đông và mùa Xuân thì nên bón vào buổi sáng vì thời tiết đã mát và dễ chịu hơn.

Phun phòng bệnh thì mỗi tháng nên phun một lần để phòng bệnh cho lan. Vào những tháng mưa nhiều nên phun liên tục từ 10-15 ngày 1 lần. Khi thấy thời tiết sắp mưa dài ngày là phải phun trước phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh.

Cách bảo quản hoa của cây Hoa Lan Kiếm Đỏ Thái

Hoa Lan Kiếm muốn nở nhanh thì để vào chỗ độ ẩm cao, tránh mưa, kín gió, thắp đèn để ánh sáng suốt cả ngày và đêm để cây hoa phát triển nhanh hơn. Tưới nước và phun kèm phân để thúc đẩy cây hoa phát triển.

Còn muốn giữ hoa lâu tàn nên để vào chỗ độ ẩm lớn tránh mưa, làm giảm ánh sáng, tưới nước ít hơn và không phun phân thuốc. Khi tưới nước tránh tưới vào hoa, nên tưới vào xung quanh để cây dùng rễ và lá hấp thụ hơi nước.

Kỹ Thuật Nhân Giống Lan Kiếm Bằng Cách Tách Nhánh

Đối với người yêu lan thì khi nói đến Lan Kiếm (cymbidium) người ta sẽ liên tưởng ngay đến loài hoa mang vẻ đẹp kiêu sa, tinh khiết và thanh tao. Loài hoa mang trên mình màu sắc đa dạng, hương thơm cuốn hút và để lại ấn tượng sâu sắc cho người thưởng thức.

Kỹ thuật nhân giống Lan Kiếm bằng cách tách nhánh

Hiện nay, ở nước ta diện tích trồng Lan Kiếm còn khá khiêm tốn. Trong số hầu hết các vườn trồng lan thì Lan Kiếm chỉ chiếm chừng 10% số lượng, số còn lại chủ yếu là phong lan rừng và phong lan nuôi trồng công nghiệp với tỷ lệ lần lượt là 30% và 60%. Tuy nước ta sở hữu một số loài Lan Kiếm bản địa có giá trị như: Thanh Ngọc, Hoàng Vũ, Thanh Trường, Đại Mặc, Trần Mộng, Tứ Thời hay Bạch Ngọc đại Kiều, Tiểu Kiều…nhưng việc nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng công nghiệp hóa Lan Kiếm còn rất chậm nên các loài hoa này hiếm, nên có giá bán khá cao. Ví dụ như một chậu Lan Kiếm Thanh Ngọc (5 thân, 3 ngồng hoa) có giá bằng 100 chậu phong lan Hoàng Thảo lai, hoặc 50 chậu phong lan hồ điệp lai.

Nắm bắt được nhu cầu chơi Lan Kiếm ngày càng tăng, các kỹ sư của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh đã nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Lan Kiếm bằng phương pháp tách nhánh nhằm tạo ra được những chậu Lan Kiếm đẹp, xanh tươi với tỷ lệ sống cao. Sau đây xin giới thiệu đến quý bạn đọc các bước nhân giống Lan Kiếm bằng phương pháp tách nhánh.

Bước 1: Chuẩn bị cây mẹ và dụng cụ cần thiết – Chuẩn bị cây mẹ: Chọn cây mẹ trên 3 năm tuổi, cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại và ít bị tổn thương cơ giới. Cây cần có ít nhất 5-6 nhánh trên 1 chậu hay 1 khóm. – Chuẩn bị dụng cụ: + Dụng cụ cơ bản: Dao, kéo cắt, thuốc sát trùng… + Chậu trồng: Dùng chậu có kích thước 14x20x20cm (đường kính đáy x đường kính miệng x chiều cao). Có thể dùng chậu nhựa cứng, chậu sứ, chậu đất nung… + Giá thể: Có thể sử dụng nhiều loại giá thể khác nhau như đất ao bùn, dớn cọng + đá sỏi hoặc vỏ lạc + vỏ thông + đá sỏi. Về kích thước: dớn cọng (1,5x2cm); đá sỏi (1x2cm); vỏ lạc (đập nhỏ) ; vỏ thông (2×2,5cm). Ngoài ra, có thể bổ sung các loại phân chuồng ủ thật kỹ để trộn lẫn với các giá thể để trồng lan, mức trung bình khoảng 250-300gr/chậu. Bước 2: Kỹ thuật tách nhánh – Thời vụ tách nhánh: Thời điểm thích hợp là tách vào vụ xuân (khoảng trung tuần tháng 3). – Các bước tách nhánh: 1. Gỡ bỏ một phần giá thể trên bề mặt chậu lan. 2. Hơi nghiêng chậu, dùng tay vỗ mạnh xung quanh thành chậu cho giá thể bong ra khỏi thành chậu. 3. Khi bộ rễ đã long ra nhẹ nhàng rút cả khóm lan ra khỏi chậu. 4. Dùng kéo nhọn, cắt bỏ các lá vàng, rễ già, rễ khô. 5. Loại bỏ củ già bị thối và ngâm toàn bộ cây lan vào dung dịch thuốc trừ nấm như Ridomil Gold 68WPG (nồng độ 2g/1 lít nước) trong vòng 5 phút, sau đó để ráo trong 1-2 giờ. Sau đó ngâm lại vào dung dịch Trimix – DT 500G với nồng độ 20g/10 lít nước trong vòng 10 phút, sau đó lại để ráo. 6. Dùng dao hoặc kéo cắt thành từng khóm. Thông thường tách mỗi khóm lan 2-3 nhánh để cây có thể phát triển tốt nhất. Ngoài ra cũng cần chú ý vị trí cắt đoạn thân ngầm sao cho ít làm tổn thương đến nhánh cây. 7. Bôi thuốc sát trùng vào vết cắt. 8. Để cây lan mới tách vào chỗ râm mát trong vòng 1 ngày thì tiến hành trồng lại. Bước 3: Kỹ thuật trồng cây tách nhánh 1. Rửa sạch chậu trồng, để ráo. 2. Lót dưới đáy chậu 1 lớp xỉ than, than củi to hoặc mút xốp… 3. Rải 1 lớp giá thể trồng dày 5-10cm ở đáy chậu. 4. Đặt khóm lan vào chính giữa chậu. 5. Cho giá thể chèn nhẹ nhàng xung quanh bộ rễ của khóm lan. 6. Sau khi trồng xong, tưới đẫm, sắp xếp, đặt cây vào vị trí ổn định, duy trì đủ ẩm và tránh nắng trực tiếp. Yêu cầu của khóm lan sau khi trồng phải đảm bảo giá thể ngập rễ và củ nổi lên trên giá thể, tránh để củ ngập trong giá thể, dễ bị thối do nấm bệnh. Bước 4: Chăm sóc cây sau tách nhánh – Phun phân: Sau trồng cần tiến hành pha 5ml/10 lít nước B1, 5 ngày phun/lần để kích thích ra rễ nhanh. – Tưới nước: Sau 15 ngày trồng tưới trực tiếp vào gốc bằng vòi phun mưa cho đến khi đạt độ ẩm mong muốn. Độ ẩm của vườn lan tốt nhất là 70-85%. – Ánh sáng: Cường độ chiếu sáng cho giai đoạn này 12.000- 15.000lux. – Bón phân: Sau 1 tháng dùng phân bón lá NPK 30:10:10, xen kẽ phân NPK có tỷ lệ 20:20:20 pha với tỷ lệ 5g/10 lít nước, định kỳ tưới 5 – 7 ngày/lần. Ngoài ra trong giai đoạn này cần theo dõi và phát hiện kịp thời bệnh thối rễ (do nấm Fusarium sp.) cho cây. Phòng trừ bằng cách vệ sinh đồng ruộng, cách ly cây bị bệnh và phun thuốc Aliette 800WG pha với nồng độ 20g/10 lít nước. Lưu ý: Khi khóm lan ra rễ mới, bật mầm, củ giả căng tròn trở lại (sau khoảng 3 tháng) thì có thể xuất vườn. Lúc này cây được đưa ra vị trí có nhiều nắng hơn và chăm sóc bình thường.

Lan Kiếm – Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Kiếm

Với vẻ đẹp tao nhã và thanh cao. Mỗi khi lan kiếm bung tỏa nở hoa sẽ tạo ra hương thơm dịu dàng dễ chịu và biến không gian trở nên đẹp mắt độc đáo.

Một số giống địa lan kiếm được yêu thích hiện nay

Địa lan kiếm có khá nhiều loại khác nhau nhưng loại lan được nhiều người yêu thích đó là Mặc lan xuân, loài hoa này thường cho những bông hoa xinh đẹp vào mùa xuân. Cây lan có thân củ với hình bầu dục, rễ to và khỏe, lá dày, bóng với hình lưỡi kiếm. Hiện nay, mặc lan xuân hoa xanh và hoa vàng là hai giống lan được trồng phổ biến và ưa chuộng nhất.

Nói về chủng loại thì loai địa lan kiếm cũng được chia ra khá nhiều loại khác nhau. Có loại hoa to hơn và màu sắc đẹp, có loại phần lá to hơn và phần củ hình bầu dục vv

+ Thanh ngọc: Loại lan kiếm này có tên khoa học là Cym. Sinense. Đây là loại hoa đẹp và có phần lá hơi nghiêng và cong. Phần đầu mỗi lá có rang cưa và có màu hơi sẫm màu. Khi nở hoa của chúng có màu xanh trong khá đẹp và hương thơm đậm.

+ Thanh Trường: Loại lan kiếm này có lá màu xanh đậm với phần đầu lá mọc hơi cụp xuống dưới. Loại lan kiếm này khi nở sẽ có màu xanh và sau khi nở hết cỡ chúng sẽ chuyển sang màu vàng với phần lưỡi hoa hơi cuộn vào. Khi hoa nở tỏa ra mùi hương rất thơm.

+ Hoàng Vũ: Loại lan kiếm này được chia ra thành 2 loại dựa trên hình dáng lá của chúng. Cụ thể chúng có một phần lá ngắn, dày và to cùng với loại còn lại có phần lá mỏng và hơi rủ. Hoa của loại lan hoàng vũ này có màu vàng nhạt hương thơm nhẹ nhàng nhưng thơm lâu hơn các loại lan kiếm khác.

+ Đại Hoàng Cánh Thủy Tiên: Lá loại lan kiếm này khá dài có hình chữ V và màu xanh non. Hoa của chúng có cánh đài chính khá giống với loài hoa thủy tiên. Loài hoa này có giá trị kinh tế cao bởi chúng khá hiếm.

Cách trồng và chăm sóc lan kiếm

Tuy lan kiếm có vẻ đẹp mỏng manh và lá trông có phân yếu ớt nhưng việc trồng loại lan này không quá khó như những loại địa lan nói chung. Tuy nhiên để có được những chậu lan kiếm đẹp mắt và tươi tốt cho hoa to và đẹp thì cần chú ý đến một số yếu tô sau.

Cây giống trồng

Lan kiếm hiện nay được trồng và nhân giống bằng cách chiết cành. Bạn tiến hành tách thân từ 1-2 thân cây lan chính. Cắt bỏ phần rễ thối với lá vàng úa. Sauk hi tách bạn tiến hành sát trùng vết tách ngay bằng que sắt nung nóng rồi chà vào vết tách. Sau đó bạn dùng sơn bội vào vết tách và để qua đêm cho khô.

Đất trồng cây

Khi trồng bạn nên chọn giá thể bằng những miếng xốp và những cục xỉ than hoặc bùn phơi khô. Đây là loại giá thể hợp lý nhất để bạn trồng cây.

Tiến hành trồng

Trước khi trồng bạn tiến hành dùng vòi nước xối rửa sạch các khóm địa lan kiếm và xếp lần lượt vào rổ. Sau đó cho phần lót vào đáy dầy khoảng 5-7cm. Tiếp đến bạn cho giá thể đất trồng vào rồi cho hoa vào trồng như bình thường.

+ Nhiệt độ

Lan kiếm thuộc loại địa lan nên ưa ấm và không thích thời tiết quá lạnh. Thời tiết lạnh kéo dài sẽ khiến cho lan khó sống và có thể bị chết Tốt nhất là khoảng thời gian lạnh nên giữ ấm cho lan để giúp chúng không bị chết

+ Vật liệu trồng

Địa lan kiếm là loại cây thích sự thoáng đãng nên khi trồng bạn nên chọn loại vật liệu trồng nên là những khúc gỗ lũa hoặc chậu đất nung là hợp lý nhất. Môi trường thoáng đãng sẽ giúp rễ được phát triển mạnh mẽ hơn.

+ Ánh sáng

Lan kiếm thuộc loại lan ưa sáng và điều kiện ẩm ướt. Môi trường hài hòa ánh sáng và thoáng mát sẽ khiến lan phát triển tốt hơn. tuy nhiên cũng không nên trồng lan ở nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp. Việc bị nắng chiếu trực tiếp sẽ khiến lá lan bị cháy.

+ Bón phân và tưới cây

Trong quá trình trồng lan kiếm nhất là thời kì phát triển bạn nên bón thêm phân bón cho cây. Có thể là loại phân NPK 15:15:15 và pha loãng với nước rồi tưới dạng phun sương đều cho cây. Thời gian cây nghỉ ngơi mùa thu nên dừng bón phân.

Lan kiếm – Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan kiếm

2.6

(51.11%)

9

vote[s]

(51.11%)vote[s]