--- Bài mới hơn ---
Hoàng Thảo U Lồi, Hoàng Thảo Tứ Bảo Sắc,…tên Khoa Học: Den.wardianum Lan Hoàng Thảo Ngũ Tinh Phân Biệt Hoàng Phi Hạc, Hoàng Thảo Xoắn Và Đùi Gà Lan Rừng Quý Hoàng Thảo Đùi Gà Lan Rừng Quý Hoàng Thảo U Lồi
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN THU HƢỜNG
NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO
LAN HOÀNG THẢO PHI ĐIỆP TÍM
(DENDROBIUM ASOMUM LINDL.)
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG
THÁI NGUYÊN – 2022
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN THU HƢỜNG
NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO
LAN HOÀNG THẢO PHI ĐIỆP TÍM
(DENDROBIUM ASOMUM LINDL.)
Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học
Mã số: 60.42.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hải Yến
THÁI NGUYÊN – 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hải Yến. Mọi trích dẫn trong luận văn đều
ghi rõ nguồn gốc. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
và chưa từng có ai công bố trong một công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2022
Tác giả luận văn
Nguyễn Thu Hƣờng
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS.
Nguyễn Thị Hải Yến, Giảng viên Khoa Khoa học Sự sống, Trường Đại học
Khoa học Thái Nguyên, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình chu đáo và tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Đồng thời, tôi xin được cảm ơn các thầy, cô giáo và các cán bộ kỹ thuật
viên Phòng thí nghiệm Sinh học của Khoa Khoa học Sự sống đã tạo điều kiện
về thời gian cũng như cơ sở vật chất cho tôi trong suốt quá trình học tập và
làm luận văn thạc sĩ.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè cùng tất cả các thầy cô luôn
luôn động viên, khuyến khích và giúp đỡ tôi trong tiến trình tôi học tập và làm
luận văn này.
Trong quá trình làm luận văn không tránh khỏi những sai sót, tôi mong
nhận được sự đóng góp quý báu từ phía thầy cô và bạn bè để tôi có thể có
được kết quả tốt hơn.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2022
Tác giả luận văn
Nguyễn Thu Hƣờng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………. i
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………… ii
MỤC LỤC ………………………………………………………………………………………….. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU …………………………………………… v
DANH MỤC CÁC BẢNG……………………………………………………………………. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ……………………………………………………………………. vii
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………. 1
1. Đặt vấn đề………………………………………………………………………………………… 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………………………………………….. 2
3. Nội dung nghiên cứu …………………………………………………………………………. 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………… 3
1.1. Giới thiệu chung về phong lan …………………………………………………………. 3
1.1.1. Chi lan Hoàng thảo (Dendrobium)…………………………………………………. 4
1.1.2. Lan Hoàng thảo phi điệp tím (Dendrobium anosmum Lindl.) …………… 7
1.1.3. Các phương pháp nhân giống trên cây lan ………………………………………. 9
1.2. Sơ lược về nuôi cấy mô tế bào thực vật …………………………………………… 10
1.2.1. Các hướng nghiên cứu ứng dụng và ưu thế của kĩ thuật nuôi cấy
mô – tế bào …………………………………………………………………………………………. 10
1.2.2. Các phương thức nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống vô tính ……….. 11
1.2.3. Các giai đoạn của nhân giống in vitro…………………………………………… 12
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy mô ………………………….. 13
1.3. Một số nghiên cứu nhân giống in vitro lan Dendrobium ……………………. 14
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ……………………………………………….. 15
1.3.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ……………………………………………… 16
Chƣơng 2:
…………….. 18
2.1. Vật liệu ……………………………………………………………………………………….. 18
………………………………………………………………………… 18
2.1.2. Dụng cụ và hóa chất …………………………………………………………………… 18
iv
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………… 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………….. 19
2.2.1. Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật …………………………………….. 19
2.2.2. Chuẩn bị môi trường nuôi cấy……………………………………………………… 20
2.2.3. Chuẩn bị một số thành phần bổ sung vào môi trường nuôi cấy ……….. 21
2.2.4. Chuẩn bị giá thể và ra cây …………………………………………………………… 21
2.2.5. Điều kiện nuôi cấy in vitro ………………………………………………………….. 21
2.2.6. Bố trí thí nghiệm ……………………………………………………………………….. 21
2.2.7. Các chỉ tiêu theo dõi …………………………………………………………………… 24
2.2.8. Xử lý số liệu ……………………………………………………………………………… 24
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN …………………………………………… 25
3.1. Kết quả khử trùng mẫu đưa vào nuôi cấy ………………………………………… 25
3.1.1. Kết quả khử trùng mẫu hạt phong lan …………………………………………… 25
3.2. Kết quả tái sinh chồi ……………………………………………………………………… 26
3.2.1. Kết quả tái sinh chồi từ hạt lan Hoàng thảo phi điệp tím ………………… 26
3.2.2. Kết quả nhân chồi từ protocorm lan Hoàng thảo phi điệp tím …………. 28
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kích thích sinh trưởng nhóm
Cytokinin đến sự nhân nhanh cụm chồi lan Hoàng thảo phi điệp tím ………… 29
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng khoai tây và chuối xanh đến
sự nhân nhanh lan Hoàng thảo phi điệp tím (Dendrobium Anosmum
Lindl.) ……………………………………………………………………………………………….. 33
3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng α – NAA đến khả năng ra rễ Hoàng thảo phi
điệp tím ……………………………………………………………………………………………… 35
3.6. Ảnh hưởng chế phẩm dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển của
cây lan sau khi ra chai trồng trong bầu ………………………………………………….. 37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………. 40
1. Kết luận …………………………………………………………………………………………. 40
2. Kiến nghị ……………………………………………………………………………………….. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………. 41
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết đủ
ABA
Abscisic acid
ADN
Acid deoxyribonucleic
APG III
Angiosperm Phylogeny Group III
B1
Thiamine
B2
Riboflavin
BAP
6 – Benzyl adenin purine
ĐC
Đối chứng
EAC
Ehrlich ascites cells
GA3
Gibberellic acid
IAA
Indol – 3 – acetic acid
IBA
Indol – 3 – butyric acid
Kinetin
6 – furfurryl – aminopurin
KTST
Kích thích sinh trưởng
MS
Murashige and Skoog
PM
Phytamax
RE
Robert Ernst
THT
Than hoạt tính
VW
Vacin Went
USA
United States of America
2,4 – Dichlorophenoxy acetic acid
α – Naphthalene acetic acid
CT
Công thức
TG
Thời gian
KT
Khử trùng
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả khử trùng hạt lan Hoàng thảo phi điệp tím bằng
HgCl2 0,1% …………………………………………………………………………. 25
Bảng 3.2. Kết quả protocorm phát sinh từ hạt Hoàng thảo phi điệp tím …….. 27
Bảng 3.3. Kết quả nhân chồi từ protocorm loài lan Hoàng thảo phi điệp
tím sau 50 ngày cấy chuyển …………………………………………………… 29
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nhóm Cytokinin đến sự nhân nhanh chồi lan
Hoàng thảo phi điệp tím………………………………………………………… 30
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của hàm lượng chuối xanh và khoai tây nghiền
đến sự nhân nhanh cụm chồi lan Hoàng thảo phi điệp tím sau
30 ngày ……………………………………………………………………………….. 34
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của α – NAA đến khả năng tạo rễ của lan Hoàng
thảo phi điệp tím ………………………………………………………………….. 36
Bảng 3.7. Ảnh hưởng chế phẩm dinh dưỡng đến sự sinh trưởng phát
triển của cây ………………………………………………………………………… 38
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Hoa và cây phong lan Hoàng thảo phi điệp tím ………………………….. 9
Hình 2.1. Quả loài lan Hoàng thảo phi điệp tím ……………………………………… 20
Hình 3.1. Hạt Hoàng thảo phi điệp tím nảy mầm trên môi trường MS
chứa 2,0 mg/l BAP sau 30 ngày nuôi cấy ………………………………… 26
Hình 3.2. Protocorm của lan Hoàng thảo phi điệp tím được tạo thành từ
hạt trên môi trường MS chứa 2,0 mg/l BAP …………………………….. 27
Hình 3.3. Chồi phát sinh từ protocorm trên môi trường MS chứa 1,5 mg/l BAP …. 29
Hình 3.4. Ảnh hưởng của BAP và kinetin tới sự nhân nhanh cụm chồi
lan Hoàng thảo phi điệp tím sau 60 ngày ………………………………… 33
Hình 3.5. Ảnh hưởng của chuối xanh và khoai tây lên sự nhân nhanh
cụm chồi lan Hoàng thảo phi điệp tím sau 60 ngày …………………… 35
Hình 3.6. Ảnh hưởng của α – NAA đến khả năng tạo rễ của lan sau 30 ngày…. 37
Hình 3.7. So sánh sự ảnh hưởng từ chế độ tưới ½ MS tới sinh trưởng và
phát triển của cây lan con so với đối chứng sau 60 ngày …………… 38
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngày nay, hoa cảnh không những đóng vai trò quan trọng trong đời
sống tinh thần mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn con người và làm đẹp
cho cảnh quan môi trường. Do đó, quan tâm phát triển hoa cảnh là vấn đề cần
thiết. Hoa lan là một trong những loại hoa được ưa chuộng nhất vì hình dáng,
màu sắc, kích thước phong phú, đa dạng nên chúng được trồng, sản xuất khá
phổ biến và đã trở thành một mặt hàng có giá trị trong kinh doanh, xuất khẩu
trên thế giới. Các nước có ngành nuôi trồng hoa lan phát triển, hàng năm kim
ngạch xuất khẩu lên đến hàng trăm triệu USD ,
Nhóm thứ hai có đặc điểm là các giả hành buông thõng xuống, mang
nhiều lá xanh hai bên, hoa mọc thành từng chùm hoặc từng hoa như:
Dendrobium anosmum, Dendrobium aphyllum…
Nhóm thứ ba có đặc điểm là hoa mọc ở đỉnh, buông thõng xuống và có
5
mùi thơm như: Dendrobium farmeri, Dendrobium chrysotoxum…
Nhóm thứ tư có đặc điểm là chùm hoa mọc thẳng đứng, màu xanh hoặc
màu vàng như: Dendrobium atroviolaceum, Dendrobium spetabile…
Nhóm thứ năm có đặc điểm là giả hành mọc thẳng đứng có một lớp
lông bao phủ như: Dendrobium draconis, Dendrobium formosum….
1.1.1.2. Các điều kiện cơ bản để nuôi trồng lan Dendrobium
Ánh sáng: Lan cần nhiều ánh sáng gần như có thể để ở ngoài trời
nhưng cần phải có lưới che phòng khi lá non bị cháy nắng. Khi thấy cây quặt
quẹo, đó là dấu hiệu thiếu nắng, nếu thiếu nắng cây khó ra hoa.
Nhiệt độ: Lan cần nuôi trong nhiệt độ từ 8 – 25°C tuy nhiên lan có thể
chịu nóng tới 38°C và có thể chịu lạnh tới 3,3°C. Ngoài ra nếu vào mùa đông
lạnh dưới 15,6°C trong vòng 4 – 6 tuần lan sẽ khó ra nụ.
Độ ẩm và thoáng gió: Lan mọc mạnh nếu độ ẩm từ 60 – 70%. Nếu độ
ẩm quá thấp cây non sẽ không lớn được và bị teo đi. Cây cũng không mọc
mạnh nếu không thoáng gió và trong thời kỳ lan ra nụ nếu không thoáng gió
nụ sẽ ít đi.
Giá thể: Với một số loài lan trồng không cần dùng đến giá thể vẫn sinh
trưởng tốt, nhưng nếu môi trường sống có giá thể vẫn tốt hơn. Giá thể của lan
gồm những thứ dễ kiếm, có sẵn trong tự nhiên. Những chất liệu này không
6
phải vùng nào cũng giống nhau và chúng được chọn tùy theo điều kiện ngoại
cảnh, nhân lực, loài lan và quy mô sản xuất. Những loại giá thể thường sử
dụng như vỏ thông, vỏ dừa, rêu…
Tưới nước: Vào mùa hè khi lan ra mầm non và mọc mạnh, tưới 2 – 3
lần một tuần. Vào mùa thu, khi cây đã ngừng tăng trưởng nên tưới nước thưa
đi, mỗi tuần chỉ cần tưới 1 lần cho thân cây khỏi bị teo lại. Vào mùa đông,
đây là thời gian lan chuẩn bị để ra hoa, ngưng hẳn việc tưới nước. Nếu độ ẩm
quá thấp nên phun sương mỗi tháng 1 – 2 lần .
Bệnh đốm lá: Do nấm Cercospora gây nên, bệnh thường phát sinh
mạnh trên cây lan Dendrobium, gây hại trong mùa mưa ở những vườn lan có
độ ẩm cao, phòng trừ bằng các thuốc diệt nấm như Carboxin 1/2000; Zineb
3/2000; Benlat 1/2000 .
Bệnh thối mềm vi khuẩn: Do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra.
Vết bệnh có hình dạng bất định, ủng nước, màu trắng đục, thường lan rộng
theo chiều rộng của lá. Gặp thời tiết ẩm ướt mô bệnh bị thối úng, thời tiết khô
hanh mô bệnh khô tóp có màu trắng xám .
Sâu hại lan: Rệp vảy thường bám trên các thân giả hành còn non,
phòng trị bằng cách dùng bàn chải chà xát rồi phun dung dịch thuốc
Malathion 50 pha loãng; Bọ trĩ gây hại chủ yếu trong mùa nắng, dùng
Malathion 5 mg/bình 4 lít nước, phun 1lần / tuần, phun liên tiếp liên tục trong
3 tuần .
1.1.2.2. Đặc điểm sinh học
– Rễ của Hoàng thảo phi điệp tím thuộc loại rễ bì sinh, xung quanh rễ
thật được bao bọc bởi một lớp mô xốp giúp cây dễ dàng hút nước, muối
8
khoáng và ngăn chặn ánh sáng mặt trời gay gắt. Chóp rễ có màu xanh lá cây,
ở phần rễ có các sắc lạp không bị ngăn bởi mô xốp nên có thể giúp cây
quang hợp.
– Thân của Hoàng thảo phi điệp tím thuộc nhóm lan thân có giả hành.
Giả hành chứa diệp lục, dự trữ nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát
triển của giả hành mới. Cấu tạo của giả hành gồm nhiều mô mềm chứa đầy
dịch nhầy, phía ngoài có lớp biểu bì với vách tế bào dày, nhẵn bóng bảo vệ để
tránh sự mất nước do mặt trời hun nóng. Củ giả hành có màu xanh bóng nên
cùng với lá nó cũng làm nhiệm vụ quang hợp , .
Hình 1.1. Hoa và cây phong lan Hoàng thảo phi điệp tím
1.1.3. Các phương pháp nhân giống trên cây lan
1.1.3.1. Các phương pháp nhân giống truyền thống
Nhân giống vô tính
Tách bụi: Phương pháp này dùng để tách các chậu lan quá đầy, đồng
thời làm tăng số lượng cây mới. Các giả hành già được tách ra khi hoa đã tàn
và chỉ tách khi đã trồng được từ 2 – 3 năm. Giả hành già được ươm lại trên giá
thể ẩm để tạo chồi con, các chồi con được nuôi cùng với giả hành cho đến lúc
đã tạo ra rễ mới, đủ sức phát triển mới tách lần thứ hai, từ một giả hành có thể
cho mỗi đợt 1 – 2 cây con .
Nhân giống in vitro
Ngày nay với công nghệ nhân giống in vitro, từ một quả lan có thể tạo
ra từ vài nghìn đến hàng triệu cây con ổn định về mặt di truyền, đồng thời có
chất lượng tốt và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
1.2. Sơ lƣợc về nuôi cấy mô tế bào thực vật
1.2.1. Các hướng nghiên cứu ứng dụng và ưu thế của kĩ thuật nuôi cấy mô
– tế bào
Nhân giống in vitro là một trong những ứng dụng chính của công nghệ
tế bào thực vật, sử dụng môi trường nhân tạo để nhân đỉnh sinh trưởng hoặc
các mô phân sinh trong cây.
Vì vậy, nuôi cấy mô – tế bào đã mang lại hiệu quả hết sức to lớn nhờ có
các ưu thế, đó là: (1) Hệ số nhân giống cao rút ngắn thời gian đưa con giống vào
sản xuất. Trong phần lớn các trường hợp công nghệ nuôi cấy mô tế bào đảm bảo
tốc độ nhân nhanh, từ một cây trong vòng 1 – 2 năm có thể tạo thành hàng triệu
cây; (2) Nhân được một số lượng cây lớn trong một diện tích nhỏ; (3) Làm sạch
bệnh cây trồng và cách ly chúng với các nguồn bệnh; (4) Thuận tiện việc vận
chuyển và bảo quản; (5) Sản xuất quanh năm, quy trình sản xuất có thể được vận
hành trong bất cứ thời gian nào trong ngày, mùa nào trong năm.
1.2.2. Các phương thức nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống vô tính
Nuôi cấy mô phân sinh hoặc đỉnh sinh trưởng: Ở lan có sự phát triển
cùng một lúc đỉnh sinh trưởng tạo hàng loạt protocrom sau đó tiếp tục phân
chia cho ra các protocrom mới hay các chồi mới tạo thành cây hoàn chỉnh.
Tái sinh cây hoàn chỉnh từ các bộ phận khác của cây: Ngoài mô phân
sinh và đỉnh sinh trưởng là bộ phận dễ nuôi cấy thành công, các bộ phận còn lại
của một cơ thể thực vật đều có thể ứng dụng cho nuôi cấy mô – tế bào như các
đoạn thân, cuống lá, các bộ phận của hoa, nhánh củ…
Nhân giống qua giai đoạn mô sẹo: Trong khuôn khổ mục đích nhân
giống vô tính, nếu tái sinh được cây hoàn chỉnh trực tiếp từ mẫu cấy ban đầu thì
không những nhanh chóng thu được cây mà các cây cũng khá đồng nhất về mặt
di truyền.
12
1.2.3. Các giai đoạn của nhân giống in vitro
Giai đoạn 1: Khử trùng mô nuôi cấy
Đây là giai đoạn tối quan trọng quyết định toàn bộ quá trình nhân giống
in vitro. Mục đích của giai đoạn này là phải tạo ra được nguyên liệu vô trùng
để đưa vào nuôi cấy in vitro .
Giai đoạn 2: Tái sinh mẫu nuôi cấy
Mục đích của giai đoạn này là tái sinh một cách định hướng các mô
nuôi cấy. Quá trình này được điều khiển chủ yếu dựa vào tỉ lệ của các hợp
chất auxin, cytokynin ngoại sinh đưa vào môi trường nuôi cấy .
Giai đoạn 3: Nhân nhanh
Giai đoạn này được coi là giai đoạn then chốt của quá trình. Để tăng hệ
số nhân, ta thường đưa thêm vào môi trường dinh dưỡng nhân tạo các chất
điều hoà sinh trưởng (auxin, cytokynin, gibberellin…), các chất bổ sung khác
như nước dừa, dịch chiết nấm men,… kết hợp với các yếu tố nhiệt độ, ánh
sáng thích hợp .
Giai đoạn 4: Tạo cây hoàn chỉnh
Khi đạt được kích thước nhất định, các chồi được chuyển từ môi trường
ở giai đoạn 3 sang môi trường tạo rễ. Thường 2 – 3 tuần, từ những chồi riêng
l này sẽ xuất hiện rễ và trở thành cây hoàn chỉnh. Ở giai đoạn này người ta
thường bổ sung vào môi trường nuôi cấy các auxin là nhóm hormon thực vật
quan trọng có chức năng tạo rễ phụ từ mô nuôi cấy .
Giai đoạn 5: Đưa cây ra giá thể
Giai đoạn đưa cây hoàn chỉnh từ ống nghiệm ra ngoài môi trường l
bước cuối cùng của quá trình nhân giống in vitro và là bước quyết định khả
năng ứng dụng quá trình này trong thực tiễn sản xuất. Đây là giai đoạn
chuyển cây con in vitro từ trạng thái sống dị dưỡng sang sống hoàn toàn tự
dưỡng, do đó phải đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh phù hợp để cây con đạt
tỉ lệ sống cao trong vườn ươm cũng như ruộng sản xuất .
13
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy mô
Mô nuôi cấy:
Mỗi tế bào ở mỗi mô khác nhau có khả năng tạo mô sẹo, phân hóa
thành rễ, thân, cành, lá… rất khác nhau. Việc chọn mẫu thực vật để sử dụng
trong quá trình nuôi cấy có vai trò quyết định nếu chọn sai mẫu chúng ta sẽ
không thu nhận được kết quả hoặc thu được những cây sẽ không phát triển
mạnh, thậm chí cây có thể ngừng phát triển ở một giai đoạn nhất định.
Điều kiện vô trùng:
Môi trường nuôi cấy mô thực vật có các thành phần thích hợp cho các
loại nấm, vi khuẩn phát triển. Vì vậy, điều kiện tiên quyết là phải đảm bảo
nguyên tắc vô trùng cho mẫu cấy, môi trường cấy và các trang thiết bị liên
quan trong suốt quá trình nuôi cấy, tất cả các thao tác nuôi cấy, cấy chuyển…
cũng phải thực hiện trong điều kiệ
1].
Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng:
Nguồn cacbon: Nguồ
đường sucrose,
glucose, maltose, galactose. Cung cấp năng lượng cho nuôi cấy đồng thời
đóng vai trò duy trì áp suất thẩm thấu của môi trường .
Thành phần khoáng: Các nguyên tố đa lượng như: N, P, S, K, Mg,
Ca… được sử dụng ở nồng độ trên 30 mg/l và thường tồn tại dưới các dạng
muối NH4+, NaH2PO4, KNO3, KCl… Các nguyên tố vi lượng như: Mn, Bo,
Zn, Cu, Ni… được cung cấp với hàm lượng nhỏ hơn 30 mg/l .
Vitamin: Để cây phát triển được tối ưu ta cần bổ sung từ bên ngoài các
vitamin như: Vitamin B1, B2; myo-inositol; biotin; pantothenic acid…
Nước: Nước là thành phần quan trọ
ấy, nó
chiếm khoảng 95% trong môi trường dinh dưỡng.
Agar: Hàm lượng agar thường dùng cho môi trường nuôi cấy dao động
từ 0,6 – 1,0% theo khối lượng.
Than hoạt tính: Nồng độ sử dụng thường là từ 0,2 – 3%. Than hoạ
14
hấp thụ độc tố nâu/đen và các độc tố không màu khác; hấp thụ
các hợp chất hữu cơ khác (auxin, cytokinin, ethylene, vitamin…); thúc đẩy sự
tạo phôi soma, ổn định độ pH .
Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật:
Là thành phần không thể thiếu trong môi trường nuôi cấy, có vai trò
quan trọng trong quá trình phát sinh hình thái thực vật in vitro. Hiệu quả tác
động của chất điều hoà sinh trưởng phụ thuộc vào: nồng độ sử dụng, hoạt tính
vốn có của chúng và nguồn gốc mô cấy…
Chất điều hoà sinh trưởng (phytohormon) được chia làm hai nhóm chất
có tác dụng đối kháng về sinh lý đó là: nhóm chất kích thích sinh trưởng và
nhóm chất ức chế sinh trưởng. Đối với nhóm chất kích thích sinh trưởng gồm
có 3 nhóm chính đó là: auxin, gibberellin và cytokinin được sử dụng chủ yếu
trong nuôi cấy. Còn các chất thuộc nhóm ức chế sinh trưởng gồm có ABA,
etilen, các hợp chất phenol, các chất ức chế tổng hợp như retardant, các chất
diệt cỏ… Bên cạnh các chất điều hoà sinh trưởng, người ta còn bổ sung thêm
các dung dịch hữu cơ có thành phần phức tạp và không xác định như: dịch
chiết nấm men, nước ép khoai tây, chuối, nước dừa, cazein thuỷ phân… nhằm
tăng cường sự sinh trưởng và phát triển của mô cấy .
1.3. Một số nghiên cứu nhân giống in vitro lan Dendrobium
Phong lan là một trong những loại cây trồng có nhiều thành công nhất
15
trong nhân giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Trên thế giới
cũng như tại Việt Nam đã có rất nhiều công trình về nhân nhanh các giống lan
nhằm bảo tồn và tăng số lượng phục vụ sản xuất. Với việc sử dụng kĩ thuật
nhân giống đã tạo ra sự phát triển vượt bậc nghề trồng lan ở quy mô lớn.
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tháng 8/2010, Maridass M. và cộng sự đã tiến hành nhân giống in vitro
phong lan Dendrobium nanum từ nguồn vật liệu ban đầu là thân rễ. Nghiên
cứu này được đăng trên Tạp chí Công nghệ sinh học quốc tế (2010). Vật liệu
thân rễ được rửa bằng nước cất, rửa qua ethanol 70% trong 30 giây, tiếp theo
khử trùng với hyponatri 3% (bổ sung 2 – 3 giọt Tween80 EAC) trong 20 phút
và sau đó rửa sạch cho 4 – 5 lần bằng nước cất vô trùng. Thân rễ được chẻ ra
cắt miếng nhỏ (5 mm) và các mảnh rễ được cấy trên môi trường cơ bản của
MS bổ sung các chất KTST như NAA, BAP và kinetin. Các mẫu hình thành
protocorm tốt trên môi trường MS + kinetin 1,2μM + NAA 2.0μM. Sau đó
protocorm phát sinh chồi tốt nhất trên môi trường MS + BAP 0.5μM .
Bijaya P. và Deepa T. (2012) khi nghiên cứu nhân nhanh giống
Dendrobium primulinum Lindl. đã nhận thấy: Thông qua việc nuôi cấy các
đỉnh chồi có kích thước từ 0,3 đến 0,5 mm trên môi trường MS cơ bản và môi
trường MS bổ sung kết hợp các chất NAA, BAP ở các nồng độ khác nhau,
16
các protocorm hình thành đã tạo chồi và rễ. Sau 5 tuần nuôi cấy số lượng chồi
tăng nhanh nhất trên môi trường MS + BAP 1,5 mg/l + NAA 0,5 mg/l. Trong
thí nghiệm tạo rễ, rễ được quan sát sau 3 tuần cấy thấy trên môi trường MS +
IAA 0,5 mg/l, cây lan ra rễ tốt nhất. Khi ra cây trên giá thể đất sạch và rêu
(dớn) tỷ lệ 2:1 thì gần 70% cây con sống sót .
Nguyễn Thanh Tùng và cộng sự (2010) đã áp dụng phương pháp nuôi
cấy lát mỏng tế bào trong nhân giống in vitro cây Hoàng thảo thân gãy
(Dendrobium aduncum). Trong nghiên cứu của nhóm tác giả này, vật liệu
khởi đầu là chồi in vitro được cắt lát mỏng theo chiều ngang. Kết quả cho
thấy mẫu cảm ứng tốt trên môi trường ½ MS + BA 0,5 mg/l và tái sinh tốt
trên môi trường MS + kinetin 3 mg/l + NAA 0,3 mg/l. Từ protocorm tỷ lệ
chồi đạt được 5,67 chồi/mẫu [9].
Nghiên cứu nhân nhanh in vitro giống lan Hoàng thảo phi điệp tím
--- Bài cũ hơn ---
Trồng Lan Hoàng Thảo Lụa Vàng Kinh Nghiệm Trồng Và Chăm Sóc Hoàng Thảo Lá Cong Nở Hoa Cách Phân Biệt Lan Kim Điệp Giấy Và Kim Điệp Nhựa (Kim Điệp Thơm) Lan Rừng Đẹp Kim Điệp Xuân Tìm Hiểu Về Lan Hoàng Thảo Kim Điệp