Top 13 # Lam Giau Tu Thung Xop Trong Rau Sach Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Làm Giàu Nhờ Trồng Hoa Súng Trong Chậu Lam Giau Nho Trong Hoa Sung Trong Chau Doc

Làm giàu nhờ t rồng hoa súng trong chậu

Đó là cách trồng hoa súng mới lạ, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam

Ông thầy bất đắc dĩ

Cái duyên với nghề trồng hoa súng của anh Ngô Văn Lãng (điện thoại số 0914080167, ngụ ở tổ 2, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) bắt đầu từ chuyến công tác ở chúng tôi cách đây 2 năm. “Tình cờ gặp giống súng quý Thái Lan, tôi liền mua 10 chậu đem về trồng thử”, anh Lãng nhớ lại. Anh Lãng khăn gói vào lại chúng tôi học hỏi kinh nghiệm lai giống, kỹ thuật chăm sóc và anh đã thành công. Cuối năm 2007, anh Lãng tăng cường nhân giống và mở rộng diện tích trồng hoa súng. Nhiều người từ Bình Thuận, Quảng Nam, Quảng Trị, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang… đã tìm đến “thọ giáo” cách trồng hoa súng trong chậu của anh Lãng. Và anh Lãng trở thành ông thầy bất đắc dĩ.

Cách chăm sóc hoa súng – theo anh Lãng – không quá khó: Sau khi gieo hạt giống (lấy từ cây bố mẹ) vào các chậu có sẵn bùn non, để nơi đầy đủ ánh sáng, khoảng 1 tháng sau đưa chậu sang hồ khác để dễ chăm sóc. Phân bón cho hoa súng là bánh dầu. 3 tháng sau ngày “ra riêng”, hoa súng đã có thể xuất ra thị trường. “Loại hoa súng có nguồn gốc Thái Lan này ra hoa liên tục, rất lâu tàn. Hoa màu trắng nở vào ban đêm, hoa tím và vàng nở vào ban ngày. Hương hoa rất thơm, đặc biệt có bông trổ rất nhiều cánh”, anh Lãng nói. Hiện anh còn trồng thêm hoa sen có xuất xứ từ Nhật Bản, thời gian thu hoạch chỉ trong 3 tháng.

Hiện mỗi ngày anh Lãng cho xuất 30 – 50 chậu súng và gần 20 chậu sen. Với giá mỗi chậu hoa súng là 25 ngàn đồng/chậu, sen là 40 ngàn đồng/chậu, mỗi ngày anh thu vài triệu đồng. Hoa súng của anh đẹp, khỏe nên tiếng lành đồn xa, trong số người đến mua có cả ở Hà Nội, chúng tôi và nhiều tỉnh khác . Đặc biệt, những đợt cao điểm như Tết hay các dịp lễ, số lượng hoa trong vườn luôn không đủ đáp ứng nhu cầu. Với thành công này, anh Lãng được Phòng Kinh tế quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng tuyên dương là một trong những gương điển hình sản xuất giỏi của quận.

Hoa súng xuất ngoại

Còn với ông Ông Văn Trinh (Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), người trồng súng cũng khá nổi tiếng ở Đà Nẵng, chuyến đầu tiên xuất hoa ra Hà Nội là kỷ niệm đáng nhớ. Lần ấy không may chiếc xe tải bị đổ nhào, hoa súng nằm la liệt khắp nơi. Các phóng viên, nhà báo đến chụp hình lia lịa vì thấy “hiện tượng” lạ, ông Trinh kể lại. Trong rủi có may, từ lần đó, nhiều người biết đến ông hơn. Thế là các mối mua hàng cứ lần lượt đổ về tìm ông Trinh để mua cho được loại hoa súng ông trồng.

Đến nay, nơi tiêu thụ hoa súng của ông không chỉ dừng lại ở các tỉnh thành lân cận, mà vươn đến Thái Lan. Cứ khoảng 2 – 3 tháng, một đợt trồng và xuất hoa súng, khách lại tìm ông để lấy hàng. Giá một chậu hoa súng tại thị trường trong nước là 20 ngàn đồng, tại Thái Lan là 50 ngàn đồng. “Thị trường Thái Lan khó tính, yêu cầu phải trồng hoa súng với phân thủy sinh và cát. Do vậy, công trồng và chăm sóc nhiều hơn, nhưng nhờ vậy giá cũng cao hơn”, ông Trinh nói thêm.

Có được đầu ra ổn định, doanh thu của ông Trinh bình ổn mức 8-9 triệu đồng/đợt. Nhiều hộ trong phường được ông hướng dẫn cách trồng, tăng thu nhập, phát triển kinh tế địa phương. “Kiếm được tiền trong không gian an nhàn, thanh tịnh của cỏ cây cũng là một niềm vui không nhỏ…”, ông Trinh chia sẻ.

Nguồn Internet

Trồng Rau Sạch Ở Hội An, Trong Rau Sach O Hoi An

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An.

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An. Với những sản phẩm rau xà lách, diếp cá, răm, húng, quế, hành, ngò…thường có mặt trong các món ăn đặc sản Quảng Nam như cao lầu, mì Quảng, tôm hữu, thịt heo cuốn bánh tráng, bánh xèo, bê thui…

Cả làng hiện có khoảng 100 hộ gia đình trồng rau trên diện tích 40 ha với gần 30 loại rau các loại được thu hoạch theo mùa. Một trong những điểm đặc biệt của làng Trà Quế là rau ở đây được gieo trồng theo cách tự nhiên, rất sạch. Bà Lê Thị Bình cho biết: Ở đây không bao giờ dùng thuốc tăng trưởng mà chỉ dùng rong dưới sông là chính. Đem rau ở nơi khác về đây trồng thì rau cũng thơm hơn trước.

Với diện tích đất trồng rau chỉ khoảng vài chục hécta nhưng trồng rau đã trở thành một nghề chính của cư dân trong làng qua nhiều thế hệ. Kể từ khi du lịch Hội An bắt đầu khởi sắc, cũng là lúc làng rau phát triển thịnh vượng nhất. Ngoài việc trồng rau để phục cho các nhà hàng, khách sạn và các chợ đầu mối trên địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, người dân Trà Quế cũng tham gia vào các hoạt động du lịch. Đến với làng quê thôn dân dã này, du khách sẽ được hướng dẫn cuốn đất, vun luống, bón phân, gieo hạt, trồng rau và học chế biến các món ăn từ sản phẩm rau tại làng nghề như những người nông dân thực sự.

Du khách sẽ được nghe người dân nơi đây tự hào kể về những bí quyết khiến rau ở đây có vị đặc trưng hơn bất cứ nơi đâu. Anh Hồ Xuân Thành, một người dân nói: Rau này có hương thơm mà các vùng khác không có do vị trí địa lý kết hợp với nguồn đất tự nhiên và rong, tảo từ con sông Cổ Cò. Rau ở đây nhỏ nhưng mùi hương, tinh dầu rất cao. Nếu cùng mang một giống rau ra khỏi làng này đi làng khách trồng thì không còn được vị như thế.

Nhờ hương vị đặc biệt ấy mà rau Trà Quế đã góp phần tạo nên các món ăn dân dã chỉ có riêng tại Hội An. Rau hành, ngò thì kết hợp với món gỏi sứa, canh chua; cải bằng, ngổ điếc… dùng để nấu lẩu; rau răm, húng, hành lá dùng trong món hến trộn khoái khẩu ở vùng Cẩm Nam. Còn món mì Quảng thì phải ăn với rau sống Trà Quế mới thấy được cái hương vị rất riêng. Rau xanh Trà Quế trước hết phải “sạch” từ khâu chọn đất và hệ thống nước tưới không bị ô nhiễm. Đất được tăng độ mùn và tơi xốp bằng các loại phân chuồng để hoai, phân vi sinh chế biến từ thảo mục.

Bà Nguyễn Thị Lự, bật mí bí quyết: Cách trồng và chăm sóc truyền thống được người làng rau Trà Quế áp dụng với tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất rau sạch theo quy trình khép kín. Nhờ vậy mà không ảnh hưởng đến môi trường, đến người trồng rau và đặc biệt là không ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Dũng- Phó chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, từ 2004 đến nay Hội An đã đầu tư 3 tỷ đồng cho làng rau Trà Quế. Bởi đây là một trong những thương hiệu rau có từ ngàn xưa. Đây không phải là vấn đề khai thác mà là giữ gìn văn hóa truyền thống của cha ông để lại”.

Mới đây, Làng rau Trà Quế – Hội An vừa chính thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam qua thương hiệu “Trà Quế – Hội An”. Làng rau này đã được ngành chức năng cấp Giấy chứng nhận rau an toàn cho nhân dân và tập thể. Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Lý – PGĐ Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) nhận xét: Làng rau Trà Quế có ưu điểm về nguồn nước, môi trường, phân bón tự nhiên, cách ly KCN nên đáp ứng các yêu cầu về an toàn chất lượng và du lịch.

Để phòng ngừa sâu bệnh cũng như giúp các loại rau phát triển nhanh hơn, bà con có thể tham khảo sản phẩm Chế Phẩm Sinh Học Vườn Sinh Thái Cho Rau sản phẩm đã được cấp phép lưu hàng từ 2006.

 

Kỹ Thuật Giảo Cổ Lam

   Sau khi giâm xong, dùng bình ô doa tưới nước đều mặt luống. Lượng nước tưới cho đất ẩm (ngày 2 lần sáng sớm và chiều mát), làm giàn mái che để tránh ánh nắng trực tiếp và mưa to làm cây bị thối. Dùng Pisomix – Y15 (ra rễ cực mạnh), hòa loãng 10g cho 1 bình ô doa 10 lít tưới đều cho 5 – 7m vườn ươm và cứ 5 ngày tưới lại 1 lần, tưới từ 3 – 4 lần. Sau giâm 15 – 20 ngày, tưới bổ sung dinh dưỡng bằng nước phân lân (hoặc NPK) loãng (5kg /1 sào 360 m2). Ngừng bón phân vô cơ trước khi bứng cây con ra trồng khoảng 10 ngày.

                                           Kỹ thuật chăm cây trưởng thành:    Sau 15-20 ngày các hom cây non sẽ ra rễ và phát triển bình thường . Trong thời kỳ này ta chỉ cần chăm sóc cây non bình thường , kết hợp các yếu tố cung cấp nước đầy đủ để giữ độ ẩm cho cây phát triện , Ngoài ra ta có thể kết hợp làm cỏ , xới đất nhẹ trên bề mặt cho đất tơi xốp để cây trồng nhanh bén rễ , phát triển nhanh hơn Kết hợp làm diệt sâu bọ cho cây và bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển .

Kỹ thuật thu hoạch cây:  Cây Giảo cổ lam sau 4 – 5 tháng kể từ ngày trồng (tuỳ theo tốc độ sinh trưởng và phát triển về khối lượng dược liệu của cây trên từng thửa ruộng) có thể tiến hành thu hoạch dược liệu. Một số lưu ý về kĩ thuật thu hoạch :

Không thu hoạch sau những đợt mưa dài, khi đó hàm lượng hoạt chất thấp và tỷ lệ dược liệu tươi/khô rất cao, phơi lâu khô. Nên thu hoạch vào những ngày nắng to, để đảm bảo dược liệu có màu xanh đẹp.

Nên thu hoạch sau khi bón phân ít nhất 3 tuần. Không được thu hoạch sau khi bón phân vì như vậy sẽ còn tồn dư đạm nitrat trong dược liệu, ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu.

Thu hoạch: Cắt toàn bộ cây, chỉ để lại phần gốc cây cách mặt đất khoảng 20 – 30 cm để cây có điều kiện tiếp tục tái sinh cho thu hoạch lứa sau.

Năng suất trung bình đạt 82,8 – 120 kg dược liệu khô/sào bắc bộ (360 m2)/lứa cắt, tương đương 2.300 – 3.000 kg dược liệu khô/ha/lứa cắt.

Cây thu hoạch về rửa sạch hết đất, nhặt sạch cỏ dại và các chất lẫn tạp, để ráo nước, băm khúc dài khoảng 3 – 3,5 cm, rãi mỏng trên bạt sạch, phơi dưới nắng to, thường xuyên đảo đều đến khi dược liệu khô đạt độ ẩm khoảng ≤ 12% là được.

Chúc bà con thành công!

Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.

Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ HỢP TÁC TRANG TRẠI VIETGRAP

Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc:  TT Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội

HOTLINE  – 0432161283/ 0942760699

Email: giongcaytronghvnn@gmail.com

Website chính: http://viencaygiongtrunguong.com/

CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU

Nhân Giống Cây Giảo Cổ Lam (P1)

1. Chuẩn bị vật tư, nguyên liệu cho vườn ươm

1.1. Chuẩn bị đất đóng bầu

1.1.1. Các tầng đất thông thường

– Tầng thảm mục: Kí hiệu A0 (A0-1, A0-2, A0-3)

– Tầng rửa trôi: Kí hiệu A (A1, A2, A3)

– Tầng tích tụ: Kí hiệu B ((B1, B2, B3)

– Tầng mẫu chất: Kí hiệu C

– Tầng đá mẹ: Kí hiệu D

– Giữa các tầng này có một lớp chuyển tiếp, có màu sắc và tính chất trung gian giữa 2 tầng chính.

Hình 1: Sơ đồ phẫu diện đất

1.1.2. Yêu cầu của đất làm ruột bầu

– Đất tơi, xốp, thấm và giữ nước tốt, thoáng khí cho rễ phát triển thuận lợi tuy nhiên phải có độ kết dính để không bị vỡ bầu khi di chuyển (đất ít chua, có mùn và chất dinh dưỡng cần thiết)

– Không nên lấy đất làm ruột bầu ngay trước khi gieo ươm hoặc trong điều kiện có mưa lớn, đất quá ẩm ướt

– Tốt nhất là lấy trước khi gieo ươm tối thiểu 1 tháng khi thời tiết khô ráo

– Nếu có điều kiện nên lấy đất vào mùa khô, sau khi sơ chế có thể dự trữ dùng cho cả năm

1.1.3. Các công đoạn làm đất ruột bầu

a. Lấy đất

– Chọn nơi lấy đất và loại đất: đất được lấy ở những nơi đảm bảo yêu cầu của đất làm ruột bầu

– Chọn thời điểm, thời tiết lấy đất

– Chọn tầng đất: Gieo hạt lấy đất tầng A, giâm hom lấy đất tầng B

– Chọn dùng cụ lấy và chở đất

b. Phơi ải và ủ đất

– Rải đất trên nền phẳng ở ngoài trời dày khoảng 5-7cm, tưới nước hơi ẩm

– Dùng ni lông trong suốt phủ kín mặt đất

– Phơi nắng từ 5-7 ngày cho đất khô ải

– Vun đất lại thành đống cao 40-50cm rồi dùng ni lông tối màu hoặc bạt không thấm nước phủ kín và chặn mép. ủ đất trong khoảng 3 tuần để diệt trừ mầm mống sâu bệnh và cỏ dại

c. Trộn hỗn hợp ruột bầu

– Cân đong chính xác từng loại nguyên liệu theo đúng tỷ lệ cần dùng

– Tập trung nguyên liệu tạo thành đống

– Trộn , đảo đều hỗn hợp

d. Bảo quản đất và hỗn hợp ruột bầu

– Nếu chưa dùng hoặc dùng chưa hết phải để trên nền khô ráo có mái che

– Phủ ni lông hoặc bạt không thấm nước để tránh mưa và nhiễm lại mầm mống sâu bệnh và cỏ dại

Hình 2. Đất làm hỗn hợp ruột bầu được chứa trong nhà

1.2. Chuẩn bị cát giâm hom

Nếu giâm hom trên luống cát cần chuẩn bị cát với những yêu cầu sau:

Chọn loại cát sông mịn

Cát được sàng sạch trước khi đưa vào sử dụng

Lấy cát vào những ngày nắng ráo

1.3. Chuẩn bị phân bón

1.3.1. Phân vô cơ

Các loại phân vô cơ thường dùng

– Phân đạm, phân lân, phân kali…

Cách sử dụng: Bón thúc hòa tan 1-2 kg với 100 lít nước rồi tưới. Bón lót trộn thêm với phân chuồng, phân hữu cơ, một ít vôi, tro…

1.3.2. Phân hữu cơ

Ủ nóng:

Áp dụng: Phương pháp này được sử dụng để ủ các loại phân chuồng ít chất xơ như phân lợn hoặc phân trâu bò ít chất độn chuồng

Cách ủ:

Bước 1: Trộn đều phân chuồng với vôi hoặc lân

Bước 2: Lấy phân ra đánh thành đống cao 1,5 – 2m, đường kính 1 -2 m có mai che, không nén chặt.

Bước 3: Tủ đống phân bằng một lớp rơm rạ, cỏ hay lá chuối khô

Bước 4: Tưới nước định kỳ để tăng độ ẩm

Đặc điểm: Phân dễ tơi, háo khí nên phân giải mạnh, nhiệt độ ngày càng tăng dần sau 4 – 5 ngày, nhiệt độ tăng lên 60 0C làm cho phân chóng hoai diệt được mầm mống cỏ dại, sâu bệnh nhưng dễ bị mất đạm nhiều ( 30 – 35 %). Thời gian ủ khoảng 1 tháng là phân hoai mục

+ Ủ nguội:

Áp dụng: phương pháp này được sử dụng để ủ các loại phân chuồng nhiều chất xơ như phân trâu bò có nhiều chất độn chuồng

Cách ủ:

Bước 1: Rải một lớp phân dày 10-15cm, rắc bên trên một lớp mỏng phân lân hoặc vôi

Bước 2: Tiếp tục làm như bước 1 cho hết lượng phân và chất xơ bổ sung đã chuẩn bị. Đống ủ cao 1,5-2m, đường kính 1-2m

Bước 3: Nén chặt đống phân, phủ một lớp rơm rạ lên trên và trát một lớp bùn dày 1-2cm bao kín đống phân, chừa một lỗ ở đỉnh để tưới nước định kỳ

Đặc điểm: Phương pháp này hạn chế được sự mất đạm do nhiệt độ thấp ( 30 – 40 0c) nhưng thời gian ủ lâu, khoảng 3-4 tháng phân mới hoai mục.

Ủ hỗn hợp: (Nóng trước, nguội sau): Phân chuồng được xếp thành lớp tơi không nén chặt cao 1 -1,5 m sau 4 – 5 ngày nén chặt lại, sau đó lại tiếp tục đổ chồng lớp phân chuồng khác lên đến khi đống phân cao 2 -3 m thì nén chặt lại phủ rơm rạ lên trên rồi trát bùn lại.

Ngoài ra có thể ủ phân xanh để bón cho cây

Hình 3. Băm cây phân xanh thành từng đoạn

Hiện nay đã có chế phẩm vi sinh để ủ phân chuồng có bán trên thị trường. Cách dùng theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.

Hình 4: Chế phẩm vi sinh vật ủ phân

– Phân vi sinh

Một số loại phân vi sinh thường dùng

Nitragin, Azoto bacterin, Phôtpho bacteri.