Top 5 # Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Nhãn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Nhãn

1. Mô tả giống

Cây nhãn là cây ưa ánh sáng mạnh, thường sống ở những nơi có nhiệt độ cao ( 20 – 35o). Nhãn là cây chịu hạn, thích ẩm, sợ đọng nước. Cây nhãn không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Cây nhãn có thể trồng gần như quanh năm, nhưng nếu trồng vào mùa mưa thì cần chú ý thoát nước cho cây vì nếu mưa nhiều thì đất sẽ bị lèn làm cho cây chết vì nghẹt rễ.

Cây nhãn được trồng theo hàng với khoảng cách hàng cách hàng 6m. Khoảng cách giữa hai cây là 5 – 6m tương đương với 300 – 350 cây/ha.

– Làm đất: Đào hố với kích thước 60x60x60 cm hoặc 80x80x80cm

– Bón lót: Bón lót 20 – 25kg phân chuồng hoai + 1 – 2kg supe lân + 100g ure + 100g kali hoặc 2kg phân NPK (5 – 10 – 3 – 8)/hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Bón phân trước khi trồng từ 30 ngày trở ra.

– Trồng cây: Khi thời tiết thuận lợi như trời râm mát, đất ẩm thì tiến hành trồng cây. Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu, đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt.Trồng xong cần tưới đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất tốt.

Sau khi trồng cần phủ gốc và tưới ẩm thường xuyên đến khi cây ra lá ổn định. Vùng có gió bão nên cắm cọc và buộc chặt cây để không bị lay gốc khi cây còn nhỏ. Khi cây lên cao được 80 – 100cm cần bấm bỏ ngọn để cây phát sinh cành bên. Hàng năm cần cắt tỉa những cành không cần thiết như cành vượt, cành tăm, cành sâu bệnh,… nên tỉa vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 (vào thời gian sau vụ thu hoạch quả) vào những ngày nắng.

Bón phân: Cây nhãn cần được bón phân đầy đủ và với tỷ lệ phù hợp. Tỷ lệ các loại phân NPK sử dụng cho hiệu quả tốt nhất đối với nhãn là 1:0,5:1 hoặc 1:1:2. Trong ba năm đầu cần bón với lượng 0,2 – 0,4kg ure, 0,5 – 0,7kg super lân và 0,3 – 0,5kg kali clorua/năm. Với vườn nhãn nhiều năm tuổi, cứ cho 100kg quả tươi/năm thì có thể bón với lượng phân 2kg N + 1kg P 2O 5 + 2kg K 2 O (tương đương với 4,2kg Urê + 5,5kg Supe lân + 4kg Cloruakali).

+ Lần 1: Bón sau khi thu hoạch quả, vào tháng 8 đến tháng 9. Lần bón này nhằm phục hồi cho cây sau thu hoạch, thúc đẩy cành mùa Thu và coi đây là lần bón cơ bản trong năm. Ở lần này, bón 80% lượng phân lân, 30% lượng phân đạm và 30% lượng phân kali.

+ Lần 2: Vào đầu tháng 2, khi cây phân hóa mầm hoa. Lần bón này nhằm thúc hoa và nuôi lộc Xuân. Sử dụng 30% lượng phân đạm, 20% lượng phân lân và 30% phân kali.

+ Lần 3: Cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 nhằm làm cho chùm hoa phát triển tốt, tăng khả năng đậu quả và thúc cành Hè phát triển. Lần bón này chỉ sử dụng 10-20% lượng đạm.

+ Lần 4: Bón vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 nhằm bổ sung dinh dưỡng cho quả phát triển. Ở lần bón này, sử dụng toàn bộ lượng phân đạm và phân kali còn lại.

Nếu không có điều kiện có thể chia làm hai lần để bón trong năm. Lần 1 bón toàn bộ phân super lân, 70% đạm và 60% kali. Lần 2 bón nốt lượng phân còn lại.

Cách bón: Khi đất ẩm chỉ cần rải đều phân trên mặt đất theo hình chiếu của tán, sau đó tưới nước để hòa tan phân. Khi trời khô hạn cần hòa tan phân trong nước để tưới hoặc rải đều phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước.

– Bọ xít: Gây hại chủ yếu vào giai đoạn cây ra hoa và quả non. Dùng thuốc Cemerin 50EC phun khi hoa chuẩn bị nở, phun lại sau 1 tuần.

– Bệnh thán thư: Gây hại chủ yếu trên chùm hoa và quả làm cho quả rụng hoặc chậm lớn. Dùng thuốc Ridomil phun khi hoa chưa nở.

Khi vỏ quả chuyển từ màu nâu hơi xanh sang màu nâu sáng, hơi xù xì hơi dày chuyển sang mọng và nhẵn, bóc quả xem thấy hạt có màu nâu đen thì có thể thu hoạch. Nên thu hoạch quả vào ngày trời tạnh ráo, vào buổi sáng và buổi chiều, tránh thu hoạch vào đúng giữatrưa khi trời quá nóng.

Chúc bà con thành công!

Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.

Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ HỢP TÁC TRANG TRẠI VIETGRAP

Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc: TT Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội

HOTLINE – 0432161283/ 0942760699

Website chính: http://viencaygiongtrunguong.com/

CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Nhãn Muộn

Quy trình trồng và chăm sóc nhãn muộn

 1. Làm cỏ, tưới nước: Thường xuyên tưới nước, giữ ẩm, làm cỏ, xới xáo, vun gốc và chú ý vặt các mầm dại mọc từ thân gốc ghép.

2. Bón phân:

+ Lượng phân bón theo tuổi cây 

Tuổi cây (năm) Loại phân bón (kg/cây/năm)

Tuổi cây (năm)

Loại phân bón (kg/cây/năm)

Phân chuồng

Đạm ure  

Supe lân

Kaliclorua

3

30 – 50

0,3 – 0,5

1,2 – 1,5

0,3 – 0,5

4 – 6

50 – 70

0,5 – 0,8

1,5 – 1,7

0,5 – 0,7

7 – 10

50 – 70

0,8 – 1,0

1,7 – 2,0

1,0 – 1,2

Trên 10

70 – 100

1,2 – 1,5

2,0 – 3,0

1,2 – 2,0

+ Thời gian bón: 3 – 5 lần bón/năm

Tháng

Mục đích bón

        Lượng bón cho các lần (%)

Phân hữu cơ

Đạm

Lân

Ka li

2

Thúc hoa, nuôi lộc

30

10 – 20

30

4 – 5

Nuôi quả, lộc

40

40

 9

Thúc đẩy cành thu

100

30

80 – 90

30

+ Cách bón: 

– Phân chuồng: Cuốc rãnh xung quanh tán cây sâu 20cm, rộng 30cm và bón phân sau đó lấp đất lên, có thể bón kết hợp với đạm, lân và kali.

– Phân đạm, lân và kali: Hoà ra nước tưới hoặc xới nhẹ đất, bón phân và lấp đất lại, có thể chọc lỗ để bón, sau khi bón phải tưới nước ẩm.

3. Cắt tỉa: chia làm 4 đợt cắt tỉa

+ Đợt 1: Sau khi thu hoạch tiến hành cắt bỏ toàn bộ những cành trong tán, cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành khô, cành tăm, cành sát mặt đất, tạo điều kiện cho cây thông thoáng để hạn chế sâu bệnh và tiêu hao dinh dưỡng.

+ Đợt 2: Khi lộc thu dài 5-7cm, tiến hành tỉa bỏ bớt lộc trên những cành quá nhiều lộc. Mỗi cành giữ lại 2-3 lộc to, khỏe để làm cành mẹ cho vụ sau.

+ Đợt 4: Cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, cắt bỏ những cành không đậu quả. Đối với những cây có nhiều quả sẽ cắt bỏ những cành có tỷ lệ đậu quả thấp (<10quả/cành) và những cành hè mọc quá dày. 

4. Phòng trừ sâu bệnh:

4.1. Bọ xít nhãn: Chúng xuất hiện từ tháng 2 – 3 và gây hại mạnh nhất vào tháng 4 – 6. Sử dụng các loại thuốc để phòng trừ: Sherpa 0,2 – 0,3% hoặc Trebon 0,15 – 0,2% và phun vào giai đoạn bọ xít non là có hiệu quả nhất. Ngoài ra có thể rung cây vào ban đêm để bắt bọ xít trưởng thành qua đông vào tháng 12 và tháng 1.

4.2. Sâu ăn lá: Chủ yếu là sâu đo, sâu khoang, câu cấu, bọ nẹt, chúng thường hại các đợt lộc non và hoa. Sử dụng các loại thuốc: Polytrin 0,2%, Supracide 0,2% hoặc Sherpa 0,2% và phun ở giai đoạn sâu non.

4.3. Sâu tiện vỏ và sâu đục thân: Sâu non thường gặm vỏ trên thân chính, cành chính rồi đục vào phần gỗ. Cây bị hại thường sinh trưởng kém và có thể dẫn đến chết.

Nguyên nhân là do hai loài xén tóc hại thân cành nhãn: Xén tóc đốm sao và xén tóc mai rùa, chúng để trứng ở chạc cành hoặc dưới vỏ cành, sâu non sau khi nở sẽ đục cành, gốc cây.

Phòng trừ: Thường xuyên theo dõi vườn cây, khi thấy xuất hiện lớp mùn cưa đùn ra ở thân cây thì tìm lỗ đục để bắt sâu non. Có thể bắt thủ công bằng gai mây, dây thép hoặc sử dụng một số loại thuốc như: Polytrin 0,2%, Sumicidin 0,2% bơm vào các vết đục để diệt sâu non. Sau khi thu hoạch quả cần vệ sinh vườn cây, quét vôi vào gốc cây để hạn chế trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ hở của thân cây.

4.4. Rệp hại hoa và qủa non

Rệp thường xuất hiện khi giò hoa vươn dài đến khi quả non ổn định, ban đầu rệp thường xuất hiện rải rác trên một vài cành hoặc một vài cây trong vườn sau đó mới lan rộng ra. Mật độ rệp có thể lên rất cao (vài trăm con/cành) gây cháy đọt, thui hoa quả.

Phòng trừ: Sử dụng thuốc hoá học như: Sherpa 0,2 – 0,3%, Trebon 0,15 – 0,2% phun 2 lần. Lần thứ nhất khi rệp xuất hiện, lần 2 sau phun lần đầu 5 – 7 ngày.

4.5. Câu cấu ăn lá: Hại lá, cành, quả non

Biện pháp phòng trừ: Phun Supracide 40EC nồng độ 0,25%

4.6. Bệnh tổ rồng: Xuất hiện ở chồi non, chùm hoa làm cho lá non, hoa xoăn lại. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ chùm hoa, cành lá bị bệnh gom lại và đem đốt.

4.7. Bệnh sương mai

Bệnh xuất hiện và gây hại tập trung vào thời kỳ ra hoa và quả non làm chùm hoa biến màu, thối quả và rụng.

Phòng trừ: Sử dụng thuốc hoá học để phun phòng: Rhidomil MZ 0,2%, Boocdo 1%, Oxyclorua đồng 0,2 – 0,3%. Phun lần 1 khi cây ra giò và phun lần.

4.8. Bệnh xém mép lá: Đầu và mép phiến lá có mầu xám trắng và khô, sau đó sẽ bị rách. Có thể sử dụng các loại thuốc: Zineb 0,4%, VibenC 0,3%, Score 0,05%, Daconil phun khi bệnh mới xuất hiện, phun lại lần hai cách lần đầu 1 – 2 tuần.

5. Một số biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả

5.1. Khoanh vỏ: 

Dùng dao sắc khoanh tất cả các cành cấp 1 hoặc cấp 2 (cành có đường kính 3 – 4 cm) với đường kính vết khoanh 0,2 – 0,3 cm cho những cây nhãn có khả năng sinh trưởng khỏe vào cuối tháng 11.

5.2. Xử lý Ethrel: 

Xử lý cho những cành nhãn ra lộc đông từ 5 – 10cm trong thời gian từ  trung tuần tháng 11 đến cuối tháng 12 với liều lượng là 400-500 ppm bằng cách phun ướt toàn bộ tán cây khi trời râm mát. Sau 7-10 ngày lộc đông bị héo và sau đó nhãn sẽ ra hoa.

5.3. Xử lý KClO3: 

Xử lý vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 cho những cây nhãn không ra hoa trong điều kiện tự nhiên và lộc ở giai đoạn bánh tẻ.  

Cách xử lý:

– Dùng cuốc xới nhẹ xung quanh hình chiếu tán cây.

– Hòa KClO3 vào 10 lít nước, khấy đều cho tan hết và tưới đều xung quanh tán cây.

– Sau khi xử lý phải giữ ẩm liên tục cho cây trong 7-10 ngày để đảm bảo cho KClO3 tan hết.

5.4. Phun α-NAA:

Phun lên toàn bộ tán cây vào 2 thời kỳ: Sau khi tắt hoa và sau tắt hoa 1 tuần.

5.5. Phun phân bón lá: 

Phun khi trời râm mát và phun nước đều toàn bộ bề mặt tán cây. Phun định kỳ 15 ngày/ lần từ khi cây nhú hoa đến trước khi thu hoạch 45 ngày.

6. Thu hoạch và bảo quản quản

6.1. Thu hoạch

+  Thời điểm thu hoạch

– Thu hoạch khi quả đã chín, vỏ quả chuyển màu nâu vàng, vỏ mỏng và nhẵn. Quả mềm, mùi có vị thơm, hạt đen hoàn toàn. Độ Brix đạt 19-21% tuỳ vào từng giống.

– Yêu cầu ngoại cảnh khi thu hái: Thu hoạch quả vào ngày tạnh ráo, thu hoạch vào buổi sang hoặc buổi chiều.

+ Kỹ thuật khi thu hái: Dùng kéo cát chum quả, khi cắt chùm quả không kèm lá.

6.2. Bảo quản:

– Quả sau khi hái đưa vào chỗ râm mát, xếp quả vào sọt hoặc bao bì có thành cứng lót lá hoặc rơm rạ chuyển đến địa điểm tập trung. Khi xếp vào sọt, xếp quả quay ra xung quanh thành sọt, cuống quả chụm vào giữa tạo khe trống thoáng khí. 

Đặc Điểm, Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Nhãn

Cây nhãn là loại cây ăn quả ngon ngọt đã được yêu thích từ rất lâu tại Việt Nam. Hiện tại trên thị trường cũng có nhiều loại nhãn khác nhau, chúng tôi xin giới thiệu cho các bạn một số thông tin bổ ích về loại cây ăn quả này. Nhãn là cây ăn trái được ưa chuộng, nhiều năm trở lại đây nhãn có quanh năm do nhiều người dân áp dụng được kĩ thuật cho nhãn ra quả trái mùa. Có rất nhiều hộ gia đình trồng nhãn kinh doanh, tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có năng suất và chất lượng nhãn theo ý muốn.

Cây nhãn là gì?

Nguồn gốc của cây nhãn cho đến nay vẫn còn có những ý kiển khác nhau, có tác giả cho rằng nguồn gốc của cây nhãn ở vùng Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc), có tác giả cho rằng gốc từ Ân Độ sau đó mới được đem đi trồng ở Malaysia và Trung Quốc, có tác giá lại cho rằng Kalimantan (Indonesia) cũng là cái nôi của nhãn.

Nhãn là cây nhiệt đới và á nhiệt đới, có thể trồng được từ đường xích đạo đến VĨ tuyển 28-36, nhưng chi có một số nước trồng với diện tích lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Myanma, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Mỹ…

Ở nước ta nhãn được trồng khá phổ biển dọc theo suốt chiều dài của đất nước từ Bắc chí Nam. Do thu được hiệu quả kinh tế cao, những năm gần đây diện tích trồng nhân phát triển khá nhanh.

Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng ước đoán hiện nay diện tích trồng nhân ở nước ta vào khoảng 70-80 ngàn ha, trong đó các tỉnh phía Nam chiếm khoảng 2/3 trong tổng diện tích này.

Nhãn nghĩa là “mắt rồng” vì hạt có màu đen bóng là loài cây cận nhiệt đới lâu năm thuộc họ Bồ hòn có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc. Loài này còn được gọi là quế viên trong tiếng Trung.

Cây Nhãn là loại cây trồng lấy quả có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế.

Đặc điểm của cây nhãn

Sinh trưởng rễ cây nhãn

Rễ nhãn ăn rất sâu và rộng, ở những vùng đất đỏ tơi xốp rễ có thể ăn sâu tới 4 đến 5 m, ở những vùng đất nông thì rễ ăn nông.

Rễ nhãn ăn rất rộng nói chung rộng hơn tán lá 1- 3 lần nhưng 80% tập trung trong tán, ở nơi đất xốp thì phần lớn rễ tập trung ở độ sâu 10- 100 cm và tập trung nhiều nhất ở độ sâu 50 cm trở lại. Ở nơi đất tốt thì rễ phân nhánh nhiều và ít có tình trạng rễ đuôi chuột, rễ nhãn có nấm cộng sinh giống như rễ vải.

Một năm rễ sinh trưởng làm 3 đợt. Đợt 1 vào tháng 3 – 4 lượng rễ ít, đợt 2 giữa tháng 5 giữa tháng 6 rễ phát triển mạnh, đợt 3 giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 rễ sinh trưởng yếu.

Các đợt sinh trưởng của rễ thường xen kẽ với các đợt lộc, thường là sau đỉnh cao của lộc sinh trưởng. Sinh trưởng của lộc và rễ lại phụ thuộc vào quả, năm trước quả nhiều thì năm sau rễ và lộc sinh trưởng kém.

Sự sinh trưởng của rễ còn phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm đất. Nhiệt độ đất dưới 10°C rễ sinh trưởng rất yếu, từ 23 – 28°C rễ sinh trưởng mạnh nhất, từ 29 – 30°C rễ sinh trưởng yếu dần, từ 33 – 34°C rễ ngừng sinh trưởng.

Độ ẩm đất ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của rễ đất đủ ẩm rễ sinh trưởng mạnh (1 ngày rễ mới có thể mọc dài thêm 1,55 cm) hàm lượng nước trong đất từ 13% trở lên là thích hợp.

Trong điều kiện đủ ẩm, đủ dinh dưỡng 84% rễ tập trung ở tầng từ 0 – 60 cm. Đất đủ ẩm và tơi xốp rễ sinh trưởng mạnh nên vườn nhãn cần được cày lật xới giữa hàng.

Sinh trưởng thân tán cây nhãn

Nhãn là cây ăn quả có tán rộng, nhãn trồng bằng hạt cây cao hơn nhãn ghép hoặc nhãn chiết. Các giống có đặc tính lùn, lá không phản quang thường cho quả đều hơn các giống nhãn khác.

Mùa xuân vào các tháng 2, 3, 4 ra hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá, đài 5-6 răng, tràng 5-6, nhị 6-10, bầu 2-3 ô.

Sinh trưởng lộc và phát dục của cành

Một năm nhãn ra từ 3 đến 5 đợt cành, cành xuân 1 đợt, cành hè 2 – 3 đợt, cành thu 1 đợt, cành đông ít hơn. Thông thường thì cành thu chiếm khoảng 1/3. Nhưng nếu năm trước không ra quả hoặc ít quả thì cành xuân cành hè nhiều. Cành non (lộc) thường mọc từ đỉnh ngọn của cành mẹ, cũng có khi mọc từ nách hoặc từ mầm bất định.

Thời gian, số lượng các đợt lộc phụ thuộc vào sức sinh trưởng của cây, tuổi cây, số lượng quả năm trước và chế độ nước, dinh dưỡng.

Quả tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao bọc. Mùa quả là vào khoảng tháng 7-8. Cây nhãn tương đối chịu rét hơn so với các cây cùng họ như vải, đồng thời cũng ít kén đất hơn.

Cành xuân thường mọc từ cành thu năm trước, cành hè và cành thu không mang quả hoặc cành già đã mang quả của năm trước. Khoảng tháng 1 đã bắt đầu nứt lộc, mạnh nhất là tháng 2 đến giữa tháng 3, đến giữa tháng 4 thì hết, cuối tháng tư thì cành xuân đã già. Cây nhãn hàng năm ra quả đều thì cành xuân ít, hoa quả năm trước ít thì năm sau cành xuân nhiều và mập. Những cành xuân gầy yếu nên cắt bỏ để nhãn ra cành thu thì tốt hơn.

Cành hè mọc ra từ cành xuân hoặc cành hè, cành thu của năm trước, trên cành đã ngắt quả, cành già của năm trước. Cành hè có thể ra làm 2 – 3 đợt. Đợt 1 vào trung tuần tháng 5 thường ít, đợt 2 vào cuối tháng 6 đến đầu tháng 7. Do mưa nhiều, nhiệt độ cao nên thường ra rất nhiều lộc, đợt 3 vào cuối tháng 7 đến đầu tháng 8. Lộc đợt này thường phát sinh ngay trên cành hè ra sớm trong năm hình thành nên 2 đợt cành trong một vụ hè.

Cành hè là cành rất quan trọng, ngoài việc là gốc của cành thu, cành hè còn có thể trực tiếp là cành mẹ mang quả. Cành hè to, mập, lá nhiều là cành mẹ mang quả rất tốt (ở Phúc Kiến cành hè mang quả chiếm tới 58,8 – 97,4%) vì vậy sự sinh trưởng của cành hè đều đặn hàng năm là cơ sở để cho năng suất cao của nhãn.

Cành thu xuất hiện từ đầu tháng 8 đến đầu tháng 10. Cây tốt thì ra sớm, đa số phát sinh sau khi hái quả 15 – 20 ngày. Cành thu có 2 loại, một loại mọc từ cành hè, một loại mọc từ cành quả mới hái. Cành thu mọc từ cành hè thường chiếm 60% từ cành quả khoảng 20 đến 21%. Trong năm quả ít hoặc không có quả, cành xuân, cành hè to khoẻ thì cành thu ít.

Các giống chín sớm thì cành thu ra sớm và nhiều, giống chín muộn thì cành thu ra muộn và ít, sinh trưởng kém. Cây to khoẻ dinh dưỡng tốt thì cành thu ra sớm và mập. Bón đủ phân trước và sau khi hái quả thì cành thu nhiều, dài và mập hơn nhiều. Mùa thu mưa nhiều có lợi cho cành thu sinh trưởng.

Nhưng nhãn chín vào tháng 8 đến tháng 9 vào mùa thu mưa ít , nhiệt độ thấp dần thì sau khi hái quả cành thu sẽ ít thường chỉ được 10 – 12%, cành dài và nhỏ. Cành thu là cành mẹ của cành quả năm sau.

Kết quả theo dõi của Viện khoa học Nông nghiệp Phúc Kiến 3 năm liền như sau: Tỷ lệ ra hoa ở cành thu mọc từ cành hè từ 40 -72,3%; từ cành thu mọc từ cành quả (mới hái quả) từ 23% – 40,1% và từ các cành khác 12 – 47%. Vì vậy chăm sóc cho cành thu nhiều, to mập là yếu tố quyết định cho năng suất cao.

Theo Trần Thế Tục (1997) trên cây nhãn một năm có 3 đến 5 đợt cành đó là: Cành mùa hè, cành xuân, cành thu, cành mùa đông có nhưng rất ít. Cành thu mọc sau khi hái quả 15 – 20 ngày, cành này thường mọc ra trên cành hè và cành vừa hái quả, nếu cành hè phát triển khoẻ (ở cây ít quả hoặc không có quả) thì cành thu sẽ ít. Thông thường cành mẹ của cây nhãn là cành thu và cũng là cành mẹ tốt nhất vì cành này sinh trưởng khoẻ, sung sức tích luỹ được nhiều dinh dưỡng, hiệu năng quang hợp cao.

Cành đông thường ra vào tháng 11, năm nào mùa đông ấm áp và mưa nhiều thì cành đông nhiều. Cây còn non sinh trưởng khoẻ thì cành đông nhiều, cành đông nhiều thì năm sau ra quả ít nên người ta thường tìm cách hạn chế không cho ra cành đông.

Quá trình sinh trưởng hàng năm của cây nhãn:

Cùng với quá trình sinh trưởng thân tán, trong mùa đông (tháng 1) nhãn nghỉ sinh trưởng để phân hoá mầm hoa. Để đảm bảo cho cây nhãn phân hoá mầm hoa được thuận lợi trong mùa đông cần có 1 thời gian có nhiệt độ thấp vừa phải (xung quanh 15 oC) và khô hạn để hạn chế cành mùa đông có lợi cho việc quang hợp và tích luỹ chất khô, tăng nồng độ dị bào tạo cho cây phân hoá mầm hoa được tốt.

Đặc điểm phát triển của cây nhãn

Phân hoá mầm hoa nhãn

Tương tự như cây vải, cây nhãn trước khi ra hoa có một thời kỳ nghỉ sinh trưởng để phân hoá mầm hoa, thời kỳ này thường diễn ra trong mùa đông khi có điều kiện khô hoặc khô hạn. Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phân hoá mầm hoa ở cây nhãn nhiều tác giả cho rằng: quan hệ giữa cành lá, sinh trưởng của bộ rễ là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến phân hoá mầm hoa.

Thời gian phân hoá mầm hoa của nhãn phụ thuộc vào giống, vùng trồng, vùng khí hậu, kỹ thuật thâm canh. Quá trình phân hoá mầm hoa tuy phức tạp nhưng đều có một số quy luật chung, cây nhãn có thời gian phân hoá mầm hoa tập trung khoảng 1 tháng. Nhãn nghỉ sinh trưởng để phân hóa mầm hoa vào tháng 1.

Ra hoa, đậu quả

Nhãn là cây ăn quả ra hoa ở đầu cành từ khi ra hoa, đậu quả đến quả lớn không có khả năng ra lộc trên cành mang quả, dẫn đến có tính ra quả cách năm khá rõ rệt.

Quá trình ra hoa của nhãn có thể chia thành các thời kỳ:

Thời kỳ xuất hiện mầm hoa

Thời kỳ xuất hiện hoa

Thời kỳ nở hoa và thụ phấn

Thời kỳ tàn hoa và đậu quả

Hoa của vải, nhãn ra ở dạng chùm và thực hiện thụ phấn chéo (giao phấn), số lượng hoa đực thường lớn hơn rất nhiều so với hoa cái và hoa lưỡng tính, hoa đực nở trước hoa cái nở sau và kết thúc nở hoa là hoa đực, do sự nở lệch pha của hoa đực và hoa cái hoặc hoa đực và hoa lưỡng tính dẫn đến quá trình thụ phấn, thụ tinh gặp khó khăn, làm cho tỷ lệ đậu quả ở các năm sai khác nhau, năm đậu quả nhiều, năm đậu quả ít.

Sinh trưởng của quả

Sau khi thụ phấn thụ tinh quả bắt đầu phát triển và chín vào mùa hè cho đến mùa thu. Quá trình lớn của quả có đặc điểm rụng quả vào các thời kỳ sau tàn hoa từ 10 – 20 ngày, khi quả lớn và khi quả sắp được thu hoạch, đặc điểm này làm hạn chế đến năng suất quả khi thu hoạch, cần có biện pháp kỹ thuật thích hợp với từng loại cây ăn quả để khắc phục hiện tượng rụng quả.

Yêu cầu sinh thái của cây nhãn

Yêu cầu về khí hậu:

Nhiệt độ thích hợp cho nhãn sinh trưởng và phát triển là từ 21-27oC; mùa hoa nở cần nhiệt độ cao 25-31oC; Mùa Đông cần một thời gian nhiệt độ thấp để phân hóa mầm hoa.

Ánh sáng: Nhãn cần nhiều ánh sáng, thoáng. Ánh sáng chiếu được vào bên trong tán giúp cây phát triển và thường sai trái, ánh sáng còn giúp đậu trái, vỏ bóng và vị ngọt, ngon.

Tuy nhiên nhãn Bắc là cây ưa sáng nhưng lại sợ ánh sáng trực xạ còn nhãn Nam nếu bị rợp cây cho ít trái, chỉ những cành nhận đầy đủ ánh nắng mới cho trái tốt.

Lượng mưa thích hợp cho nhãn từ 1.300 đến 1.600 mm, nhãn là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng và rất nhạy cảm với việc ngập nước kéo dài. Ngược lại, nếu gặp khô hạn trong thời gian dài sẽ làm cho cây sinh trưởng chậm, ra hoa và đậu trái khó khăn.

Trong thời kỳ nhãn nở hoa nếu gặp mưa thì hoa bị rụng và tỷ lệ đậu quả kém. Nhãn rất nhạy cảm với gió, những cơn gió xoáy mạnh làm rụng quả và gẫy cành.

Yêu cầu về đất đai đối với cây vải nhãn

Nhãn có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất từ vùng nước ngọt quanh năm đến vùng nhiễm mặn.

Tuy nhiên, đất trồng nhãn thích hợp nhất là đất cát, cát pha, cát giồng, đất cồn và phù sa ven sông, đất có độ pH từ 5,5 – 6,5. Nhãn không thích hợp trên đất sét nặng.

Người ta thường trồng nhãn ở các vùng đất thấp, không trồng ở quá cao, ở vùng đồi nhất định phải tưới nước cho nhãn thì mới ra hoa đậu quả được.

Kỹ thuật trồng cây cây nhãn

a. Thời vụ trồng cây

Nên trồng nhãn vào khoảng thời gian đầu tháng tư đến giữa tháng năm, thời điểm này trong năm có mưa, cây sẽ mau lớn, tiết kiệm được công sức không phải tưới nước cho người trồng.

Nếu mưa quá to, ruộng bị ngập nước, cần tháo nước ngay tránh để rễ cây ngập úng, nhiều sâu bệnh hại ảnh hưởng đến phát triển của cây.

b. Khoảng cách trồng cây

Khoảng cách trồng nhãn thích hợp là 7m x9m. Một vài năm đầu tiên có thể trồng xen cacnh những cây ngắn ngày khi cây nhãn chưa giao tán.

c. Cách trồng cây

Đắp mô trồng nhãn: Trước khi trồng cây 20 ngày cần đắp mô với kích thước rộng 0,7m và chiều cao là 0,6m. Làm đất cho mô bằng cách lấy 10 kg phân chuồng hoai mục + tro bếp +0,5kg lân. Lượng phân bón được trộn đều với lớp đất mặt rồi cho vào hố.

Trồng nhãn giống

Bước 1: Dùng dao khoét lỗ một lỗ nhỏ trên cây vừa vặn với bầu cây con.

Bước 3: Rạch bỏ nilon tránh làm tổn thương cây

Kỹ thuật chăm sóc nhãn

Làm vệ sinh cỏ dại, xới tơi đất:

Diệt trừ cỏ dại tránh bị phân tán chất dinh dưỡng, sâu bệnh hại khó có chỗ cư trú. Xới tơi đất có tác dụng làm bộ rễ tăng khả năng chao đổi chất, rễ cứng cáp và phát triển hơn.

Tưới nước

Cần tưới một lượng nước định kì cho cây. 3 ngày tưới một lần. Nếu trời mưa thì không cần tưới thêm cho cây. Khi cây bị ngập nước do mưa to và dài ngày cần tháo nước nhanh chóng. Cây đủ nước sẽ phát triển thuậ lợi, nhanh ra hoa, kết trái. Cây bị ngập úng lâu rất dễ thối rễ và nhanh chết.

Bón phân cho cây

Cây cần nhiều đạm và kali để đạt được năng suất và chất lượng tốt nhất. Mỗi năm cần bón cho cây 4 lần theo định kì 3 tháng một lần. Tổng lượng phân các năm cần bón như sau: Năm đầu tiên cây cần 120g NPK + 150g lân +80g KCl. Năm thứ hai cây cần 150g NPK + 280g lân + 130g KCl. Khi cây bước sang năm thứ ba cần bón lượng phân nhiều hơn là 300g NPK+ 350g lân + 180g KCl.

Vào đầu mùa mưa mỗi năm cần bón thêm 10kg/cây.

Từ năm thứ tư đến năm thứ 6 cây cần tổng 0.9kg Urê + 1kg lân + 0.7kg KCl + 60g HAI-Chyoda cho mỗi năm.Trong những năm này, lượng phân bón mỗi năm cũng được chia làm bốn lần bón: Trước khi cây ra hoa cần bón 0.2kg Urê + 0.2kg lân+0.2kg KCl+20g HAI-Chyoda. Lần 2 là khi cây ra hoa và chuẩn bị đậu quả cần bón cho cây phân uree, KCL, HAI –Chyoda với liều lượng như lần 1. Lần 3 là khi quả đang bắt đầu lớn cần bón Urê và KCL lượng phân bón như lần 1. Lần 4 là sau khi thu hoạch khoảng 30 ngày cần bón 0.3kg Urê + 0.7kgg lân + 0.1g KCL + 20g HAI-Chyoda + 5kg phân hữu cơ hoai mục

Cách bón phân: Rải đều phân quanh các rãnh cây đã đào trước xung quanh cây nhãn rồi lấp đất cho phẳng.

Xử lý ra hoa nhãn

Cần bón phân với tỉ lệ lượng N:P:K là 1,25:1:1,5 mỗi cây 0,8 kg với cây từ bốn đến bảy tuổi. Đồng thời tỉa cành, tưới nước cho cây giúp cây ra hoa nhanh và đều.

Sử dụng phương pháp xiết cành giúp cho cây nhãn phân hóa và tạo mầm hoa

Sử dụng hóa chất Chlorate kali (KClO3) để kích thích cây ra hoa

Sâu bệnh hại cây và cách phòng trừ

Bệnh thối hoa: Khi hoa nở rộ sẽ xuất hiện những vết bằng đầu kim màu nâu, hoa sẽ khô lại và rụng. Biện pháp phòng trừ tỉa bớt lá, cành không cần thiết giúp cây có nhiều ánh sáng, giảm độ ẩm thì bệnh sẽ giảm. ĐỒng thời có thể phun thuốc Benomyl phòng bệnh cho cây trước khi cây ra hoa.

Bệnh cháy lá do nấm gây ra, dấu hiệu nhận biết cây bị bệnh này là trên lá xuất hiện các mảng cháy có màu nâu và nhiều đường vân nhạt, trên vết bệnh lâu dần sẽ thấy những hạt nhỏ li ti màu đen dần dần lá sẽ bị cháy khô và rụng. Biện pháp phòng trừ bệnh cháy lá là ngay sau mỗi lần thu hoạch cần cắt tỉa cành và đốt. Nếu bệnh quá nhiều cần phun thuốc gốc Mancozeb cho cây.

Bệnh phấn trắng: Biểu hiện của bệnh là gần cuống quả sẽ thấy xuất hiện nhiềm đốm màu trắng như phấn, lâu dần sẽ làm thối quả. Biện pháp phòng trừ là vệ sinh vườn cây sạch sẽ sau đó phun Topsin M cho cây. Cần phun thuốc trước khi cây ra hoa

Bệnh đốm mốc: Trên lá nhãn xuất hiện những đốm mốc màu xanh, màu xám hoặc các vết lấm tấm màu đen.

Bệnh chùn ngọn: Lá, chồi non và hoa không lớn được và mọc chụm lại làm giảm khả năng đậu quả. Cần phải vệ sinh vườn trồng sạch sẽ, cắt bỏ các lá, chồi bị bệnh.

Bệnh đấm rong: Trên lá xuất hiện những vết bệnh hình trong, màu vàng khi bị nhẹ, lâu dần sẽ chuyển sang màu nâu làm cho lá rụng sớm. Biện pháp phòng trừ bằng cách phun thuốc gốc đồng Copper zinc cho cây.

Bệnh thối rỉ: Rễ xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu làm cho thân cây, rễ bị thối đen, cây bị bệnh nặng sẽ bị chết khô. Biện pháp phòng trừ dùng thuốc gốc Metnlnxyl hay Ridomyl Gold tưới vào gốc cho cây, rắc vôi vào mùa nắng.

Dơi hại nhãn: Dơi ăn rất nhiều nhãn để phòng trừ dơi rất khó khăn chỉ có thể bó từng chùm nhãn trong các tấm lưới che và thắp điện sáng hằng đêm

Công dụng của quả Nhãn

Tăng cường vitamin C

Theo Live Strong, những người có chế độ ăn giàu vitamin C ít có khả năng bị cao huyết áp, bệnh tim và một số loại ung thư. Nhãn là trái cây giàu vitamin C. Trong 100 g nhãn có chứa 84 mg dưỡng chất này, cung cấp 93% lượng vitamin C khuyến cáo hàng ngày cho nam giới và 100% nhu cầu của nữ giới.

Vitamin C trong nhãn còn hữu ích trong việc chống cảm cúm, tăng cường hệ miễn dịch.

Tăng cường xương khớp

Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy phụ nữ mãn kinh có nồng độ thấp các khoáng chất như đồng, dễ bị loãng xương khi về già. Theo khuyến cáo, người lớn nên tiêu thụ 900 mg đồng mỗi ngày. 100 g nhãn tươi sẽ cung cấp 19%, trong khi 100 g nhãn khô chứa tới 807 mg đồng, cung cấp 90% lượng đồng người lớn nên nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Giàu sắt

Những người ăn chay và ăn kiêng có khả năng bị thiếu sắt hơn những người ăn thịt. Đó là do sắt trong thức ăn thực vật không được hấp thụ dễ dàng như sắt ở các sản phẩm động vật. Phụ nữ mang thai, vận động viên và nữ giới tuổi vị thành niên cũng cần nhiều sắt hơn những nhóm khác.

Vì vậy, ăn nhãn có thể giúp tăng lượng chất sắt cho cơ thể hiệu quả, với mỗi phần 100 g nhãn khô chứa khoẳng 5 mg, tương đương 62% nhu cầu sắt hàng ngày cho nam giới và 28% cho nữ giới.

Ngăn ngừa các vấn đề về mắt

Riboflavin là loại vitamin quan trọng trong nhóm vitamin B. Nam giới cần 1,3 mg riboflavin mỗi ngày, và nữ giới cần 1,1 mg. Theo một nghiên cứu năm 2005, không hấp thụ đầy đủ ribofalvin có thể làm tăng nguy cơ rối loạn về mắt, đặc biệt là đục thủy tinh thể. 100 g nhãn tươi cung cấp 0,14 mg riboflavin, trong khi 100 g nhãn khô cung cấp 0,5 mg.

Giảm căng thẳng, trầm cảm

Nhãn có tác dụng kích thích lá lách và tim mạch hoạt động hiệu quả, làm trẻ hóa quá trình lưu thông máu, cung cấp hiệu ứng làm dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Chúng cũng giúp điều trị chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ và trầm cảm.

Ứng dụng cây trong trang trí cây nhãn

Nhãn là cây bóng mát xanh quanh năm đem đến không gian trong lành, giúp điều hòa không khí, cải thiện môi trường sống thích hợp trồng nhiều không gian khu công nghiệp, công sở, quán cà phê…

Quả nhãn có giá trị dinh dưỡng cao, là món ăn tráng miệng được ưa thích, theo nghiên cứu khoa học quả nhãn tốt cho thần kinh, làm đẹp da, tăng cường tuần hoàn máu, giúp tăng tuổi thọ

Hoa nhãn là nguồn mật ong tốt.

Người ta tách cùi nhãn phơi khô gọi là long nhãn nhục – Arillus longanae màu nâu đen hoặc nâu được dùng nhiều trong thực phẩm làm chè, mứt… và là vị thuốc đông ý chữa nhiều bệnh: thần kinh kém, suy nhược, khó ngủ, hay quên, hay hoảng hốt…

Hạt nhãn được dùng để gội đầu hoặc chữa các bệnh chốc lở, ghẻ ngứa, đứt chân tay…

Kết

Tổng hợp từ: chúng tôi

Giáo trình nghề trồng vải, nhãn – Bộ NN&PT NT

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Nhãn Hiệu Quả Cao

Cây Nhãn là loại cây trồng lấy quả có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Nhằm giúp bà con canh tác cây nhãn theo phương pháp hữu cơ bền vững đạt năng suất và chất lượng vượt trội, Ong Biển xin gửi tới bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn hiệu quả.

Nhãn là loại cây ăn trái được trồng phổ biến tại nước ta, mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nhà nông

Ở nước ta cây nhãn được trồng từ Bắc vào Nam trên nhiều địa hình, đất canh tác khác nhau: Đất đồi núi, phù sa, đất cát, đất bazan… Nhưng tốt nhất là trồng ở đất phù sa nhiều màu, ẩm, mát, không bị ngập nước.

Nhãn có khả năng chịu hạn, chịu úng tốt. Cây nhãn có thể chịu ngập trong 2 – 3 ngày. Nhiệt độ thích hợp để cây nhãn phát triển từ 21 – 27 0 C.

Có nhiều phương pháp khác nhau để nhân giống cây nhãn, tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con 2 phương pháp nhân giống nhãn phổ biến và hiệu quả nhất: ghép cành và chiết chành.

+ Ưu điểm:2.Chiết cành cây nhãn: Một số ưu điểm lớn nhất của phương pháp ghép cành như: cây ghép giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ, sớm cho thu hoạch, khả năng chống chịu tốt, cây phát triển vừa phải dễ chăm sóc thu hoạch, tuổi thọ của cây cao….

+ Nhược điểm:

Đối với phương pháp ghép bà con cần phải cẩn trọng khi lựa chọn mắt ghép, gốc ghép bởi cây ghép rất dễ bị nhiễm bệnh. Kỹ thuật ghép không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận người thực hiện thao tác nhanh, dứt khoát. Sau khi ghép nếu gặp gió lớn vết ghép rất dễ bị tách, nên nhà vườn cần phải chăm sóc kỹ sau khi ghép giống.

+ Gieo hạt giống:

Sau khi bà con chọn được hạt giống là những hạt đã già, không bị nhăn nheo thì bà con rửa sạch đặc biệt là phần cùi ở phần đầu hạt (Nếu không xử lý sạch phần cùi này thì hạt giống sau khi gieo rất dễ bị nhiễm nấm bệnh).

Tiếp theo bà con ủ hạt trong cát, vải ẩm trong 3 – 5 ngày cho đến khi hạt giống nứt nanh thì đem đi gieo.Bà con có thể làm liếp để gieo hạt hoặc gieo trực tiếp vào bầu ươm. Ong Biển khuyến khích bà con nên gieo vào bầu ươm sẽ tiện chăm sóc,tỉ lệ sống của sây giống cao.

Bầu ươm: Bà con chuẩn bị bầu ươm là túi nilon đen, rộng 10 – 12cm, cao 20 – 22cm, có các lỗ thoát nước ở phía dưới và xung quanh bầu.

Giá thể: Giá thể ươm bầu bà con có thể sử dụng đất ( đã được làm nhỏ) trộn với phân, xơ dừa hoặc trấu…

Sau khi chuẩn bị xong bầu ươm bà con nên xếp các bầu thành từng luống khoảng 4 – 5 hàng, bầu cách bầu15 – 20cm.

Khi gieo hạt bà con tạo một lỗ nhỏ khoảng 2 – 3cm ở giữa bầu rồi đặt hạt giống xuống, hạt giống nên để theo hướng nằmngang. Sau cùng phủ một lớp đất mỏng và rơm rạ lên.

Cây giống non còn rất yếu, không thể tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời có cường độ cao nên bà con sau khi gieo hạt xong cần tiến hành che mát bằng lưới che nông nghiệp và thường xuyên giữ ẩm để hạt giống nẩy mầm.

+ Thời vụ ghép:

Sau khi gieo khoảng 8 – 12 tháng thì bà con có thể ghép giống. Cây giống cần đạt chiều cao 60 – 80cm, dường kính thân từ 0,8 – 1cm.

Thời vụ ghép giống: bà con có thể ghép giống quanh năm, nhưng để tỷ lệ thành công của vết ghép cao thì bà con nên ghéo giống vào vụ Xuân và vụ Thu. Bà con không nên ghép khi trời mưa hoặc nắng to, nên ghép giống vào những ngày dịu mát.

+ Cành ghép: Bà con chọn cành ghép là những cành từ 3 – 4 tháng tuổi. Cành ở lưng chừng tán, cành không mang hoa, quả không bị sâu bệnh. Cành ghép cần được bỏ lá để hạn chế cành thoát hơi nước.

+ Phương pháp ghép đoạn cành trên cây nhãn:

Sau khi đã chuẩn bị xong gốc ghép và cành ghép, bà con tiến hành ghép như sau:

– Cách mặt bầu khoảng 30 – 35cm bà con cắt ngọn của gốc ghép. Trên mỗi cành ghép bà con lấy 3 – 4 mắt có mầm ngủ.

– Từ trên đỉnh gốc ghép bà con chẻ một đường thẳng dọc thân gốc ghép dài từ 1 -1,5cm.

– Trên cành ghép bà con dùng dao sắc tạo một vết cắt dài 2 – 3cm có độ vát khoảng 30 – 45 0 sao cho phù hợp với vết chẻ ở trên gốc ghép. Dùng dây nilon tự hủy quấn chặt vết ghép.

– Sau khi ghép 10 ngày trên cây ghép bắt đầu có các mầm nhỏ phát triển bà con cần loại bỏ các mầm dại ( mầm ở gốc ghép).

– Ở trên mắt mắt ghép sau khi mầm phát triển được khoảng 3 – 5cm thì bà con tiến hành lọc mầm, loại bỏ các mầm nhỏ chỉ để lại mầm khỏe mạnh.

Sau khi cành ghép phát triển được 1 – 2 đợt lộc thì bà con cắt bỏ dây ghép. Đến khi cây ghép được 3 – 4 tháng thì bà con đem đi trồng. Lưu ý trước khi trồng thì bà con cần phân loại cây giống, giúp chọn lựa được những cây giống tốt, đạt chuẩn đồng thời giúp cây giống thích nghi với môi trường mới. khi trồng tỷ lệ sống sẽ cao hơn.

+ Ưu điểm: Một số ưu điểm khi nhân giống cây nhãn bằng phương pháp chiết cành: cây dễ dàng thích nghi với môi trường, cây chiết giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ, sớm cho thu hoạch.

+ Nhược điểm: Cây dễ bị thoái hóa qua nhiều thế hệ. Cây chiết không có rễ cọc phát triển nên cây chiết yếu dễ bị đổ, ngã khi gặp thời tiết bất lợi.

+ Cành chiết: Cây để chiết thường là những cây 7 – 10 năm tuổi, khỏe mạnh, có tán cây phát triển cân đối, sạch sâu bệnh. Khi chọn cành chiết bà con nên chọn những cành 1 – 2 năm tuổi, có đường kính từ 1,5 – 2cm, trên cành ghép có 2 – 3 nhánh phát triển.

Cành ghép thường là những cành không có sâu bệnh, cành bánh tẻ, phát triển khỏe mạnh. Bà con không nên chọn chiết những cành dưới tán, cành mọc vượt.

+ Thời vụ chiết: Để đạt tỷ lệ thành công cao bà con nên chiết cành vào vụ Thu từ tháng 8 đến tháng 10 và có thể bắt đầu trồng vào vụ xuân tháng 2 đến tháng 3.

Ngoài ra bà con cũng có thể chiết cành vào tháng 2 – 3 và trồng vào tháng 8 – 9, tuy nhiên nếu chiết cành vào vụ xuân và trồng vào vụ thu thì bà con phải giâm cành trước khi trồng.

+ Cách tiến hành:

Sau khi chọn được cành chiết bà con dùng dao khoanh vỏ. Vị trí khoanh vỏ cách nách cành khoảng 15 – 20cm. Bà khoanh vỏ dài 3 – 5cm tùy và kích thước của mỗi cành, chiều dài của khoanh vỏ thường gấp 1,5 – 2 lần kích thước của cành ghép.

Sau khi bà con tách lớp vỏ mới khoanh thì dùng dao cạo sạch phần nhựa ( phần tượng tầng) dùng khăn lau sạch. Rồi đắp bầu chiết lên, dùng nilon bọc lại và dùng dây buộc chặt. Bà con có thể đắp bầu chiết ngay sau khi cạo bỏ phần tượng tầng hoặc phơi khoảng 2 – 3 ngày rồi mới đắp bầu chiết.

Đất bầu chiết: Bà con nên chọn đất thịt nhẹ, đất pha cát, phù sa, đất ở ao, hồ đã phơi khô để làm bầu chiết.

Khi làm bầu chiết bà con có thể trộn thêm xơ dừa, rễ bèo hoặc tro trấu để tạo độ tơi xốp. Bầu chiết đạt yêu cầu là khi bà con nắm đất vào tay đất không bị bể ra cũng không có nước chảy ra từ kẽ ngón tay là được.

Thông thường sau khi chiết khoảng 2 – 3 tháng thì bà con quan sát ở bầu chiết sẽ có rễ mọc và có rễ cấp 2, cấp 3 mọc khắp ½ bề mặt bầu chiết là có thể cắt cành đem đi trồng.

Khi cắt bà con cắt cách bầu chiết từ 0,5 – 1cm. Sau khi cắt xong bà con đem cành chiết để ở những nơi râm mát, cắt bỏ 2/3 lá. Sau khi trồng do cành chiết còn yếu nên bà con cần tiến hành che mát cho cành chiết, không để cành chiết tiếp xúc với cường độ ánh sáng mạnh.

IV.Kỹ thuật bón phân cho cây nhãn

Khi làm bồn xong bà con nên bón lót 2 – 3kg phân bón hữu cơ sinh học OBI – Ong Biển 03 đặc biệt/gốc. Đảo đều với đất, tưới nước giữ ẩm sau 20 – 30 ngày mới xuống giống sẽ giúp cây phát triển tốt và tăng khả năng đề kháng sâu bệnh hại về sau.

Thời gian cho trái của cây nhãn phụ thuộc vào từng giống nhãn cũng như cách chăm sóc của nhà vườn. Thông thường nếu chăm sóc tốt cây nhãn sau 3 năm sẽ cho thu hoạch.

Năm đầu tiên : Sử dụng sản phẩm phân bón hữu cơ OBI – Ong Biển 03 đặc biệt hoặc OBI – Ong Biển 03 thường từ 4 – 6kg/cây chia làm 6 – 8 lần bón, bón cách gốc 20 đến 30 cm tưới đẫm nước.

Năm thứ 2 và 3 : Sử dụng sản phẩm phân bón hữu cơ OBI – Ong Biển 03 đặc biệt hoặc OBI – Ong Biển 03 thường từ 8 – 15 kg/cây chia làm 6 – 8 lần bón trong năm.

Sau mỗi lần bón bà con cần tưới nước đẫm. Nếu chủ động được nguồn nước tưới bà con nên chia nhỏ số lần bón để cây trồng hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất, tùy vào sức khỏe và độ tuổi cây trồng mà căn lượng bón cho phù hợp. Nên bón vào thời điểm cơi đọt đã già chuẩn bị đón cơi đọt mới.

Phân bón hữu cơ sinh học OBI – Ong Biển giúp nâng cao năng suất cũng như chất lượng cây nhãn vượt trội

Đối với những cây nhãn trên 3 năm tuổi, bà con bón như sau:

+ Trước khi ra hoa: bón 4kg phân bón hữu cơ OBI – Ong Biển 03 đặc biệt /gốc.

+ Khi quả lớn khoảng 1cm: bà con bổ sung 3,2 – 3,5kg phân bón hữu cơ OBI -Ong Biển 4 khoáng.

+ Trước khi thu hoạch từ khoảng 30 – 40 ngày bà con tiếp tục bổ sung thêm 2 -2,5kg phân bón hữu cơ OBI – Ong Biển 4 khoáng.

+ Sau khi thu hoạch khoảng 25 – 30 ngày bà con cần bổ sung 4kg phân bón hữu cơ OBI – Ong Biển 03 đặc biệt giúp cây phục hồi. Chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo.

Khi bón phân cho cây nhãn bà con có thể lựa chọn cách bón nông hoặc bón sâu. Đối với cách bón sâu ( thường áp dụng cho lần bón sau khi đã thu hoạch quả) theo đó bà con đào rãnh sâu 30 – 35cm, chiều rộng của đường rãnh khoảng 30 – 40cm, bà con làm rãnh xung quanh tán của cây.

Còn đối với phương pháp bón nông ( thường áp dụng cho thời điểm bón thúc) theo đó bà con đào rãnh xung quanh tán của cây, rãnh sâu khoảng 20 – 25cm, sâu khoảng 20 – 25cm. Sau khi bón cần lấp đất và tưới nước giữ ẩm.

Việc tỉa cành, tạo tán cho cây thường được tiến hành cùng lúc. Khi tỉa cành bà con cần loại bỏ những cành trong tán, cành mọc vượt, những cành có sâu bệnh hại, cành khô, cành không có khả năng cho trái… để giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng, tạo độ thông thoáng giúp cây hấp thụ ánh sáng tốt hơn. Thông thường bà con nên tỉa cành cuối tháng 8 đầu tháng 9.

Bệnh gây hại chủ yếu ở trên lá của cây nhãn, đặc biệt là những lá ở cành bánh tẻ, lá già. Khi bệnh mới xuất hiện dấu hiệu dễ nhận thấy là ở trên lá có các chấm nhỏ, hoặc đầu lá có màu nâu đen rồi phát triển lây lan thàng những mảng lớn trên lá. Bệnh xuất hiện khiến lá bị vàng, khô, rụng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, tổng hượp chất dinh dưỡng của cây.

Nấm Oidum sp là nguyên nhân chính gây bệnh phấn trắng trên cây nhãn. Khi cây nhãn bị nhiễm bệnh thường có biểu một số sấu hiệu nhận biết: hoa bị xoắn vặn, cháy khô; quả non không phát triển, có màu nâu; trên vỏ trái có có phấn trắng, phấn trắng đặc biệt đóng nhiều ở phần cuống trái.

Vườn nhãn sử dụng phân bón OBI-Ong Biển có áp dụng thêm phương pháp phủ lưới để hạn chế sâu, rầy

Sâu thường hoạt động vào buổi tối, đẻ trứng lên phần gần cuống hoặc thân trái non. Sau khi nởsâu non chui vào bên trong quả để gây hại phần thịt quả nhãn. Sâu gây hại khiến trái bị thối, hỏng không đảm bảo chất lượng, giảm năng suất.

Bệnh gây hại trên lá, hoa, quả của cây nhãn. Bệnh gây hại khi độ ẩm không khí cao có sương hoặc mưa nhỏ vào buổi chiều tối và sáng sớm, khi đó trên bề mặt của lá, hoa, trái sẽ xuất hiện một lớp bông xốp màu trắng còn các sợi nấm sẽ ăn sâu vào tế bào gây chết mô của tế bào.

Biểu hiện của bệnh ở trên lá thường có màu nâu, lá bị khô từ mép ngoài đến ngọn lá. Ở trên hoa là những đốm đen nhỏ rồi lan ra cuốngđến cành hoa nếu không xử lý kịp thời thì toàn bộ nhánh hoa sẽ chuyển sang màu đen, cành bị thối gãy, rụng quả làm giảm năng suất.

Ở trên quả có những dốm màu tối, xám, cuống quả có màu đen, quả bị nứt chảy nước và bị thối. Quả khi bị bệnh sẽ không sử dụng, tiêu thụ được làm giảm năng suất, giá trị của sản phẩm.

Ngoài những loại sâu bệnh hại nêu trên cây nhãn còn bị một số loại sâu bệnh hại khác gây hại: rệp, bọ xít nâu, xén tóc, châu chấu, bệnh thối rễ, đấm mốc…

Để hạn chế sâu bệnh hại trên cây nhãn bà con phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên để cây nhãn phát triển bền vững, nâng cao năng suất chất lượng, giá trị của nhãn thì bà con chỉ nên áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hữu cơ, sử dụng các loài thiên địch hoặc các biện pháp sinh học sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.