Top 11 # Kỹ Thuật Trồng Ớt Kiểng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Trồng Ớt Kiểng Tại Nhà

KỸ THUẬT TRỒNG ỚT KIỂNG TẠI NHÀ

Thông tin cơ bản

Thời gian nảy mầm : 5-7 ngày

Thời gian ra hoa đậu trái: 50 – 60 ngày sau gieo

Chiều cao cây: 25 – 30 cm

Vỉ ươm hạt hoặc chậu nhỏ có đường kính 3-5 cm

Chậu trồng có đường kính tối thiểu 15 cm, cao 15-20 cm

Đất gieo hạt: Một lớp đất mòng khoảng 2-3 cm, hỗn hợp đất gồm 2/3 đất mùn hoai mục và 1/3 đất giàu hữu cơ.

Đất trồng: Có thể mua đất sạch chuyên trồng hoa về trồng hoặc bạn có thể chuẩn bị đất bằng cách trộn phân chuồng hoai mục (khoảng 40%), xơ dừa, tro trấu (khoảng 60%) và bón lót phân hữu cơ khoáng hoặc phân hữu cơ vi sinh.

Hạt có thể gieo trực tiếp không cần ngâm ủ hoặc ngâm nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong 3-4 giờ sau đó vớt ra rửa sạch ủ vào khăn ẩm khoảng 4-5 ngày hạt nứt nanh thì đem ra cho vào vỉ ươm để có kết quả nảy mầm cao nhất.

Mỗi lỗ hoặc bầu ươm chỉ nên gieo 1 hạt, ấn nhẹ hạt xuống đất 0.5-1 cm, phủ lên trên 1 lớp đất mỏng, để bầu ươm vào nơi có ánh sáng nhẹ và tưới giữ ẩm hàng ngày vào sáng sớm và chiều tối.

Khi cây cao 7-10 cm là có thể trồng vào chậu cố định. Nên để cây nơi có ánh sáng nhẹ tránh ánh nắng gay gắt vì cây con sức đề kháng vẫn còn yếu.

Khi cây đã bén rễ hồi xanh, có thể di chuyển chậu cây ra chỗ có nhiều nắng hơn.

Vào buổi sáng sớm và chiều tối, tưới nước cho cây. Chỉ nên dùng bình tưới loại nhỏ, tưới nhẹ nhàng, lượng nước vừa phải.

Sau khi trồng ra chậu 20-25 ngày, pha loãng phân NPK theo tỷ lệ 0.5% tưới cho cây mỗi tuần 1 lần.

Chú ý thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa và tưới đủ ẩm vào mùa khô hoặc tủ rơm quanh gốc cây khi nhiệt đ

Giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa (khoảng 45 ngày sau gieo) bón thêm cho cây ít phân hữu cơ hoặc pha loãng phân NPK và kali tưới vào gốc kích thích cây ra hoa đậu trái.

Trường hợp cây ra hoa nhiều mà không đậu trái thì có thể sử dụng chất kích th ích sinh trưởng hỗ trợ ra hoa đậu trái đồng loạt.

Sau khi gieo trồng được 45-50 ngày cây bắt đầu xuất hiện những nụ hoa đầu tiên, khoảng 3 tháng bạn sẽ có ngay cây ớt đầy trái.

Viết bài: Trần Thị Diễm Phượng

TRỒNG ỚT KIỂNG TẠI NHÀ Công Ty TNHH ViAds.

Kỹ Thuật Trồng Kiểng Xương Rồng

Xương rồng là cây dễ trồng, dễ sống, không những chịu được khí hậu khắc nghiệt, mà cũng không kén đất trồng. Xương rồng có thể trồng bằng nhánh, thậm chí cắt thân ra thành từng đoạn ngắn, đem giâm xuống đất cũng mọc thành cây. Tuy vậy, để tạo được câỵ kiêng Xương rồng vừa ý, chúng ta cũng nên biết qua về phần kỹ thuật trồng kiểng xương rồng mặc dầu cũng đơn giản, không khó khăn gì trong việc thực hiện.

Nội dung trong bài viết

I/ Đất trồng

II/ Phân bón

III/Cách trồng

1/ Trồng trên líp

2/ Trồng trong chậu

3/Làm giàn che

4/ Cách trưng bày kiểng Xương rồng

5/ Chậu kiểng Xương rồng

6/ Dụng cụ

I/ Đất trồng

Xương rồng do có nguồn gốc từ sa mạc nên có khả năng chịu đựng cao được nắng hạn mà các giống kiểng khác không tài nào sánh được. Xương rồng có thể sinh trưởng tốt trên vùng đất khô cằn sỏi đá, miễn là vùng đất đó cao ráo, chứ không chịu đất úng thủy. Vì vậy, ta không thổ trồng Xương rồng trong cuộc đất thấp, nơi có tầng mạch nước ngầm quá cao.

Nếu gặp cuộc đất thấp thì tốt nhất là trồng vô chậu hoặc lên líp cao để rễ cây khỏi bị thối, làm chết cây.

Vì là cây sống ở sa mạc nên Xương rồng chịu đất cát. Điều này chúng ta dễ kiểm chứng. Nếu quí vị có dịp đến Phan Rang, một tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, sẽ thấy Xương rồng (trồng làm hàng rào) sống với cát nóng bỏng mà tươi tốt như thế nào. Loại đất thịt nặng, đất sét không thích hợp với Xương rồng. Đất thích hợp với Xương rồng là đất pha cát. Nếu là đất thịt nặng, nên băm nhuyễn ra rồi pha trộn với phân chuồng hoai và phân rác mục (phân hữu cơ) để cho đất được tơi xốp và thông thoáng hơn.

Nói cách khác, Xương rồng không kén đất trồng, cây sống được với đất xấu, kém màu mỡ, thậm chí chỉ có cát và đá sỏi vẫn sống được, miễn là đất có đủ độ ẩm cần thiết.

II/ Phân bón

Với Xương rồng sống hoang ngoài đồng, ngoài bãi thì bỏ mặc sao cũng được, nhưng đã trồng làm cây kiểng thì từ đất trồng cho đến phân bón ta phải chăm lo thật đúng mức. Phân bón cho Xương rồng ta dùng cả hai loại phân hữu cơ và vô cơ. Phân hữu cơ thì dùng bón lót khi mới trồng, còn phân vô cơ, loại NPK dùng bón thúc hằng tháng.

III/Cách trồng

Trồng kiểng Xương rồng thường theo hai cách là trồng vào chậu và trồng trên líp. Trồng theo hai cách này sự sinh trưởng và phát triển của kiểng Xương rồng cũng tốt như nhau, nếu có mặt lợi mặt hại là … ở lý do khác. Thí dụ mặt hại của việc trồng chậu là tốn tiền mua chậu, nhưng nó cũng có mặt lợi là cây tránh được sự úng thủy …

1/ Trồng trên líp

Không phải trồng để kinh doanh mới trồng kiểng Xương rồng trên líp, mà trồng để tự thưởng ngoạn, nhiều người cũng trồng theo cách này. Vì rằng chơi kiểng Xương rồng, do giá cả phải chăng mà cũng do tự mình lai tạo ra được nên ít ai chịu trồng với số lượng ít. Mặt khác, do kiểng Xương rồng vốn nhỏ cây, không có cành lá rườm rà nên không choáng nhiều mặt bằng, trồng cây cách cây với khoảng cách 15 phân là quá đủ, cho nên trồng trên líp rất có lợi hơn là trồng trong chậu.

Vì vậy, không chỉ ở vùng đất thấp mà ngay ở vùng đất cao ráo, nhiều nghệ nhân vẫn thích trồng kiểng Xương rồng trên líp.

Ở vừng đất thấp, mặt líp phải được nâng cao, chung quanh nên khai thông mương rãnh thoát nước tốt, phòng khi triều cường hoặc lúc mưa to gió lớn nước trong vườn thoát không kịp. Chỉ cần bị ngập nước một ngày là Xương rồng đã bị vàng úa mà chết do bộ rễ bị hư thúi.

Để bảo vệ kiểng quí, các nghệ nhân thường xây bờ gạch bao quanh líp, với chiều cao hơn mặt líp độ 5 phân. Việc làm này vừa làm tăng mỹ thuật clio vườn kiểng, vừa tránh cho líp khỏi bị sạt lở …

Ở vùng đất cao ráo, dù biết chắc không bị ngập lụt, chiều cao của líp độ mười lăm phân là vừa.

Líp trồng Xương rồng không cần quá rộng, bề ngang khoảng 60 đến 70 phân là vừa, còn chiều dài thì tùy vào cuộc đất. Tuy vậy chiều dài của líp cũng nên giới hạn khoảng ba đến bốn mét là vừa, Giữa hai líp nên chừa một lối đi đủ rộng để ta qua lại chăm sóc và bón tưới hằng ngày.

Nếu trồng nhiều giống Xương rồng khác nhau, tốt hơn hết là nên trồng chung từng giống một trên một khoảnh diện tích riêng trên líp để tiện chăm sóc và theo dõi sự sinh trưởng của nó.

Trồng Xương rồng trên líp có điều lợi là chiếm ít mặt bằng, ít tốn kém, tiện việc tưới bón chăm sóc. Điều bất lợi là khi cần đem chưng bày chỗ này chỗ nọ lại không tiện.

2/ Trồng trong chậu

Nếu trồng kiểng Xương rồng với số lượng ít cây thì trồng trong chậu có lợi. Hơn nửa chậu dành riêng để trồng Xương rồng cùng nhỏ nên cùng không choáng quá nhiều mặt bằng. Thế nhưng, nếu quí vị trồng với số lượng nhiều cây thì trồng chậu lại có nhiều điều bất lợi:

Thứ nhất là tốn một số tiền không nhỏ để mưa sắm chậu.

Thứ hai tốn nhiều công chăm sóc cũng như tưới bón, vì nó lắt nhắt, tỉ mỉ, lo xong chậu này mới tiếp tục lo tới chậu kia …

Thứ ba là tốn nhiều mặt bằng hơn.

Điều lợi trong việc trồng chậu là kiểng Xương rồng không bị úng thủy, do dưới đáy chậu có trổ một hay hai lỗ thoát nước sẵn. Mặt khác, khi cần di chuyển cũng tiện, nhu cần đem chưng bày một nơi nào, hoặc tặng, bán cho ai …

Trồng trong chậu, đất không nên đổ đầy mà nếu để cách mặt chậu độ vài phân để nước tưới không bị trào ra ngoài cuốn theo chất bổ dưỡng trong đất rất phí phạm.

3/Làm giàn che

Mặc dầu vẫn biết kiểng Xương rồng có khả năng chịu đựng được ánh sáng trực xạ thế nhưng trồng Xương rồng, đa số chủ vườn đều làm giàn che bên trên các líp trồng.

Kinh nghiệm cho họ thấy, đa số, nếu không muốn nói hầu hết các giống Xương rồng loại mới ngày nay có sức chịu đựng dở, nếu không héo cũng bị giảm đà sinh trưởng phần nào dưới ánh sáng trực xạ. Hơn nữa giàn che còn có điều lợi là che mưa cho kiểng Xương rồng.

Vì vậỵ nếu trồng số lượng ít ta nên đặt chậu dưới bóng râm hay “chạy mưa” trước cho Xương rồng bằng cách bưng chậu vào nhà khi đoán chừng cơn mưa sấp ập đến. Thường thì trồng với số lượng ít không ai làm giàn che. Ngược lại, trồng với số lượng nhiều thì giàn che vừa có công dụng che mưa nắng, còn làm tăng lên vẻ thẩm mỹ cho vườn Xương rồng của chúng ta.

Giàn che cho vườn kiểng Xương rồng cũng giống như giàn che của vườn phong lan, có điều khác hơn là thay vì mái lợp bằng lưới hay bằng nẹp tre, nẹp gỗ đóng cách khoảng ra thì mái che ở đây được lợp kín bằng tôn nhựa hoặc bằng bạt ny lông trong và trắng.

Giàn che nếu định sử dụng lâu đài thì nên làm cho chắc chắn, tốt nhất là làm bằng sắt. Khung sắt tuy có tốn thêm ít tiền so với cây gỗ, nhưng có điều lợi là sức bền rất cao và trông thanh mảnh đẹp đẽ, nếu không muốn nói là trông sang hơn…

Như vậy giàn che vừa bảo vệ được sự sinh trưởng và phát triển cho kiểng Xương rồng, vừa tiện Lợi cho người làm việc chăm sóc, dù bên ngoài trời đang mưa to gió lớn.

4/ Cách trưng bày kiểng Xương rồng

Cây kiểng Xương rồng do hình dáng và màu sắc đa dạng của nó bao giờ cũng có hấp lực mạnh thư hút sự quan tâm chú ỷ của người xem. Không những ở ta mà ở nhiều nước khác cũng vậy, ngày nay Xương rồng vẫn được đánh giá là cây … kiểng lạ. Mà một khi đã gọi là lạ thì không ai lại nỡ có cái nhìn dửng dưng. Trong rừng hoa kiểng, Xương rồng bao giờ cũng được người xem lưu tâm thưởng ngoạn nhiều nhất.

Có nhiều cách để chưng bày kiểng Xương rồng:

Trồng trên líp

Nhiều nghệ nhân hoa kiểng cùng đồng ý với chúng tôi nếu được trồng ngay hàng thẳng lối trên líp, nhất là mỗi chủng loại được trồng từng khu vực riông thì vườn trồng Xương rồng vẫn đủ hấp lực mạnh, thu hút được sự đam mê chiêm ngưỡng của người thưởng ngoạn. Ngay việc trồng kiểng Xương rồng trong chậu mà được sắp xếp có thứ tự như vừa kể cũng tạo được sự ngăn nắp làm vui mắt mọi người.

Đặt trên kệ

Xương rồng trồng chậu có điều lợi là cần di chuyển để chưng bày đâu cũng dễ. Kệ đặt ngoài trời thì được làm bằng xi măng cốt thép, hoặc bằng gỗ. Kệ đặt trong nhà, trong phòng khách thường đóng bằng gỗ với đường nét hoa văn mỹ thuật. Tùy theo nhu cầu mà kích thước của kệ to nhỏ và cao thấp khác nhau. Kệ có nhiều tầng, có thể dùng đặt trên nền đất, nền nhà hay gắn trên tường,

Nhìn những chậu kiểng Xương rồng được chưng trên các tầng kệ, người ta cũng dễ dàng đoán biết được phần nào trình độ kiến thức cũng như khiếu mỹ thuật của chủ nhân. Vì rằng, chậu có chậu to, chậu nhỏ, cây cũng có cây cao cây thấp, do đó phải chưng bày các chậu kiểng làm sao tạo được sự hài hòa, sự cân đối, nhất là không làm rối mắt người xem mới là tài!

Cách chưng Xương rồng trên kệ, hoặc ở thành của sổ …là cách thông dụng nhất được người đời áp dụng từ trước đến nay. Không những ở nước ta mà nhiều nước phương Tây họ cũng làm theo cách này.

Treo

Do kiểng Xưong rồng vừa nhỏ vừa gọn thường được trồng những chiếc chậu nhỏ có hoa văn mỹ thuật, nên ta có thể treo chúng bằng móc treo như cách treo chậu Phong Lan, trước hàng hiên hay những nơi thuận tiện nhất. Đây là cách mà dân choi kiểng Xương rồng phương Tây áp dụng trước tiên, sau đó mới lan truyền sang các nước khác, châu lục khác … Nên đặt làm loại chậu đặc biệt, hoặc tự mình tìm cách khoan lỗ ở vành chậu để móc kẽm vào.

5/ Chậu kiểng Xương rồng

Khác với chậu phong lan chỉ làm bằng đất nung, chậu kiểng Xương rồng thường được tráng men và bên ngoài có hoa văn rất đẹp, Chính nhờ vẻ đẹp của chậu mà cây kiểng được tăng thêm phần giá trị hơn, sang cả hơn.

Chậu kiểng Xương rồng ngoài kích cỡ lớn nhỏ có đủ, còn có nhiều kiểu dáng khác lạ, hấp dẫn. Nào là chậu vuông, chậu hình chữ nhật, hình tròn, hình bầu dục, lục giác. Nào là chậu trẹt, chậu đáy sâu chúng tôi thích kích cỡ nào, hình dáng nào cứ mặc sức tha hồ chọn lựa.

Điều đòi hỏi là nên chọn những chậu nào có trổ một hay vài lỗ thoát nước ở đáy chậu mới dùng được. Các lỗ thoát nước này phải đủ rộng để giúp nước tưới thừa thãi hoặc nước mưa thoát hết ra ngoài mới tốt. Vì như quí vị đã biết, Xương rồng không thích nghi được với môi trường sống bị úng thủy, nó chỉ cần đất trồng đủ độ ẩm vừa phải là sống tốt rồi.

Với những chậu kiểng Xương rồng có kích cỡ lớn cần phải kê cao lên để việc thoát nước được dễ dàng và hữu hiệu. Nếu các chậu Xương rồng được đặt trên líp thì tốt nhất trên bề mặt líp nên phủ một lớp cát dày độ vài mươi phân, tạo độ xốp để nước tưới thừa thãi trong các chậu rút nhanh được hết ra ngoài. Mặt khác, thỉnh thoảng ta cũng nên lật đáy chậu lên, nhất là đối với những chậu mà nước tưới rút quá chậm, để kiềm soát những lỗ thoát nước này xem có bị tắc nghẽn hay không. Đây là việc làm không thừa thãi, xin đừng coi thường.

Việc sang chậu đối với nhiều giống cây kiểng khác được coi là việc làm định kỳ hằng năm, vì sang chậu là dịp để thay đất cũ bằng đất mới, thay đất hết màu bằng đất chứa nhiều chất dinh dưỡng, thì với kiềng Xương rồng việc này không cần thiết.

Người ta chỉ sang chậu khi chậu bị sứt mẻ, bị cho là củ kỹ hoặc theo yêu cầu của người mua … Hơn nửa, dù có phải thay chậu nhiều lần trong năm đi nữa, cây kiểng Xương rồng cũng không bị hề hấn gì về sức khỏe của nó. Vì như trên chúng tôi đã nhiều lần trình bày: Xương rồng vốn là giống cây dễ trồng, dễ sống. Chúng ta chỉ cần tưới cho ẩm đất rồi nhấc nhẹ cây lên là xong. Rễ Xương rồng vừa ngắn vừa ít nên dù có nhổ lên trồng lại bộ rễ cùng ít bị hề hấn gì.

6/ Dụng cụ

Trồng các giống cây kiểng khác thường phải mua sắm một bộ dụng cụ riêng, nào kéo, nào kềm … mà mỗi thứ nhiều khi đòi hỏi phải có vài ba loại khác nhau… Còn trồng kiểng Xương rồng thì điều này không đáng lo lắm. Nhiều người chỉ cần một con dao nhỏ không thôi cũng … xử lý được biết bao là công việc !

Dao bén: Trồng kiểng Xương rồng ta cần có một con dao nhỏ, lưỡi mỏng và bén để dùng trong hai trường hợp: một là dùng vào việc cắt chiết nhánh để nhân giống, hai là cắt bỏ phần cây bị hư thối do nấm.

Cái cuốc nhỏ: Đây là dụng cụ lầm đất lên líp trồng.

Chỉ may: Mỗi khi tháp ghép ta phải sử dụng một đoạn chỉ để buộc ràng gìúp mối ráp được khít khao.

Đấy, dụng cụ khi trồng kiểng Xương rồng chỉ đơn sơ có bao nhiêu thứ đó mà thôi.

Kỹ Thuật Trồng Ớt Cay

Ớt cay là một loại gia vị được sử dụng trong nhiều gia đình Việt, tuy nhiên mức thụ ở phân khúc này vẫn còn ít. Hiện nay ớt cay còn được trong công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu để chế biến thành các loại thuốc trị ngoại khoa như phong thấp, nhức mỏi, cảm lạnh hay nội khoa như thương hàn, cảm phổi, thiên thời…nhờ tính chất capsaicine chưa trong trái. Nhờ vậy nhu cầu và diện tích ớt ở nhiều nước có nhiều hướng gia tăng.

I: CÂY ỚT CAY Tên khoa học: Capsicum frutescens L. Họ cà: Solanaceae

Ở Việt Nam việc canh tác ớt chưa được quan tâm, phần lớn canh tác lẻ tẻ, không đầu tư thâm canh cao nên năng suất thấp, thường chỉ đạt 800-1.000kg ớt tươi /1.000m2.

Thân: khi cây già phần gốc thân chính hóa gỗ, dọc theo chiều dài thân có 4-5 cạnh. Thân có lông hoặc không lông, cây cao 35-65 cm, có giống cao 125-135 cm. Ớt phân tán mạnh, kích thước tán thay đổi tùy theo điều kiện canh tác và giống.

Lá: Mọc đơn, đôi khi mọc chùm thành hình hoa thị, lá nguyên có hình trứng đến bầu dục, phiến lá nhọn ở đầu, lá màu xanh nhạt hoặc đậm, có lông hoặc không lông.

Hoa: Lưỡng phái, mọc đơn hoặc thành chùm 2-3 hoa. Hoa nhỏ, dài, hoa màu xanh có hình chén, lá đài nhỏ, hẹp và nhọn. Tràng hoa có 6-7 cánh màu trắng hoặc tím. Số nhị đực bằng số cánh hoa và mọc quanh nhụy cái. Phần trong cánh hoa có lỗ tiết mật.

Hoa ớt có thể tự thụ phấn hay thụ phấn chéo do côn trùng vì ớt thuộc loại tiền thư, thụ phấn chéo có ý nghĩa lớn ở ớt cay, tỷ lệ thụ phấn chéo từ 10-40 % tùy giống, do đó cần chú ý trong công tác để giống và giữ giống thuần.

Trái: Trái có 2-4 thùy, dạng trái rất thay đổi từ hình cầu đến hình nón, bề mặt trái có thể phẳng, gợn sóng, có khía hay nhẵn; trái khi chín có màu đỏ đen vàng; trái không cay hay rất cay.

Chiều dài và dạng trái đóng vai trò quan trọng trong việc chọn giống ớt xuất khẩu dưới dạng quả khô. Ớt quả khô nguyên trái phải dài hơn 9 cm và khi khô không rời cuống. Việc chế biến ớt bột không đòi hỏi tiêu chuẩn về kích thước và dạng trái nhưng yêu cầu về màu sắc, độ cay và tỷ lệ tươi/khô khi phơi; ớt trái to ở nước ta có tỷ lệ tươi/khô là 6,5:1 trong khi ớt trái nhỏ có tỷ lệ này là 8:1. Trái chưá nhiều hạt tròn dẹp, nhỏ có màu nâu sáng,

Ớt là cây chịu nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho tăng trưởng là 18-30oC. Nhiệt độ cao trên 32oC và thấp dưới 15oC. Cây tăng trưởng kém và hoa dễ rụng. Ớt là cây không quang cảm, tuy nhiên trong điều kiện ngày ngắn các giống ớt cay phát triển tốt và cho năng suất cao. Ớt chịu đựng được điều kiện che rợp đến 45%, nhưng che rợp nhiều hơn ớt chậm trổ hoa và rụng nụ.

III. GIỐNG ỚT

Hiện nay nhiều nơi vẫn canh tác giống địa phương là chính. Giống trồng phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm, ở miền Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi. Ngoài ra Viện Nghiên Cứu NN Hà Nội công bố bộ sưu tập với 117 giống nội địa (1987), điều này chứng minh nguồn giống ớt phong phú, đa dạng chưa được biết đến ở nước ta. Tuy nhiên giống địa phương bị lai tạp nên thoái hóa, quần thể không đồng đều và cho năng suất kém, trong khi các giống F1 có khả năng cho năng suất vượt trội trong điều kiện thâm canh cao nên bắt đầu được ưa chuộng và đang thay thế dần các giống địa phương.

1. Giống lai F1:

– Giống Chili (công ty Trang Nông phân phối): Trái to, dài 12-13 cm, đường kính trái 1,2-1,4cm; trọng lượng trung bình trái 15-16 gram, dạng trái chỉ địa, trái chín đỏ, cứng, cay trung bình, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Cây cao trung bình 75-85 cm, sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh tốt và cho năng suất cao.

– Giống số 20 (công ty Giống Miền Nam phân phối): sinh trưởng mạnh, phân tán lớn, ra nhiều hoa, dễ đậu trái, bắt đầu cho thu hoạch 85-90 ngày sau khi cấy, cho thu hoạch dài ngày và chống chịu tốt bệnh virus. Trái ớt chỉ địa dài 14-16 cm, thẳng, ít cay, trái cứng nên giữ được lâu sau thu hoạch, năng suất 2-3 tấn/1.000m2.

– Giống Hiểm lai 207 (công ty Hai Mũi Tên Đỏ phân phối): Giống cho trái chỉ thiên, dài 2-3 cm, trái rất cay và thơm, năng suất 2-3 kg trái/cây, chống chịu khá bệnh thán thư.

2. Giống địa phương:

– Giống Sừng Trâu: Bắt đầu cho thu hoạch 60-80 ngày sau khi cấy. Trái màu đỏ khi chín, dài 12-15 cm, hơi cong ở đầu, hướng xuống. Năng suất 8-10 tấn/ha, dễ nhiễm bệnh virus và thán thư trên trái.

Giống ớt Chỉ Thiên – Giống Chỉ Thiên: Bắt đầu cho trái 85-90 ngày sau khi cấy. Trái thẳng, bóng láng, dài 7-10 cm, hướng lên, năng suất tương đương với ớt Sừng nhưng trái cay hơn nên được ưa chuộng hơn.

– Giống Ớt Hiểm: Cây cao, trổ hoa và cho trái chậm hơn 2 giống trên nhưng cho thu hoạch dài ngày hơn nhờ chống chịu bệnh tốt. Trái nhỏ 3-4 cm nên thu hoạch tốn công, trái rất cay và kháng bệnh đén trái tốt nên trồng được trong mùa mưa.

Kỹ Thuật Trồng Ớt Chuông

Khi cây chuẩn bị đem trồng thì ngừng tưới nước 1-2 ngày nhằm làm cho cây cứng cáp. Trước khi trồng nên tưới đẫm cho dễ nhổ cây khỏi khay, không bị vỡ bầu, đứt rễ.

– Thời vụ trồng:

Vụ Đông-Xuân, gieo hạt vào khoảng tháng 8, tháng 9 để trồng vào tháng 10, thu hoạch vào tháng 1-2, thường cho năng suất cao nhất.

Vụ Xuân-Hè gieo hạt vào tháng 12 để trồng vào tháng 1 hoặc đầu tháng 2, thu quả vào tháng 3-4, năng suất thấp hơn, dễ bị thối trái nhưng bán được giá cao vì trái vụ.

– Gieo ươm cây giống trong khay bầu: Trộn giá thể theo tỷ lệ1:1:1 với các thành phần như sau: 1 phần phân chuồng hoai mục + 1 phần tro bếp hoặc trấu hun, hoặc xơ dừa + 1 phần lớp đất mặt giàu mùn được đập nhỏ.

Nếu đất nghèo dinh dưỡng thì nên bổ sung thêm 0,5 kg phân lân cho 10 kg hỗn hợp. Bầu gieo hạt có thể được làm bằng lá chuối, túi nilon hoặc các khay xốp hiện đang được bán rộng rãi ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Nên gieo trong các khay bầu xốp vừa tiết kiệm được hạt giống (mỗi lỗ gieo 1 hạt), vừa đảm bảo được chất lượng cây con khỏe mạnh, đồng đều và chủ động được thời vụ trồng, không bị ảnh hưởng bất lợi của thời tiết.

Gieo xong thì phủ một lớp đất bột mỏng, phủ tiếp một lớp rơm rạ mỏng nữa rồi tưới nước đủ ẩm. Có thể rải trộn đều trong đất hoặc rắc xung quanh vườn ươm một trong các loại thuốc sau đây nhằm chống kiến và côn trùng tha hạt như Vibasu, Furadan hoặc Basudin.

Những ngày đầu tưới 2 lần/ngày, sau đó tưới 1 ngày/lần rồi đến 2 ngày/lần tùy theo thời tiết, nhưng luôn đảm bảo độ ẩm cho cây sinh trưởng bình thường. Khi hạt nẩy mầm ta dỡ rơm, rạ để cho cây mọc khoẻ và thẳng. Thời gian này nên phun hoặc tưới để phòng bệnh lở cổ rễ cho cây con bằng thuốc Viben C hay Benlat khi cây đã có 1-2 lá thật.

Khi cây chuẩn bị đem trồng thì ngừng tưới nước 1-2 ngày nhằm làm cho cây cứng cáp. Trước khi trồng nên tưới đẫm cho dễ nhổ cây khỏi khay, không bị vỡ bầu, đứt rễ. Cây con đủ tiêu chuẩn trồng là cây có chiều cao 10-12cm, có khoảng 6 lá thật, khỏe mạnh, thân thẳng, tuổi cây khoảng 25-30 ngày sau khi gieo.

– Chọn và làm đất trồng: Chọn loại đất thịt nhẹ đến trung bình, đất cát pha giàu dinh dưỡng, tơi xốp, dễ thoát nước, độ pH từ 5,5-7,0 để trồng ớt ngọt. Nên trồng luân canh với các cây trồng khác họ, không trồng ớt trên các ruộng mà vụ trước đã trồng như ớt cay, cà chua, khoai tây… để tránh nhiễm các loại bệnh héo xanh, thán thư… Đất được cày, bừa kỹ sau khi đã phơi ải tốt. Lên luống rộng 1,4m, cao 30-35cm ( tùy theo mùa vụ: Vụ đông lên thấp, vụ Xuân-Hè lên luống cao để tránh úng ngập do mưa nhiều ), luống rộng 30cm.

– Lượng phân bón: Bón cho 1 sào Bắc bộ (360m2) cần 700-800kg phân chuồng hoai mục, 20-25 kg phân lân, 12-15 kg đạm urê và 12-15 kg phân kali sunphát. Nếu đất chua có thể bón thêm khoảng30kg vôi bột. Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi bột, 1/2 phân lân, 1/2 phân kali và 2 kg đạm bằng cách trộn đều phân với đất mặt luống rồi phủ màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, giữ được độ ẩm cho đất, hạn chế sự rửa trôi phân bón, đồng thời hạn chế được sâu bệnh gây hại. Chú ý phủ mặt đen xuống dưới, mặt ánh bạc lên trên và dùng đất để chèn mép bạt 2 bên cho chặt.

– Trồng cây và chăm sóc: Dùng ống sắt hoặc ống bơ rỗng có đường kính khoảng 8cm, cắt thành hình răng cưa sắc để đục lỗ màng phủ với khoảng cách hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 50-60cm tùy theo giống.

Dùng bay nhỏ xới nhẹ vào lỗ đã đục sẵn để trồng vừa đến ngang cổ rễ và tưới nhẹ cho chặt gốc, cây nhanh bén rễ, hồi xanh. Nên trồng vào những ngày râm mát hoặc buổi chiều tối.

Tùy theo thời tiết mà tưới nước cho cây đủ ẩm thường xuyên thì mới lớn nhanh, sau khi trồng 10-12 ngày thì tiến hành bón thúc lần đầu kết hợp với vun xới nhẹ, lần 2 khi cây ra hoa rộ, lần 3 sau khi thu quả đợt đầu. Với cây ớt ngọt nên trồng trong nhà lưới để đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm và hạn chế tối đa sự gây hại của côn trùng, sâu bệnh.

Tìm bài này trên Google: