Top 12 # Kỹ Thuật Trồng Dừa Nước Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Kỹ Thuật Trồng Dừa Nước (Nypa Fruticans)

11/04/2017 06:47

Dừa nước (Nypa frutican) cũng là một đại diện ở vùng cửa sông, nhưng chúng thường đứng ở sâu hơn về phía đất liền, ở phía sau đai rừng bần.

1. Kỹ thuật tạo cây con 1.1. Vườn ươm

– Vườn ươm phải gần nơi trồng rừng và thuận lợi cho việc vận chuyển cây con.

– Vườn ươm bố trí và lựa chọn cẩn thận ở nơi ngập triều trung bình trong năm, tốt nhất ở nơi ngập triều trung bình từ 20 – 25cm, độ mặn nước biển từ 5 – 15%o, ít chịu tác động của sóng biển, có bờ ao xung quanh để bảo vệ.

– Vườn phải đặt xa nơi nguồn bệnh và tách rời xa khu canh tác nông nghiệp, nơi chăn thả gia súc, tránh nơi thuỷ triều rút quá nhanh, nơi hay bị phù sa bồi lắng.

1.2. Giống a. Kỹ thuật thu hái

– Nguồn giống được thu, hái trong rừng ngập mặn nơi có Dừa nước phân bố tự nhiên. Mùa quả chín từ tháng 8 – 10.

– Thu lượm trụ mầm chín trên mặt nước, khi thuỷ triều đưa ra biển rồi dạt vào những bờ biển thoai thoải hoặc chặt các buồng quả già. Buồng quả già khi chín có mầu nâu thẫm.

Một số thông số cơ bản:

– Khi chín quả dài 10 – 12 cm, đường kính quả từ 5 – 6,0 cm.

– Số lượng quả trên một buồng quả: 38 – 63 cũng có khi 50 – 120 (Bến Tre).

– Tỷ lệ nảy mầm 85 – 90%.

b. Phân loại, bảo quản

– Quả sau khi thu hái về phải tiến hành phân loại. Loại bỏ những quả còn non, những quả bị sâu bệnh. Những quả từ buồng quả dùng tay tách rời quả.

– Khi không cấy kịp vào bầu cần bảo quản bằng cách ngâm trong nước lợ hoặc để nơi râm mát hàng ngày tưới nước, thời gian không để quá 1 tháng.

1.3. Tạo bầu a. Vỏ bầu

– Loại vỏ bầu PE mầu trắng đục hay đen. Bảo đảm độ bền cao để khi đóng bầu, chịu được ngâm trong nước biển hoặc quá trình chăm sóc vận chuyển cây con đi trồng rừng không bị hư hỏng.

– Sử dụng túi bầu có đáy, kích thứơc D = 15cm, H = 20cm, đục các lỗ nhỏ có D = 0,5cm xung quanh để thoát nước.

b. Thành phần hỗn hợp ruột bầu

– Sử dụng loại đất cát pha ngập thuỷ triều hàng ngày để đóng bầu (đất được lấy ở tầng mặt có độ sâu 0 – 20cm, pH = 6,0 – 6,5; nơi có độ mặn nước biển 5 – 15%o, cát 1 – 2%, sét 63 – 74%, limon 35 – 36%).

c. Xếp bầu trên luống và kỹ thuật đảo bầu

– Trang mặt luống cho phẳng, cày bừa, nhặt sạch cỏ. Kích thước luống đặt bầu (1,2mx1,2m) hai luống cách nhau 50 cm, có rãnh thoát nước khi thủy triều rút.

– Xếp bầu theo hàng, cứ hai hàng để cách một hàng, lấp đất xung quanh luống để giữ bầu.

– Từ tháng thứ hai cứ 2 tháng đảo bầu một lần, bằng cách dịch chuyển bầu để tránh rễ cắm sâu vào đất. Tiến hành đảo bầu kết hợp với phân loại cây vào thời gian thuỷ triều rút.

d. Cấy cây

– Cấy quả: cắm 1/3 chiều dài quả trực tiếp vào bầu đất nghiêng một góc 45o với mặt bùn.

– Mỗi bầu chỉ cấy 1 quả.

– Cấy quả vào ngày râm mát, tránh ngày mưa bão.

e. Chăm sóc phòng trừ sâu bệnh

– Sau khi cấy quả vào bầu 5 – 7 ngày hạt nảy mầm cây con còn yếu nên điều tiết nước ngập 3 – 4 giờ/ngày.

– Hàng ngày gỡ bỏ rong, rêu, vật cản bám vào trụ mầm.

– Sau khi cấy quả thường bị một số loài giáp xác, thân mềm, chân bụng, cua còng, ốc biển, hà sun,… tấn công trụ mầm. Vì vậy, thường xuyên theo dõi bắt bỏ các loài động vật này đề phòng cắn nát trụ mầm.

f. Cấy dặm

Sau khi cấy vào bầu 10 – 15ngày, quả nảy mầm tới 50%, sau 30 ngày quả nảy mầm hoàn toàn, tỷ lệ nảy mầm đạt tới 85%. Sau thời gian này quả nào không ra lá cần tiến hành cấy dặm ngay.

g. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn

– Tuổi cây: 6 – 7 tháng tuổi – Chiều cao trung bình của lá: 47 – 50 cm

– Số lá trên cây: 4 – 5 lá – Cây không bị nhiễm bệnh.

– Cây không bị cụt ngọn.

2. Trồng rừng 2.1. Khu vực trồng rừng

– Đất trồng rừng dừa nước là đất nhiều sét 68 – 73%, phù sa 25 – 30%, cát 1 – 2%, trên các bãi bồi ngập mặn ven biển, có mức độ ngập triều trung bình và thấp.

– Độ mặn nước biển thích hợp nơi trồng rừng từ 5 – 15%o. Nếu độ mặn vượt quá 20%o cây bị chết. – Trên dạng đất sét rắn chắc, đi không lún mà chỉ ngập nước khi thuỷ triều cao bất thường hay đất nhiều cát, mặt đất có nhiều cỏ chịu mặn trồng rừng cây sinh trưởng và phát triển rất kém.

2.2. Phương thức trồng rừng

– Trồng thuần loài, bố trí theo hình vuông hay nanh sấu. – Trồng hỗn giao theo hàng với một số loài cây như Bần chua tuỳ theo điều kiện lập địa từng vùng. – Cũng có thể trồng hỗn giao theo đám với Bần chua.

2.3. Mật độ trồng rừng

– Mật độ trồng rừng 625 cây/ha. – Cự ly trồng 4,0m x 4,0m.

2.4. Thời vụ và kỹ thuật trồng rừng

– Trồng rừng trực tiếp bằng quả bằng cách đặt quả nghiêng một góc 45o với mặt bùn. Đầu trên (đầu dính vào trục của cuống buồng quả) nhô lên khỏi mặt nước 0,5cm, phần còn lại của quả chìm trong bùn.

– Trồng bằng cây con có bầu vào tháng 3 – 4, bóc vỏ bầu trước khi trồng. Không làm đứt rễ để tránh xâm nhập mặn.

– Kỹ thuật trồng: Trồng cây khi thuỷ triều rút. Dùng dây nilon thắt nút chia thành các đoạn 4m, kéo thẳng hàng để trồng đúng khoảng cách. Biện pháp dễ làm nhất là dùng một đoạn tre bương hoặc luồng dài 4m. Lắp răng dài 10cm với khoảng cách 4m x 4m (giống như một cào cỏ). Một người cầm cào này kéo theo một đường thẳng trên mặt bùn. Sau đó lại dùng cào kéo theo chiều vuông góc tạo thành những ô vuông thẳng hàng ngang dọc. Ở những nơi đất cao, cứng chỉ ngập triều cao, có thể dùng cuốc để cuốc hố 50cm x 50cm. Cho vào hố một lớp bùn dày 25 – 30cm, trồng cây trong lớp bùn này.

2.5. Chăm sóc bảo vệ rừng

Thời gian chăm sóc 3 năm.

Sau khi trồng rừng từ 3 – 6 tháng, cần vớt bỏ rong, rêu, tảo bám trên thân, lá nếu có tạo điều kiện cho cây con quang hợp tốt.

Bắt cua, còng, ốc ăn lá cây. Khi phát hiện sâu non dùng tay bắt giết, hoặc rung cây cho sâu rơi để giết.

Bảo vệ các loài thiên địch như chim ăn sâu, một số loài côn trùng có lợi như bọ ngựa, các loài ong ký sinh trên trứng và sâu non của sâu hại cây ngập mặn.

Chọn và sử dụng các chế phẩm sinh học trong việc phòng trừ sâu hại như các chế phẩm Beauverine (B.B), Bacilline (B.T), Virut, Metarrhizium,…

Chỉ sử dụng biện pháp phun thuốc hoá chất trong trường hợp sâu hại xuất hiện lan tràn với mật độ cao, có nguy cơ bùng nổ thành dịch. Nên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc thực vật, chóng phân giải, ít độc hại với người và gia súc như các loại thuốc có gốc Perythroide,…

Ngăn ngừa trâu, bò gia súc phá hoại.

Kỹ Thuật Trồng Dừa Nước (Nypa Fruticans),,Cây Khác,Kiến Thức Trồng Trọt

12:04 PM, 2015-01-25

Dừa nước (Nypa frutican) cũng là một đại diện ở vùng cửa sông, nhưng chúng thường đứng ở sâu hơn về phía đất liền, ở phía sau đai rừng bần.

1. Kỹ thuật tạo cây con

1.1. Vườn ươm – Vườn ươm phải gần nơi trồng rừng và thuận lợi cho việc vận chuyển cây con. – Vườn ươm bố trí và lựa chọn cẩn thận ở nơi ngập triều trung bình trong năm, tốt nhất ở nơi ngập triều trung bình từ 20 – 25cm, độ mặn nước biển từ 5 – 15%o, ít chịu tác động của sóng biển, có bờ ao xung quanh để bảo vệ. – Vườn phải đặt xa nơi nguồn bệnh và tách rời xa khu canh tác nông nghiệp, nơi chăn thả gia súc, tránh nơi thuỷ triều rút quá nhanh, nơi hay bị phù sa bồi lắng.

1.2. Giống

a. Kỹ thuật thu hái – Nguồn giống được thu, hái trong rừng ngập mặn nơi có Dừa nước phân bố tự nhiên. Mùa quả chín từ tháng 8 – 10. – Thu lượm trụ mầm chín trên mặt nước, khi thuỷ triều đưa ra biển rồi dạt vào những bờ biển thoai thoải hoặc chặt các buồng quả già. Buồng quả già khi chín có mầu nâu thẫm. Một số thông số cơ bản: – Khi chín quả dài 10 – 12 cm, đường kính quả từ 5 – 6,0 cm. – Số lượng quả trên một buồng quả: 38 – 63 cũng có khi 50 – 120 (Bến Tre). – Tỷ lệ nảy mầm 85 – 90%.

b. Phân loại, bảo quản – Quả sau khi thu hái về phải tiến hành phân loại. Loại bỏ những quả còn non, những quả bị sâu bệnh. Những quả từ buồng quả dùng tay tách rời quả. – Khi không cấy kịp vào bầu cần bảo quản bằng cách ngâm trong nước lợ hoặc để nơi râm mát hàng ngày tưới nước, thời gian không để quá 1 tháng.

1.3. Tạo bầu

a. Vỏ bầu – Loại vỏ bầu PE mầu trắng đục hay đen. Bảo đảm độ bền cao để khi đóng bầu, chịu được ngâm trong nước biển hoặc quá trình chăm sóc vận chuyển cây con đi trồng rừng không bị hư hỏng. – Sử dụng túi bầu có đáy, kích thứơc D = 15cm, H = 20cm, đục các lỗ nhỏ có D = 0,5cm xung quanh để thoát nước.

b. Thành phần hỗn hợp ruột bầu – Sử dụng loại đất cát pha ngập thuỷ triều hàng ngày để đóng bầu (đất được lấy ở tầng mặt có độ sâu 0 – 20cm, pH = 6,0 – 6,5; nơi có độ mặn nước biển 5 – 15%o, cát 1 – 2%, sét 63 – 74%, limon 35 – 36%).

c. Xếp bầu trên luống và kỹ thuật đảo bầu – Trang mặt luống cho phẳng, cày bừa, nhặt sạch cỏ. Kích thước luống đặt bầu (1,2mx1,2m) hai luống cách nhau 50 cm, có rãnh thoát nước khi thủy triều rút. – Xếp bầu theo hàng, cứ hai hàng để cách một hàng, lấp đất xung quanh luống để giữ bầu. – Từ tháng thứ hai cứ 2 tháng đảo bầu một lần, bằng cách dịch chuyển bầu để tránh rễ cắm sâu vào đất. Tiến hành đảo bầu kết hợp với phân loại cây vào thời gian thuỷ triều rút.

d. Cấy cây – Cấy quả: cắm 1/3 chiều dài quả trực tiếp vào bầu đất nghiêng một góc 45o với mặt bùn. – Mỗi bầu chỉ cấy 1 quả. – Cấy quả vào ngày râm mát, tránh ngày mưa bão.

e. Chăm sóc phòng trừ sâu bệnh – Sau khi cấy quả vào bầu 5 – 7 ngày hạt nảy mầm cây con còn yếu nên điều tiết nước ngập 3 – 4 giờ/ngày. – Hàng ngày gỡ bỏ rong, rêu, vật cản bám vào trụ mầm. – Sau khi cấy quả thường bị một số loài giáp xác, thân mềm, chân bụng, cua còng, ốc biển, hà sun,… tấn công trụ mầm. Vì vậy, thường xuyên theo dõi bắt bỏ các loài động vật này đề phòng cắn nát trụ mầm.

f. Cấy dặm Sau khi cấy vào bầu 10 – 15ngày, quả nảy mầm tới 50%, sau 30 ngày quả nảy mầm hoàn toàn, tỷ lệ nảy mầm đạt tới 85%. Sau thời gian này quả nào không ra lá cần tiến hành cấy dặm ngay.

g. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn – Tuổi cây: 6 – 7 tháng tuổi – Chiều cao trung bình của lá: 47 – 50 cm – Số lá trên cây: 4 – 5 lá – Cây không bị nhiễm bệnh. – Cây không bị cụt ngọn.

2. Trồng rừng

2.1. Khu vực trồng rừng – Đất trồng rừng dừa nước là đất nhiều sét 68 – 73%, phù sa 25 – 30%, cát 1 – 2%, trên các bãi bồi ngập mặn ven biển, có mức độ ngập triều trung bình và thấp. – Độ mặn nước biển thích hợp nơi trồng rừng từ 5 – 15%o. Nếu độ mặn vượt quá 20%o cây bị chết. – Trên dạng đất sét rắn chắc, đi không lún mà chỉ ngập nước khi thuỷ triều cao bất thường hay đất nhiều cát, mặt đất có nhiều cỏ chịu mặn trồng rừng cây sinh trưởng và phát triển rất kém.

2.2. Phương thức trồng rừng – Trồng thuần loài, bố trí theo hình vuông hay nanh sấu. – Trồng hỗn giao theo hàng với một số loài cây như Bần chua tuỳ theo điều kiện lập địa từng vùng. – Cũng có thể trồng hỗn giao theo đám với Bần chua.

2.3. Mật độ trồng rừng – Mật độ trồng rừng 625 cây/ha. – Cự ly trồng 4,0m x 4,0m.

2.4. Thời vụ và kỹ thuật trồng rừng – Trồng rừng trực tiếp bằng quả bằng cách đặt quả nghiêng một góc 45o với mặt bùn. Đầu trên (đầu dính vào trục của cuống buồng quả) nhô lên khỏi mặt nước 0,5cm, phần còn lại của quả chìm trong bùn. – Trồng bằng cây con có bầu vào tháng 3 – 4, bóc vỏ bầu trước khi trồng. Không làm đứt rễ để tránh xâm nhập mặn. – Kỹ thuật trồng: Trồng cây khi thuỷ triều rút. Dùng dây nilon thắt nút chia thành các đoạn 4m, kéo thẳng hàng để trồng đúng khoảng cách. Biện pháp dễ làm nhất là dùng một đoạn tre bương hoặc luồng dài 4m. Lắp răng dài 10cm với khoảng cách 4m x 4m (giống như một cào cỏ). Một người cầm cào này kéo theo một đường thẳng trên mặt bùn. Sau đó lại dùng cào kéo theo chiều vuông góc tạo thành những ô vuông thẳng hàng ngang dọc. Ở những nơi đất cao, cứng chỉ ngập triều cao, có thể dùng cuốc để cuốc hố 50cm x 50cm. Cho vào hố một lớp bùn dày 25 – 30cm, trồng cây trong lớp bùn này.

2.5. Chăm sóc bảo vệ rừng Thời gian chăm sóc 3 năm. Sau khi trồng rừng từ 3 – 6 tháng, cần vớt bỏ rong, rêu, tảo bám trên thân, lá nếu có tạo điều kiện cho cây con quang hợp tốt. Bắt cua, còng, ốc ăn lá cây. Khi phát hiện sâu non dùng tay bắt giết, hoặc rung cây cho sâu rơi để giết. Bảo vệ các loài thiên địch như chim ăn sâu, một số loài côn trùng có lợi như bọ ngựa, các loài ong ký sinh trên trứng và sâu non của sâu hại cây ngập mặn. Chọn và sử dụng các chế phẩm sinh học trong việc phòng trừ sâu hại như các chế phẩm Beauverine (B.B), Bacilline (B.T), Virut, Metarrhizium,… Chỉ sử dụng biện pháp phun thuốc hoá chất trong trường hợp sâu hại xuất hiện lan tràn với mật độ cao, có nguy cơ bùng nổ thành dịch. Nên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc thực vật, chóng phân giải, ít độc hại với người và gia súc như các loại thuốc có gốc Perythroide,… Ngăn ngừa trâu, bò gia súc phá hoại.

Hoa Thông/http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Kỹ Thuật Trồng Hoa Dừa Cạn

Hoa dừa cạn có cánh đơn, mỏng. Có nhiều mầu sắc khác nhau như như: hồng, trắng, đỏ, tím. Thích hợp để trồng bồn, trồng chậu hoặc giỏ treo. Đây là một loài cây có sức sống khoẻ. Có thể trồng quanh năm, phát triển tốt nhất vào mùa hè và thời gian có nhiều nắng. Dừa cạn là cây thân thảo sống lâu năm, cao khoảng 40 – 60cm, phân nhiều cành. Thân mọc thẳng, có hình trụ nhẵn, lúc non thân mềm, màu xanh lục nhạt, sau chuyển hoa màu xanh hồng. Lá mọc đối xứng, hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên đậm bóng, mặt dưới nhạt. Dừa cạn có hai loại chính là dừa cạn đứng, và dừa cạn rủ, cả 2 loại đều đẹp, có thể lựa chọn theo mục đích trồng, nếu trồng chậu treo ở ban công thì nên chọn dừa rủ, còn không thì chọn dừa cạn đứng.1. Kỹ thuật trồng:– Việc chọn giống hoa rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến kết quả, chất lượng của hoa trồng sau này. – Có thể mua hạt giống về gieo, sau 5 – 7 ngày hạt nảy mầm. Nếu cẩn thận thì nên gieo hạt riêng, chờ cây có khoảng 4-5 lá thật thì bứng ra trồng nơi đất rộng. Giai đoạn I: ươm hạt Cách 1: Bỏ hạt vào trong một miếng vải sáng màu, túm lại và bỏ vào nước ấm ngâm khoảng 3 – 4 giờ. Cách 2: Để hạt lên giấy ăn, phun ẩm rồi bỏ giấy ăn và hạt vào túi nilon buộc chặt để chỗ mát khoảng 3 – 4 giờ.+ Chuẩn bị đấtĐất gieo hạt tốt nhất nên dùng giá thể. (Giá thể trồng hoa bao gồm có cát đen, bột sơ dừa, trấu hun hoặc sơ dừa trộn lẫn với trấu hun tỉ lệ 1:1) Gieo hạt vào khay gieo hoặc cốc gieo và tạo cho chúng khoảng cách nhất định. Sau khi gieo ta phủ lên trên một lớp đất mỏng. Tưới nước ngày 2 lần bằng vòi phun sương vào sáng sớm và chiều mát. Lưu ý: Từ lúc bắt đầu gieo hạt tới lúc bứng cây ra trồng là khoảng 1 tháng, lúc này cây bé, lớn rất chậm. Còn khi đã bứng cây ra chậu trồng, cây lớn rất nhanh và đẻ nhiều nhánh. Giai đoạn ươm cây ta nên để giá ươm ở chỗ có ánh sáng vừa đủ, có mái che để có thể kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ vừa đủ, giúp cây phát triển tốt hơn.Giai đoạn IITách cây con ra trồng:Sau 1 tháng cây ở trong khay, cốc ươm, cây đã có từ 4 tới 5 cá thể, ta có thể bứng cây ra trồng riêng. Mỗi chậu nhựa treo có thể trồng từ 1 – 3 cây con. Sau 1 tuần có thể phun B1 để kích thích bộ rễ phát triển, sau 10 ngày thì có thể bắt đầu dùng phân bón thúc cho cây hoặc phun phân bón lá. Phải tưới nước đều đặn ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.Sử dụng Phân bón dưỡng hoa:Phân bón dưỡng hoa có tác dụng giúp hoa lâu tàn, có màu săc rực rỡ lâu tàn Liều lượng: Dùng một muỗng cafe nhỏ phân bón dưỡng hoa khi thấy cây vừa ra nụ hoa. Có thể pha 0,5-1 muỗng cafe với 1lít nước, rồi cho vào bình phun sương. Cứ 7 đến 10 ngày phun một lần. Lưu ý: Không phun dính vào bông hoa, phun lúc sáng sớm hay chiều mát sau khi cây được tưới đầy đủ nước và đợi khô ráo tán lá. Nên phun phân dưỡng hoa kết hợp với phun Vitamin B1và phân bón lá 20-20-20 TE để tăng tính đề kháng và dinh dưỡng cho hoa giúp hoa lâu tàn và có màu sắc rực rỡ.

Công Dụng Của Rau Dừa Nước

Theo Đông y, rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu, tiêu thũng, chủ trị ho do táo nhiệt, vàng da do rượu, viêm tiết niệu, ban sởi, đơn độc, ung thũng đinh sang

Theo Đông y, rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu, tiêu thũng; chủ trị ho do táo nhiệt, vàng da do rượu, viêm tiết niệu, ban sởi, đơn độc, ung thũng đinh sang; với liều dùng 20 – 40g sắc uống, hoặc giã vắt nước. Dùng ngoài giã đắp hoặc đốt lấy tro bó.

Một số bài thuốc có rau dừa nước

– Chữa cảm mạo phát sốt, ho do táo nhiệt: Rau dừa nước 2 – 40g, sắc uống

– Chữa cảm sốt, ho khan, đái són, đái gắt, nước tiểu vàng hay đỏ, 30g rau dừa nước sắc uống.

– Chữa phù, ứ nước: Rau dừa nước, Thủy hồi hương, Thủy tạo giác, Cam thảo, Phục linh. Sắc uống.

– Chữa ung sang (mụt nhọt), trật đả (chấn thương đánh, ngã): Rau dừa nước tươi giã nát đắp.

– Chữa táo bón, miệng khát do thực nhiệt: Rau dừa tươi 80 – 160g giã vắt nước hòa mật ong chưng ấm uống.

– Chữa mụn rộp, dời leo (zona): Rau dừa nước tươi giã vắt nước, hòa bột gạo nếp, bôi chỗ đau.

– Chữa ít tiểu, điều hòa chức năng thận: Rau dừa nước tươi 30g, mía tươi chẻ nhỏ, lá dâu 10g, sắc uống chia 2 lần trong ngày, dùng liên tục trong 5 – 7 ngày.

– Chữa ban sởi đã phát mà vẫn sốt cao: Rau dừa nước 40 – 80g, giã vắt nước, chưng nước uống.

– Chữa mụn nhọt có mủ, trứng cá: Rau dừa nước sắc uống, ngoài giã đắp rau dừa tươi.

– Chữa viêm vú: Rau dừa nước tươi giã đắp.

– Chữa đái buốt, đái đục: Rau dừa tươi 40g, đường kính 20g, thêm nước sắc, uống trước bữa ăn, ngày 2 lần.

– Chữa viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu (tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu); tiểu đục như nước vo gạo kèm theo máu; viêm thận, viêm cầu thận cấp: Rau dừa nước khô (100g) nấu canh ăn liên tục 1 tuần.

Theo chúng tôi