Top 11 # Kỹ Thuật Trồng Dưa Chuột Trái Vụ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Dưa Chuột Trái Vụ Cho Thu Nhập Cao

(Baonghean.vn) – Từ nhu cầu thị trường, nông dân huyện Anh Sơn đã trồng dưa chuột trái vụ; hiện bà con đang vào vụ thu hoạch dưa sớm.  

Gần 2 tuần nay, gia đình chị Nguyễn Thị Giang ở thôn 4, xã Cẩm Sơn, Anh Sơn luôn bận rộn vì vào vụ thu hoạch dưa chuột. Theo chị Giang, những năm trước người dân xuống giống từ tháng 11, khi vào vụ thu hoạch rất khó khăn trong việc tiêu thụ. Năm nay bà con trồng rải vụ, thu hoạch sớm hơn nên sản phẩm được giá.

Nông dân xã Cẩm Sơn (Anh Sơn) thu hoạch dưa chuột vụ sớm. Ảnh: Thái Hiền.

Do trồng vào thời điểm mưa nhiều nên chị Giang phải phủ nilon để cây dưa phát triển tốt. Hiện tại, với diện tích gần 2 sào dưa chuột, mỗi ngày thu hái được 80 – 90 kg, có ngày được 1,2 tạ. Do thời điểm này dưa ít nên bán được giá và dễ tiêu thụ. Đến ngày thu hoạch, thương lái vào tận ruộng thu mua với giá 8.000 – 10.000 đồng/kg, ước tính vụ này chị lãi khoảng 15 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Hiện bà con nông dân thôn 7, 8 xã Tường Sơn cũng đang thu hoạch dưa chuột sớm. Anh Trần Văn Bình ở thôn 7 cho biết: Gia đình có 3 sào đất ruộng, những năm gần đây chuyển sang trồng dưa chuột. Vụ dưa sớm năm nay anh trồng vào đầu tháng 8, thu hoạch từ cuối tháng 9 đến hết tháng 10; ước tính mỗi sào dưa cho năng suất từ 1 – 1,5 tấn, thu lãi 8 – 10 triệu đồng.

Mỗi sào dưa cho năng suất từ 1 – 1,5 tấn, sau khi trừ chi phí bà con thu lãi 7 – 10 triệu đồng. Ảnh: Thái Hiền

Dưa chuột vụ sớm được bà con trồng nhiều ở xã Cẩm Sơn, Tường Sơn, Tào Sơn với diện tích gần 15 ha. Theo tính toán của người dân, dưa chuột là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, chi phí đầu tư thấp; vào vụ có thể thu hoạch liên tục 2 ngày 1 lần trong vòng 1 tháng,  mỗi ha thu nhập từ 100 -150 triệu đồng.

Với giá trị cây dưa chuột mang lại, huyện Anh Sơn đang khuyến khích người dân mở rộng diện tích trên vùng đất màu, đất đồi vệ, đất ruộng để nâng cao thu nhập. Đồng thời phối hợp với các ngành chuyên môn về các địa phương có diện tích rau màu lớn để chuyển giao kỹ thuật, giúp người dân có điều kiện nâng cao thu nhập.

                    Thái Hiền

Trồng Dưa Chuột Vụ Hè

Tuy nhiên, ở vụ này thường hay xảy ra mưa lớn hoặc nắng nóng kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng ra hoa đậu quả của cây, sâu bệnh dễ tấn công, nhất là bệnh nứt thân chảy nhựa, chết rũ, thối đốt… Xin đưa ra một số kinh nghiệm khi trồng dưa chuột vụ hè để bà con nông dân tham khảo.

– Chọn giống: Cần lựa chọn các giống dưa chuột lai chịu nhiệt, ưu tiên các giống có quả trung bình, thẳng để quả sau này ít bị cong queo, nhất là khi gặp nắng nóng kéo dài.

– Trồng và chăm sóc: Vụ hè nên ươm cây con trong vườn ươm có mái che để bảo đảm được lượng cây không bị thất thoát nhiều sau gieo. Thời gian cây con trong vườn ươm vụ này chỉ nên để ngắn (2-3 ngày). Khi cây có lá thật đầu tiên có thể đặt ra ngoài ruộng trồng. Trước và sau trồng cây con cần xử lý sâu bệnh trên mỗi luống đất trồng, đặc biệt là lỗ đặt cây con nhằm giảm thiểu lượng cây bị bệnh chết thắt, khuyết thân lá.

Luống trồng dưa vụ này cần được làm cao ráo và có phủ màng chuyên dùng, bón phân lót đầy đủ, ưu tiên sử dụng nguồn phân chuồng hoai mục. Đất hơi chua có thể bón thêm 30 kg vôi tả/sào.

Mật độ trồng vụ hè có thể trồng dày hơn vụ xuân (1.300-1.350 cây/sào).

Thời điểm sau trồng khoảng 1 tuần cần hòa loãng phân tổng hợp hoặc phân chuyên dùng để tưới nhử cây non. Bón phân thúc cho dưa chuột nên bón vào 2 thời điểm (lúc dưa bắt đầu leo giàn và sau thu lứa quả đầu tiên). Có thể hòa nước tưới gốc hoặc rắc phân chuyên dùng vào dõng đã có nước rồi khuấy tan phân cho ngấm dần vào các luống. Ngoài ra, giữa các lần thu quả rộ có thể bổ sung thêm một vài lượt tưới nước sau biogas hoặc phun phân hữu cơ qua lá để quả nhanh phát triển và chất lượng ngon hơn.

– Giữ ẩm thường xuyên: Yêu cầu về độ ẩm của cây dưa chuột rất lớn (độ ẩm đất thích hợp 85-95%) song lại yếu chịu hạn (thiếu nước làm cây ngừng phát triển, quả đắng). Do đó, khi thâm canh cây trồng này trong điều kiện vụ hè, người trồng cần tuyệt đối không để cây bị hạn hoặc úng nước quá. Khi thời tiết có nắng nóng kéo dài cần duy trì tưới và giữ ẩm liên tục. Nếu để các luống dưa bị khô hạn thì khi gặp mưa hoặc bơm nước vào ruộng cây sẽ dễ bị chết rũ vì rễ cây bị đứt làm vi khuẩn, nấm gây bệnh tấn công.

– Phòng trừ sâu bệnh: Trồng dưa chuột vụ hè cây dễ bị nhiễm các loài sâu bệnh như ruồi đục quả, nhện đỏ, bọ trĩ, bọ phấn chích hút quả, lá, ngọn, nhất là khi gặp nắng nóng kéo dài. Gặp thời tiết có nắng mưa xen kẽ, thậm chí là mưa kéo dài thì cây hay bị chết rũ, nứt thân chảy nhựa, thối đốt vi khuẩn… Để bảo đảm cho cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi, nông dân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, điều tra sâu bệnh hại để phòng trừ kịp thời và hiệu quả. Nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học, nấm đối kháng, bẫy dẫn dụ để bảo đảm độ an toàn cho quả khi sử dụng. Tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng khi phun trừ sâu bệnh.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Dưa Chuột Vụ Đông

Do đó việc trồng đúng kỹ thuật, tránh tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón có ý nghĩa quan trọng bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngành BVTV Hà Nội khuyến cáo thời vụ thích hợp cho cây dưa chuột vụ thu đông là gieo từ tháng 9 đến đầu tháng 10.

Người dân cần sử dụng các giống chất lượng cao được cung ứng từ các công ty có uy tín và một số giống địa phương trong nước. Lượng hạt giống 850-900g/ha. Trước khi gieo phải dọn sạch Sau khi trồng, mỗi ngày nên tưới 2 lần. Khi cây mọc 3-4 lá, 1-2 ngày tưới một lần; giai đoạn nở hoa và trong khi thu hoạch quả luôn giữ độ ẩm đất 80-85% (có thể tưới rãnh cho cây, khi đủ ẩm phải tháo hết nước). Khi cây có tua cuốn, tiến hành làm giàn theo hình chữ A. Trong các đợt bón thúc, làm cỏ cần kết hợp cắt tỉa lá già, lá bị

Cỏ và tàn dư thực vật; làm đất kỹ, tơi nhỏ; lên luống cao 25-30cm, mặt luống rộng 1,2-1,4m, bằng phẳng dễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa. Về xử lý hạt giống trước khi gieo: Ngâm nước ấm 35-40oC trong 3 giờ, sau đó ủ ở nhiệt độ 27-30oC cho đến khi hạt nứt nanh; mỗi luống gieo 2 hàng, theo phương pháp bổ hốc hoặc gieo theo rãnh với mật độ hàng cách hàng 60-70cm, cây cách cây 35-40cm; nên gieo 2 hạt/hốc, khi cây được 2-3 lá thì tỉa bỏ bớt 1 cây xấu.

Bệnh giả sương mai, riêng lá bị dòi đục hại nặng đem tiêu hủy.

Đối với cây dưa chuột chỉ nên sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng phân tươi, nước phân tươi, nước giải tươi để bón và tưới cho rau; đồng thời bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học; chú ý các đối tượng sâu bệnh là bệnh đốm phấn vàng, bệnh phấn trắng, dòi đục lá, bọ trĩ và sâu xanh sọc dưa.

Dưa chuột là cây cho thu hái liên tục (1-2 ngày/lần), do vậy không nên sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh ở giai đoạn quả. Nông dân sử dụng các loại thuốc thảo mộc, nguồn gốc sinh học và hóa học thế hệ mới khi sâu bệnh phát sinh gây hại với mật độ cao; nên chọn các loại đất luân canh với cây trồng khác như lúa nước và các cây trồng cạn khác họ bầu bí nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp; dùng biện pháp thủ công như: Bắt giết sâu non, ngắt lá bị dòi đục, rệp hại nặng đem tiêu hủy.

Riêng bệnh đốm phấn vàng phát sinh từ các lá gốc rồi lan dần lên các lá phía trên, từ khi bệnh phát sinh, có thể tiến hành ngắt lá bệnh từ gốc lên định kỳ 5-7 ngày/lần, vừa tạo độ thông thoáng cho ruộng, vừa hạn chế tốc độ phát sinh của bệnh.

Kỹ Thuật Gieo Trồng Dưa Chuột

Ngày đăng: 2015-04-10 21:24:07

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật gieo trồng dưa chuột gồm các bước: xác định thời vụ trồng, làm đất, bón phân và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và đề giống dưa chuột.

1. Thời vụ:

Trong điều kiện đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Khu 4 cũ, dưa chuột có thể trồng 2 vụ một năm.

– Vụ Xuân là vụ chính, gieo hạt cuối tháng giêng, đầu tháng 2. Nếu gieo sớm hơn, thời tiết quá lạnh sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng và cây sinh trưởng yếu. Nếu gieo muộn gặp nhiệt độ cao và mưa sớm làm giảm tỷ lệ quả, năng suất sẽ thấp.

– Vụ Hè: gieo tháng 4 đến tháng 7, thu hoạch tháng 6 đến tháng 9, tháng 10.

– Vụ Đông: gieo hạt cuối tháng 9, đầu tháng 10, thu hoạch trung tuần tháng 11 đến giữa tháng 12.

– Các tỉnh phía Nam gieo hạt cuối tháng tư đầu tháng 5, thu hoạch giữa tháng 6 đến hết tháng 7.

2. Làm đất, bón phân:

Do bộ rễ phát triển yếu nên phải làm đất kỹ. Sau khi cày bừa, tiến hành lên luống ngay, tránh gặp mưa, nhất là vào vụ đông. Rạch hàng chia luống với khoảng cách 1, 5m mỗi luống (mặt luống 1, 2m rãnh 0,3m), cao 0,3m.

Lượng phân bón cho dưa chuột trên 1 hécta như sau:

– Phân chuồng mục: 20 tấn (7 tạ/sào)

– Đạm urê: 150kg (5-6 kg/sào)

– Supe lân: 200kg (7 kg/sào

– Kali sunfat: 20kg (8kg/sào)

Đất hơi chua, pH dưới 5, 0 có thể bón thêm 30kg vôi bột/sào (khoảng 840kg/ha).

Phân chuồng, vôi bột và lân bón lót toàn bộ cùng với một nửa số phân đạm và kali. Số còn lại dùng để bón thúc kết hợp với xới vun.

Phân bón lót được bỏ vào hốc, đảo đều, và lấp một lớp đất nhẹ. Hạt gieo hai hàng trên luống với khoảng cách 60cm, mỗi hốc cách nhau 40cm. Mật độ trồng 33.000 hốc /ha (1.200-1.300 hốc /sào). Mỗi hốc gieo 3 hạt, sau để lại 2 cây. Giống lai F1 để 1 cây. Lượng hạt để gieo cho 1 sào Bắc Bộ là 50g (1,3kg/ha). Giống lai F1 có thể rút bớt lượng hạt gieo (30-40g/sào hay 1kg/ha).

Trong vụ Xuân, ở nhiệt độ thấp (dưới 15oC) nên ủ mầm cho hạt nứt nanh rồi hãy gieo. Hạt gieo sâu 1-1,5cm, rắc một lớp đất mịn lên trên, sau đó phủ một lớp mùn mục hoặc trấu lên trên trước khi tưới ẩm lên hạt gieo.

3. Chăm sóc:

Cây 4-5 lá thật, lúc ra tua cuốn thì xới vun kết hợp bón lót 1/2 số đạm và kali còn lại. Sau khi bón phân, xới vun luống, nhặt cỏ kết hợp tưới rãnh cho cây nếu trước đó và khả năng sau đó 5-7 ngày không có mưa thì tát nước đầy rãnh, ngâm 3-4 giờ cho ngấm và tháo hết nước. Sau 3-4 ngày khi rãnh khô, đất luống còn ẩm, tiến hành cắm giàn cho cây.

Giàn dưa chuột cắm hình chữ nhật. Mỗi sào cần 1400-1500 cây dóc (mỗi hốc bình quân 1, 2 dóc). Sau khi cắm buộc giàn chắc chắn, dùng dây đay, dây chuối mềm buộc ngọn dưa lên giàn. Công việc này làm thường xuyên đến khi cây ngừng sinh trưởng (thu 3-4 lứa quả).

Sau khi thu lứa quả đầu, dùng nốt số đạm và kali còn lại tưới thúc cho cây. Nếu gặp mưa, đất ẩm, dùng cuốc nhỏ bổ hốc giữa 2 gốc cây, bón phân và lấp đất, kết hợp làm cỏ và loại bỏ lá già, lá bị bệnh.

Sau mỗi lần thu, nếu có nước phân loãng tưới cho cây sẽ kéo dài thời gian thu hoạch quả.

4. Phòng trừ sâu bệnh:

Dưa chuột thường gặp các bệnh sau đây:

– Bệnh sương mai là bệnh nguy hiểm, gây hại cho dưa chuột ở tất cả các vùng trồng. Vào thời kỳ có nhiệt độ thấp (dưới 20oC) và độ ẩm không khí cao, bệnh gây các vết thâm vuông cạnh trên mặt lá, làm chết các tế bào, dẫn tới khô lá.

Dùng Boócđô 1% hoặc Zineb 80% pha loãng với nước theo nồng độ 0,4% (400g thuốc cho 100 lít nước lã) phun phòng và trừ bệnh). Ngoài ra, có thể dùng Ridomil MZ 72 WP phun 1 lần, lượng 1,5kg/ha hoặc Alliette 80WP phun 2 lần, lượng 2,0 kg/ha/1 lần phun.

– Bệnh phấn trắng. Bệnh xuất hiện giữa hoặc cuối thời kỳ sinh trưởng. Các giống địa phương ít bị bệnh. Các giống nhập nội nhiễm nặng hơn.

Dùng Bayleton (Triadiamefon) sữa 25% với 200-250g để pha tưới cho 1 ha dưa chuột. Ngoài ra có thể dùng Sumi – 8 loại bột thấm nước 12,5% pha với nước nồng độ 0,01% để phun.

5. Thu hoạch:

Quả 7-10 ngày tuổi, có thể thu hoạch. Nếu để quả già sẽ ảnh hưởng tới sự ra hoa, đậu quả của các lứa tiếp theo, năng suất sẽ giảm. Quả nên thu vào buổi sáng để buổi chiều tưới thúc nước phân. Thời kỳ rộ quả, có thể thu 2-3 ngày một đợt.

6. Để giống:

Để làm giống, ruộng dưa chuột giữa các giống khác nhau, phải có khoảng cách cách ly ít nhất 2km. Mỗi cây lấy 3-4 quả giống. Sau khi thu lứa đầu quả thương phẩm, để những quả giữa thân làm giống. Các hoa cái khác vặt hết để tập trung dinh dưỡng nuôi quả giống.

Quả giống 25-30 ngày tuổi, thu về để chín sinh lý 4-5 ngày. Bổ dọc quả, lấy thìa con cạo hạt ngâm vào chậu nhựa một ngày đêm, sau đó đãi kỹ, phơi 3-4 nắng nhẹ.

Hạt cất vào lọ, chum vại, dưới có một lớp vôi bột, nắp kỹ, có thể sử dụng sau 3-4 năm cất giữ.

Các giống lai F1 không để giống cho vụ sau được.

Trich nguồn: baobacgiang.com.vn

TIN TỨC KHÁC :