Quả đu đủ chứa nhiều vitamin, đường, giàu chất xơ nên có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm thiểu mắc các bệnh của hệ miễn dịch như: cảm, cúm, ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết. Nhựa của quả đu đủ xanh, cung cấp lượng enzyme papain có tác dụng lớn trong sản xuất phân bón từ xác động vật.
Đu đủ là loại cây ăn quả, thân mềm, bán mộc, thân già có màu xám xanh, nâu xám hay nâu đỏ. Lá đu đủ là lá đơn, mọc thành chùm ở ngọn thân và xoắn theo trôn ốc. Lá lớn có cuống dài, phiến rộng 30-60 cm, mỏng, mềm. Thời gian sinh trưởng của đu đủ 8 – 9 tháng, năng suất trung bình 70 – 120 kg/cây/năm. Giá bán quả đu đủ trên thị trường từ 9 – 13 nghìn đồng/kg, mang lại lợi ích kinh tế cao hơn trồng rau màu.
Giúp bà con có thêm kiến thức trồng loại cây đem lại thu nhập cao, Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú xin giới thiệu Kỹ thuật trồng cây đu đủ năng suất cao.
1. Thời vụ trồng cây.
Về thời vụ thì tùy theo thị hiếu người tiêu dùng, khả năng thị trường mà bố trí trồng cho phù hợp. Chỉ 4-6 tháng sau khi gieo hạt là cây ra hoa, kết trái; 3-4 tháng nữa là cho thu hoạch và cho thu hoạch liên tục hầu như quanh năm.
Đu đủ có thể trồng được nhiều thời vụ: Trồng tháng 9-10 để thu quả từ tháng 5, thu rộ nhất tháng 7-8-9. Trồng tháng 3-4 để thu quả từ tháng 10-11, đặc biệt là để bán Tết được giá cao.
2. Chuẩn bị đất trồng.
Đu đủ là loại cây ăn trái nhiệt đới, được trồng phổ biến rộng rãi nhiều nơi. Trồng xen cây lâu năm hoặc trồng thành vườn chuyên,… Đu đủ cho năng suất rất cao, làm tăng thu nhập kinh tế gia đình của người trồng đu đủ.
Cây đu đủ giống
Đu đủ thích hợp với những loại đất ít phèn, mặn, pH từ 5,5 – 6,5, tơi xốp, dễ thoát nước. Chính vì vậy, cây đu đủ trồng ở đất gò cao, nếu trồng ở vùng đồng bằng, đất bằng phẳng thì đất phải cày thật sâu, phải đập nhỏ vừa, lên luống cao 40 – 50 cm so với mặt rãnh, khoảng cách giữa các luống từ 2 – 2,5 m, mặt luống rộng 1,6 – 2 m (ở ruộng thấp dễ bị úng thì luống càng phải cao lên). Đất ở ruộng trồng luân canh đu đủ phải nhặt hết rễ đu đủ, phơi ải 1 – 2 tháng.
Máy xới đất 3A được thiết kế với bộ bánh răng xới đất có đường kính rộng và dài giúp cho việc xới đất nhanh và sâu tới 70 – 90 mm. Đặc biệt, máy được thiết kế chạy bằng pin nạp điện nên khá thuận tiện cho bà con di chuyển đến những vùng đất xa nơi không có điện.
3. Ươm giống và cách trồng.
Chọn hạt giống: Từ quả thon dài, phát triển tốt trên cây mẹ khỏe, sạch sâu bệnh, quả phải đủ độ già trên cây, chỉ lấy những hạt ở giữa quả và chìm trong nước. Xử lý hạt giống: Chà tróc vỏ lụa bên ngoài hạt, đem phơi trong mát và cất giữ nơi khô ráo. Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước nóng 50 – 55 độ C (3 sôi : 2 lạnh) khoảng 10 phút. Sau đó tiếp tục ngâm trong nước lã khoảng 2 giờ.Ươm cây con: Bà con gieo hạt giống vào bầu đất, sau 2 – 4 tuần, cây có 4 – 5 lá thật, cao 10 – 15cm có thể đưa ra ruộng trồng. Cách trồng: Bà con trồng cây với mật độ: Cây cách cây = 1,5m.Lưu ý: Trồng cây thẳng hàng dọc và thẳng hàng ngang để sau này dễ chằng chống đổ.
Hướng trồng: Đông – Tây. Mục đích để cây đu đủ tận dụng được ánh sáng mặt trời, tăng khả năng quang hợp, tăng năng suất, chất lượng quả và hạn chế đổ gẫy cây (trên các chân ruộng bậc thang miền núi hướng trồng đu đủ cần theo hướng đường đồng mức).
Nén chặt gốc và tưới đủ ẩm cho cây. Trồng xong dùng que cắm để nâng ngọn cây cho ngóc lên, sao cho thân gốc đu đủ luôn nghiêng một góc 45 độ so với mặt luống từ khi trồng cho đến suốt quá trình sinh trưởng của cây.
4. Cách chăm sóc.
– Tưới nước: Cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ.
– Làm cỏ: Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Cần làm thường xuyên quanh gốc.
– Phủ gốc: Dùng rơm hoặc cỏ khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây.
– Lượng phân bón cho 1 gốc cây:
Loại phân
Bón lót (kg)
Bón thúc (g)
Bà con chú ý: Hòa tan phân bằng nước lã, tưới cách xa gốc 20 – 30cm. Để đu đủ tăng trưởng nhanh, có thể phun thêm phân bón lá 3 – 4 tuần/lần.
1. Tình hình sâu bệnh hại.
Phát triển nhiều trong mùa nắng, gây hại ở ngọn thân, lá, trái, bông,… chích hút nhựa cây làm trái kém phát triển
Ban đầu phiến lá có nhiều vết xanh, vàng lẫn lộn. Nếu bệnh nặng lá biến dần sang mầu vàng, nhỏ lại, biến dạng.
– Chọn cây giống khỏe
– Theo dõi, phát hiện và chặt bỏ sớm những cây đã bị bệnh đem tiêu hủy.
– Hạn chế bón nhiều phân đạm, bón thêm kali và vôi.
– Không nên trồng xen các loại rau cải, bầu bí, mướp trong vườn đu đủ. Hạn chế việc làm cho cây bị sây sát tạo vết thương cơ giới cho siêu vi trùng xâm nhập.
Dùng các loại thuốc sau đây để tiêu diệt côn trùng môi giới truyền bệnh như: Admire 050 EC, Vibamec 1.8EC, Confidor 100SL, …(sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc), Dầu khoáng SK Enspray 99, Actara 25WG, Trebon 10EC (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
Thoát nuớc tốt, không phủ rơm, xác bã thực vật sát gốc.
– Thu gom và tiêu huỷ những cây bị nặng tránh nguồn nấm phát triển
– Sử dụng thuốc: Ridomil 68WP(Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất)
Đu đủ sau trồng 7 tháng đã có thể thu quả làm rau xanh, 9 tháng cho thu quả chín ăn tươi. Nếu thu quả để ăn tươi, nên thu khi trên quả xuất hiện các vết đốm hoặc sọc vàng nhạt sẽ chất lượng sẽ ngon nhất.
Bí quyết để đu đủ ra quả nhiều, năng suất cao:
Khi gieo hạt, chọn những hạt to, nặng và chìm khi thả trong nước để có cây con tốt, sau đó đưa cây con ra bầu để dưỡng thêm một thời gian, đem trồng mỗi mô 2 bầu. Sau khi trồng 2,5 – 3 tháng (tùy theo mùa) thì cây ra hoa. Bóc những hoa đầu tiên ra xem. Nếu thấy hoa có bầu noãn được bao bọc bởi các túi phấn hoa đực màu vàng thì đó là cây lưỡng tính, nên chọn trồng những cây này. Bởi cây lưỡng tính rất dễ đậu trái, năng suất cao, trái lại dài.
Khi đã chọn được cây như ý muốn thì cần chú ý khâu bón phân. Do cây đu đủ đời sống ngắn, sản lượng cao, ra hoa, trái quanh năm vì vậy đòi hỏi về phân rất lớn.
Đu đủ chín quanh năm nên phân bón chia làm nhiều đợt bón, khoảng 3 – 4 lần/năm. Có thể sử dụng dạng phân đơn hoặc phân hỗn hợp khác nhưng cần phải cân đối hàm lượng đạm, lân, kali. Bón đủ kali sẽ làm tăng chất lượng, đu đủ ngọt, giòn. Rễ đu đủ ăn nông, rất sợ bị chạm rễ, khi bón phân tốt nhất là rắc phân lên mặt đất, sau đó phủ rác, đất vụn lên trên (bùn phơi khô càng tốt).
Cây đu đủ thu hoạch quả trong thời gian từ 1,5 – 2 năm thì bắt đầu già cỗi. Ở giai đoạn này, cây cho ra hoa ít, quả nhỏ và không được nhiều. Bà con nên cắt thân cây đu đủ và chăm sóc. Để vụ sau vườn đu đủ cho sai quả.
Chú ý: Thu quả lúc trời nắng ráo, vì vỏ quả khi chín thường mềm dễ bị xây xát. Bảo quản ở nhiệt độ 8 – 12 0 C.
Quả đu đủ có nhiều tác dụng làm đẹp và cải thiện sức khỏe
Một số mô hình xen canh với cây đu đủ hiệu quả:
– Mô hình trồng tiêu xen đu đủ ruột vàng đã được Công ty TNHH East West seed thử nghiệm năm 2014, thu được kết quả khả quan. Đang được nhân rộng ở các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương,…
– Mô hình xen canh cây đu đủ trồng xen với cây cao su cũng cho thu nhập khá cao (thị xã Phước Long, tỉnh Bình Dương).