Top 5 # Kỹ Thuật Trồng Cây Cẩm Tú Mai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Bán Cây Cẩm Tú Mai Trồng Công Trình

Mô tả:Cây cẩm tú mai – loại cây công trình thân bụi, thấp, ra hoa màu tím hoặc trắng, hoa nhỏ li ti, xinh xắn. Cẩm tú mai thường ra hoa quanh năm, là cây thường xanh, thích hợp trồng khí hậu nhiệt đới. Cây cẩm tú mai thường được mua về trồng vườn hoặc trồng công trình.

Chi tiết sản phẩm

1. Giới thiệu về cây cẩm tú mai

– Tên thường gọi: Cây Cẩm Tú Mai, cây Hoa Cẩm Tú Mai

– Tên gọi khác: cây tiểu hồng

– Tên khoa học: Cây cẩm tú mai có tên: Cuphea hyssopifolia.

– Cẩm tú mai thuộc họ thực vật: Lythraceae (bằng lăng)

– Nguồn gốc: cây có nguồn gốc từ Mexico, Guatemala và Honduras.

– Cây cẩm tú mai phân bố rộng khắp ở Việt Nam.

2. Đặc điểm của cây cẩm tú mai

– Cây cẩm tú mai là loại c ây công trình thân bụi cao khoảng 20cm, có thể cao tới 60cm cho 1 cây to. Nếu 1 trồng lâu, đất tốt, điều kiện dinh dưỡng ổn định, cây có thể cao đến 90cm hoặc 1m. Cẩm tú mai là loại cây thường xanh quanh năm.

– Cây Cẩm Tú Mai nhỏ nhắn, thân và lá có màu xanh mướt. Cây phân nhiều nhánh, mỗi nhánh nhỏ liti như sợi mì chưa chín hết. Lá cẩm tú mai nhỏ bé tương đồng với nhanh và hoa.

– Hoa cẩm tú mai có màu tím hoặc trắng, nhỏ li ti li ti như hạt gạo. Cây cẩm tú mai sai hoa, hoa nở quanh năm.

3. Ý nghĩa và tính ứng dụng của cây cẩm tú mai

– Ý nghĩa của cây cẩm tú mai

+ Hoa Cẩm Tú Mai màu tím nhẹ nhàng, biểu trưng cho sự trang trọng và vĩnh cửu, thể hiện sự gắn kết bền vững của tình bạn

+ Hoa cẩm tú mai màu tím hồng rực rỡ là một công cụ hữu hiệu cho việc thu hút bướm.

– Tính ứng dụng của cây cẩm tú mai

+ Cẩm tú mai nhỏ và hoa bé xinh xắn nên thường được trồng trang trí tiểu cảnh kết hợp với các vật dụng trang trí thôn quê giản dị như lu đất nung, chậu sứ nhỏ,…

+ Ngoài ra, cẩm tú mai là loại cây có khả năng chịu bóng một phần nên cây có thể sử dụng là một trong những loại cây trồng tạo thảm dưới gốc cây lớn.

+ Cẩm tú mai là loại cây công trình thường xuyên được sử dụng trồng trang trí cảnh quan cây xanh cho công viên hoặc đường phố, đô thị.

4. Cách chăm sóc cây cẩm tú mai

– Đất trồng: Cây cẩm tú mai phù hợp với đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, thoát nước tốt.

– Tưới nước đều đặn hằng ngày lên thân và gốc cẩm tú mai, tưới ít nước.

– Cây Cẩm Tú Mai ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần, cần trồng cây cẩm tú mai dưới ánh sáng mặt trời để cây liên tục ra hoa.

Tìm Hiểu Về Cây Cẩm Tú Mai

I. Giới thiệu về cây Cẩm Tú Mai

II. Đặc điểm của cây Cẩm Tú Mai

Hình dáng bên ngoài: Cây cẩm tú mai thuộc giống cây bụi thấp, có thân nhỏ mang màu xanh đẹp mắt. Cây cho nhiều chồi. mọc khỏe và có thể dễ dàng tạo dáng cây như mong muốn bằng cách cắt tỉa.

Kích thước: Thông thường, cây cẩm tú mai có chiều cao trung bình khoảng 60cm, tuy nhiên nếu được chăm sóc tốt và sống lâu năm thì cây có thể cao tới 90 – 100cm. Bên cạnh đó, cây còn có cho tán rất rộng khoảng 90cm.

Lá: Cây cẩm tú mai cho lá mang màu xanh bóng mượt, khá nhỏ và mọc gần như đối nhau.

Hoa: Hoa của cây mang màu tím dịu với cụm hoa ngắn và ống hoa thon dài. Mỗi bông hoa sẽ có 6 cánh, mọc loe ra. Và hoa cẩm tú mai dường như nở quanh năm.

Quả: Dù có quả nhưng rất hiếm khi người ta nhìn thấy quả của loại cây này.

III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Cẩm Tú Mai

1. Ý nghĩa cây cẩm tú mai

Trong phong thủy, cây cẩm tú mai mang ý nghĩa tượng trưng cho sự bền vững, chung thủy và sự tinh tế qua cái nhìn của người thường thức.

2. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Cẩm tú mai được đánh giá là một trong những cây công trình hết sức phổ biến và tạo nên sự hài hòa thiên nhiên.

Cây thường được chọn trồng rất nhiều ở các công viên, nhà máy, xí nghiệp, các khu du lịch,… hay trồng viền dọc lối đi, trồng thành thảm vì đặc tính dễ trồng dễ chăm sóc và dễ dàng cắt tỉa, tạo dáng như ý muốn.

Ngoài ra cũng có thể dùng cây cẩm tú mai trồng thảm ở dưới gốc những cây lớn để tạo nên sự hài hòa, độc đáo nhờ khả năng chịu bóng của cây. Hay kết hợp loại cây này với chậu sứ nhỏ, đá cuội, những vật trang trí mang hơi hướng thôn quê để tạo nên cảm giác bình yên, thân thuộc và bình dị.

Cách trồng này được nhiều nhà hàng, quán cafe hay những nhà biệt thự, nhà mặt phố có ban công, sân thượng áp dụng khá nhiều.

Hay đặt một chậu cây cẩm tú mai nhỏ trong nhà, góc làm việc hay trong văn phòng ngoài giúp làm đẹp không gian, còn giúp người nhìn thấy thư thái, thoải mái và giảm mệt mỏi bởi màu xanh mướt của cây kết hợp với sắc tím mát của từng bông hoa.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Cẩm Tú Mai

1. Cách trồng cây cẩm tú mai

Có thể nói cây cẩm tú mai rất dễ trồng, bởi vậy, chúng không hề đòi hỏi nhiều về đất trồng. Tuy nhiên để cây nhanh phát triển thì có thể chọn loại đất có khả năng thoát nước tốt, màu mỡ và có đủ độ tơi xốp.

Bên cạnh đó, cây cẩm tú mai rất thích hợp với khí hậu nóng ẩm, có khả năng chịu nóng, chịu râm một phần nên khi trồng cũng không cần phải chú ý quá nhiều.

Đầu tiên cần chọn mua cây giống. Khi mua cây cẩm tú mai giống trong bầu thì cần mua cây có từ 5 – 8 cành. Sau khi chuẩn bị xong cây giống và đất trồng thì cần phải trồng cây cẩm tú mai luôn.

Tiếp đó, trồng cây giống xuống đất, sao cho các cành không được chạm vào nhau mà cần hơi xòe ra như hình nón để sau khi lớn cây sẽ có dáng đẹp.

Bên cạnh đó cũng cần để ý đến khoảng cách trồng giữa các khóm cây, phù hợp nhất là cách nhau từ 12 – 15cm.

2. Chăm sóc cây cẩm tú mai

Cần thường xuyên tưới nước cho cây cẩm tú mai để giữ ẩm cho cây, đặc biệt là trong khoảng thời gian cây còn nhỏ. Nên tưới nước cho cây mỗi ngày hai lần vào buổi sáng sớm và tầm chiều để cây nhanh chóng bén rễ vào đất và sinh trưởng tốt hơn.

Ngoài tưới nước thì bón phân cho cây cũng rất quan trọng. Để cây cẩm tú mai nhanh lớn, xanh tốt và cho nhiều hoa thì nên thường xuyên bón phân cho cây, tuy nhiên cần chú ý đến định lượng sao cho phù hợp.

Bởi nếu bón phân quá nhiều, khiến cây bị quá tải thì mép lá của cây rất dễ bị khô, vàng úa hoặc cây sẽ bị giảm số lượng hoa nếu có quá nhiều thành phần N trong phân bón.

Cách phòng trừ sâu bệnh cho cẩm tú mai

Bệnh hay gặp nhất ở cây cẩm tú mai là khô cành và lá héo vàng, do lượng nước tưới cung cấp cho cây không đủ. Đây là vấn đề rất hay xảy ra vì người trồng chủ quan nghĩ rằng loại cây này dễ trồng, dễ chăm sóc mà lơ là.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Chiết Cây Cẩm Tú Cầu

Trong khoảng một vài năm trở lại đây thì người tiêu dùng thường có xu hướng thích những loại hoa có vẻ đẹp tinh khôi như hoa cẩm túc cầu, bởi không cần quá cầu kỳ mà bản thân cẩm tú cầu đã là một loài hoa tươi xinh đẹp, tự mình tỏa sáng, thế nhưng một nhược điểm của loài hoa này là không không được tươi lâu, nhanh héo, chính vì điều này mà ngày nay chúng ta đã phát triển một kỹ thuật trồng hoa cẩm tú cầu cực nhanh chóng, không đòi hỏi kỹ thuật cao, thực hiện đơn giản ở nhà, để gia đình các bạn luôn có được những chậu hoa cẩm tú tươi xinh nhất.

Cây hoa cẩm tú cầu là loài thực vật rụng lá, có kích thước khác nhau tùy loài, từ cây bụi nhỏ đến cây to hơn trông như cây thân gỗ. Nếu muốn tự tay trồng hoa cẩm tú cầu, bạn có thể tạo ra các cây mới bằng cách giâm hoặc chiết cành. Có nhiều phương pháp nhân giống, tùy vào việc bạn có cây mẹ hay không và muốn nhân giống bao nhiêu cành.

1. Đặc tính

– Cây cẩm tú cầu là loài cây thân mộc, hoa vô tình, lúc đầu hoa có màu trắng sau đó chuyển thành màu lam hay màu hồng và các màu khác nữa , tùy thuộc vào độ PH của đất đó cao hay thấp và cây ưu bóng râm, ẩm thấp và bạn nên chú ý đó là toàn bộ thân cây đều có chứa độc tố gây ngộ độc cho bất cứ ai ăn phải dù là những cánh hoa nhỏ. Cẩm tú cầu có nhiều trên Đà Lạt, lá to, hoa mọc thành chùm ở đầu cành, hoa màu hồng, trắng, tím rất đẹp. Cây cho hoa vào mùa xuân hè.

– Cây Cẩm Tú Cầu là cây ưu ẩm mát, sống được trong râm và cả môi trường nắng nhẹ, được trồng nhiều ở những công viên, khu du lịch, tạo vẻ đẹp ấn tượng, và cũng được nhiều người trồng làm hoa trang trí cảnh quan trong vườn nhà.

– Cẩm Tú Cầu thích hợp trồng trong râm mát, với ánh sáng nhẹ nhàng, hoặc nằm dưới tán cây lớn là thích hợp nhất, ở Việt Nam điều kiện lý tưởng nhất của cây là khí hậu ở Đà Lạt, ngoài ra cây cũng chịu được nắng một phần, nhưng không được trồng ở nơi có ánh sáng gay gắt vì nắng nóng sẽ làm cây chậm phát triển.

– Cây ưa ẩm ướt nhưng lại không chịu úng, nếu trồng ngoài sân vườn hay trên đồi cỏ thì phải tưới nước thường xuyên một ngày ít nhất một lần cho cây, còn trồng trong chậu thì có thể 2 ngày tưới một lần cũng được, khi tưới cần lưu ý dùng vòi phun tia nhỏ để phun trực tiếp lên lá vừa làm sạch bụi bẩn vừa làm mát cây.

2. Chuẩn bị dụng cụ chiết

– Trồng cây hoa Cẩm tú cầu có thể trồng quanh năm nhưng thích hợp nhất vào mùa Xuân hàng năm. Do là cây ưa ẩm và ánh sáng nhẹ nên chính nhờ những cơn mưa phùn mùa Xuân cây sẽ có cơ hội sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

– Việc nhân giống cây cẩm tú cầu thành công nhất khi thực hiện vào đầu mùa hè, vì cây mới mọc sẽ có thời gian cứng cáp trước khi mùa thu đến.

4. Kỹ thuật chiết cây

Cách để trồng hoa cẩm tú cầu bằng cách chiết ta làm như sau Gồm có 4 phương pháp

– Phương pháp thứ 1: Chọn các cành cẩm tú cầu

– Phương pháp 2: Trồng cành cẩm tú cầu trong chậu

+ Dùng hỗn hợp gồm 1 phần đất trồng cây hoặc rêu bùn trộn với 1 phần cát hoặc đá vermiculite.

+ Đổ đất vào chậu và làm ẩm toàn bộ đất. Kiểm tra để đảm bảo không có phần đất nào khô.

2. Dùng kéo sắc hoặc kéo tỉa cây để cắt cành đã chọn.

+ Cắt bên dưới mắt lá ít nhất 6 cm.

Cắt bỏ những chiếc lá bên dưới cặp lá trên cùng. Bạn cần cẩn thận, nhớ cắt bên trên các mắt lá. Việc tỉa bớt lá sẽ giúp cây ra nhiều rễ hơn.

4. Tỉa một phẩn những chiếc lá trên cùng. Dù không bắt buộc, nhưng cành cây có thể ra rễ nhiều hơn nếu bạn cắt bớt một nửa kích thước của các lá to.

5. Nhúng đầu cắt của cành cây cẩm tú cầu vào hormone kích thích ra rễ. Bạn có thể dùng hormone dạng dung dịch hoặc dạng bột. Cành cây cẩm tú cầu có thể nhân giống mà không cần hormone ra rễ, nhưng rễ sẽ ra nhanh hơn nếu bạn sử dụng hormone này.

6. Cắm cành cây vào chậu đất đã chuẩn bị. Nhẹ tay ấn cành xuống sâu khoảng 5 cm.

7. Chờ cho cành cây ra rễ. Thông thường cành cẩm tú cầu mất khoảng 2-3 tuần để ra rễ, nhưng thời gian này có thể ngắn hơn tùy vào điều kiện nhiệt độ và độ ẩm.

+ Đặt chậu giâm cành ngoài trời nếu nhiệt độ dao động trong khoảng 15,5 đến 27 độ C. Bạn cũng cần cần đặt chậu cây ở nơi có bóng râm một phần và che chắn gió.

+ Để chậu trong nhà nếu ngoài trời có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh so với khoảng nhiệt độ trên. Đảm bảo cành cây phải nhận được ánh sáng mặt trời một phần hoặc gián tiếp.

+ Duy trì độ ẩm trong đất nhưng không để quá ướt. Đất úng nước vì tưới quá nhiều có thể dẫn đến thối rữa.

8. Thử kéo nhẹ một cành sau khi cắm xuống đất được 2-3 tuần. Nếu bạn cảm thấy có lực kháng lại thì nghĩa là cành đã bén rễ. Lúc này bạn có thể đem cành ra trồng hoặc chờ cho hệ thống rễ phát triển hơn.

– Phương pháp 3: Chiết cành từ bụi cây

2. Giữ cố định cành cây. Dùng gạch, đá hoặc vật nặng chặn lên cành cây.

3. Tiếp tục tưới nước như thường lệ. Giữ cho đất ẩm.

4. Nhấc gạch hoặc đá ra và kiểm tra xem cành cây có ra rễ không.

5. Thay viên gạch hoặc hòn đá nếu rễ chưa xuất hiện, hoặc rễ cây chưa chạm xuống đất. Kiểm tra lại sau một tuần nữa.

6. Cắt cành cây rời khỏi cây mẹ.

7. Đào phần rễ dưới đất. Cẩn thận đừng làm đứt rễ của cành cây hoặc của cây mẹ.

8. Trồng cành cây ra nơi bạn muốn trồng. Đảm bảo cây được trồng dưới bóng râm một phần.

– Phương pháp 4: Kích thích cành ra rễ trong nước

1. Chuẩn bị cành bằng cách tỉa bớt lá. Cắt một cành không có hoa hoặc nụ, dài ít nhất 10-15 cm. Tỉa các lá phía dưới. Cắt bớt nửa lá bên trên.

2. Cắm cành cây vào bình hoặc cốc nước. Bình hoặc cốc thủy tinh trong suốt là tốt nhất, vì bạn có thể theo dõi rễ cây mọc ra.

3. Chờ rễ cây xuất hiện.

4. Thường xuyên thay nước trong bình để ngăn ngừa mốc.

5. Đem cành cây ra trồng khi rễ đã mọc.

5. Chú ý

– Hầu hết các nhà làm vườn thành công với phương pháp cho cây ra rễ trong đất hơn là trong nước.

– Bạn có thể cất các cành cẩm tú cầu trong tủ lạnh qua đêm nếu chưa trồng được ngay.

– Giữ khoảng cách tương đối giữa các cành để lá của cành này không chạm vào cành kia dẫn đến thối rữa.

– Nếu bạn trồng cành có hoa, cây cẩm tú cầu mới trồng sẽ không ra hoa. Các cành ra hoa năm trước sẽ không nở hoa trong năm nay.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Cẩm Tú Cầu

Cây hoa cẩm tú cầu có tên Anh, Pháp : Hortensia

Tên Latin : Hortensia Opuloides

Thông điệp : Thank you for understanding

Ý nghĩa : Sự lạnh lùng, vô cảm (Frigidity, Heartlessness, Carelessness)

Cẩm tú cầu xanh- Hydeagea opuloides acuminlata

Cẩm tú cầu vàng- Hydeagea opuloides Tricolor

Cẩm tú cầu tím- Hydrangea macrophylla

Cẩm tú cầu hồng- Hydrangea Opuloides

Họ hoa tú cầu, cây hoa đĩa, là những thực vật nước hay đầm lầy. Tên Hydrangea gốc Hy

Lạp, có nghĩa là cái chén nước (water- vessel).

Cây Cẩm tú cầu thuộc họ Hydrangea macrophylla Tú cầu – bát tiên (hydrangeaceae) có nguồn gốc bản địa Đông Á (từ Nhật Bản đến Trung Quốc) , Nam Á, Đông Nam Á (Hymalaya, Indonesia) và châu Mỹ.

Cẩm tú cầu là cây cảnh thân mộc, hoa vô tính, lúc đầu hoa màu trắng sau biến dần thành màu lam hay màu hồng, màu hoa phụ thuộc vào độ pH của thổ nhưỡng, ưa bóng râm ẩm thấp. Tất cả bộ phận của cây đều có chứa độc tố có thể gây ngộ độc ở người khi ăn phải.

I/ Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu

Chọn giống: Như tất cả mọi loại hoa khác việc chọn giống rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng khi hoa trưởng thành và thu hoạch.

Có thể trồng bằng hạt hoặc bằng nhánh: Bằng nhánh: giâm cành vào mùa Xuân.

Cắt đoạn nhánh dài 30 – 40cm (có 3 đốt lá) có vỏ ngả màu gổ, mang nhiều búp to ở nách lá, cắt bỏ cặp búp, lá ở phía dưới, ngâm trong nước vài giờ, cắm vào đất, buộc cố định cho không bị lay gốc, để chỗ có nắng lốm đốm/ nhận nắng sáng (không để chỗ thiếu nắng), giữ cho đất đủ ẩm.

Có thể cắm cành cắt trong ly nước chờ khi có rể thì đem trồng ra đất.

Có thể cắm cành vào một chậu nhỏ, tưới ẩm cho vào bao nilong buộc kín, để chỗ có nắng gián tiếp.

Tưới nước: tưới thường xuyên, thấy cây bị héo lá là tưới liền để không làm giảm khả năng ra hoa hoặc không ra hoa.

Tỉa cành: trong mùa Đông, trể nhất là đầu Xuân (tỉa muộn thì năm đó không có hoa). Nếu không biết chắc thời điểm thích hợp để tỉa cành thì cứ giử yên chờ hết mùa bông thì cắt bỏ bông (nếu cành cao thì cắt tỉa ở đốt lá thứ 6 đếm từ bông xuống gốc/ cắt tỉa bớt tuỳ chiều cao của cây- cắt tỉa quá nhiều sẽ giảm hoa vào mùa sau).Chừa lại những cành mùa trước không có hoa (để được hoa vào mùa mới) (tháng 3,4,5 là mùa thu ở Úc, tỉa cành vào tháng 3-4)

Bón phân 1 hoặc 2 lần trong năm vào cuối đông, đầu xuân*, lượng bón thay đổi theo kích thước của cây

Không lạm dụng phân bón… gây hại cho cây, không rải phân sát gốc, phải tưới nước sau khi rải phân. Khi cây mới trồng: 6 tuần sau khi trồng mới bón phân (dùng cẩn thận theo hướng dẫn sử dụng) sau đó bón phân tan chậm (slow -release) với thành phần10-10-10 (1/8cup)

Cây cũ: bón phân với chỉ số Nitrogen cao (1/6 cup)

+Vùng khí hậu ấm bón phân vào tháng 5 tháng 6, nơi lạnh thì tháng 6 tháng 7

+Cần tưới nhiều nước vào mùa khô

+Đất thoát nước kém: phải dự đoán tưới bao nhiêu là đủ để nước không còn đọng trên bề mặt của đất.

Màu sắc của hoa thay đổi tuỳ theo độ PH trong đất.

Để tăng acid bón aluminum sulfate (nhôm sulfate) mỗi tháng một lần vào tháng 3,4,8,9,10 theo chỉ dẫn của nhà sản xuất…thì hoa màu hoa cà, màu hồng sẽ biến thành màu xanh.(tuỳ nồng độ nhôm mà sắc xanh cũng đậm nhạt khác nhau)

+ Tưới dấm thêm chua cho đất

+Cũng có thể cắm đinh vòng quanh gốc

Phân bón: dùng phân bón có phosphate thấp

Vào mùa xuân tưới thêm calcium carbonate /vôi thì hoa màu xanh sẽ trở nên hồng.

Phân bón: Bón phân có chỉ số phosphate cao hoặc thêm Lime/vôi bột làm tăng độ

3.3. Đất trung tính/ neutral (độ PH 7): hoa màu cream/ trắng sữa (thông tin về màu này ít quá… sẽ lục lọi tiếp)

hoa có màu trắng thì có làm biến đổi độ PH của đất hoa vẫn không đổi màu (vẫn giữ màu trắng)

ở vùng khí hậu nóng rất khó để biến cẩm tú cầu thành đỏ đậm

thay đổi màu sắc có tác dụng cho 1 mùa bông, mùa kế tiếp sẽ có thể không giữ được sắc màu của mùa cũ.

trồng trong chậu sẽ dể kiểm soát độ pH

không bón phân sau tháng 8 – mùa cây ngủ

thị trường hiện nay có bán vài cây Hydrangeas ít có khả năng chuyển màu

cần giữ ẩm cho gốc bằng cỏ khô, vỏ thông (pine tree needles)

Bón vôi ‘Đolomitit’ / DOLOMITIC LIME 4 đến 6 lần trong năm (hoặc bón phân có độ phốt pho cao).

Nơi đất trồng có hoa màu xanh thì nên trồng trong chậu đễ dể kiểm soát nhôm trong đất

Tưới nhiều nước trước và sau khi tưới phân và áp dụng hoá chất để GIẢM lượng nhôm trong đất + giảm tổn thương rể.

Dolomitic lime hoặc hydrated lime

Đất trồng: đất kiềm/alkaline, độ pH 6 đến 6.2 (đất phèn ngăn Hydrangea hấp thụ nhôm) kiểm tra độ pH của đất (nếu có dụng cụ) để cung cấp thêm vôi/lime hoặc phân bón có phosphorus cao để ngăn chận việc hấp thụ nhôm tạo hiệu ứng màu xanh lên sắc hoa.

Tro gỗ cũng góp phần cải tạo độ pH

-Aluminum sulphate hoặc gypsum

Đất trồng: đất chua/ acidic, độ pH 5.2 đến 5.5

-3 tuần/1 lần, pha 1 muỗng cafe nhôm sulfate/aluminum sulfate vào 4lit nước, tưới lên đất quanh cây bông (tránh tưới lên cành,lá)

Thêm bả cà phê, vỏ rau củ &trái cây, cỏ khô và gổ thông (loại dùng để phủ lên bề mặt của đất để giử ẩm)/pine tree needles giúp hấp thụ nhôm dể dàng hơn. Bón phân hàm lượng phốt pho thấp, potassium cao.