Top 8 # Kỹ Thuật Trồng Cam Ngọt Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Cam Canh Và Kỹ Thuật Trồng Cây Cam Canh Cho Quả Ngọt

Chọn chậu trồng cam canh

Trước tiên, bạn cần phải chọn được cho mình một loại chậu phù hợp với cây của mình. Chậu phải có độ rộng vừa phải, không quá rộng, quá hẹp. Bạn nên mua chậu lớn hơn khoảng 25% so với chùm rễ của cây định trồng. Chậu đất nung chính là loại chậu tối ưu nhất để sử dụng bởi chúng có khả năng thoát hơi nước cao hơn chậu nhựa giúp cây không bị úng nước.

Việc dùng hạt cam canh để trồng cũng được nhưng sẽ lâu có quả ăn. Do đó, hãy mua cây bán sẵn ở các chợ hoặc những nơi bán cây cam canh cảnh.

Trong quá trình sử dụng, nên thay chậu khoảng 2 năm một lần, phù hợp với kích thước đang phát triển của cây. Thông thường mỗi lần chúng ta thay chậu nên thì lựa chọn những chậu lớn hơn chậu cũ và nên tiến hành thay chậu vào mùa đông là tốt nhất.

Chọn đất trồng cam canh

Đất có chất lượng tốt cũng là một trong những yếu tố cần quan tâm hàng đầu khi trồng cam canh. Cây cam canh có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất thịt tơi xốp và nhiều mùn và có thể bón lót thêm phân hóa học Monoammonium phosphate. Đất không quá chua, không quá mặn.

Chăm sóc cây cam canh

Việc chăm sóc cây cam canh không thể bỏ qua việc bón phân cho cây khoảng 1 tháng một lần vào mùa phát triển. Cây cam canh nếu được bón phân đều đặn, vừa đủ định lượng sẽ cho quả to mọng, đẹp hơn so với cây cam canh không được chăm bón.

Ngoài quá trình bón phân lót ban đầu thì khi cam canh bắt đầu ra hoa bà con nên bón thêm phân kali bột đỏ, Monopotassium phosphate cho cam canh nhanh đậu quả.

Tưới nước cho cây cam canh khi mới trồng cần chú ý tới lượng nước để tránh tình trạng ngập úng thối ủng cây. Nếu đất trồng quá khô, muối có thể xuất hiện và gây hại cho rễ cây. Do vậy, cần phải giữ cho đất trồng luôn đảm bảo được độ ẩm hợp lý nhất.

Cuối cùng, cây cam canh vừa dùng dể lấy quả ăn lại vừa dùng làm đẹp cho căn nhà. Do vậy, bạn nên chăm sóc tỉa cành lá thường xuyên, tạo kiểu dáng cho cây theo cá tính riêng của mình và đừng quên bổ sung Borax 10 phan tu nuoc đúng định lượng để cây kịp thời ra hoa, quả đúng mùa cho chất lượng tốt nhất.

Kỹ Thuật Trồng Cây Và Chăm Sóc Cam Canh Cho Quả Sai, Trái Ngọt

Kỹ thuật trồng cây Cam canh làm sao cho quả sai, trái ngọt cho trái quanh năm nếu biết cách cắt tỉa sao cho chuẩn nhất.

Chọn giống

Trồng cây Cam canh nếu muốn đạt năng suất cao thì cần phải chọn giống một cách cẩn thận. Trước hết cây giống phải khoẻ, mập không mang mầm mống bệnh, có bộ rễ khoẻ, cây giống có chiều cao trung bình từ 40-60cm.

Thời vụ

Trồng Cam canh thích hợp nhất là vào vụ Xuân từ tháng 2-4 và vụ Thu là từ tháng 8 cho đến tháng 10.

Kỹ thuật trồng Cam canh

Vì là cây có độ sinh trưởng mạnh, ít sâu bệnh nên kỹ thuật trồng cây cũng không quá khó. Khi đem cây giống trồng xuống đất cần phải đào hố trước 15-30 ngày. Sau đó cần chuẩn bị đất trộn đều với một lượng phân sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15-20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây. Tuỳ theo từng vùng đất xấu tốt mà bố trí mật độ khác nhau nhưng khoảng cách trung bình là từ 3 đến 5m/cây, mật độ 333 cây/ha.

Chăm sóc sau

Ngay từ khi mới trồng Cam canh cần phải thường xuyên tưới đủ ẩm cho cây. Thời gian cây ra hoa, đậu quả và nuôi quả, nếu thiếu nước quả sẽ đậu ít và bị rụng nhiều. Thừa nước cây dễ bị bệnh thối rễ cũng gây hiện tượng vàng lá, chết cây.

Trường hợp trời nắng hạn tưới 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới nước cho phù hợp. Chăm sóc cây Cam canh cũng cần phải thường xuyên bón phân nhất là từ khi chúng còn nhỏ. Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm từ tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 11 để giúp cây luôn đủ chất dinh dưỡng để ra quả.

Phòng trừ sâu bệnh

Trồng Cam canh bệnh hại ít tuy nhiên cũng cần phải để ý tới bọ xít, nhện chích hút, rầy, rệp hoặc bệnh đốm lá. Nếu trường hợp thấy cây có những hiện tượng trên bạn cần phải dùng thuốc BVTV phun. Sử dụng thuốc theo nồng độ ghi ở nhãn thuốc hoặc theo sự hướng dẫn của dược sĩ.

Tỉa cành, tạo tán

Việc cắt tỉa cành thường xuyên cũng là cách tạo cho cây có độ snh trưởng mạnh hơn. Do đó hãy tiến hành cắt tỉa thường xuyên, cân đối. Cụ thể cần cắt bỏ các cành vượt, cành mọc ra từ gốc ghép, cành sâu bệnh, dập gãy. Việc tỉa cành tạo tán bắt đầu từ khi cây cao 0,5- 0,6m tạo khung thân hợp lý ban đầu vững chắc, cành được phân bố dạng ngôi sao trên thân cây để không che khuất ánh sáng lẫn nhau. Những cành già cỗi sau một thời gian cho quả cũng cần chặt bỏ nuôi những cành non mới cho quả trong những năm tiếp theo.

Thu hoạch

Khi quả già, vỏ quả hơi vàng màu đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại sau đó đem bảo quản.

Bảo quản

Cách bảo quản tốt nhất cho Cam canh chính là để trong hòm gỗ phủ lá chuối khô. Quả được thu hái không bị rập nát, có kích cỡ tương đối đồng đều, được rửa sạch bằng nước vôi trong, để khô 5-7 ngày, bôi vôi cuống quả, xếp vào giữa hòm, khoảng cách các quả được chèn bằng lá chuối khô, đậy nắp giữ kín gió. Bạn cũng có thể bảo quản bằng cách cho vào túi nolon sau đó đục lỗ. Cần phải để nơi thoáng mát tránh bị thối, hư quả ảnh hưởng đến năng suất cũng như kinh tế gia đình.

Kỹ Thuật Trồng Rau Cải Ngọt

Thời tiết mưa nắng đan xen tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển các loại rau, trong đó có cây cải bắp. Bà con nông dân cần chú ý cách phòng trừ.

Một số đối tượng chính:

– Sâu tơ: thường tập hợp ở mặt dưới lá.

– Sâu xanh bướm trắng: thường ẩn nấp mặt dưới lá.

– Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc: gây hại nặng nhất ở thời kỳ cây con mới mọc nếu mật độ 1 – 2 con/cây kết hợp trưởng thành hại lá có thể làm cây chết.

-Bệnh thối nhũn bắp cải: thường xuất hiện sau khi cải bắp đã cuốn.

Phòng trừ:

– Biện pháp canh tác: Thu dọn tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch. Cuốc lật đất cày sâu 10 – 15 cm, phơi ải từ 10 – 15 ngày trước khi trồng (hoặc lên luống rồi phủ ni-lông trên bề mặt từ 3 – 5 ngày để diệt ấu trùng sau đó gieo trồng bình thường). Bón phân đầy đủ và cân đối, sử dụng phân hữu cơ hoai mục. Thường xuyên luân canh với các cây khác họ. Gieo trồng tập trung đúng thời vụ.

-Biện pháp hoá học:

Đối với sâu tơ: Khi mật độ sâu trên 20 con/m2 (giai đoạn cây con) và trên 30 con/m2 (cây lớn) thì sử dụng thuốc: Oncol 20EC, Cyperkill 10EC, 25EC, 5EC, Pegasu 500SC, Reasgant 1,8EC, 3,6EC, Sokupi 0,36AS, Catex 1,8EC, 3,6 E…

Đối với sâu xanh bướm trắng: Khi mật độ sâu non trên 6 con/m2 sử dụng thuốc Ratoin 10EC, Delfin WG (32BIU), Biocin 16WP, Cymerin 10EC…

+ Bọ nhảy: Khi mật độ trên 20 con/m2 sử dụng thuốc Actara 25WG, Sokupi 0,36 AS, 0,5AS….

Đối với bệnh thối nhũn: Khi có 10 % cây bị bệnh, sử dụng các loại thuốc Staner 20WP, Poner 40T…

Chú ý: Khi phòng trừ phải phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì, tuân theo nguyên tắc “4 đúng”, ưu tiên sử dụng thuốc sinh học và thuốc thảo mộc và bảo đảm đúng thời gian cách ly.

(Theo Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương) – Báo Hải Dương, 13/09/2013

Rau cải (cải ngọt, cải bẹ xanh…) có thể gieo trong vụ đông xuân (từ tháng 8 – 11) và vụ hè thu (từ tháng 2 – 6). Gieo hạt thẳng xuống đất hoặc gieo ở vườn ươm rồi cấy.

Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 30cm, rãnh rộng 30cm. Bón lót phân chuồng hoai mục 2 – 3 kg/m2. Nếu gieo thẳng trên đất thì dùng 0,5 – 1gr hạt giống/m2; nếu gieo vườn ươm rồi cấy thì 1 – 1,2gr hạt giống/m2.

Gieo hạt xong phủ trấu hoặc rơm rạ lên mặt luống rồi dùng thùng ô doa tưới đều, sau đó mỗi ngày tưới một lần. Hiện nay, kỹ thuật gieo đảm bảo cây giống sinh trưởng tốt nhất là gieo trên khay (khay xốp hoặc khay nhựa). Cần chuẩn bị đất (hoặc giá thể) riêng cho việc làm khay giống.

Chọn đất cát pha hoặc thịt nhẹ có độ pH 5,5 – 6,5. Bón phân chuồng hoai mục 1 – 2 tấn/1.000m2. Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học với liều lượng 100 – 300kg/1.000m2. Trộn đều phân hữu cơ với phân lân nội địa (liều lượng 40 – 50 kg/1.000m2). San phẳng mặt luống sau khi đã trộn đều với lượng phân bón lót (hữu cơ + phân lân), sau đó gieo hạt hoặc cấy. Nếu gieo thẳng trên đất thì tỉa làm 2 đợt khi cây có 2 – 3 lá thật và các cây để lại với khoảng cách mật độ 15 – 20cm/cây. Nếu cấy (sử dụng cây vườn ươm) thì để khoảng cách 20 – 25cm/cây, bảo đảm mật độ trồng 800 – 1.000 cây/1.000m2.

Liều lượng bón (tính trên 1.000m2): Phân chuồng 1.000kg (hoặc 100 – 300kg phân hữu cơ vi sinh hoặc chế biến); phân hóa học: 5kg ure + 10 – 15kg lân nội địa + 2,5kg KCl. Bón lót toàn bộ phân hữu cơ + phân lân + 1/3 lượng phân đạm + 1/2 lượng phân kali. Sau khi trồng 7 – 10 ngày, bón thúc lần 1 với 40% lượng đạm + 30% lượng kali; sử dụng thêm phân bón lá NPK (30-10-10+TE) xịt 3 ngày/lần. Bón thúc lần 2 sau khi trồng 16 – 20 ngày với lượng đạm và kali còn lại. Có thể sử dụng chế phẩm EM để phun hoặc tưới thêm cho rau và phân bón lá hữu cơ sinh học (VTM-B1; Roots Dry…) để tăng chất lượng rau.

Rau cải thường bị các loại sâu bệnh hại chính như các loại rệp, bọ nhảy, sâu xám, sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn vi khuẩn. Có thể phòng trừ các loại sâu bằng Sherpa 25EC hoặc thuốc trừ sâu sinh học Bt. Sử dụng Rhidomil MZ72 WP, Score 25EC, Starner, Norshel (đồng đỏ), Physan để phòng trừ bệnh thối nhũn, phun với nồng độ và liều lượng ghi trên bao bì của nhà sản xuất. Ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch 8 – 10 ngày. Và cần sử dụng thêm các biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, bón phân cân đối.

TS Nguyễn Đăng Nghĩa (Trung tâm Nghiên cứu Đất- Phân bón và Môi trường phía Nam) – Dân Việt, 27/12/2011 Xử lý giống

– Nếu vào mùa khô nên sử dụng các giống nhập của Trung Quốc và Thái Lan, mùa mưa nên dùng giống TG1.

– Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc Rovral, Aliette hoặc Benlat C (5g cho 100 hạt giống); gieo qua liếp ươm: 20g hạt giống đủ trồng cho 100m2, tuổi cây con 18-19 ngày. Có thể gieo hạt giống trực tiếp rồi tỉa dần: 40g cho 100m2 nếu gieo theo hàng, 60g hạt cho 100m2 nếu gieo vãi. Gieo xong phủ một lớp đất mỏng đã trộn phân chuồng hoai, trên cùng phủ một lớp rơm mỏng. Mùa khô cần tưới đủ ẩm. Trước khi nhổ cần tưới ướt bằng phân DAP pha loãng 30g/10 lít nước.

Thời vụ

Hai giống cải có thể trồng quanh năm, nhưng trồng vào mùa khô cho năng suất cao hơn. Nếu trồng vào tháng 12, tháng 1 cần theo dõi chặt chẽ sâu hại để phòng trừ kịp thời. Mùa mưa làm giàn che để bảo vệ cây, tránh để giập lá.

Kỹ thuật trồng

– Chuẩn bị đất: Có thể trồng cải ngọt, cải xanh trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là được tưới tiêu tốt. Đất cần được phơi ải 8-10 ngày trước khi lên liếp.

Lên liếp rộng 0,8-1m, cao 10- 15cm, mùa mưa lên liếp cao hơn khoảng 20cm. Xử lý đất trước khi gieo trồng bằng cách bón vôi bột 5-6kg hoặc 100g Vimoca cho 100m2 để phòng trừ tuyến trùng.

Mùa mưa cần che phủ đất bằng rơm hoặc nilon để hạn chế cỏ dại và tránh đất cát bám lên cây dễ nhiễm các loại sâu bệnh. Không trồng liên tục cùng một loại cải trên cùng một chân đất.

– Khoảng cách trồng: Tuỳ theo mùa vụ và giống có thể trồng khoảng cách 15x15cm hoặc 15x20cm.

– Bón phân: Bón lót phân chuồng hoai mục 1,3-1,5 tấn, super lân 14-15kg, bánh dầu 30kg hoặc mật sừng; bón thúc lần 1 phân ure hoà nước tưới khi cây hồi xanh, khoảng 7-8 ngày, bón thúc lần 2 và 3 cách nhau 5-6 ngày, 5-6kg/lần (30-40g/lít nước), cũng có thể dùng phân bón lá khoảng 2-3 lần song phải giảm bớt số lượng phân ure. Thúc lần 2 nên kết hợp bón hỗn hợp 50-60kg bánh dầu với 2,5kg kali. Nếu bón NPK hoặc DAP phải tính lượng đạm, lân, kali cho phù hợp.

Phòng trừ sâu bệnh

Cải ngọt thường bị một số sâu bệnh như: bọ nhảy, sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh ruồi đục lá, bệnh thối nhũn vi khuẩn, bệnh chết cây con…

– Trừ bọ nhảy: Có thể sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bọ nhảy như vệ sinh đồng ruộng, phơi ải, che phủ bạt nilon, luân canh với cây trồng khác họ cải…

Dùng chế phẩm nấm Ma có hiệu quả cao, có thể dùng các loại thuốc Hopsan, Polytrin.

– Trừ sâu khoang: Có thể trừ bằng các loại thuốc có nguồn gốc Pyrethroid như Sherpa, Polytrin P; hoặc dùng các loại chế phẩm vi sinh như NPV, Vi-BT hoặc thảo mộc: Rotenone, Neem.

– Trừ sâu tơ: Sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc BT như Delfin Dipel, Aztron, Biocin… hoặc dùng các thuốc có gốc Abamectin, gốc Pyrethroid… và nên dùng luân phiên các loại thuốc.

– Trừ ruồi đục lá: Có thể dùng thuốc Ofunak, Scout…

– Trừ bệnh: Với bệnh chết cây con, thối bẹ dùng Moceren, Ridonmyl MZ; với bệnh thối nhũn dùng các loại thuốc như Kasuran, Kanamin…

Lưu ý: Khi dùng thuốc BVTV phải đảm bảo nguyên tắc “4 đúng” và giữ đúng thời gian cách ly.

Báo Nông thôn ngày nay 17/11/2004

Cải ngọt là một trong những cây rau dễ trồng, nhanh cho thu hoạch, chỉ từ 25 đến 30 ngày, có thể trồng được nhiều vụ trong năm, do đó sản lượng thu hoạch trên một đơn vị diện tích rất lớn; chi phí đầu tư rất thấp mà lợi nhuận lại rất cao, việc tiêu thụ khá dễ dàng, được người tiêu dùng ưa chuộng nên đây là loại rau được bà con nông dân trồng nhiều, đặc biệt là trong vụ đông xuân.

Chọn đất và làm đất: Chọn vùng đất cao ráo, loại đất cát pha hoặc thịt nhẹ có cấu tượng tơi xốp, giàu mùn, dễ thoát nước để trồng. Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, để khô nỏ và đập nhỏ rồi lên luống. Tránh để đất to khi gieo hạt sẽ khó nẩy mầm và cây phát triển kém. Luống trồng cải thích hợp có chiều rộng khoảng 1m, lên luống cao 20cm, mùa mưa có thể cao 25cm, rãnh luống rộng 30cm để dễ thoát nước, tránh úng ngập. Mỗi sào Bắc bộ (360 m2) cần bón lót khoảng 300-500 kg phân chuồng hoai mục, nếu không có phân chuồng có thể dùng 15-20 kg phân vi sinh loại đảm bảo chất lượng. Sau khi đã bón lót phân chuồng đều khắp trên mặt luống, ta dùng đất bột lấp lại một lớp mỏng để đến khi gieo hạt giống không bị tiếp xúc trực tiếp với phân dễ ảnh hưởng đến sự nẩy mầm và sinh trưởng của cây sau này.

Gieo hạt và chăm sóc: Hạt giống cải ngọt hiện được bán rộng rãi ở các cửa hàng kinh doanh hạt giống rau ở các địa phương. Hạt giống được đóng gói trong bao bì nilon có in cách gieo trồng, chăm sóc, với lượng giống từ 50g đến 100g/túi, rất thuận tiện cho bà con nông dân. Khi gieo hạt cần gieo thành từng nắm nhỏ và gieo đi, gieo lại vài lần cho đều. Lượng hạt giống cần gieo cho mỗi sào Bắc bộ là từ 200-250g. Sau khi gieo xong cần phủ lên mặt luống một lớp tro bếp vừa giữ ẩm, vừa tránh kiến tha hạt. Tiếp theo ta phủ một lớp rơm rạ đã được phơi khô, cắt dài khoảng 5cm để giữ ẩm cho hạt, tránh xô hạt khi ta tưới sau này và nhằm hạn chế cỏ dại phát triển. Tưới nhẹ và giữ cho mặt luống luôn đủ ẩm thường xuyên cho hạt nhanh nẩy mầm và cây nhanh phát triển. Sau khi gieo hạt khoảng 10 ngày cây có chiều cao từ 10-15cm. Cải ngọt là cây chứa lượng nước rất cao nên càng đủ nước cây càng tươi tốt, nhanh lớn, thân lá căng, mọng, chất lượng cao. Giai đoạn này cây đã được 10 ngày tuổi, đến lúc thu hoạch chỉ còn 15-20 ngày nữa ta cần kiểm tra ruộng cải xem cây có phát triển đều không. Nếu dầy quá hoặc xuất hiện những cây bị sâu bệnh thì tỉa bớt. Nếu có sâu cuốn lá xuất hiện thì có thể phun thuốc trừ sâu vi sinh. Nếu thời tiết hanh khô nên tưới nước 2 lần/ngày, còn trời mưa thì 4 ngày tưới/lần. Việc bón thúc giai đoạn này cũng nên dùng phân vi sinh hòa loãng và tưới vào gốc, không nên tưới lên lá. Ba ngày tưới phân loãng một lần và ngừng tưới phân, phun thuốc trước khi thu hoạch 1 tuần.

Thu hoạch: Khi ruộng cải đã được khoảng 30 ngày tuổi, các cây phát triển căng, mọng, cây đạt từ 35-40cm, thì cũng là lúc ta có thể thu hoạch. Dùng dao cắt bỏ phần gốc, phơi cải dưới nắng nhẹ trước khi bó khoảng 1-2 giờ cho cây bay bớt hơi nước tránh dập, gẫy khi vận chuyển đi xa. Với cây cải ngọt từ khi gieo đến lúc thu hoạch trong khoảng 30 ngày, nếu chăm sóc tốt ta có thể thu hoạch được từ 600 đến 800 kg thậm chí tới 1 tấn/sào Bắc bộ.

NNVN, 11/2003

Chúng tôi xin giới thiệu quy trình trồng cải xanh ngọt an toàn do các tác giả PGS, TS Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (Viện nghiên cứu Rau quả – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nghiên cứu, xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Thời vụ gieo trồng cải xanh ngọt từ tháng 2 đến tháng 6 (xuân hè) và từ tháng 8 đến tháng 11 (đông xuân). Chọn đất cát pha hoặc thịt nhẹ có độ pH 5,5 – 6,5, làm đất nhỏ, lên luống rộng 1 m, cao 30 cm, rãnh rộng 30 cm, gieo trồng bảo đảm mật độ khoảng 34 – 36 nghìn cây/sào Bắc Bộ.

Mỗi sào sử dụng 720 kg phân chuồng hoai mục (tuyệt đối không dùng phân tươi), 5,5 kg u-rê, 15 kg lân và 2,5 kg kali. Bón lót toàn bộ phân chuồng và lân, 1,2 kg kali và 1,8 kg u-rê, bón thúc đợt một khi cây hồi xanh (sau trồng 7 – 10 ngày) dùng 2,2 kg u-rê và 0,75 kg ka-li; đợt hai dùng nốt số còn lại sau đó 7 – 10 ngày. Ngoài ra, sử dụng 0,1 – 0,2 kg phân bón lá hòa nước phun đều trên mặt lá hai đợt giữa các đợt bón thúc.

Vì cải xanh là cây ngắn ngày và rất cần nước cho nên phải giữ ẩm thường xuyên sau khi trồng, mỗi ngày tới một lần, sau có thể thưa hơn một chút, kết hợp xới xáo và nhặt cỏ.

Nếu bị các loại sâu bệnh hại như rệp, sâu xám, sâu tơ, sâu xanh… có thể phun phòng trừ bằng Sherpa 25 EC 0,15 – 0,2% hoặc thuốc sinh học BT 3% và kết hợp các biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, có chế độ luân canh hợp lý.

Nếu làm đúng quy trình trên, năng suất cải xanh ngọt có thể đạt 15 – 20 tấn/ha (600 – 700 kg/sào), đem lại hiệu quả kinh tế cao.

QUANG HƯNG (Theo Viện nghiên cứu Rau quả) – ND, 23/2/2004

Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến sự sinh trưởng, năng suất, chất lượng cải ngọt (Brassica integrifolia) đã được nhóm nhà khoa học gồm Nguyễn Thành Hối, Nguyễn Bảo Vệ, Phạm Thanh Bình, Bộ môn Khoa học Cây trồng, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ thí nghiệm trong khuôn khổ chương trình “Sản xuất cải ngọt sinh học bằng phân hữu cơ Kim Điền”.

Thí nghiệm tiến hành tại Nông trại thực nghiệm, Trường Đại học Cần Thơ. Đất thí nghiệm là đất phù sa ven sông hơi chua pH = 5,3, hàm lượng N tổng số khá 2,34%, carbon hữu cơ khá cao 2,64%. Cải ngọt Tosankan (Brassica integrifolia) có chu kỳ sinh trưởng khoảng 40 ngày được sử dụng trong phòng thí nghiệm, đặc tính của cải là có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong mùa mưa. Phân hữu cơ vi sinh dạng viên của Công ty TNHH Kim Điền có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao, với N là 2,1%, P2O5 là 0,167% và K2O là 0,68% được bón trong thí nghiệm. Các dụng cụ đo lường được sử dụng như : Máy đo diệp lục tố Chlorophyll Tester FHK-CT 102, tủ sấy và các dụng cụ cần thiết khác.

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, ba lần lập lại, mỗi lô có diện tích là 22,5m2( 4,5x5m), với 6 nghiệm thức là 6 liều lượng bón của phân hữu cơ vi sinh dạng viên Kim Điền. Nghiệm thức 1: Đối chứng, không bón phân hữu cơ. Nghiệm thức 2: Bón 0,1 T/ha phân hữu cơ. Nghiệm thức 3: Bón 0,5 T/ha phân hữu cơ. Nghiệm thức 4 : Bón 1T/ha phân hữu cơ. Nghiệm thức 5: Bón 5 T/ha phân hữu cơ. Nghiệm thức 6: Bón 10 T/ha. Mật độ cấy là 25 x 25 cm. Phân hóa học được tưới bổ sung theo công thức 31-14-7 (N-P2O5-K2O) (kg/ha). Thời điểm 5 ngày sau khi cấy, tất cả các lô thí nghiệm được tưới phân urê với liều lượng là 20g/thùng 20 lít, mỗi lô tưới 6 thùng. Sau khi cấy (SKC) 20 ngày, tưới phân NPK (16N-16P2O5-8K2O) (kg/ha) với liều lượng là 26g/thùng 20 lít, mỗi lô tưới 6 thùng. Có được làm 2 lần bằng tay lúc 10 và 20 NSC. Phòng ngừa sâu bệnh bằng các loại thuốc Sherpa 25 ND và Ridomil 240 EC. Tưới nước đầy đủ cho thí nghiệm

Kết quả của nhóm sau khi đã tiến hành nghiên cứu cho thấy Bón phân hữu cơ viên vi sinh Kim Điền từ 1ha trở lên làm gia tăng chiều cao cây, số lá/cây và dẫn đến tăng năng suất cải ngọt Tosankan. Trung bình mỗi tấn phân làm tăng 3,31 T/ha cải tươi. Nếu giá 1kg phân bằng với giá 1kg cải, thì bỏ ra một đồng vốn bón phân sẽ thu được khoảng 2,3 đồng lời. Năng suất và sự tích lũy N trong cây cải ngọt Tosankan ngày càng tăng khi bón liều lượng phân hữu cơ gia tăng.

NNVN, 29/12/2003 – Số 259

Kỹ Thuật Trồng Cây Cam

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam hiệu quả sẽ giúp cho cây cam đạt đươc hiệu quả tốt nhất và có những trái cam đạt chất lượng cao.

Quả cam nổi tiếng với nhiều dinh dưỡng: trung bình một 100gr quả cam chứa 1.104 microgram Carotene – một loại vitamin chống oxy hóa, 87,6g nước, 30mg vitamin C, , 93mg kali, 26mg canxi, 10,9g chất tinh bột, 9mg Magnesium, 4,5mg natri ,0,3g chất xơ, 7mg Chromium, 0,32mg sắt; 20mg phốt pho,  và giá trị năng lượng là 48 Kcal.

Trong quả cam chứa nhiều hợp chất khác có khả năng chống oxy hóa, dưỡng da, chống lão hóa cao gấp 6 lần so với vitamin C, có nhiều trong lớp màng xơ trắng, màng bao múi cam, hạt cam và tép. Chất này có khả năng tăng cholesterol tốt HDL và giảm cholesterol xấu LDL.

Đặc điểm cây cam

Cây cam thuộc loại cây ăn quả, thân gỗ, sống lâu năm đến 60 năm. Cam có tên tiếng Anh Orange, tên khoa học Citrus sinensis, xuất xứ từ Đông Nam Á, Ấn Độ. Cam cao khoảng 2-10m. Quả cam hình tròn, vỏ sần sùi, đường kính khoảng 7cm khi chín có màu vàng, xanh, đỏ tùy theo giống. Bên trong cam chứa  nhiều nước, vị chua chua, ngọt ngọt , thơm mát, hấp dẫn. Với nhiều kỹ thuật tiên tiến hiện nay có nhiều giống cam cho quả quanh năm.

Một số giống cam được ưa chuộng hiện nay: cam Mật, , Cam Xã Đoài ,cam Sành, Cam Valenia, cam Hamlim…

Cách trồng chăm sóc cây cam

Cách trồng cam

Nhân giống cam bằng hạt, chiết cành hoặc ghép cành. Dù trồng loại nào khi trồng cũng tránh vỡ bầu để không ảnh hưởng đến bộ rễ.

Khi trồng cam đào hố kích thước 40cmx40cmx40cm hoặc 60cmx60cmx60cm, vúng đồi núi cao cần đào hố có kích thước lớn hơn 70cmx70cmx70cm.

Trước khi trồng cần bón lót ở mỗi hố lượng như sau: 20kg phân chuồng hoai mục +200g super lân + 100g Kali+ 1kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 200g Phân hữu cơ vi lượng HVP ORGANIC

Hỗn hợp trên trộn chung với đất trồng trước 15-20 ngày.

Khoảng cách trồng cam 4mx5m , mật độ khoảng 300-500 gốc/ha. Nếu cam chiết có thể trồng khoảng cách dầy hơn 3mx3m, 4mx2m,3mx4m với mật độ 800-1200 gốc/ha.

Cách chăm sóc cây cam

Cây cam ưa thích khí hậu nhiệt đới, sức sống mạnh mẽ nên dễ trồng chăm sóc so với nhiều giống.

Ánh sáng: cam ưa sáng hoàn toàn, nhiều nắng quả càng ngọt ngon, màu sắc đẹp. Cây không ưa bóng râm

Nhiệt độ: Cam chịu được biên độ nhiệt lớn từ 13-45oC. Khoảng nhiệt độ ưa thích từ 23-29oC.

Nếu nhiệt độ thấp dưới 13oC cam ngừng sinh trưởng

Nhiệt độ dưới -5oC cam không sống được.

Độ ẩm: Cam ưa ẩm trung bình

Đất trồng: Cây cam có thể trồng ở nhiều loại đất từ đất thung lũng, đất phù sa cổ, đất đồi mới khai hoang, đất phù sa, đất bồi…Loại đất phù hợp nhất là đất thịt,nhiều mùn, thoát nước tốt, mực nước ngầm dưới 1m.

Tầng đất canh tác dày khoảng 0,8-1m, độ pH = 5-7.

Trồng vùng đồng bằng hoặc đất trũng phải đào mương, tạo luống để chống úng, trung du, miền núi phải tưới nước chủ động tránh bị khô hạn.

Tưới nước: Cây trong giai đoạn sinh trưởng đến 3 tuổi cần tưới nước thường xuyên để cây phát triển tốt. Tuy nhiên cần tưới điều độ, vừa phải tránh tưới úng làm cây bị vàng lá, thối rễ dẫn đến chết cây. Cách tưới tốt nhất là nhìn đất quanh gốc se khô thì tưới với lượng khoảng 1 thùng nước.

Khi cây ra hoa và quả tưới điều độ để quả đậu và ít bị rụng.

Bón phân:

Từ lúc trưởng thành và thu hoạch từ 3 tuổi trở đi chúng ta cần bón phân theo giai đoạn để cây sai quả:

Cam 4-6 tuổi: 880-1200g super lân + 50g phân CanNiBo + 640-800g NPK 30-9-9+TE + 185g phân Kali .

Cam trên 10 tuổi: 385g phân Kali +1300-2600g NPK 30-9-9+TE+100g phân CanNiBo +2130-2440g super lân.

Các bón phân: NPK(30-9-9+ TE) chia đều 3 lần để bón vào các giai đoạn: trước ra hoa, sau khi đậu quả và sau thu hoạch.

Xem giống cam ngon như giống cam xã đoài

 Phân Kali: chia đều 2 lần để bón: Bón sau khi đậu quả và trước khi thu hoạch 1-2 tháng.

Phân super lân: Bón cùng với phân hữu cơ toàn bộ sau khi thu hoạch quả.

Phân CanNiBo: bón trước khi ra hoa và lúc ra quả non chia đều 2 lần.

Tỉa cành tán : Cắt tỉa tán cây cân đối, đều đặn, loại bỏ các cành sâu bệnh, dập, gãy từ khi cây cao từ 0,5-0,6m, tạo khung thân vững chắc và hợp lý. Các cành nên phân bố dạng ngôi sao để hưởng đầy đủ ánh sáng.Những cành già cỗi nên được chặt bỏ để nuôi cành mới cho các năm tiếp theo.

Sâu bệnh thường gặp đối với cây cam: bệnh gân xanh lá vàng, Bệnh Tristeza, Bệnh loét cam quýt, bệnh sẹo, Ruồi vàng hại quả,     Rệp sáp, Rệp cam, nhện trắng và nhện đỏ, Sâu đục thân, Sâu vẽ bùa, Bệnh đốm dầu, Bệnh muội đen, Bệnh phấn trắng, Bệnh thán thư, Bệnh chảy gôm, Ruồi đục quả, Sâu xanh, Rầy chổng cánh …cần theo dõi để phát hiện và xử lý bệnh kịp thời.

Khi thu hoạch quả cần đúng thời điểm và cẩn thận để tránh làm xây xát, dập nát, gẫy cành: khi 1/3-1/2 vỏ quả chuyển màu là thu hái để tránh ảnh hưởng đến năng suất quả.

Một số chú ý khi trồng chăm sóc cây cam

Kali là yếu tố cam lấy từ đất nhiều nhất, vì vậy bón kali có thể làm tăng năng suất cam 10-46%.