Top 4 # Kỹ Thuật Trồng Cam Cara Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Kỹ Thuật Trồng Cam Cara Cara

Cam Cara Cara là một giống cây có múi nhập nội, được nhiều nhà vườn quan tâm trong thời gian gần đây. Báo Khoa Học Phổ Thông đã tìm hiểu về việc đưa giống vào Việt Nam cũng như triển vọng phát triển của cam Cara Cara nhằm cung cấp cho các nhà vườn những thông tin cần thiết.

Theo Viện di truyền nông nghiệp (Bộ NN & PTNT), cam Navel là giống cam ngọt đã được trồng rộng rãi ở các vùng cận nhiệt đới, đặc biệt là Mỹ, Brasil, Bắc Phi, Địa Trung Hải từ nhiều thập niên qua. Gần đây Trung Quốc cũng chú trọng phát triển giống cam Navel. Cam Navel có cỡ trái to, dạng trái hình cầu hơi xổm, vỏ dày, khi chín có màu vỏ vàng cam đậm và bóng, mẫu mã rất đẹp. Cam Navel không hạt (0 – 2 hạt), tép đều và sắp xếp đẹp. Từ giống gốc cam Navel, bằng kỹ thuật đột biến các nhà chọn giống đã chọn tạo được một số cá thể có đặc tính ưu việt hơn nhưng vẫn giữ nguyên những đặc tính quý của giống gốc.

Một trong những giống được chọn có tên là giống Cara Cara Navel. Cara Cara Navel được chọn tạo từ một dòng đột biến của giống cam Navel thương mại có tên Washington Navel xuất xứ từ Venezuela. Ở Mỹ và các nước trong khu vực, Cara Cara Navel cho thu hoạch muộn so với cam Hamlin và Valencia – hai giống cam ngọt phổ biến. Giống Cara Cara Navel mang tất cả các đặc điểm chung của giống Navel nhưng khác với các giống Navel khác ở đặc điểm thịt và nước trái có màu đỏ do trong thành phần có chứa hàm lượng lycopen cao.

Năm 2001 Viện di truyền nông nghiệp phối hợp với Nông trường 3/2 Phủ Quỳ – Nghệ An, Nông trường Hòa Bình – Hòa Bình; một số địa phương như Thác Bà – Yên Bái, Văn Giang – Hưng Yên, Bảo Lộc – Lâm Đồng… tiến hành khảo nghiệm giống cam Cara Cara Navel nhập nội, từ Mỹ. Sau đó viện xác định giống cam Cara Cara Navel ruột đỏ không hạt (ký hiệu là N.02) là giống có triển vọng. Viện đang cho trồng thử nghiệm trên diện rộng, sau đó hoàn thiện hồ sơ báo cáo Hội đồng KHCN Bộ NN-PTNT đề nghị công nhận là giống tạm thời.

Trong khi đó, chủ trang trại Phương Mai thuộc Công ty TNHH Phương Mai tại thôn Định An, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, KS. Mai Viết Phương (Việt kiều Úc hồi hương, cựu giảng viên chuyên ngành nông học Trường đại học Western Sydney) cho biết: Cam Cara Cara không hạt giống gốc có xuất xứ từ vùng Valencia -Venezuela, du nhập qua Mỹ, sau đó đến Úc. Từ giống gốc đó, tiến sĩ thực vật học Graeme Richards, Đại học Hawkesbury, miền tây Sydney (Úc) cùng ông Phương và nhóm công tác gồm 30 nhà khoa học lai tạo bằng phương pháp gây đột biến, chọn và duy trì các cá thể biến dị để có được cá thể ruột đỏ thẫm và đặt tên Cara Cara Navel. Ông Mai Viết Phương đem giống cam Cara Cara về trồng thử trên một khu đồi thuộc Đức Trọng, Lâm Đồng. Hiện Công ty Phương Mai đã xuống 10 ngàn cây cam Cara Cara, 5 ngàn cây cam Navel trong nông trại tại Hiệp An, Đức Trọng. Ông Phương cho biết rất nhiều tỉnh, thành trong nước đã đến tham quan tại vườn thực nghiệm trồng cam Cara tại Đức Trọng, sau đó đặt mua giống và nhờ công ty chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cây. Hiện công ty đang cung cấp giống và trợ giúp kỹ thuật cho tỉnh Thanh Hóa trồng 300 ha cam Cara Cara tại Bỉm Sơn; cung cấp giống và trợ giúp kỹ thuật cho tỉnh Kiên Giang lập một vườn cây ăn trái phục vụ du lịch sinh thái trên đảo Phú Quốc; trồng trên 100 ha cam Cara Cara và các giống cây ăn trái nhiệt đới khác tại Ba Vì – Hà Nội; tham gia chương trình cải tạo giống cây ăn trái cho tỉnh Hòa Bình. Ông Phương cho biết toàn bộ giống cam Cara Cara hiện đang nhập từ Úc theo giấy phép của cơ quan quản lý thuộc Bộ NN & PTNT.

Kết quả khảo nghiệm của Viện di truyền

Cây cam Cara Cara Navel trên các vùng trồng thử nghiệm sinh trưởng phát triển khá, phân cành đều. Cây 3 năm tuổi đạt chiều cao trung bình 2,2 m, tán lá trung bình đạt 2,3 m; lá cam Cara Cara Navel hình ô van cong đều và phồng ở bản lá. Cây cam Cara Cara Navel cho thu hoạch lứa trái đầu từ năm thứ ba sau trồng, trung bình 72 trái/cây (60 – 85 trái/cây). Trái cam Cara Cara Navel hình cầu dài hay ô van, rốn trái hơi lồi do có một trái phụ nhỏ bên trong đuôi trái. Vỏ trái dày 3,1 mm, trọng lượng trái trung bình 217 g/trái (180 – 235 g/trái). Vỏ trái khi chín có màu da cam đậm, nhẵn bóng. Cam Cara Cara Navel dễ bóc vỏ, dễ tách múi, hương thơm dễ chịu, vị ngọt có hàm lượng acid ít hơn các giống cam nội địa. Cam Cara Cara Navel không hạt do hoa cam Cara Cara Navel bất dục đực hoàn toàn, bao phấn hoa cam Cara Cara Navel hầu như không có phấn trái nên hoàn toàn không có hạt khi trồng cách ly hoặc trong nhà lưới. Ngay cả trong điều kiện trồng xen với các giống hữu thụ đực khác, cam Cara Cara Navel vẫn hầu như không hạt, chứng tỏ cam Cara Cara Navel còn có tính bất dục cái. Ở các địa điểm khảo nghiệm, cam Cara Cara Navel cho thu hoạch sớm (tháng 9 đến 11). Về năng suất, ở năm thứ tư sau trồng đạt 8 tấn/ha, thấp hơn giống cam Xã Đoài làm đối chứng. Do giống y như cam nhập nội, chất lượng tốt, mẫu mã trái đẹp, cho thu hoạch sớm hơn các giống cam khác nên cam Cara Cara Navel cùng thời điểm bán được giá cao hơn các giống cam nội địa. Nhược điểm của giống cam Cara Cara Navel là dễ bị rụng quả do độ ẩm cao, nhất là trong mùa mưa; khi bộ lá phát triển mạnh cây dễ bị bệnh loét.

MINH TUẤN – Khoa học PT, 04/09/2009

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cam Cara Cara

Ngày đăng: 2016-03-21 08:52:08

Giới thiệu đặc tính của Cam Cara Cara

Tên khoa học: Cara Cara Navel – Citrus sinensis

Cam Cara Cara rất thích hợp với khí hậu Địa Trung Hải và cận nhiệt đới, chúng có màu sắc vỏ cũng như thịt quả rất đẹp, có đặc điểm nổi trội đó là màu sắc ruột quả đỏ. Cam Cara Cara được đặc trưng bởi một quả phụ nhỏ nằm ở phần cuối bầu nhụy của quả chính. Quả tương đối lớn, không hạt. Ruột quả màu đỏ là do trong thành phần có chứa Lycopene và Carotenoid, là những hoạt chất chính có trong carrot và cà chua. Nên có thể nói, Cam Cara Cara là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, cũng như những tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Chiều cao cây trưởng thành khoảng 4 -6m rộng tán 4 x 4m; tuổi thọ của cây từ 40 – 50 năm.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cam Cara Cara

1. Về địa hình và đất đai:

Khi chọn địa điểm trồng cần chú ý những yếu tố chủ yếu như: Đất đồi hoặc đất dốc tụ, đất có độ phù sa cao, tầng đất dày, tơi xốp và dễ thoát nước. Đất úng ngập, bí chặt, tầng đất mỏng không phù hợp với trồng cam cara cara.

2. Kỹ thuật trồng cam Cara Cara

+ Thời vụ trồng: Từ tháng 4 đến tháng 9.

+ Kích thước hố: 40cm x 40cm x 40cm. Khoảng cách cây cách cây 4m, hàng cách hàng 4m. Trong quá trình trồng có thể trồng xen ổi để ngăn chặn rầy Diaphorina xâm nhập, truyền bệnh vàng lá greening cho cây cam vì trong ổi có nhiều tinh dầu có khả năng xua đuổi loài côn trùng gây hại này.

+ Kỹ thuật trồng: Đào lại ở giữa hố đã lấp một hố nhỏ, sâu và rộng hơn bầu cây con. Đặt cây ngay ngắn giữa hố và lấp đất cao hơn bầu 3-5 cm, nén đất chặt rồi tưới nước.

Hướng dẫn cách chăm sóc cam Cara Cara

Kỹ thuật chăm sóc cam cara cara năm thứ 1:

– Tưới nước giữ ẩm: Trong thời gian mới trồng, mỗi ngày tưới nước một lần để đất thường xuyên có độ ẩm 70%. Về sau, tùy độ ẩm của đất có thể tiến hành tưới từ 3 đến 5 ngày một lần. Để hạn chế có dại và côn trùng gây hại nên dùng kỹ thuật màng phủ trên mặt đất. Nếu gặp nắng hạn kéo dài thì phải tăng cường thêm các biện pháp ủ gốc giữ ẩm cho cây bằng rơm rạ, lá cây.

– Kỹ thuật bón phân:

+ Phân bón lót: 10 kg phân chuồng + 0.5 kg phân lân + 0.5 kg vôi bột. Lấp hố trước khi trồng khoảng 15-20 ngày.

Trộn đều lượng phân trên với lớp đất mặt và lớp đất giữa. Trả lớp đất dưới xuống hố, tiếp đó lấp phân và đất đã trộn xuống hố, dùng cuốc phá thành hố sau đó rải vôi lên mặt hố và lớp đất mỏng 2-3 cm. Bơm nước vào đầu hố sau đó dùng cuốc đảo, sau 15 đến 20 ngày là trồng được.

+ Phân bón thúc lần 1 vào tháng 3-4 gồm: 0.2 kg đạm + 0.5 kg lân + 0.2 kg kali/1 hố.

+ Phân bón thúc lần 2 vào tháng 8-9: 0.2 kg đạm + 0.5 kg kali/1 hố.

Phun thuốc trừ sâu vẽ bùa, rệp sáp và rầy hàng tháng.

Kỹ thuật chăm sóc cam cara cara năm thứ 2,3:

– Tưới nước giữ ẩm: Thường xuyên tưới nước, giữ ẩm cho cây. Nếu gặp nắng hạn kéo dài thì phải tăng cường thêm các biện pháp ủ gốc bằng rơm rạ, lá cây. Nếu mưa nhiều gây ứ đọng nước phải khơi thông dòng chảy giúp tiêu thoát nhanh, tránh ngập úng.

– Xới đất làm cỏ: Thường xuyên làm sạch cỏ và trồng cây xen canh che phủ đất, giữ ẩm, hạn chế cỏ dại.

– Tạo tán: Khi chồi mắt ghép cao 30-40 cm thì bấm ngọn tạo cành cấp 1. Khi cành cấp 1 cao 30-40 cm thì bấm ngọn tạo cành cấp 2, từ các cành này mọc ra cành cấp 3. Nên để 3-4 cành cấp 1, 6-8 cành cấp 2 và 12-16 cành cấp 3 để cho cây có tán hình mâm xôi, cây thấp dễ chăm sóc.

Thời kỳ đậu quả 1-2 tuần: phun bổ sung chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng.

Hàng năm tiến hành 2 đợt bón phân. Công thức bón cho 1 hố: 15 kg phân chuồng + 0.5 đạm + 1.0 kg lân. Chia làm 2 lần như sau:

+ Bón vào tháng 4-5 gồm: 15kg phân chuồng + 50% đạm + 50% lân + 100% kali.

+ Bón vào tháng 8-9 gồm: 50% đạm + 50% lân.

Trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, đảo sâu 4-5 cm, vùi đất kín, ủ rơm rạ giữ ẩm. Phun thuốc trừ sâu vẽ bùa, rệp sáp và rầy hàng tháng.

Trên địa bàn Tỉnh, cam cara cara đã được trồng thử nghiệm tại nhiều địa phương như Các tỉnh phía bắc, Lâm Đồng

TIN TỨC KHÁC :

Kĩ Thuật Trồng Cam Cara Ruột Đỏ Không Hạt

1.1. Về địa hình và đất đai:Khi chọn địa điểm trồng cần chú ý những yếu tố chủ yếu như: Đất đồi hoặc đất dốc tụ, đất có độ phù sa cao, tầng đất dày, tơi xốp và dễ thoát nước. Đất úng ngập, bí chặt, tầng đất mỏng không phù hợp với trồng cam cara cara.1.2. Kỹ thuật trồng:+ Thời vụ trồng: Từ tháng 4 đến tháng 9.+ Kích thước hố: 40cm x 40cm x 40cm. Khoảng cách cây cách cây 4m, hàng cách hàng 4m. Trong quá trình trồng có thể trồng xen ổi để ngăn chặn rầy Diaphorina xâm nhập, truyền bệnh vàng lá greening cho cây cam vì trong ổi có nhiều tinh dầu có khả năng xua đuổi loài côn trùng gây hại này.+ Kỹ thuật trồng: Đào lại ở giữa hố đã lấp một hố nhỏ, sâu và rộng hơn bầu cây con. Đặt cây ngay ngắn giữa hố và lấp đất cao hơn bầu 3-5 cm, nén đất chặt rồi tưới nước. 2. Kỹ thuật chăm sóc cam cara cara năm thứ 1:– Tưới nước giữ ẩm: Trong thời gian mới trồng, mỗi ngày tưới nước một lần để đất thường xuyên có độ ẩm 70%. Về sau, tùy độ ẩm của đất có thể tiến hành tưới từ 3 đến 5 ngày một lần. Để hạn chế có dại và côn trùng gây hại nên dùng kỹ thuật màng phủ trên mặt đất. Nếu gặp nắng hạn kéo dài thì phải tăng cường thêm các biện pháp ủ gốc giữ ẩm cho cây bằng rơm rạ, lá cây.– Kỹ thuật bón phân:+ Phân bón lót: 10 kg phân chuồng + 0.5 kg phân lân + 0.5 kg vôi bột. Lấp hố trước khi trồng khoảng 15-20 ngày.Trộn đều lượng phân trên với lớp đất mặt và lớp đất giữa. Trả lớp đất dưới xuống hố, tiếp đó lấp phân và đất đã trộn xuống hố, dùng cuốc phá thành hố sau đó rải

Kỹ Thuật Trồng Cam Quýt

Cam quýt có thể trồng được trên nhiều loại đất như đất phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi.

Chọn đất trồng cam quýt: Cam quýt có thể trồng được trên nhiều loại đất như đất phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi… Các loại đất trên có tầng dày 80cm, thoát nước (nhẹ và xốp), mực nước ngầm dưới 1m, độ pH từ 5,5-7, độ dốc không quá 20-25%.

Cần có biện pháp chống xói mòn, bằng trồng cây che phủ giữa hàng (cỏ mềm, lạc hoặc một số cây họ đậu…).

Thời vụ trồng: ở các tỉnh phía Bắc, thời vụ trồng cam quýt là mùa xuân và mùa thu, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân, khi có mưa xuân tỷ lệ cây sống cao.

Nhu cầu về nước: ở các tỉnh miền núi phía Bắc, lượng mưa trung bình khá lớn 1500-2000mm, nhưng tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè và mùa thu, do vậy, cần có biện pháp chống úng cho cây vào mùa mưa. Giai đoạn khô nhất trong năm lại trùng với giai đoạn ngủ nghỉ của cây, chuẩn bị cho sự phát triển của mầm hoa. Tuy nhiên, những năm khô hạn, cần tưới nước vào những thời điểm sau:

– Giai đoạn phát lộc xuân đến giai đoạn quả nhỏ;

– Giai đoạn quả đang lớn đến trước thu hoạch 1 tháng;

– Sau các đợt bón phân.

Chắn gió: Cần có hàng rào cây chắn gió bảo vệ cây để giảm thiệt hại về cơ giới và đảm bảo cho cây phát triển tốt. Hàng cây chắn gió còn có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của sâu hại và lây lan của bệnh hại.

Phân bón:

Bón lót: Nhằm cung cấp lượng dinh dưỡng gồm các nguyên tố đa lượng (N, P, K, Ca), vi lượng (Cu, Zn, Mn, Mg…) cho đất trước khi trồng cây để cây sinh trưởng tốt.N: Đạm urê (45% N);P: Supe photphat (17% P205);K: Kali (63% K)

Tuổi cây

Liều lượng (gam thương phẩm/cây)

1 năm

Bón 2 tháng 1 lần, mỗi lần P = 150g; N = 35g và K = 20g

2 năm

Bón 2 tháng 1 lần, mỗi lần P = 300g; N = 70g và K = 40g

Cây trong thời kỳ kinh doanh

Trước khi ra hoa

Mầm hoa

Quả lớn

Bón duy trì: Nhằm đảm bảo độ phì cho đất và dinh dưỡng cho cây. Lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây và căn cứ vào năng suất quả. Thời kỳ bón là giai đoạn cây có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất.

Phân bón sâu vào đất bằng cách cuốc các rãnh nhỏ xung quanh tán cây, sau đó lấp nhẹ một lớp đất.

Làm cỏ, xới xáo: Xung quanh gốc vùng dưới tán cây phải luôn sạch sẽ, để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và nước của cỏ với cây và giúp cho cây phát triển tốt. Có thể làm cỏ bằng tay, xới xáo nhẹ bằng dầm hoặc dùng thuốc trừ cỏ. Cũng có thể dùng rơm, rạ phủ xung quanh gốc để hạn chế cỏ mọc và giữ ẩm cho đất. Thời kỳ cây chưa khép tán, có thể trồng xen một số cây họ đậu giữa các hàng, hoặc duy trì cỏ ở độ cao 10cm so với mặt đất để tránh xói mòn.

Đốn tỉa:

Tác dụng: Nhằm điều chỉnh sinh trưởng của cây, tạo cây thông thoáng, đủ ánh sáng, cây sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, ra hoa đậu quả đều, cho năng suất và chất lượng quả cao.

Đốn tạo hình: Thực hiện ngay trong 2 năm đầu sau khi trồng. Vào lúc trồng hoặc sau khi trồng một thời gian, tiến hành cắt ngọn thân chính ở độ cao 70-80cm. Sau khi đốn lần 1, cây bị kích thích sẽ cho ra những mầm mới phát triển, chọn giữ lại 3-4 mầm phân bố đều xung quanh cây để tạo bộ khung chính cho cây.

Đốn duy trì: Đốn dọn cho cây thông thoáng, cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành bị sâu bệnh, cành gãy, cành tược của gốc ghép, tạo điều kiện để lá cây tiếp xúc với ánh sáng. Đây không phải là đốn tạo quả vì đối với cam quýt là không cần thiết.

Bộ môn cây Ăn Quả -Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội