Top 12 # Kỹ Thuật Trồng Bưởi Khả Lĩnh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Bưởi Khả Lĩnh Ai Nhớ, Ai Quên?

Thuật Cổ là một thôn nằm ở sát dòng sông Chảy. Gần 20 năm vùng quê này không thay đổi là mấy. Trong các vườn gia đình vẫn còn những cây bưởi gốc Khả Lĩnh được trồng từ năm, sáu chục năm trở lại đây, giờ đã cằn cỗi, mỗi năm chỉ ra dăm chục quả. Nếu tình trạng này tiếp diễn, vài chục năm nữa, giống bưởi gốc Khả Lĩnh sẽ bị thui chột. Làm thế nào để bảo tồn giống bưởi quý hiếm không thua kém gì so với bưởi Chí Đám?

Có dịp lên Đoan Hùng, ngược Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai… chúng ta dễ nhận thấy mảnh đất này chính là quê bưởi. Bưởi ở đây được bày bán quanh năm, tập trung ở ba khu vực: Ngã ba Đầu Lô, đầu cầu Đoan Hùng và ngã ba Cát Lâm, đâu đâu cũng nhận được lời mời chào mua bưởi Chí Đám. Khi ăn thử thì đúng là bưởi rất ngon bởi hương vị rất riêng của nó. Nhưng khi mua về, thì tôi dám chắc chỉ có từ hai đến ba quả là bưởi gốc Chí Đám, còn lại là bưởi Sửu, bưởi Khả Lĩnh hoặc gọi chung là bưởi Đoan Hùng. Bưởi Sửu có nhiều ở phía bắc huyện Đoan Hùng tập trung ở các xã Quế Lâm, Bằng Luân, Bằng Doãn, Ngọc Quan, Tây Cốc… Tại sao gọi là bưởi Sửu? Khi tôi hỏi điều này thì một ông chủ vườn bưởi ở Bằng Luân trả lời: quả bưởi to và tròn hơn bưởi Chí Đám, khi đến mùa thu hoạch, vỏ bưởi có màu xanh nhạt, các nốt sần trên vỏ to hơn so với bưởi Chí Đám, khi gọt quả bưởi Sửu các múi, tôm bưởi to và mọng nước hơn, vị bưởi mát hơn… Ông chủ còn mách nhỏ đó là bí quyết để khi chọn mua bưởi khỏi nhầm lẫn giữa bưởi “Kinh” và bưởi Sửu. Hầu hết các hộ nông dân ở vùng này đều trồng bưởi trong vườn đồi, vườn nhà ít cũng dăm bảy cây, nhiều thì hai ba chục cây, trung bình mỗi cây có từ 150 đến 200 quả. Vào tháng 11, 12 âm lịch mỗi quả bưởi có giá từ 8.000 đến 10.000 đồng, càng gần đến Tết, bưởi càng đắt, có khi lên tới 20.000 đến 25.000 đồng một quả, nếu không đặt trước có khi không mua được quả nào.

Tuy nhiên vài năm trở lại đây, do tiếng tăm của loại bưởi đặc sản Đoan Hùng, sự giao thương được mở rộng thì việc mua bán đã len vào từng nhà, từng vườn bưởi và tình trạng bán, mua bưởi non đã xuất hiện. Sau tháng Giêng, khi mà hoa bưởi nở rộ, hương bưởi lan tỏa khắp vùng thì cũng là lúc các lái bưởi tại chỗ hoặc từ nơi khác đến đặt mua cả vườn ngày càng nhiều. Mua bưởi vào thời điểm này giá rẻ như bèo, khoảng vài nghìn đồng một quả. Chủ, khách cứ nhìn cây ra hoa nhiều hay ít rồi làm con tính đơn giản với nhau: Mỗi cây bình quân từ 150 đến 200 quả, trừ sai số 10%. Đến mùa thu hoạch, lái buôn lên thu bưởi rồi đưa về xuôi bán với giá cao gấp từ bảy đến mười lần so với giá mua bưởi non, nhiều lái buôn có hạng ở Việt Trì, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thái Bình… cho biết: Mỗi vụ cũng lãi được ba, bốn chục triệu đồng. Nghề buôn bưởi bây giờ lãi to, một vài thương lái còn thắng đậm bởi cái tiếng của bưởi ” Kinh”, bưởi Sửu. Từ năm 2006 trở đi, bưởi Đoan Hùng đã được cấp thương hiệu xuất xứ, chắc chắn giá sẽ còn cao hơn nhiều.

Hiệp hội những người trồng bưởi Đoan Hùng trong quá trình lưu giữ, bảo tồn và phát triển giống bưởi xuất xứ Đoan Hùng chắc chắn đã đưa bưởi Chí Đám, bưởi Sửu Bằng Doãn, Bằng Luân, Tây Cốc, Quế Lâm… vào danh bạ, nhưng giống bưởi Khả Lĩnh trên đất Thuật Cổ được trồng từ năm, sáu chục năm trở lại đây thì chắc là không? Vị ngọt của bưởi Thuật Cổ pha hương vị mật ong cứ đọng mãi trong tôi, đi thăm vườn bưởi nhà anh Thọ, bác Việt, anh Xuyên… hương vị mật ong bầu cứ phảng phất quanh đây. Có phải từ những đàn ong bầu vẽ, những tổ ong dưới gốc bưởi kia đã tạo ra cho bưởi Thuật Cổ một hương vị rất riêng, hay là do khí hậu, thổ nhưỡng và cách trồng, chăm sóc của các hộ gia đình ở đây đã tạo ra một giống bưởi rất riêng chẳng nơi nào có được!

Dịp lên Thuật Cổ lần này, tôi chứng kiến cảnh người người, nhà nhà trong cái thôn nhỏ bé hẻo lánh này đi mua gom bưởi từ các nơi về để bán. Nhà anh Thọ, chú Long vốn đã chật hẹp, giờ thì chật kín bưởi. Các bà, các chị đang chăm chú phân loại bưởi để đựng vào bao tải, kịp chuyển ra xe khách đưa về Hà Nội, Thái Bình. Tôi hỏi anh Thọ tại sao không thu hoạch bưởi trong vườn nhà mà lại đi mua ở các xóm, xã khác, anh trả lời: Bưởi Thuật Cổ giống Khả Lĩnh trong vườn nhà chín muộn hơn so với loại bưởi này. Tháng 11, tháng 12 âm lịch mới thu hoạch được, thu hoạch vào dịp cuối năm, giá mỗi quả cao gấp từ 7 đến 10 lần so với bây giờ. Đã có nhiều khách hàng cứ tìm đến Thuật Cổ để mua gom bưởi, chờ giáp Tết bán kiếm lời. Họ cứ mua, bán như vậy mà chẳng thấy ông hiệp hội nào đến để dán tem công nhận thương hiệu bưởi xuất xứ Đoan Hùng, thế mà giá vẫn đắt như tôm tươi. Cũng có thể thương hiệu bưởi xuất xứ Đoan Hùng không bao hàm giống bưởi Thuật Cổ gốc Khả Lĩnh?

Thuật Cổ là một thôn nằm ở sát dòng sông Chảy, ở đây có nhiều rừng và đồi với hơn dăm chục hộ gia đình sinh sống từ bao đời nay. Gần 20 năm vùng quê này không thay đổi là mấy, có chăng là điện lưới và vài ki-lô-mét đường bê tông cùng một số nhà ngói mới. Trong các vườn gia đình vẫn còn những cây bưởi gốc Khả Lĩnh được trồng từ năm, sáu chục năm trở lại đây, giờ đã cằn cỗi, mỗi năm chỉ ra dăm chục quả. Nếu tình trạng này tiếp diễn, vài chục năm nữa, giống bưởi gốc Khả Lĩnh sẽ bị thui chột. Làm thế nào để bảo tồn giống bưởi quý hiếm không thua kém gì so với bưởi Chí Đám? Một vấn đề đặt ra là hiệp hội bưởi Đoan Hùng cần khảo sát thực tế, từ đó đề xuất các giải pháp kỹ thuật, hướng dẫn nông dân thôn Thuật Cổ chiết ghép, ươm gieo cây con từ giống bưởi gốc Khả Lĩnh để bảo tồn và nhân ra diện rộng. Thương hiệu bưởi xuất xứ Đoan Hùng đã được công nhận, hiệp hội những người trồng bưởi của huyện cũng đã được thành lập và đi vào hoạt động, vấn đề còn lại là tuyên truyền, vận động nông dân Thuật Cổ-Quế Lâm và nông dân trong vùng như thế nào để trở thành phong trào nhà nhà trồng bưởi Khả Lĩnh, đồng thời bảo hộ thương hiệu xuất xứ bưởi đặc sản cho nông dân… Tất cả những việc làm đó không chỉ giữ gìn và phát triển giống bưởi Khả Lĩnh, mà nó còn tạo ra cho thị trường loại sản phẩm bưởi ngọt mang hương vị rất riêng của vùng quê Thuật Cổ trên đất Quế Lâm – Đoan Hùng.

Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý Cho Bưởi “Khả Lĩnh”

Cây bưởi “Khả Lĩnh” có nguồn gốc từ cách đây hơn 300 năm, kể từ khi làng Khả Lĩnh (nay là thôn Khả Lĩnh), xã Đại Minh được thành lập vào cuối thế kỷ XVII. Đây là một trong hai địa danh có giống bưởi ngon nổi tiếng tạo nên thương hiệu bưởi Đoan Hùng. Bưởi Khả Lĩnh được nhiều người biết đến như một sản vật đặc trưng của địa phương, một vật quý để làm quà cho du khách.

Cây bưởi gắn với đời sống của bà con nơi đây, ngày nay bưởi Khả Lĩnh góp một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế của xã Đại Minh nói chung và thôn Khả Lĩnh nói riêng. Hiệu quả kinh tế do bưởi Khả Lĩnh đem lại cao gấp 1,5 đến 2 lần so với các loại trái cây khác, thu nhập bình quân đạt 250 đến 300 triệu đồng/ha/năm, từ đó giúp cho người dân nơi đây yên tâm sản xuất, nâng cao đời sống và phát triển kinh tế địa phương.

Bưởi Khả Lĩnh có được danh tiếng như vậy là nhờ thích hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực địa lý. Vùng trồng bưởi “Khả Lĩnh” thuộc xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Đây là vùng có địa hình thấp, chủ yếu là vùng đất ven sông, khá bằng phẳng và vùng đồi thấp. Độ cao giữa các vùng trồng chênh lệch không lớn, độ dốc tương đối thấp, đồng thời, chế độ thủy văn ở vùng trồng bưởi do được chi phối bởi hệ thống sông Chảy, hồ Thác Bà và hệ thống sông, suối, kênh rạch dày nên rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Cũng nhờ hệ thống sông, suối, kênh rạch khá dày mà vùng này được bồi tụ phù sa, đất tơi xốp, thông thoáng, tiêu thoát nước tốt, không bị ngập úng, nhiễm mặn, nhiễm phèn đã tạo nên vùng đất đai màu mỡ thích hợp trồng các loại trái cây có chất lượng đặc biệt là bưởi. Thổ nhưỡng vùng này thuộc nhóm đất thịt pha cát và sét.

Bưởi “Khả Lĩnh” có hình cầu dẹt, đáy quả bằng, phần sát cuống phẳng. Nhờ điều kiện tự nhiên thích hợp mà bưởi nơi này có đặc thù, khác biệt với bưởi trồng tại vùng khác. Vỏ quả rất mỏng, khi chín có màu vàng, nhẵn, bóng. Cùi quả màu trắng, múi đều và rất mọng nước. Hàm lượng tinh dầu trong vỏ cao nên bưởi có mùi rất thơm. Bưởi “Khả Lĩnh” có vị ngọt dịu, không the, đắng và không có vị chua.

Với kinh nghiệm hơn 300 năm trồng bưởi, người dân địa phương đã đúc kết nhiều kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc và thu hoạch phù hợp với đặc tính cây trồng và điều kiện đất đai để tạo ra sản phẩm có chất lượng. Đồng thời người dân cũng biết áp dụng khoa học kỹ thuật để đưa ra các biện pháp kỹ thuật như thụ phấn chéo với cây bưởi chua, bón phân hữu cơ một cách khoa học, chọn lọc giống từ cây mẹ có chất lượng để nâng cao năng suất, bảo vệ và khai thác nguồn gen giống bưởi Khả Lĩnh. Nhờ đó mà danh tiếng của bưởi Khả Lĩnh được giữ gìn và ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn.

Yên Bái: Sản Phẩm Bưởi Khả Lĩnh Được Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý

Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 4473/QĐ-SHTT ngày 13/11 về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00088 cho sản phẩm bưởi “Khả Lĩnh”. Theo đó, UBND huyện Yên Bình (Yên Bái) là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Trước đó, vào tháng 12/2016, Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Bưởi Đại Minh” cho huyện Yên Bình. Đây được xem là bước tiến mới cho sản phẩm này trên thị trường và tạo điều kiện để giống bưởi Đại Minh phát triển, mở rộng nguồn tiêu thụ sản phẩm. Không chỉ vậy, sau khi nhận giấy chứng nhận, huyện Yên Bình cũng đề cao việc quản lý chất lượng sản phẩm cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thông qua bộ nhãn hiệu, giúp người dân làm giàu từ chính giống bưởi quê hương.

Sản phẩm bưởi Khả Lĩnh, tỉnh Yên Bái đã được Cấp giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Cây bưởi “Khả Lĩnh” có nguồn gốc từ cách đây hơn 300 năm, kể từ khi làng Khả Lĩnh (nay là thôn Khả Lĩnh), xã Đại Minh được thành lập vào cuối thế kỷ XVII. Đây là một trong hai địa danh có giống bưởi ngon nổi tiếng tạo nên thương hiệu bưởi Đoan Hùng trong lịch sử, được nhắc đến trong câu ca dao:

“Bưởi Đoan Hùng lừng danh chí tiếng

Là hai nơi Chi Đám – Đại Minh”

Bưởi Khả Lĩnh được nhiều người biết đến như một sản vật đặc trưng của địa phương, một vật quý để làm quà cho du khách. Tương truyền dưới thời phong kiến “Nơi đây bưởi mọc thành rừng, lũ trẻ con hái bưởi đóng thành bè bơi sông, quả bưởi xuôi về vùng hạ lưu, người ta vớt lên ăn, thấy ngon nên ngược sông tìm đến làng Khả Lĩnh”. Từ đó, hàng năm dân làng Khả Lĩnh đều chọn những quả bưởi ngon nhất để tiến vua.

Cây bưởi gắn với đời sống của bà con nơi đây, ngày nay bưởi Khả Lĩnh góp một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế cho người dân. Hiệu quả kinh tế do bưởi Khả Lĩnh đem lại cao gấp 1,5 đến 2 lần so với các loại trái cây khác, thu nhập bình quân đạt 250 đến 300 triệu đồng/ha/năm, từ đó giúp cho người dân yên tâm sản xuất, nâng cao đời sống và phát triển kinh tế địa phương.

Bưởi Khả Lĩnh có được danh tiếng là nhờ thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương

Bưởi Khả Lĩnh có lá nhỏ; quả dạng dẹt hình bánh rán, khi chín vỏ có màu vàng rơm. Khi gọt vỏ, màu thịt quả trắng, trục đặc, múi dễ tách, vỏ múi dóc, tép mọng nước, mềm, ăn dòn và thơm; có vị ngọt đậm và mát. Trọng lượng trung bình mỗi quả bưởi nặng từ 700 đến 850 gam. vỏ quả mỏng, nhẵn, ít cùi; tỷ lệ ăn được tới 70 – 75% quả; hàm lượng Vitamin cao, đa dạng nhiều Vitamin A, B, C, D, E… Theo tiến sĩ Lữ Văn Quý (Viện rau quả Trung ương), lượng Vitamin có trong 100 gam quả bưởi là 32,6 mg; độ BriX là 13°; tỷ lệ Axít là 0,32%.

Bưởi Khả Lĩnh hiện được nhân giống và phát triển nhiều nhất ở vùng hạ huyện Yên Bình (Yên Bái) như các xã: Hán Đà, Đại Minh, Vĩnh Kiên, Yên Bình …

Với kinh nghiệm hơn 300 năm trồng bưởi, người dân địa phương đã đúc kết nhiều kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc và thu hoạch phù hợp với đặc tính cây trồng và điều kiện đất đai để tạo ra sản phẩm có chất lượng. Đồng thời, người dân cũng biết áp dụng khoa học kỹ thuật để đưa ra các biện pháp kỹ thuật như thụ phấn chéo với cây bưởi chua, bón phân hữu cơ một cách khoa học, chọn lọc giống từ cây mẹ có chất lượng để nâng cao năng suất, bảo vệ và khai thác nguồn gen giống bưởi Khả Lĩnh. Nhờ đó mà danh tiếng của bưởi Khả Lĩnh được giữ gìn và ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn.

Kỹ Thuật Trồng Bưởi Phúc Trạch

Bưởi Phúc Trạch chính là một giống bưởi đặc sản đã có từ rất lâu ở huyện Hương Khê của tỉnh Hà Tĩnh. Hiện, giống bưởi Phúc Trạch này được trồng nhiều ở 4 xã như Phúc Trạch, Hương Trạch, Lộc Yên, Hương Đô. Có 10 xã phụ cận cũng đang trồng loại bưởi này.

Đặc điểm nổi bật của cây:

Bưởi Phúc Trạch chính là loại cây ăn quả mang tới hiệu quả kinh tế rất cao trong phát triển kinh tế trang trại và vườn hộ. Hiện nay thì ở Hà Tĩnh trồng chủ yếu loại giống bưởi Phúc Trạch này.

Đặc điểm nổi bật của bưởi Phúc Trạch là quả có dạng hình cầu tròn, có cuống quả không lồi, có đế hơi lõm và vỏ không trơi, không ráp, màu của vỏ xanh vàng, múi quả hồng nhạt hoặc có thể là màu trắng trong.Và khối lượng của mỗi quả tầm 1,5 – 2kg. Bưởi Phúc Trạch có vị ngọt mát và thanh nhẹ.

Cây bưởi Phúc Trạch thích hợp với đất phù sa, đất phù sa cổ được bồi đắp mỗi năm, bảo đảm yêu cầu thoát nước tốt, sở hữu tầm canh tác dày ít nhất mà 1m.

Cách trồng

Làm đất: Cày bừa thật kỹ, làm sạch gốc rễ cây, cỏ, xử lý bằng vôi bột, basudin, benlate, Vibasu 10H

Bón lót: Phân hữu cơ: 20 – 30kg, vôi bột 0,7 – 1k, đạm ure 0,1 – 0,2kg, kali sunfat 0,2kg, lân super 0,8 – 1kg. Tất cả trộn cùng với đất và lấp hố trước khi trồng từ 20 – 30 ngày.

Trồng cây: Cây giống là cành chiết thì đào 1 lỗ 30 x 30cm giữa tâm hố và xé bao ngoài bầu cây rồi đặt nhẹ vào hố, gạt đất nén thật chặt, khôg làm vỡ bầu. Sử dụng cọc, dây mềm để cố định cây. Cây giống là cây ghép thì để tư thế của cây giống sao cho cành ghé hướng dưới gió chính của mỗi mùa để tránh gió làm gẫy cành ghép đó.

Kỹ thuật chăm sóc

Khi trồng cây xong thì bà con nhớ tưới nước để giúp cây luôn có độ ẩm phát triển và sinh trưởng tốt. Bên cạnh đó, bà con nhớ ủ thêm rơm rạ ở xung quanh gốc cây.

Bón thúc: Sau khi trồng từ 1 tới 2 tháng sử dụng 1kg phân NPK pha loãng tưới đều cho 30 gốc kết hợp sử dụng 200g NPK bón vãi ở xung quanh gốc là 20 ngày/ lần. Và bón phân xong nhớ phải tưới nước tránh điều kiện thời tiết khô ráo.

Tỉa mầm: Cắt tỉa cây trong thời kỳ cây chưa ra quả. Và việc cắt tỉa cần được tiến hành sau khi trồng.

Phòng trừ sâu, bệnh hại

Sâu hại: Như sâu ăn lá, sâu đục thân, cành: Chủ yếu là gây hại trên lá và thân, cành. Để phòng trừ kịp thời thì bà con nên sử dụng thuốc Padan 95SP, Fastac, Regent và nhớ phun vào lúc sáng sớm. Bên cạnh đó, bà con nên quét vôi trên thân cây và cành cây.

Côn trùng gây hại như nhện đỏ, nhện trắn, rệp sáp nên dùng thuốc Danitol 10EC, Ortus 5SC phun 2 lần và lần 1 thì vào đợt lộc xuân, lần 2 khi ra quả lớn.

Bệnh loét sẹo: Biểu hiện là vết đốm ở trên lá, cành, cây con cũng như vỏ quả. Bà con nên dùng thuốc Boocdo 1%, Ridomin MZ 72WP, Aliette 0,4 – 0,8%.

Công dụng của quả bưởi Phúc Trạch

Nhờ vào điều kiện tự nhiên cũng như thổ nhưỡng, khí hậu mà Phúc Trạch cho quả ngon, giàu chất dinh dưỡng đậm chất làng quê của Việt Nam. Và loại bưởi này được nhận định là cây trồng mang tới hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân ở nơi đây. Do đó, mà rất nhiều hộ dân đã thoát nghèo từ giống cây này.

Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao

Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội

Email: [email protected]

Điện thoại: 0912 850 282