Top 10 # Kỹ Thuật Trồng Bưởi Diễn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Kỹ Thuật Trồng Bưởi Diễn

Bưởi Diễn là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Một ha trồng bưởi Diễn sau 5 năm tuổi có thể đạt năng suất từ 45-60 nghìn quả/năm, giá trị kinh tế từ 600 – 800 triệu đồng. Tuy nhiên để đạt được năng suất – chất lượng quả cao, ổn định, bà con cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây bưởi Diễn và biện pháp chăm sóc khoa học, dinh dưỡng đầy đủ hợp lý.

Tiêu chuẩn chọn Cây bưởi Diễn Giống khi đem trồng

Để có những sản phẩm bưởi Diễn chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, Bà con cần chú ý tới xuất xứ và chất lượng giống. Nên Chọn mua cây bưởi diễn giống tại đất diễn để đảm bảo chất lượng cây giống.

– Đối với cây bưởi diễn chiết:nên chọn cây có đường kính từ 1 – 1,5cm, cao khoảng 60 – 80cm, có 2 đến 3 cành cấp 1 được ươm trong bầu, có rễ thứ cấp mới được đem đi trồng.

Thời gian tốt nhất để trồng cây bưởi diễn:

– Bưởi diễn có thể trồng vào hai mùa trong năm đó là vào mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 4 hoặc vào tháng 8 đến tháng 10 thu đông.

Chú ý: Nếu bạn muốn mua cây bưởi diễn giống trên đất diễn có thể liên hệ qua số điện thoại: 039.564.9999 gặp Mr Đạt. Địa chỉ: Đức Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội.

Mật độ khoảng cách giữa các cây bưởi diễn:

Tùy vào điều kiện thời tiết từng vùng, tuỳ theo đất xấu hay tốt mà bố trí mật độ khác nhau.

– Đất tốt: Điều kiện thâm canh cao có thể trồng dày hơn. Khoảng cách giữa các cây 3 x 3,5 m, mật độ khoảng 35 cây/sào Bắc Bộ.

– Đất xấu: Khoảng cách giữa các cây trung bình 5 m x 6m, mật độ 14 cây/sào Bắc Bộ.

Đất trồng bưởi diễn:

– Đất trồng Bưởi Diễn có tầng dầy từ 1m trở lên, kết cấu xốp để giữ mùn, giữ màu và các chất dinh dưỡng, thoát nước tốt. Độ PH từ 5,5 đến 6,5 là thích hợp nhất. Không nên trồng ở nơi đất trống nhiều gió, cây sẽ bị ảnh hưởng làm hoa dễ rụng tỷ lệ đậu quả thấp, đối với các vườn trồng riêng lẻ ngoài cánh đồng trống nên trồng xen các loại cây cản gió.

Làm đất: cầy bừa kĩ, làm sạch cỏ, lên luống cách nhau 5m, rãnh rộng 30cm, sâu 30cm, tâm luống cao từ 30 đến 40 cm so với đáy rãnh.

– Đào hố nơi đất tốt: kích thước hố 60x60x50cm

– Đào hố nơi đất xấu: kích thước hố 80x80x60cm

– Nơi chân đất thấp thì phải đắp ụ cao từ 50 đến 60 cm, đường kính rộng 1m

– Đất tốt: dùng 20 – 25kg phân chuồng hoai mục + 0,25 – 0,3kg lân + 0,5kg vôi bột rắc xuống hố lấp hố để từ 5 đến 10 ngày trước khi trồng cây vào hố.

– Đất xấu: dùng 20 – 30kg phân chuồng hoai mục + 0,3 – 0,5kg lân + 1kg vôi bột rắc xuống hố lấp hố để từ 5 đến 10 ngày trước khi trồng cây vào hố..

Chú ý: Để hỗn hợp phân bón lót từ 5 – 10 ngày để cho phân chuồng bay hơi hết tránh nóng làm trột dễ bưởi.

– Dùng cuốc moi đất giữa hố lớn hơn bầu cây, cắt dây buộc bầu (với cây chiết) hoặc bóc vỏ bầu (đối với cây ghép), đặt cây thẳng đứng, mặt bầu cao bằng mặt ụ, lấp đất nén chặt xung quanh tán cây,chú ý không nén ở phần gốc cây tránh làm vỡ bầu đất, đứt rễ, sau đó cắm 3 cọc chéo buộc dây giữ cây đứng thẳng giúp cho cây không bị gió thổi đổ hoặc con vật nào đi qua không bị siêu vẹo. Sau đó dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc nhằm giữ ẩm cho đất .

– Sau khi trồng cây xong tưới 1 lần thật đẫm. Sau đó thì ngày tưới 2 lần sáng và chiều mát với lượng nước vừa đủ, tránh tưới cây vào buổi trưa nắng vì như vậy sẽ khiến nước bốc hơi làm nóng rễ và thui trột rễ, những ngày sau thì tùy vào thời tiết để tưới nước giữ ẩm bộ rễ và lá phát triển.

– Quan sát tình hình phát triển của cây để có biện pháp chữa trị nếu như cây có bị sâu bệnh

Bón phân thời kì kiến thiết cơ bản ( 1-3 năm tuổi)

Lượng phân bón cho cây/ năm

+ Phân hữu cơ: 30kg

+ Đạm urê: 300 gam

+ Lân supe: 500gam

+ Kaliclorua: 110gam

+ Phân hữu cơ: 30kg

+ Đạm urê: 500 gam

+ Lân supe: 800gam

+ Kaliclorua: 330gam

+ Phân hữu cơ: 50kg

+ Đạm urê: 860 gam

+ Lân supe: 1200gam

+ Kaliclorua: 460gam

Thời gian bán phân vào các đợt:

+ Đợt bón tháng 2: Bón 100% phân hữu cơ + 40% đạm ure + 40% kaliclorua

+ Đợt bón tháng 5: 30% đạm + 30% kaliclorua

+ Đợt bón tháng 8: 30% đạm + 30% kaliclorua

+ Đợt bón tháng 11: 100% lân supe + 100% vôi

Chú ý: Khi bón phân kết hợp làm sạch cỏ.

Bón phân khi bưởi diễn 4 tuổi trở lên

– Thời kỳ kinh doanh từ năm thứ 4 trở đi: Trong thời kỳ cho quả, lượng phân bón được thiết lập dựa trên năng suất của vụ trước. Có thể tham khảo bảng hướng dẫn sau:

Thời vụ bón: Toàn bộ lượng phân sẽ được chia làm 3 lần bón trong năm.

Lần 1: Bón thúc hoa vào tháng 2: 40% đạm urê + 30% kali

Lần 2: Bón thúc quả vào tháng 4 – 5: 20% đạm urê + 30% kali

Lần 3: Bón sau thu hoạch vào tháng 11 – 12: 100% phân hữu cơ + 100% phân lân + 40% đạm , 40% kali.

– Thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát hiện sâu bệnh kịp thời

– Xén tỉa cành là bị sâu bệnh, sử dụng thuộc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc hóa học ít độc để tiêu diệu Bọ xít, nhện chích hút, rầy, rệp phun…

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua 0169 564 9999 gặp Mr Đạt để đặt mua cây bưởi diễn giống được trồng tại trên đất diễn.

Địa chỉ: Đức Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Quý khách có thể theo dõi trang fanpage của Bưởi Diễn Thành đạt để có thể nhận được những tin tức mới nhất. Xin cảm ơn

Kỹ Thuật Trồng Bưởi Diễn Cảnh

Những năm gần đây thú vui chơi bưởi cảnh,cam cảnh trong ngày tết ngày càng thịnh hành,với mỗi cây có giá 4 – 5 triệu đồng khá là vừa túi tiền, quả bưởi Diễn lại có sắc vàng óng tượng trưng cho sự sung túc ấm cúng,cũng như chơi được lâu ngày mà không héo rụng. Thế nên dễ hiểu nếu nhiều người dân trồng bưởi đã quyết định đi theo hướng đi đầy hứa hẹn này.

Một cây bưởi Diễn cảnh được coi là có giá trị khi và chỉ khi đáp ứng 3 yếu tố: quả nhiều,có thế(dáng) đẹp,cành lá tươi tốt. Tuy nhiên,trồng được một cây bưởi khỏe mạnh ngoài vườn đã khó,trồng làm sao để quả sai,to đều khi cho lên chậu lại càng khó hơn. Bí quyết là gì,bài viết sau đây sẽ đưa ra giải đáp,cũng như chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm quý báu của nhiều nghệ nhân chơi bưởi kiểng lâu năm.

Anh Nguyễn Nam Phong một chủ vườn bưởi Diễn cảnh dọc đường Phú Minh,phường Minh Khai,trải qua một thời gian dài gắn bó với nghề trồng cây cảnh,mỗi năm anh cho ra không ít những cây bưởi có giá cả chục triệu đồng. Khi mà đào mai dần không đáp ứng được thị hiếu của người chơi tết thay vào đó là thú chơi các loại ăn quả lại rất được ưa chuộng. Nhận ra điều này a.Phong đã chính thức bắt tay vào tìm hiểu,và trồng thử nghiệm đến nay đã là năm thứ 8,từ bàn tay khéo léo của anh hàng trăm gốc bưởi có giá cả chục triệu đã được bán ra . Anh tâm sự,những năm qua mặc dù vất vả nhưng cũng đáng,bởi tôi vừa được thỏa mãn đam mê thú chơi cây kiểng của mình,vừa biến nó trở thành nguồn thu nhập chính cho gia đình. Để giúp những ai mong muốn tìm hiểu,phát triển cây bưởi theo hướng đi mới,đầy hứa hẹn này,chúng tôi có hỏi anh về kỹ thuật trồng bưởi Diễn cảnh. Anh Phong cũng không ngần ngại chia sẻ,để có một cây bưởi có giá trị chúng ta cần thực hiện chính xác 4 công đoạn quan trọng sau:

Chọn cành chiết khỏe mạnh

Tiến hành trồng,chăm sóc

Đánh gốc và đưa lên chậu cảnh

Tăng số lượng trái trên cây bằng cách ghép thêm

Đầu tiên là chọn giống

Tương tự như cách trồng bưởi Diễn thông thường,việc chọn giống khi trồng bưởi cảnh cũng rất quan trọng nó quyết định tới 50% khả năng thành công và hiệu quả về sau. Với những ưu điểm như sức sinh trưởng tốt,kế thừa đặc tính quý giá cây mẹ nên ở đây chúng ta cũng chọn chiết cành để làm giống:

– Nên tiến hành vào giai đoạn cây mẹ đã phát lộc được 1 tháng,khi đó sẽ có nhiều cành bánh tẻ giúp bạn dễ lựa chọn hơn. Cần đảm bảo cành được chọn không quá to không quá nhỏ : chiều dài 40cm + có 2 đến 3 nhánh + đường kinh cành giống 1.5 – 2cm.

– Tiếp đó chuyển sang công đoạn chiết,lần lượt làm các công việc sau : dùng dao hoặc thiết bị làm làm vườn chuyên dụng khoanh phần vỏ đã xác định trước đó chiều dài 3 -5cm,bóc sạch toàn bộ lớp vỏ đã khoanh rồi đợi cho khô(vài ngày tùy điều kiện thời tiết,nên chọn thời điểm trời ít mưa)

– Bó bầu đất: dùng rơm trộn đều với bùn,hoặc đất ruộng phơi ải, thêm vào một số hóa chất để hỗ trợ rễ ra nhanh hơn cũng như ngừa bệnh thối rễ NAA và Ridomil và 1 chút nước để tạo độ quánh,cũng như dễ bó hơn. Khi bó bà con cần chú ý quấn đều tay vòng quanh chỗ khoanh tuần trước kích thước Dài x Rộng: 10x8cm,cần quấn chặt tay để bầu đất không bị trôi,tuột ra vị trí khác.(Nếu cẩn thận hơn bà con có thể sử dụng giá thể hữu cơ tổng hợp – có tác dụng hút ẩm tăng khả năng cố định bầu đất )

Bước 2 – Trồng và chăm sóc cây giống

– Kỹ thuật ra giống: để cây có sức phát triển tốt,giảm tình trạng sâu hại tấn công thì công đoạn này hết sức quan trọng. Chúng ta cần chọn khu đất tốt,thông thoáng,chuẩn bị mái che,tiếp đó lên luống – tạo rãnh thoát nước,kết hợp đào hố trồng kích thước vừa đủ bán kính chừng 30cm là đủ. Để giúp cây giống nhanh chóng bắt rễ ở đất mới ta kết hợp bón lót bằng 3kg phân hữu cơ tổng hợp hoặc phân chuồng đã ủ khoai mục,cùng 0.5kg NPK 30-9-9,đổ một lớp đất mỏng lên bề mặt phân rồi đặt cây lên. Tiếp đó lấp đất vụn lên,nén nhẹ cắm thêm cọc chéo góc 45 độ rồi buộc cố định cây lại

Bước 3 – đánh gốc lên chậu

– Đánh gốc: Tính từ thời điểm ươm đến khi đánh gốc,khi cây được 10 tháng ta sẽ tiến hành đánh gốc bưởi cảnh để cho lên chậu. Cách làm như sau: dùng xẻng đào thành vòng tròn cách gốc 20 – 30cm,độ sâu vừa đủ tùy vào bộ rễ của cây sao cho hạn chế đứt dễ tơ tối đa,cũng như dễ dàng di chuyển qua chậu. Để ngăn ngừa các loại nấm,bệnh hại phần rễ bị đứt ta có thể xử lý bằng cách phơi ải trong 1 tuần và dùng thuốc Mancozeb,Aliette, Nustar hay Ridomil Gold.

Lưu ý: việc cho lượng đất bao nhiêu tùy thuộc vào gốc đánh lên có to không,bà con chỉ cần cân đối sao cho bầu cây ngập bằng với mặt chậu là được.

Bước 4 – Ghép thêm trái (kỹ thuật ghép vát)

Thường thì bước sang năm thứ 2 cây bắt đầu cho ra quả,lúc này ta sẽ tiến hành ghép bổ sung quả để tăng giá trị thành phẩm,cân đối số quả tùy theo độ tuổi cây,sức sinh trưởng,số cành lá…thời gian tiến hành là khi bưởi chưa thu nước vào tháng 7 (khi chưa đạt kích thước tối đa) cách làm như sau:

+ Lấy tay cố định sau đó dùng nilong tự hủy để buộc lại,cần cẩn thận để tránh làm quả rụng,cuối cùng dùng túi nilong màu đen phủ kín lại để tránh ánh sáng,nước mưa tác động,sau 3 tuần thì bỏ ra,nếu vết ghép liền mạch quả không bị vàng tức là thành công.

Khi đã bố trí số quả như mong muốn,tiếp tục chăm sóc cây bổ sung thêm phân vô cơ và vi sinh để cây đủ dưỡng chất nuôi quả,giúp quả to đẹp hơn,quan sát và xử lý nếu có tình trạng muội,ruồi vàng.

Kết luận:

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Bưởi Diễn

Kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi diễn

Để có được cây bưởi diễn tốt cho giá trị kinh tế cao chúng ta cần chú ý đến những yếu tố sau : Giống cây, kỹ thuật trồng bưởi diễn, Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi diễn … Ngoài ra để cây sinh trưởng và phát triển tốt còn phụ thuộc vào những yếu tố tự nhiên như : Đất, khí hậu, nguồn nước cung cấp cho cây…

Cách trồng cây bưởi diễn

Trước khi trồng các bạn cần chú ý những yêu cầu sau:

– Cây bưởi diễn giống: Các bạn chú ý nên chọn những giống cây bưởi diễn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tránh tình trạng mua phải những cây bưởi diễn kém chất lượng khi thu hoạch chất lượng quả sẽ kém và đậu được ít quả. Tôi khuyên bạn nên mua cây bưởi diễn giống ở chính tại đất diễn để đảm bảo nguồn gốc bưởi diễn không bị pha tạp. Bạn có thể liên hệ qua số 039.564.9999 gặp Mr Đạt hoặc 0976.432.466 gặp Mr Thành để có thể mua được giống bưởi diễn đạt chất lượng tốt nhất. Địa chỉ: Tổ 3 – Đức Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội.

– Đất trồng: Đất có kết cấu xốp , giữ mùn, giữ màu và giữ các chất dinh dưỡng tốt, có khả năng thoát nước. Độ pH từ 5,5 đến 6,5 là thích hợp nhất. Tránh trồng cây ở những vùng đất trống có nhiều gió vì sẽ làm hoa bưởi rụng nhiều, tỷ lệ đậu quả giảm. Biện pháp khắc phục : đối với những vườn riêng lẻ ngoài cánh đồng trống thì nên trồng xen các loại cây cản gió tốt.

– Mật độ khoảng cách giữa các cây: Tùy vào đất từng vùng là đất xấu hay đất tốt, thích hợp hay không thích hợp cho cây bưởi diễn mà ta có mật độ khoảng cách trồng khác nhau.

+ Nếu đất tốt điều kiện thâm canh cao bạn có thể trồng dày. Khoảng cách giữa các cây là 3 x 3,5 m, mật độ khoảng 35 cây/ sào bắc bộ.

+ Nếu đất xấu : ta nên trồng thưa hơn. Khoảng cách giữa các cây là 5 x 6 m, mật độ khoảng 14 cây/ sào bắc bộ.

– Làm đất, đào hố: Cày bừa kĩ, làm sạch cỏ, lên luống cách nhau 4.5 – 5 m, rãnh rộng và sâu 30cm.

+ Đối với đất tốt: Đào hố có kích thước 60x60x50cm

+ Đối với đất xấu: Đào hố có kích thước lớn hơn: 80x80x60cm

+ Nơi đất thấp thì phải đắp ụ cao từ 50 – 60 cm và có đường kính rộng 1m.

– Phân bón lót: để cho cây bưởi giống mới trồng phát triển bộ rễ và có đủ chất dinh dưỡng nuôi cây, chúng ta cần chú ý khâu bón lót trước khi trồng.

Chú ý: Để hỗn hợp phân bón lót từ 20 – 30 ngày để phân chuồng có thể bay hơi, tránh tình trạng nóng rễ dẫn đến trột rễ.

Quy trình trồng bưởi diễn

– Dùng cuốc moi hố đã bón phân lót được để từ 20 – 30 ngày, đất giữa hố phải lớn hơn bầu cây, cắt dây buộc bầu rồi sau đó đặt cây nhẹ nhàng xuống hố tránh làm vỡ bầu đất.

– Để cây ở tư thế thẳng đứng sao cho mặt bầu cao bằng mặt ụ rồi sau đó lấp đất nén chặt xung quanh tán cây. Chú ý: không nén chặt quá và không nén ở phần gốc cây tránh làm đứt rễ .

– Sau đó, lấy 3 cái cọc cắm chéo nhau để trống cho cây không bị siêu vẹo khi có gió to hoặc có con vật nào chạy qua. Dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc giúp giữ đổ ẩm cho đất.

– Sau khi trồng xong, tưới thật đẫm 1 lần. Các ngày sau mỗi ngày tưới 2 lần vào khoảng 9h sáng và 3 – 4h chiều mát. Chú ý không tưới vào sáng sớm khi trời vẫn còn sương và giữa trưa khi trời vẫn còn nắng ngắt. Có thể tùy vào thời tiết mà có lượng nước tưới phù hợp giúp rễ và lá phát triển tốt nhất.

– Quan sát quá trình phát triển của cây, nếu phát hiện có hiện tượng cây bị sâu bệnh thì còn có biện pháp khắc phục.

Cách chăm sóc cây bưởi diễn

Ngoài cung cấp lượng nước cần thiết cho cây chúng ta cũng cần phải đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cho từng thời kì cây phát triển. Đặc biệt là thời kì khi cây ra hoa và cho quả. Hai thời kỳ đó cây cần rất nhiều lượng dinh dưỡng để ép hoa nở và nuôi quả. Chúng ta cần phải biết lượng phân bón thế nào là đủ để cây có thể phát triển tốt. Nếu ít quá thì cây sẽ không đủ dưỡng chất nuôi cây, khi đó hoa sẽ rụng và sẽ không đậu được quả. Nếu bón nhiều quá thì vừa tốn kém về kinh tế vừa làm bưởi bị ộp, khô và không mọng nước. Vậy bón phân thế nào là đúng? Theo kinh nghiệm của đúc kết từ nhiều đời trồng bưởi diễn tôi xin chia sẻ với mọi người như sau:

Thời gian bón phân vào các đợt: được chia làm 4 đợt

– Đợt tháng 2: Bón 100% phân hữu cơ + 40% đạm + 40% kali

– Đợt tháng 5: 30% đạm + 30% kali

– Đợt tháng 8: 30% đạm + 30% kali

– Đợt tháng 11: 100% lân + 100% vôi

Chú ý: Bón phân kết hợp làm sạch cỏ

Bón phân khi bưởi diễn được 4 tuổi trở lên

– Thời kỳ kinh doanh từ năm thứ 4 trở đi: Trong thời kỳ cho quả, lượng phân bón được thiết lập dựa trên năng suất của vụ trước. Có thể tham khảo bảng hướng dẫn sau:

Thời vụ bón phân cho cây: Toàn bộ lượng phân sẽ được chia làm 3 lần trong năm.

Lần 1: Bón thúc hoa vào tháng 2: 40% đạm + 30% kali

Lần 2: Bón thúc quả vào tháng 4 – 5: 20% đạm + 30% kali

Lần 3: Bón sau thu hoạch vào tháng 11 – 12: 100% phân hữu cơ + 100% phân lân + 40% đạm , 40% kali.

Các cách phòng trừ sâu bệnh:

Ngoài cách trồng và chăm sóc bưởi diễn ra bạn còn cần phải phòng trừ sâu bệnh cho cây.

– Thường xuyên kiểm tra vườn bưởi, phát hiện sâu bệnh kịp thời

– Xén tỉa các cành lá bị sâu bệnh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc hóa học ít độc để tiêu diệt Bọ xít, nhện chích hút, rầy, rệp phun…

Bưởi Diễn Thành Đạt chuyên cung cấp giống cây bưởi diễn chính gốc đất diễn .

Địa chỉ Tổ 3 – Phúc Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội.

Liên hệ: Mr Đạt 0169 564 9999 hoặc Mr Thành 0976 432 466

Quý khách có thể theo dõi trang fanpage của Bưởi Diễn Thành đạt để có thể nhận được những tin tức mới nhất. Xin cảm ơn

Cách Trồng Bưởi Diễn &Amp; Kỹ Thuật Chăm Sóc Hiệu Quả

Nếu có dịp ghé qua Từ Liêm – Hà Nội thì bạn đừng bỏ qua hương vị đặc sản nơi đây, đó chính là bưởi diễn. mùi hương thơm dễ chịu cùng với hương vị thơm ngon thanh mát khiến ai nếm thử một lần đều không thể quên được mùi vị. Cũng chính vì vậy mà cách trồng bưởi diễn là nội dung được nhiều người quan tâm và muốn trồng chúng.

Bưởi Diễn là giống có xuất xứ từ loại bưởi Đoan Hùng-Phú Thọ đã được người dân mang về và trồng tại xã Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội. Do thích hợp với thổ nhưỡng và khí hậu ở vùng đất này mà loại cây này ra rất nhiều trái và có vị ngon đặc trưng hơn hẳn bất cứ nơi đâu.

Từ thời xa xưa bưởi diễn là một trong những cống phẩm thượng hạng để dân lên vua. Cho đến nay mỗi dịp Tết đến xuân về hầu như trên bàn thờ nhà ai cũng sắm một quả bưởi diễn để thờ cúng tổ tiên.

Đặc điểm của giống bưởi diễn

Không chỉ khiến người nhìn bị thu hút bởi lớp vỏ mỏng vàng ươm. Những tép bưởi bên trong mọng nước và khi nếm có vị ngọt thanh mát tan trong miệng rất đặc trưng.

Bưởi diễn chính gốc thường có kích cỡ trái vừa không quá to. Qủa tròn khi cầm chắc tay và đặc biệt da bưởi trơn không sần như những giống bưởi khác.

Trung bình một quả bưởi diễn tới thời kì chín có trọng lượng từ 0,8 đến 1kg. Múi bưởi Diễn dễ dàng tách rời, mọng nước và chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao.

Về thu nhập kinh tế từ bưởi diễn thì đây là giống bưởi đạt năng suất kinh tế cao. Mỗi vụ, trung bình 1 cây cho thu hoạch từ 60 cho tới 70 quả. Chất lượng quả cao và ổn định không giống với những giống bưởi khác.

Cách trồng bưởi diễn hiệu quả nhất

Cách trồng bưởi diễn Fao chia nhỏ thành 6 bước nhỏ, mỗi bước tương ứng với một giai đoạn, mỗi giai đoạn đòi hỏi bạn cần nắm được những kỹ thuật trồng, cách trồng theo sự hướng dẫn của Fao để đạt được chất lượng cao khi thu hoạch.

Tiêu chuẩn để xác định cây giống tốt cần là những cây con to khỏe có chiều cao từ 30cm trở lên. Bộ rễ sinh trưởng khở mạnh và không có mầm bệnh.

1, Đất trồng bưởi diễn

Loại đất phù hợp để thực hiện kỹ thuật trồng bưởi diễn là đất cát pha chứa nhiều dinh dưỡng và tơi xốp. Độ pH phù hợp nằm trong khoảng từ 5,5 đến 6,5. Đất trồng cần cao ráo sạch sẽ và nên ở những vị trí không quá nhiều gió vì sẽ khiến cho quả bị rụng.

2, Mật độ trồng bưởi diễn

Tùy thuộc vào từng điều kiện diện tích đất trồng mà điều chỉnh mật độ trồng bưởi diễn sao cho hợp lí. Mật độ trung bình là từ 3 cho tới 3,5m là phù hợp nhất giúp cây sinh trưởng.

3, Chuẩn bị hố thực hiện cách trồng bưởi diễn

Bạn cần chuẩn bị hố trồng bưởi diễn trước đó 1 tháng. Cần tiến hành đào hố và bón lót xuống đáy một lượng phân bón rồi lấp đất trên mặt cao hơn so với hố 1 khoảng 15cm. Sau giai đoạn này 1 tháng ta thực hiện trồng cây bưởi diễn giống.

Vét một hố nhỏ to bằng bầu đất rồi đặt bầu vào sau đó nén chặt phần gốc cây lại. Bạn có thể cắm thêm cọc để giữ cho cây không bị đổ hoặc nghiêng khiến cho cây có thẻ bị chết.

Sau khi trồng cây con giống xong bạn thực hiện tưới nước ngay cho cây. Tưới vào sát gốc với tần suất ngày 1 lần cho toiws khi cây bén rễ vào đất mới, rồi giảm dần liều lượng, 3 ngày tưới nước 1 lần.

5, Cắt tia cành và tạo tán bưởi Diễn

Trong giai đoạn chăm sóc cây bưởi Diễn thì khâu cắt tỉa và tạo tán cho cây cũng là một việc rất cần thiết và khá quan trọng. Việc cắt tỉa cành tạo tán cho cây thường xuyên theo định kì sẽ giúp cây được thông thoáng hơn.

Bạn cắt bỏ toàn bộ những cành bị sâu bệnh, cành héo và chỉ giữ lại những cành khỏe mạnh và thường xuyên vun xới cỏ dại xung quanh gốc cây để đất trồng bưởi diễn được thông thoáng hơn.

6, Bón phân cho cây :

Cây bưởi Diễn muốn sinh trưởng tốt và cho năng suất trái cao thì bạn cần bón phân theo định kì giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây sinh trưởng lá và trổ hoa tạo quả.

Nếu như trước khi bắt tay vào thực hiện cách trồng bưởi diễn bạn đã bón lót vào đất trồng cây thì tới quá trình ra hoa tạo quả và sau thu hoạch lứa đầu tiên bạn cần phải bón thêm cho cây một lượng phân chuồng hoai mục và NPK với tỷ lệ 10:3.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây bưởi Diễn

Nếu muốn cây luôn được khỏe mạnh và sinh trưởng tốt thì việc ngăn ngừa sâu bệnh hại là điều đặc biệt quan trọng trong giai đoạn chăm sóc. Bằng việc thường xuyên theo dõi, kiểm tra cây bưởi Diễn để kịp thời phát hiện những dấu hiệu sâu bệnh hại ngay lúc chúng mới hình thành.

Nếu phát hiện sâu bệnh hại vừa hình thành trên cây các bạn có thể loại bỏ chúng bằng tay trực tiếp, cắt tỉa những cành bị nhiễm sâu bệnh tấn công hay nếu nhiều hơn thì bạn có thể sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vậtt sinh học, thuốc hoá học ít độc để phun trực tiếp vào cây.

Thu hoạch và bảo quản

Chắc chắn đây là công đoạn mà mọi người mong chờ nhất trong suốt khoảng thời gian thực hiện cách trồng bưởi diễn phải không nào, tuy nhiên bạn cần dựa vào điểm phát triển của bưởi, thời gian kể từ khi trồng bưởi diễn để tiến hành thu hoạch cho hợp lí.

Tránh trường hợp thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn sẽ khiến cho chất lượng quả bị giảm sút, cũng vởi vậy là thu nhập kinh tế cũng bị hao giảm.

Với việc trồng bưởi diễn theo đúng kĩ thuật thì chắc chắn bạn sẽ thu hoạch được những quả bưởi Diễn có chất lượng cao, mọng nước. Bạn nên bắt tay vào thu hoạch quả khi thời tiết râm mát, khô ráo.

Bảo quản quả ở những nơi râm mát để quả giữ được độ tươi ngon. Sau khi tiến hành thu hoạch xong bạn vệ sinh xung quanh gốc cây, cắt bỏ đi những cành già, héo và các cành bị nhiễm sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc như thời điểm ban đầu trồng bưởi diễn, rồi tiếp tục trồng lứa tiếp theo.