--- Bài mới hơn ---
Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Lan Ngọc Điểm
Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Hoa Lan Dendro
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Sau Tết Chuẩn Nhất
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Báo Hỷ
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Cattleya
1. Tên gọi và nguồn gốc (theo Bùi Xuân Đáng)
Trong chuyến viếng thăm Java vào khoảng cuối thập niên 1800, Carl Blume một nhà thảo mộc học người Đức lai Hòa lan đã tìm thấy loài lan đẹp đẽ này. Thoạt tiên cây lan được xếp vào loài Sacolabium và sau đó chuyển sang Rhynchostylis. Tên này dùng theo tiếng La tinh gồm 2 chữ: Rhynchos = beak = mỏ và chữ stylos = pillar = cột trụ để tả theo hình dáng của trụ hoa.
Có nhiều cách để phân loại hoa ĐAI CHÂU, thông thường nhận dạng qua hình dáng và kết cấu của bông hoa mà phân ra loại hoa cánh mai và ba tiêu.
– Hoa cánh mai: Hoa đẹp và là sự lựa chọn số 1.
– CÁNH BA TIÊU: Thường ít người lựa chọn, tuy nhiên nếu có để thưởng thức mùi hương cũng tốt.
Quan điểm của anh Hồ Thế Như Loveylan:
– 1. Là bông của một cây khỏe,phát triển đều kết hợp với cây và lá,như rễ dài,to,khỏe đang đà phát triển, lá sau to hơn lá trước,không bị sâu bệnh,cây khỏe phải sai hoa,cần hoa phải dài tương đương với lá hoặc hơn…..đây chính là điều em muốn nói ở bài trên (đẹp theo tiêu chuẩn)
# 1: 5 cánh mai chồng khít trắng tuyền như tuyết,lưỡi đỏ (tất nhiên khó có đỏ cờ rồi) hoặc tím,hồng tươi gần như đỏ,có hương thơm không lai tạo với giống khác,2 cánh hoa gần bằng với 3 cánh đài,bông to bằng đồng xu 5ngàn trở lên
# 2; Toàn bông một màu trắng tuyền như thuyết,cánh mai chồng khít,bông to bằng đồng 5k trở lên,hàng rừng tự nhiên càng tốt(vì phải xét đến yếu tố hương thơm)
# 3: 5 cánh có đốm hồng rải đều,to hoặc nhỏ nhưng phải hài hòa,lưỡi đỏ hoặc gần như vậy,cánh mai chồng khít,bông to bằng đồng xu 5ngàn trở lên
Quan điểm của anh Văn Khiêm Tiền Giang:
Anh Văn Khiêm (Tiền Giang) là một tay tổ chơi Ngọc Điểm. Theo anh Khiêm, Ngọc Điểm tự nhiên (rừng) 95% cho hoa có kết cấu hở, 5 % còn lại là các loại như cánh kín (ngoài bắc gọi là cánh mai) cánh chồng (ngoài bắc gọi là cánh lài) và hiếm nhất là cánh sao…Các khái niệm như cánh mai, cánh lài là tương đối quen thuộc đối với nhiều người, còn khái niệm cánh sao có thể là tương đối mới lạ. Cũng theo anh Khiêm, cánh sao là đỉnh cao của kết cấu hoa Ngọc Điểm và rất hiếm. Kết cấu cánh sao, ngoài các yêu cầu là cánh phải kín giống như cánh mai còn có yêu cầu là 5 cánh của một hoa phải tạo thành hình một ngôi sao. Chính vì vậy, những cây có kết cấu cánh sao thường hoa rất to. Trong khi đó, đối với, cây cánh mai cánh lài, kết cấu hoa thường tạo thành một hình bán nguyệt, như cây này có thể tạm gọi là cánh lài, kết cấu của hoa tạo thành một hình bán nguyệt. Còn về màu sắc, theo anh Khiêm, để được xem là một bông Ngọc Điểm đẹp thì màu của môi và các chấm phải tạo sự tương phản với màu trắng chứ không nhất thiết tím đậm. Về các chấm tím, một bông Ngọc Điểm đẹp nhất thiết các chấm phải tương đối đều nhau về kích cỡ và phân bố đều để tạo ra sự hài hoà
– Nhiệt độ và độ ẩm: Lan ưa nhiệt độ từ 60-90°F tức là 15.5-32.2°C. Lan có thể chịu nóng tới 100°F hay 37.8°C được nhưng cần tăng gió và độ ẩm. Đừng để lan chịu lạnh dưới 50°F tức là 10°C. Lan ưa ẩm độ cao từ 50-60% trở lên, nếu ẩm độ quá thấp, cây sẽ còi cọc không lớn được.
– Nhu cầu nước tưới: Vào mùa hè cần tưới và bón nhiều khi thấy đầu rễ bắt đầu mọc ra, nhưng không cần bón phân nhiều như Vanda. Bớt tưới vào mùa đông nhất là vào thời kỳ nghỉ ngơi sau khi hoa tàn và lan cần phải có một thời kỳ khô và lạnh (rest period), nếu tưới nhiều cây sẽ không ra hoa.
– Ánh sáng: Lan chỉ cần ánh sáng cao hơn Cattleya một chút, chứ không cần nhiều ánh nắng như Vanda nghĩa là khoảng 60-70% là đủ.
– Độ thông thoáng
– Phân bón
Đọc các bài của bác viết về Ngọc điểm đã quá. Kiến thức của bác về Ngọc điểm thật uyên thâm. Em cũng chơi lan được khoảng 3 năm nay, riêng Ngọc điểm thì mới tập khoảng hơn năm, muốn thỉnh giáo bác một số ý kiến.
Mấy chỗ bán lan người ta nói cây lai (Nhập từ Thái) thì nên trồng trong chậu? Cây rừng thì trồng trên gỗ. Em thấy trồng trên gỗ đẹp hơn, vậy trồng cây Ngọc điểm lai trên gỗ liệu có phát triển tốt như cây Ngọc điểm rừng không???
Rất mong nhận được ý kiến của các bậc tiền bối.Thanks.
4. Lựa chọn lan ĐAI CHÂU
Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều loại lan ĐAI CHÂU, có loại hàng rời được khai thác từ tự nhiên về, có loại lan ĐAI CHÂU nhân giống công nghiệp,….tuy nhiên, yếu tố cơ bản nhất để lựa chọn được một cành ĐAI CHÂU có khả năng cao cho hoa đẹp đó là:
Chọn loại lá bề ngang tương đương lòng bàn tay, dài tối thiểu 45cm-55cm Dù lá xếp (lá ngắn) hay lá lướt (lá dài, thường hay bị vặn xoắn) cũng phải dày vừa đủ (loại lá xếp ngắn nhiều khi dày quá hoa không được đẹp lắm) gân lá nổi rõ dọc theo chiều dài lá; đầu lá uốn cong như sừng châu.
– Lá dài và rất mỏng thường đi với bản lá chỉ bằng 2 ngón tay, loại này sẽ cho hoa không đẹp, chỉ nên để chúng ta tập cấy ghép nghiên cứu mà thôi.
– Lá dày to bản bằng bàn tay xếp khít nhau-hoa cũng ít khi được đẹp, được cái màu trắng rõ nét nhưng kèm theo đó là môi hay bị nhạt màu.
– Lá xếp bình thường bản lá to, sống-gân nổi rõ đầu lá uốn cong giống hình sừng châu nên có ít nhất 1 giò trong vườn nhà.
5. Cách trồng và chăm sóc: ĐAI CHÂU là loại lan khá dễ trồng và chăm sóc nếu hiểu được các đặc tính sinh trưởng của chúng
5.1. Về giá thể trồng làn ĐAI CHÂU:
Có thể nói Bất cứ giá thể trồng lan nào cũng có thể trồng được lan ĐAI CHÂU, tuy nhiên, trồng như thế nào còn phụ thuộc vào sở thích và điều kiện của từng người, từng nơi,… Thông thường, ĐAI CHÂU được ghép vào các khúc gỗ (gõ cây, gỗ lũa,….có hình dáng đẹp) khúc gỗ nhỏ vừa phải có thể treo trên giàn lan, những khúc gỗ to thường được đặt trong chậu và đổ xi măng chết ở gốc cho vững. Nếu điều kiện cho phép như nhà biệt thự,sân rộng thoáng,xung quanh có 1 số cây cổ thụ và 1 vài cây bosai kết hợp vẫn có thể tạo được 1-2 cây đai châu đẹp hài hoà,hợp lý. Cây ghép phải có hình dáng đẹp,mang phong cách cổ thụ hoặc giả sơn. ĐAI CHÂU cũng có thể trồng trong chậu đất nung với giá thể là than củi, vỏ thông,….. hoặc trồng trong chậu nhựa với than củi trộn với dớn cọng nhỏ. Thông thường các giống ĐAI CHÂU có nguồn gốc khai thác tự nhiên thường được ghép vào các khúc gỗ, còn các cây ĐAI CHÂU công nghiệp được trồng trong chậu.
Nếu ghép gỗ: nên lựa chọn gỗ sưa, gỗ nhãn hoặc vú sữa là tốt nhất. Nếu trồng chậu: nên chọn chậu đất nung hoặc chậu gỗ (cũi) trồng bằng than củi kết hợp với dớn cọng nhỏ hoặc vỏ thông.
Tóm lại, trồng lan ĐAI CHÂU bằng cách nào cũng được nhưng phải đảm bảo được tính cấn đối hài hoà và thụân tiện cho sự phát triển của cây lan.
Trao đổi
– Phương có 1 bông cánh đài to và có chấm tím ở đầu cánh là chơi được,còn về trụ cây thì nói thật càng ngày anh càng thấm thía lời dạy của già Quy và lời khuyên của tanphong; đai châu ghép trụ không ổn chút nào..
– Già Quy: đã là phong lan phải treo lên,phải lắc lư trước gió….đến khi cây lớn và càng ngày càng dài ra dễ xoay xở,lộn ngược hay xoay ngang đều tạo được dáng đẹp, còn để trụ khi cây dài tới 1 m thì làm thế nào,lại chằng buộc, leo cọc giữ…rồi nhiều thứ khác rất nhiêu khê và thiếu thẩm mỹ, ngọn đai châu dài 2m-1 mẹ 4 con của già Quy cũng treo gần 30 năm nay.
– Tanphong: ghép trụ thì chỉ khỏe được những cây trên cao một thời gian,những cây ở dưới dù xoay thế nào cũng sẽ thiếu nắng dẫn đến lá không căng,rũ rượi,ẻo lả…thiếu gió và độ thông thoáng dẫn đến cây dễ thối ngọn vào mùa mưa,điều này đã được chứng thực và là bài học đau xót của rất nhiều anh-em trong giới chơi đai châu….nhiều người đã rỡ ra ghép lại.
– Tất cả những điều trên hôm nay anh mới nói trong topic này vì chú hỏi và anh coi chú như em
– Còn….anh rất ngại vì khắp nơi trong nước đã có nhiều trụ đẹp và khỏe(trước mắt) của anh-em pot lên,anh không muốn gây ra một cuốc tranh luận kéo dài vì chắc chắn sẽ có nhiều người bảo vệ quan điểm của mình bằng hình ảnh hiện tại
– Vả lại anh cũng không muốn mang tiếng áp đặt thẩm mỹ và cách chơi
5.2. Ươm trồng lan ĐAI CHÂU rừng khai thác:
Hướng dẫn của bác Diabay
Nếu bạn ở phía Bắc thì nên chọn mùa Xuân-Hè mà ươm, vì mùa Thu-Đông hanh khô, gặp lạnh, nghinh xuân sinh trưởng rất kém, dễ bị héo, chậm mọc rễ.
– Đừng ham lấy những ngọn non mơn mởn, nó sẽ bị sút rất nhiều. Nên chọn những ngọn đanh chắc lá.
– Nếu bạn ươm vào vụ này, nên cắt bỏ ngồng hoa từ khi mới nhú để tập trung sức cho cây mọc rễ, nếu để ra hoa cây sẽ bị kiệt sức, chuồn lá, rất chậm mọc rễ.
– Kinh nghiệm của tôi là: khi mới mua về, cắt sửa chổ nào thì bôi vôi hoặc thuốc Daconil vào đó, hoặc pha thuốc nhúng hoặc phun ướt toàn bộ, treo 2-3 ngày cho liền sẹo.
Sau đó ngâm phần gốc bằng ANTONIC 1/500 + B1 1/1000 trong 30 phút, lại treo tiếp 2-3 ngày.
Tiếp theo, cứ 2 lần/tuần, pha 30-10-10 hoặc 20-20-20 với ROOTPLEX (hoặc KELPACK, là 2 loại chất kích thích sinh trưởng rất tốt cho ươm cây) 1/4 liều, bón luôn. 2 tuần sau đã thấy nhú rễ, khi rễ nhú dài độ 1 cm là ghép lên giá thể luôn, rễ mọc tiếp sẽ bám nhanh, cây ít bị kiệt sức, ít bị chuồn lá, phục hồi sinh trưởng rất nhanh. Sau đó, chỉ dùng ROOTPLEX hoặc B1 2-3 tuần/lần vào phân.
– Thời gian này phải để ở nơi ẩm mát, tránh nắng, không được tưới ướt mà chỉ phun sương cho lấm tấm nước bám lên thôi, bón phân cũng vậy, và chỉ ở mặt dưới lá.
Theo các bác miền Nam
Mua Lan về, vẫn để khô.
Hòa sẵn dung dịch B1 + chúng tôi (kích thích ra rể, có người gọi ANA và NAA nên mới ghi như vậy thì khỏi chạy theo nồng độ của nhà sản xuất.
1- Trồng trên chậu và giá thể tạm. Dùng chậu đất nung có nhiều lỗ loại size lớn, càng lớn càng tốt.
– Buộc cây bằng dây điện thoại vào chậu (lòng qua các lỗ hông chậu để buộc).
– Buộc 4 cây Lan thành hình chữ nhật trên một chậu. Buộc sao cho lá gần rể nhất nằm ngang mặt chậu
– Sau đó bỏ một ít sơ dừa loại xay nhuyễn (loại trộn với tro trấu để trồng cây – loại này rất rẻ tiền và dễ kiếm, khoảng 5ngàn 1 bao cát) ở đáy chậu (khoảng 5mm) sau đó bỏ các than cục cỡ trung (khoảng 5cm mỗi cạnh), bỏ than lên đến cách lá cuối cùng 2cm. tiếp tục dùng sơ dừa xay nhuyễn bỏ khoảng 3 nắm tay vào phần chính giữa những cục than.
2- Tưới B1 + chúng tôi + 30-10-10 trong tháng đầu (tưới hàng ngày, dùng nồng độ 50% bình thường. Nếu là cây lớn khi cây nhú mầm rể chuyển sang tưới B1 + chúng tôi + 20-20-20.
3- Sau khi Rể dài khoảng 5-7cm, nếu muốn chuyển chậu thì ngâm chậu lấy cây ra, tháp lên cây vú sữa hay chơi 1 cây / chậu treo. Còn nếu muốn để 4 cây / chậu như củ thì dốc ngược chậu lên (chổng đầu), dùng vòi nước xịt cho trôi các sơ dừa xay ra, vì lúc này không cần nữa, sợ tưới quá nhiều nước mà sơ dừa giữ nước làm úng rể. đối với ĐAI CHÂU nên tưới phun sương cho tới khi thấy rể chuyển sắc. tưới 2-3 lần / ngày vào mùa nắng, còn mùa mưa thì tùy ngày.
Cách làm này chỉ sử dụng cho những người chơi 10kg trở xuống, Nếu trồng số lượng lớn thì không thể áp dụng được, mặc dù hiệu quả – an toàn nhưng rất tốn kém chi phí. Trồng nhiều thì dùng phương pháp kích rể mạo hiểm hơn, tỉ lệ hư cây có thể lên tới 3% nhưng bù lại chi phí khác sẽ rẻ hơn nhiều.
Trao đổi thêm về cách ươm trồng
– To anh Như: Em mới mua được 10 ngọn Đai Châu (chọn trong cả 1 lô khoảng 20kg trên HHT).Trong 10 ngọn này em chỉ ưng ý có 1 ngọn (theo những j bác đã hướng dẫn). Nhưng mà bây h không biết có nên để mầm hoa để xem hoa nó thế nào hay không hay là bỏ mầm đi để cho cây khỏe hả anh Như?
– Chào tore_love. Bạn làm như thế hay quá rồi, nhưng cây mới về ngâm nước bạn nên chú ý quan sát xem lá có bị dập không, nếu dập, vỡ lá bạn phải xử lý trước đã. Còn hoa nếu tò mò thì để nó nở, xem 1,2 bông rồi ngắt, nhưng tôi nghĩ là chưa nên xem hoa vội, để cây hồi phục đã, sang năm sẽ có hoa đẹp hơn mà cây lại khoẻ.
– Gửi Thành to re,cây mới về mà chú ngâm vào o xit đồng như thế dù với tỷ lệ loãng có hại nhiều hơn là có lợi,anh chưa từng làm cách đó bao giờ nhưng có bài học “nhãn tiền” là chú Phương(loang) chỉ tưới cop 85 khi cây chưa ra rễ thôi mà đã xuống gần hết lá,cây bị chột cho tới nay là 16 tháng vẫn chưa phục hồi như cũ,theo anh chỉ cần ngâm thuốc tím để sát trùng,vớt ra để khô rồi ngâm vào b1(20phut) thì hay hơn atonic(thằng này dùng để kích thích chồi khi cây bị thối ngọn thì hay hơn),nếu chú ghép bây giờ sắp tới mùa hanh khô là khó ra rễ đấy,cắt hết mầm nụ đi,để chỗ mát và giữ độ ẩm thường xuyên.
5.3. Chăm sóc cây ĐAI CHÂU đã trưởng thành trong thời kỳ ra hoa
Hướng dẫn của anh Như Loveylan:
Đai châu nói riêng và hầu hết các loại lan rừng nói chung sau khi tạo được môi trường thích hợp đều tự động ra hoa đúng mùa,không cần thuốc cần phân làm gì (hiện nay ở Hà nội rất nhiều anh-chị-em yêu thích lan rừng hầu như không tưới phân quanh năm)
– Còn nếu sốt ruột không yên tâm có thể làm theo cách thử nghiệm:
BẮT ĐẦU TỪ GIỮA THÁNG TÁM TỚI em tưới liên tục 6-30-30 đến GIỮA THÁNG 10 ÂM LỊCH, pha tỷ lệ 60-70% cho phép, khi thấy bông bắt đầu tương đối tròn ở cành hoa thì chuyển sang 20-20-20 trong 1 tháng tiếp theo thì dừng hẳn (tất cả đều 1 tuần 1 lần).Trong thời gian đó hàng ngày vẫn tưới nước bình thường để giữ đủ độ ẩm cần thiết làm sao đừng để ướt quá khó ra hoa hoặc khô quá sẽ xuống lá rất nhanh
CÒN một vấn đề nữa cũng xin lưu ý và tham khảo;
1- CHỈ cho ra hoa những giò những ngọn đủ “khoẻ” nghĩa là lá đang căng không có hiện tượng khô-nhăn nheo vì thiếu nước-rễ mới đang phát triển liên tục tối thiểu 5-7cm trở lên,còn lại nhất là hàng rời mới ghép dù có ra nụ cũng nên cắt đi để dưỡng cây cho khởe sang năm chơi hoa cũng không sao
2- ĐỪNG BAO GIỜ tự tạo áp lực cho bản thân và cho cây phải Ra Hoa Đúng Tết (Ở RỪNG không ai tác động cả vẫn ra hoa đúng tết như thường)…THỜI GIAN ĐÓ chúng ta nên dành chú ý chăm sóc cho những loại lan khác và làm những việc hữu ích hơn để đến TẾT tâm hồn thanh thản có thể cho phép chúng ta đi sắm hẳn 1-2 giò có hoa sẵn về chơi. QUANH NĂM 365 ngày lúc nào cũng có hoa chơi…theo tôi đấy mới là cái ĐẠO CAO NHẤT CỦA NGƯỜI CHƠI LAN
Trao đổi về thời gian ra hoa của ĐAI CHÂU
# Ngày 7-10: Thời điểm này Đai châu đã nhú nụ, không biết có nở sớm không? Nhớ tết năm ngoái, đai châu nở trước tết 1 tháng, đến tết chỉ còn vài bông, buồn quá buồn. Cứ tình hình này có lẽ lại phải mua cây mới có hoa tết mất thôi các bác ơi!
– Bây giờ nhú nụ thì nên chuyển vào chỗ mát(nhưng vẫn đủ sáng) khoảng 20-30 ngày lại cho ra chỗ nắng-khả năng ra hoa vào 25 tết trở đi,từ khi nhú nụ cho đến khi nở bông đầu tiên trung bình là 120 ngày -đây là kinh nghiệm của riêng loveylan tại vườn nhà,bà con có thể tham khảo còn áp dụng như thế nào và hiệu quả đến đâu…xin lỗi tất cả ACE loveylan không thể chịu trách nhiệm…bởi còn ông trời có thương chúng ta cho nhiều rét hay nắng to liên tục… Từ Quảng bình-Quảng trị trở vào chúng tôi không có ý kiến.
– To.maserati Mùa này Đai Châu báo nụ nếu trời đất thuận thường là kịp tết nhưng cũng phải xem trời đất có thuận theo ý mình không..
– Ở rừng thì kiểm soát cái gì đấy,ngoài Bắc mùa thu lag mùa NĐ có nụ rồi trải qua mùa đông giá rét…đến lúc Xuân về Tết đến thì hoa nở,không phải bác Indo… định nói ngài Bắc không có NĐ đẹp đấy chứ
Ánh sáng chỉ đóng góp 1 phần nhưng không phải quan trọng nhất
@ Anck; theo em thân cây sống có độ ẩm cao hơn thân cây chết (nếu chưa mục) là yếu tố giúp cây ở rừng mạnh khỏe chứ không phải chất dinh dưỡng từ nhựa cây (làm gì có vòi như ong mà hút).
Như bài viết của bác nếu tôi nhớ ko nhầm thì Ngọc điểm khoảng 90 ngày từ khi nứt mắt đến khi nở hoa thì mua thu làm sao có nụ đây!
Lan rừng là một loại cộng sinh (ai dà không biết đúng ko đây có chi các bác sửa lại nghen nếu ko để em đi tìm sinh vật lớp 9 để xem hình như là loài tầm gửi thì đúng hơn trừ loài địa lan)nói tóm lại vỏ của các thân cây sống đều có hơi nước (nếu cây khô khi để tay lên ta luôn ko có cảm giác mát lạnh vì ko có hơi nước được vận hành trong thân cây của nó; còn cây đang sống luôn có sự trao đổi chất làm kích thích cho lan bám và cũng sống nhờ một phần dinh dưỡng và nước từ vỏ cây) cây chết thì hầu như lan rừng rồi cũng dần chết theo. bác nào hay đi rừng cho em xin thêm ý kiến nha. Vài dòng trao đổi có chi sai xin các bác sửa chữa, bổ sung.
Bác rồng bay, em viết mốc trung bình 120 ngày có nắng, có rét tùy từng vùng không phải 90 ngày, các tỉnh miền trong ấm hơn thì sẽ ít ngày hơn, vùng Mốc châu, mai châu là 120 ngày, ở Hà nội và đồng bằng Bắc bộ là 100 ngày, năm nay chắc chắn hơn khi những cây có nụ muộn gặp đợt rét vừa rồi…
– Em nói ánh sáng không phải quan trọng nhất vì mùa đông phía bắc trời xám xịt, độ quang hợp rất kém,cây có thể phát triển chậm,ra hoa đợt này bất cứ loại gì đều không đẹp,nhưng những cây giống tốt,khỏe vẫn cho hoa đẹp vào lúc xuân về thời tiết ấm áp hơn(tất nhiên ánh sáng sẽ nhiều hơn)
– Vậy thì ánh sáng chỉ là yếu tố quan trọng nhất lúc hoa nở chứ không phải toàn bộ quá trình nuôi hoa,và giống hoa dài, ngắn,có cánh mai hay cánh thường….
– Nếu bác Rongbay ở Hà nội hoặc bác indo….có thể chứng kiến những cây có hoa và lá,thân phát triển đẹp nhất,tốt nhất là những cây em để trong mái nhựa xanh tầng 1 gần 2 năm qua(điều này các bác có thể tham khảo các anh-em DLR các nơi từng đến thăm nhà em)…tất nhiên chăm sóc sẽ vất vả hơn để lưới bình thường vì cũng là bất khả kháng.
– Ở rừng có thể mùa đai châu có nụ, cây mẹ rụng hết lá mang lại nhiều ánh sáng nhưng những loại như hàng lá xếp nhỏ dựng hình chữ V(hàng cam-pu-chia) hay những loại lá xếp ngắn không bao giờ và mãi mãi không thể có hoa đẹp đúng tiêu chẩn được.
– Còn mấy vấn đề cộng sinh và cây rừng của bác,em xin lưu ý không biết trong Nam thế nào các nhà vườn ở Hà nội và Hà tây không hề và không có thời gian tưới phân cho vài nghìn giò đai châu nói riêng,lan rừng nói chung của mỗi vườn.
– Bác hỏi bác Lém..VVV xem ở rừng có phải chỗ nào có lan rừng chim cũng “Ị” vào hay không,hay xem luôn những hình ảnh bác Lém đưa lên không phải bụi lan rừng nào cũng có lá mục ở gốc.
– Bác có biết có những tác giả viết sách rất hay,rất nổi tiếng…nhưng cả đời chưa hề đến rừng một lần nào,hoặc nhìn cây này đoán cây kia cũng sống như vậy…
– Nhưng họ vẫn có giá trị vì như bác DMS nói nếu không có họ tổng hợp kiến thức của nhân loại thì chings ta cũng gặp vô vàn khó khăn trong việc nhận biết và chăm sóc.Nhưng không phải và mãi mãi tất cả lý thuyết của họ đều đúng tuyệt đối.
– Bác indo…nói theo cảm nhận của bác ấy với các cây trồng ở miền trong ấm áp và rút ra được từ điều kiện chăm sóc của các bác phía Nam,một số bông ngọc điểm pot lên của bác Indo…cũng khá đẹp và lạ nhưng bác indo…cũng không bảo đấy là chân lý chung áp dụng cho mọi vùng….
– Vùng Tây bắc từ Điện biên, Sơn la, Mộc châu…Đai châu cũng không phát triển tốt theo như một số anh-em đề cập kể cả ở rừng cũng như ở vườn nhà trong khi thích hợp với rất nhiều loại lan rừng như Đà lạt.
– Ngược lại tại rừng Trường Sơn có gió Lào khô và nóng gần như quanh năm đai châu lại phát triển rất tốt, ở Lào cũng vậy ??? mặc dù gần với Tây bắc.
– Vùng rừng Tây ninh và một số anh-em DLR ở Tây ninh cũng cho biết ngọc điểm cũng phát triển tốt mặc dù ít có hoa đẹp (theo tiêu chuẩn).
– Sách vở cũng được,kinh nghiệm thực tế… cũng được bác nào biết đến đâu cùng mang ra trao đổi đến đấy để anh-em cùng bàn luận sâu hơn nữa về vấn đề này.
– Còn tôi: tất nhiên suốt đời chơi lan này sẽ chú ý nghiên cứu, tìm hiểu,theo dõi…vấn đề này.
– Tại sao và vì cái gì…???
– Chắc là không phải để viết sách rồi……..hic…hí….
5.4. Sâu bệnh hai lan ĐAI CHÂU:
Câu hỏi: Em cũng là một tên nghiện tai châu đó,trước em cũng từng có một cột tai châu tuyệt cú mèo, nhưng năm ngoái do đi công tác nhiều, em không chăm được nên bị nấm toi mất rùi, cột đó em trồng được 4 năm. hỏi anh luôn trong trường hợp gặp lại thằng nấm này: nó có vỏ mầu nâu như vỏ của hạt vừng, nhỏ như đầu que tăm và có chất trắng ở bên trong, em dùng thuốc chống nấm đủ kiểu mà không ăn thua, nó cứ làm lá vàng dần, nó phát triển cực nhanh như kiểu nhân đôi vậy.anh có cách nào chữa không.
Trả lời:
– Minh có cây cát cũ cũng bị bệnh này. Mình hay chữa thủ công bằng cách lấy móng tay cạo hết những con rệp này ra khỏi lá và gốc cây. Lau lại lá bằng nước sạch có thể pha chút cồn thấy cây không còn bệnh.
LƯU Ý cách trên áp dụng với cả cat,đen và các loại địa lan…
Theo em thì bác đưa ra câu hỏi này chả biết quái gì về muối với lại sương muối, sương giá cả. Gọi là sương muối nhưng có phải là muối đâu, đó là hơi nước ngưng kết thành các hạt thể rắn, xốp , có màu trắng như muối đọng lại trên bề mặt các vật, tương tự như trong tủ lạnh vậy. Nó hoàn toàn có thành phần là nước H2O chứ không có muối khoáng gì cả nhưng do lạnh như thế nó hại cây cối lắm, cháy lá là gần như chắc chắn. Sương muối thường chỉ hình thành khi nhiệt độ không khí khoảng dưới 4 độ C trong khi nhiệt độ của các bề mặt rắn như lá cây, đất đá đã rơi xuống khoảng 0 độ C, lại ẩm nữa, do vậy đừng bao giờ mơ là sẽ có sương muối cho anh em thưởng lãm ở cái vùng Hà nội, Hải phòng này, chỉ lên mạn ngược thôi. Còn ở mạn đồng bằng chúng ta chỉ có sương mù, sương khói, sương móc (sương đọng thành nước do nhiệt độ bề mặt vật thấp hơn nhiệt độ điểm sương)và cùng lắm đến sương giá, rất lạnh nhưng chưa thành băng. Mấy cái lá bị thối nhũn như trong topic này là do sương giá hoặc đọng nước qua đêm mà thành thôi.
Vấn đề muối do phân bón vô cơ mời bác tham khảo ở topic phân bón cho chúng tôi em nghĩ không liên can gì tới topic này,vấn đề bác hỏi về “nông học: em xin thưa rằng bác có biết tại sao cùng một đơn thuốc trên cùng một người bệnh mà có thày lang chữa khỏi hoặc nhanh khỏi còn có thày chữa lâu khỏi hoặc hoặc khỏi không….dẫn đến tình trạng có người giỏi thì đông khách,còn người thường thì vắng khách…
– Xin thưa rằng:tất cả ở khâu tìm được nguyên nhân phát bệnh,thời điểm chữa bệnh và khả năng kháng thể của từng người…
– Kinh nghiệm của các bác ở vùng này không chắc thành công ở vùng khác,ở thời điểm khí hậu khác,các nhà nông học cũng không là ngoại lệ…đúng hôm nay nhưng có thể sai về sau vì vậy mới liên tục có phát minh,cải tiến…chưa kể không phải tất cả những điều viết thành sách và rao giảng trên giảng đường đại học là chân lý
– Đây là nguyên nhân có những người mà ta phải gọi là nghệ nhân khi phần lớn trong số họ chưa một lần bước chân vào giảng đường đại học
– Quay trở lại vấn đề chính của topic này,ban đầu khi một số bác chưa biết rõ nguyên nhân đã vội phán là do tưới phân quá liều….sau khi biết được tất cả những người có lan bị bệnh đều không tưới phân thì các bác đưa ra một loạt cách chữa trị mỗi người một cách…xin hỏi các bác cái gì chứng minh các bác đã từng làm và thành công trong điều kiện thời tiết như vậy ở Hà nội
– Chia sẻ cách chữa bệnh bằng mắt thấy,tai nghe,tai sờ…thậm chí đến tận nơi làm hộ mà còn gặp không ít thất bại nữa là đọc qua sách báo và giao lưu trên mạng….tất nhiên các bác chia sẻ là điều tốt và có nhiều lần áp dụng thành công nhưng không phải là tất cả mà luôn luôn có ngoại lệ
– Bạn Hongphi mặc dù là người mới chơi nhưng có cách dùng kem đánh răng đã thành công theo em là một phương pháp hay cần được áp dụng rộng rãi vì có khả năng trong kem đánh răng có hàm lượng clo cao hoặc chất sát trùng tốt…
– Phương pháp dùng ridomin khô của bạn Tuấn Anh Gia Lâm đang áp dụng cũng thành công bước đầu và bản thân em và raika cũng đang theo cách này….tất cả là mắt thấy,tai nghe,tay sờ….
– Tất cả các cách thành công hiện nay là đều dùng cách chữa trị khô,không pha nước để tưới,bởi vì như em đã nói năm ngoái bác Nghĩa đã thất bại thảm hại vì dùng cách pha với nước…chắc nhiều bác nghĩ rằng em cố chấp,thích nổi tiếng nên dẫn chứng bài học đau xót của bác Nghĩa ra để bảo vệ quan điểm của mình,muốn mọi người theo chúng tôi thưa là;Tất cả điều đó là vớ vẩn,sở dĩ nhiều người theo em bởi vì họ thấy em làm như vậy,thậm chí họ còn e ngại chỉ dám làm với 1-2 cây còn em chơi luôn một lúc 5-10 cây…cùng thành công hay thất bại với họ…
– Raika hỏi tại sao cat của anh lại không bị mặc dù chúng chịu nước kém hơn đai châu
– Câu trả lời là;cat,hoàng thảo…và một số loại thân mọc trùm khác chúng chứa nước chủ yếu ở giả hành chứ không phải ở lá,nên chúng có thể bị cháy đen lá với những chấm đen và hay thối rễ và giả hành khi bị thừa nước…ít khi bị chấm vàng ở lá (mà có nước ở trong)…không phải trường hợp bị cháy lá do bác nhât anh dẫn chứng vì bị như vậy ít khi có nước đọng ở trong
– Ngược lại đai châu cũng như một số loài đơn thân khác lá lại chứa nước nhiều hơn thân lên gặp thời tiết rét đậm,nhiệt độ xuống thấp lượng nước trong lá bị cô đọng lại(các bác không tin có thể để chai dầu nhớt ra ngoài trời sẽ rõ) hầu như không thể trao đổi chất được cộng thêm quang hợp kém trong những ngày mưa phùn giá rét nên dẫn đến tình trạng trên
– Các bác ở nơi khác có nhiệt độ cao khi tưới thuốc bằng nước thì chỉ 1-2h sau lá đã khô và chỉ còn thuốc đọng lại trên lá nên công dụng rất cao,ngược lại ngoài Hà nội và các tỉnh phía bắc lá không hấp thụ được nước,quang hợp kém dẫn đến tình trạng ngược lại vi khuẩn theo đường nước tưới lây lan ra nhanh hơn(Không khác dùng phân là mấy)-Đây là nguyên nhân vườn Bác Nghĩa năm ngoái càng tưới càng bị,sau khi dừng thì khỏi
– Những dòng này em viết không phải bác bỏ ý tốt của các bác mà cần những điều thực tế như Hongphi hay Tuấn Anh Gia lâm
Mình có một thắc mắc mà suy nghĩ hoài chưa biết giải thích thế nào cho đúng:
Cũng là cây Ngọc điểm đưa từ rừng về trồng. Trong cùng điều kiện ẩm và đọng nước kéo dài như thế (mà trong rừng thì độ ẩm chắc chắn khủng khiếp hơn môi trường của chúng ta trồng lan nhiều). Thế tại sao Ngọc điểm trong rừng không bị mà trồng ngoài môi trường của mình tạo ra lại bị thối nhũn? Vì nếu cùng điều kiện sinh bệnh thì tất cả sẽ cùng bị bệnh. Cây trong rừng chết sạch thì lấy đâu mình chơi các bác nhỉ?
Chậc, nghĩ chưa ra!
Không phải cây trong rừng không bị và cũng không phải tất cả đều bị đâu bác Nhật Anh,trong vườn của em để cùng một chỗ mà có ngọn bị,ngọn không thậm chí cạnh nhau kể cả rừng lẫn công nghiệp…em cũng thắc mắc và chưa hiểu hết như bác nên chỉ tạm đưa ra vài nguyên nhân sau đây thôi….
– Khi một số ngọn bị rồi em phát hiện sớm và phòng-trừ nên chúng chưa kịp lây lan ra
– Cũng như người bệnh mà em nói ở trên tùy từng cây mà bản năng sinh tồn của chúng cao hay thấp,chất kháng thể trong cây nhiều hay ít
– Ngay ở trong rừng có thể tỷ lệ ít nhiều tùy từng vùng nhưng em không tin là không có cây bị như vậy,ý của bác hỏi là tại sao khi lấy ở rừng về không thấy ngọn nào bị đốm vàng sẵn như vậy và đã lây lan thì có thể lây hết cả cánh rừng
– Theo em hiểu thì lấy ví dụ ở nước ta một số vùng phía Nam có ngọc điểm phát triển mạnh chưa khi nào có cả mưa,rét và sương….kết hợp cùng một lúc như vừa qua ở Hà nội và thỉnh thoảng cũng bị 1-2 ngày trong năm
– Ở Tây bắc và Lào khi mùa đông đến lại thường ít mưa nên ngay cả u-lồi cũng phát triển tốt không cứ ngọc điểm
Vàng lá cũng có 2 kiểu vàng bạn chưa nói rõ,đó là vàng ro khô lá dần dần hay là vàng do bị thối….nguyên tắc ngọc điểm mùa này chỉ tưới B1,rễ ra tầm 2cm mới tưới hữu cơ một tháng chỉ 1-2 lần,nếu là 5-1-1 chỉ dùng 50-60% liều hướng dẫn,nếu là nước ốc ngâm đặc thì pha một chén với 20 lít tường đương 1cc 1 lít(cái này phải tự điều chỉnh),phân hữu cơ mà bạn dùng như vậy với cây như vậy là quá nhiều,lá mới chưa lên được,lá cũ ở rừng không thể hấp thụ hết lượng phân hữu cơ như vậy
– Còn một nguyên nhân nữa là dùng phân hữu cơ rất nhiều rệp sáp,không biết bạn có để ý không,chính rệp sáp bám trên lá cây chích hút nhựa của lá cũng là nguyên nhân làm cho lá vàng rất nhanh
– Một nguyên nhân nữa là cây lúc mua về trong năm không cắt hết hoa khi cây chưa có rễ nên xuống sức rất nhanh
– Nguyên nhân cuối cùng và theo tôi đoán là dễ xảy ra nhất,là không đủ độ ẩm,nếu trồng trên sân thượng với cây như vậy phải để thật thấp dưới đó tạo môi trường có độ ẩm cao như chậu nước hoặc chậu cây có đất luýc nào cũng ướt(có nhiều nước)…nếu không tạo được vùng tiểu khí hậu mát như vậy thì bạn tưới ngày 4 lần vẫn chưa đủ đừng nói là 2…dẫn đến tình trạng lúc thì vừa tưới xong khoảng 1h sau giá thể(gỗ) đã khô hoặc tưới nhiều quá vào đúng ngày trời mưa hoặc tưới muộn quá vào khoảng 5h chiều trở đi cũng có tác hại như nhau cả.
– Theo nguyên tắc khi nào rễ dài ôm chậu hoặc giá thể mà bạn ký(ghép) vào,ít nhất một cái lá ở ngọn(lá mới) đang có đà vươn lên thì mới treo cao hơn và tưới phân nhiều hơn(hữu cơ vẫn là không quá 2 lần trong một tháng,còn vô cơ thì 30-10-10 một tuần một lần tỷ lệ 50% trong 3 tháng liên tục)
Chỉ một lý do duy nhất là cây chưa thích nghi môi trường sống; cây bản địa xung mãn nhưng về người trồng ko cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng, bên cánh đó do môi trường không thuận lợi lên cây không thích nghi hấp thụ dinh dưỡng được; nhiều khi bạn muốn mau ra rễ, mầm lá mới mà tưới kích thích ép cho ra rễ, lá mới cũng là nguyên nhân làm lá khô và chết.
Bác all cho tôi hỏi những cây chết đã ra rễ chưa? nếu rồi thì đã bám vào giá thể chưa?
Tôi có một bài học đau đớn: tưới dầu vào gỗ rồi đốt cho gỗ cháy thành than, buộc cây gì vào là chết cây đó. Có 2 vấn đề ở đây: thứ nhất là hoá chất ở giá thể (dầu hoặc…), thứ 2 là một khúc gỗ đã cháy thành than có tác dụng ngược là quá khô, phải ngâm vài ngày cho ngậm no nước rồi mới trồng, nếu không nó sẽ hút ngược nước của cây làm cây lúc nào cũng thiếu nước dẫn đến khô héo rồi chết.
To Loithuongtin: nếu như bác nói là phơi nắng mà lá non không có chấm đen nào thì chắc bao nhiêu phần % cho ngọn ĐAI CHÂU trắng tuyền, em có một ngọn đã ra hoa, vì vị trí đặt cây, thì cây đó ở vị trí hơi nhiều nắng(không chỉ là một tuần mà là 8tháng) nhưng lá non và lá cũ không hề có chấm đen.hoa nó cũng ra đợt Tết rùi,đã được kiểm chứng, mặt sau của các cánh hoa thì một màu hồng, còn mặt trước thì không có chấm tím nào, hòan toàn trắng đục, còn lưỡi thì vẫn có màu tím. cánh khít nhưng không chồng lên nhau.
6. Các vấn đề khác:
6.1. Nhân giống: (chưa có tư liệu)
– Nhà mình cũng có một cây Ngọc Điểm, trồng đã được 6 năm, cao khoảng 7 tấc. Cuối năm 2005 từ gốc nó nhảy được 2 cây con, sau đó cả mẹ lẫn con đều mang hoa. Tết bận việc quá nên không tưới được, hậu quả là một loạt lá dưới chân cây mẹ bye bye chủ nhân…. Đến giờ cả 2 cây con đều đã cao được hơn 10Cm nhưng vẫn không lấp được khoảng trống dưới chân cây mẹ, nên nhìn không đẹp lắm. Nghe nói, muối ép Ngọc Điểm đẻ con thì để nó nằm ngang, mình chưa dám thử vì sợ nếu không thành công cây sẽ bị biến dạng. Huynh nào có cách gì không xin chỉ với!
– Bạn trồng được 6 năm mà đẻ được 2 cây con 1 cách tự nhiên là niềm mơ ước của nhiều người đó, còn nó chưa nhìn thấy đẹp lại là vấn đề tạo dáng và chăm sóc,hôm nào bạn chụp hình rồi pot lên cho anh em thưởng thức cùng bàn luận có thể rút ra được “cái gì chăng?”, còn cây bé và non kể cả bạn dốc ngược nó lên cũng không thể đẻ ngay được,muốn nó đẻ phải dùng kỹ thật khác…tuy nhiên hại nhiều hơn lợi.
Xin lỗi các chị em phụ nữ….bạn cứ hình dung 1 thiếu nữ dậy thì 15 tuổi mà đẻ con thì sẽ ra sao…
6.2. Nhận diện ĐAI CHÂU trắng và ĐAI CHÂU đỏ
– Trắng tuyền và đỏ tuyền của rừng Việt nam là do đột biến trong lúc thụ phấn,cũng như cáo trắng tuyền,sóc lào trắng tuyền,địa lan xanh-vàng…cái khác nhau cơ bản nhất là hương rừng dường như thơm hơn,đặc trưng hơn và rất hiếm nên đắt
Hiện tại thì Việt nam chưa cấy được mô 2 loại này thì phải, cùng lắm là nhập hàng mô chai từ thái hoặc đài loan về đỏ rừng và trắng rừng cũng có đủ cả lá xếp,lá lướt,hoa cánh mai,cánh 3 tiêu như các loại khác cũng như tất cả các loại đột biến khác chúng thường yếu hơn các loại bình thường,đòi hỏi chế độ chăm sóc phải chú ý hơn
– Thường thì đầu rễ xanh một màu hoặc trắng là hoa màu trắng,đầu rễ càng đen môi càng sẫm….các loại bình thường màu tím hoặc tím nhạt…tuy nhiên có những loại đột biến thì không theo quy luật nào cả
– Tiêu chuẩn chọn của một cây tai châu có bông trắng tuyền thì ngòai 2 yếu tố bác đã đưa ra thì còn các yếu tố khác nữa không????
– Xem lại đi,cây đó không thể có đầu rễ non xanh lét toàn bộ được mà chắc chắn sẽ có một vòng ngấn tím mờ ở đoạn tiếp giáp với rễ già,nếu khẳng định đầu rễ non cũng xanh lét toàn bộ như đúng 2 tiêu chuẩn của trắng rừng mà ra hoa như vậy người ta sẽ cười cho đấy
– Tí về em sẽ xem lại, nhưng đang mùa mưa nên sẽ không chính xác, phải để mấy hôm nữa nắng trở lại đã, em không khẳng định là rễ cũng xanh như vậy, vì đây là lần đầu tiên em đọc tiêu chuẩn để chọn trắng rừng nên chưa để ý kỹ rễ của nó, nhưng lá thì thật sự không có chấm đen nào cả. Thanks anh nhiều
– Tiêu chuẩn đầu tiên là rễ đã,sau đó mới tới lá,đây cũng là chiêu mà một số cao thủ ở Hà nội khi xuống Hải phòng săn đai châu truy lùng đầu tiên…từ nay chú ý đó
Post lại bài của bác Indochine otchids
Sau khi chào mua Ngọc điểm đỏ rừng một thời gian, mình đã nhận được rất nhiều lời giới thiệu và mình đã xem một số. Vừa rồi, mình đã mua được một cây 5 lá giá 1,2 triệu đồng. Người bán bảo đảm là Ngọc điểm rừng màu đỏ nhưng mình chưa biết có phải hay không chắc phải chờ đến Tết 2008 mới biết được. Sau đó, trong một chuyến đi công tác ở Bình Phước, vô tình khi nói chuyện hoa lan với một số đồng nghiệp thì được giới thiệu xem hai cây Ngọc Điểm đỏ của rừng 100%. Đây là số cây được người dân vùng Bình Long, Phước Long sưu tầm để chơi. sau khi quan sát kỹ cả cây của mình và một số cây ở Bình Phước, mình nhận thấy Ngọc điểm đỏ rừng có một số đặc điểm như sau: Lá xanh đậm, cỡ lá vừa phải. Nhìn chung, nếu chỉ nhìn thoáng qua thì không thể nào phân biệt được với Ngọc Điểm thường. nhưng có một đặc điểm không thể lầm lẫn với Ngọc Điểm đỏ Thái Lan hay Đài Loan đó là lá Ngọc điểm đỏ tự nhiên toàn thân màu xanh, trong khi Ngọc điểm đỏ Thái Lan hay Đài Loan cây nào lá cũng có một phần màu đỏ. Hầu hết Ngọc điểm đỏ của Thái Lan hay Đài Loan, thậm chí là Ngọc điểm trắng cấu trúc là là xếp, trong kho Ngọc điểm rừng là lá sừng châu. Những thông tin này cần một thời gian để kiểm chứng nhưng hy vọng cung cấp phần nào thông tin tham khảo cho các bạn muốn sưu tầm Ngọc Điểm đỏ rừng. Nếu có điều kiện mình sẽ post hình cây Ngọc điểm của mình và hình chụp ở Bình Phước cho các bạn xem.
Nhân bàn về sự hiện diện của ngọc điểm đỏ rừng Vn, mình nhớ đến 1 bài nói về ngọc điểm đỏ của Thái và công lao của Gs Sagarik trong việc phát triển dòng ngọc điểm đỏ mang tên ông (Rhynchostylis gigantea red Sagarik strain):
Theo ông này thì do sự phân bố của các đốm màu trên cánh hoa ngọc điểm thì có thể tồn tại 3 dạng trong tự nhiên:
– Trắng đốm (dạng phổ biến nhất)
– Trắng tuyền: không có đốm màu nà0
– Đỏ tuyền: các đốm màu tập trung khít vào nhau
Tất nhiên là 2 dạng trắng tuyền và đỏ tuyền là rất hiếm gặp trong tự nhiên. Ông Sagarik mới tuyển lựa những cây có nhiều đốm màu đậm và to cho lai với nhau (có cả tự thụ phấn nữa) thì kết quả là trong đám con lai có được nhiều cây có đốm màu chiếm gần hết cánh hoa. Từ những cây này ông lại cho lai tiếp với nhau thì có được những cây có hoa gần như đỏ tuyền, cứ như vậy mà cuối cùng ông Sagarik có được nhiều cây Ngọc điểm đỏ tuyền với giải thưởng lớn (Tài liệu này được đăng trên “Tìm hiểu hoa lan” lâu lắm rồi nên tìm không ra bản gốc).
Như vậy Ngọc điểm đỏ của Thái lan có được cũng là do sự chọn lọc nhân tạo, giả sử Việt nam mình không có dạng đột biến tự nhiên nhưng những cây có dạng hoa đẹp với đốm màu to đậm thì chắc là đã hiện diện trong những bộ sưu tập của các thành viên Dalatrose, tại sao mình không thử làm theo nguyên tắc này để tạo ra dòng Ngọc điểm đỏ của Dalatrose Việt nam?
Đây mới là chân lý,là sự thật và hướng giải quyết tuy gian nan nhưng không phải là không thể,N.Đ đỏ(hồng) đốm hoặc tím đốm nhiều lai tự nhiên hiện nay đã có ở Hà nội,phần còn lại dành cho chủ nhân những bông hoa đó và những nhà khoa học dũng cảm…cám ơn bác Việt Hoàng đã đóng góp một bài viết suất sắc
Đúng là vô cùng gian nan vì Ngọc điểm trồng từ cây con phải khá lâu mới ra hoa, lại thêm hoa chỉ nở mỗi năm có một lần. Nhưng vì đây là cách sinh sản hữu tính nghĩa là có khả năng xuất hiện nhiều kiểu tổ hợp gene khác nhau cộng với số lượng hạt thu được cũng rất nhiều nên hy vọng là bên cạnh màu đỏ tuyền là mục đích chính, có khi lại xuất hiện những cây ngọc điểm đặc sắc khác. Có thể tham khảo cách làm của Gs Sagarik là ông gieo hạt của nhiều cặp lai rồi phân phát cây con cho nông dân trồng miễn phí chỉ với điều kiện là để cho ông theo dõi quan sát khi cây ra hoa. Vậy thì nếu như ban đầu mình chọn được nhiều cặp bố mẹ tốt rồi cung cấp với giá rẻ cho các thành viên Dalatrose, với sự kiên trì theo dõi chọn lọc những cây tốt nhất từ đám lan con này thì có thể hy vọng trong tương lai Việt nam cũng có những cây Ngọc điểm nổi tiếng. Mặt khác, sự xuất hiện với số lượng lớn những cây không hẳn xuất sắc nhưng vẫn đẹp hơn Ngọc điểm rừng cũng góp phần đẩy lùi sự khai thác Ngọc điểm tự nhiên hiện nay.
6.3. ĐAI CHÂU rừng và ĐAI CHÂU công nghiệp
Đai châu công nghiệp chịu gió mưa có kém hơn hàng rừng 1 chút nhưng không đến nỗi quá khó không thể chăm sóc,những ngọn 100 nghìn trở nên của anh chưa chết ngọn nào cả.
Như anh đã từng nói,cách đây 1 năm anh lấy 50 ngọn mô nhỏ loại 15-25 nghìn để thí điểm vừa ghép gỗ vừa trồng chậu-đến nay tỷ lệ sống là 90% và đang phát triển tốt. Tất nhiên chăm sóc nó có khác so với hàng rừng 1 chút;
Thứ 1; là hàng công nghiệp nên phải thường xuyên phân-thuốc định kỳ-lá sẽ càng ngày càng to,bộ rễ phát triển mạnh,chịu nắng-nóng giỏi hơn hàng rừng,ít khi bị xuống lá.
Thứ 2;đừng bao giờ để khô lâu quá 3 ngày,đừng để mưa dầm nhiều quá khi mới mua về,hàng rừng có thể treo không hàng tháng hoặc chịu khô hạn hàng tuần,cùng lắm chỉ rụng nhiều lá khó bị chết ngay được.
Còn hàng công nghiệp nếu để vậy thì “bất đắc kỳ tử” như em nói là điều đương nhiên. Còn giống đã là hàng mô “trăm cây như 1” không phải là yếu tố hàng đầu trong việc cây bị chết
– Nguyenphong,cũng như địa lan vậy,không tả được thành lời đâu và không phải ai cũng phân biệt được đâu,chỉ có cái này là đa số dễ phân biệt,1 ngọn đai châu trắng tím hàng rừng luôn toả hương xa hơn…đi ra đi vào lúc có lúc không,chập chờn trước mũi là mùi vị hương rừng riêng biệt,còn hàng công nghiệp đứng gần hoặc “ngửi” sát bông hoa thì mùi thơm đậm đặc, nồng nàn, ra xa một chút khoảng 2-3 mét thì cố lắm cũng chỉ nắm bắt được đôi chút thoang thoảng nếu được 1 làn gió nhẹ đưa lại,còn ở vườn nhà ai thoáng đãng thì với khoảng cách như vậy không thấy mùi gì cả
– Thưa các bác! tôi cũng chưa nhìn thấy hoa đai châu đỏ rừng nhưng trắng rừng thì cũng nhìn thấy 2-3 lần,hưong thơm không khác gì trắng tím bình thường nên tôi nghĩ đỏ rừng cũng sẽ có hương như vậy,thường thì lai tự nhiên chỉ có đột biến về màu sắc và kết cấu hoa chứ không đột biến về hương thơm,lá và dáng cây,còn một vấn đề nữa là hàng rừng đột biến như vậy hầu hết cánh hoa kết cấu 3 tiêu,ngược lại hàng công nghiệp hầu hết kết cấu cánh mai.Còn lá bây giờ nhiều người cũng nuôi được lá to như của bác duchk chỉ sau đôi ba năm và thân cũng vậy…chỉ cần cắt phần gốc gồm những lá nhỏ và phần gốc nhỏ để khô cằn 1 chút,giữ lại 1-2 cái rễ thế là cho ra 1 sản phẩm hoàn chỉnh không khác hàng rừng mới khai thác(tất nhiên cũng có cả mùi thơm nữa và cái này thì không hiểu nổi tại sao có người kêu có lại có người kêu không).Vài lời trao đổi chân tình với các bác còn quan điểm của tôi trước sau vẫn vậy: đẹp-chơi,thích-chơi,rễ ra hoa-chơi…và tất nhiên vừa túi tiền của mình vẫn là số 1,còn những thứ khác như xuất xứ,hàng hiếm,giá trị thị trường cao hay đang là mốt…vvv không quan trọng
Loveylan : Mình cũng đồng ý với bạn, loại nào đẹp, vừa túi tiền là chơi cho…đẹp mà. Còn trong giới chơi lan thì có rất nhiều kiểu chơi khác nhau, người thì thích sưu tầm cho bộ sưu tâp, người thì chuyên sưu tầm hàng độc, giá rất cao mà ít có người rờ tới v.v… Nhưng vấn đề là có thật sự đam mê thì mới bền được. Mình đã từng chứng kiến có những người lúc mới chơi mua toàn hàng đắt tiền ai thấy cũng ngột, nhưng chỉ vài ba năm thì nản chí bỏ bê, cây lần lượt chết, thấy mà thương cho các em lan nhưng không biết làm sao để cứu chúng.
Đấy chính là sự khác nhau cơ bản giữa người yêu lan chân chính và người yêu “tiếng” bác ạ,nhiều khi họ chơi để làm sang,cũng biết là đẹp nhưng vì thói quen thích sở hữu cái gì độc nhất mà quên mất rằng nó là sinh vật chứ không phải đồ vật,cho nên sau khi không có thời gian chăm sóc cây lần lượt ra đi là lẽ thường…nhưng có lẽ họ không tiếc bằng chúng ta,những người không được sở hữu chúng nhưng lại có tình yêu với chúng hơn hẳn họ.
Tổng hợp internet bởi Mr.Hải
--- Bài cũ hơn ---
9X “già” Kinh Nghiệm Trồng Lan Thủy Tiên, Kim Điệp Ra Hoa Cực Đỉnh
Kinh Nghiệm Trồng Lan Giả Hạc Thành Công
Một Số Kinh Nghiệm Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Rừng
Kinh Nghiệm Chăm Sóc Lan Rừng
Kinh Nghiệm Xử Lí Và Chăm Sóc Lan Ngọc Điểm Rừng