Top 8 # Khu Trong Rau Sach O Ha Noi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Trồng Rau Sạch Ở Hội An, Trong Rau Sach O Hoi An

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An.

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An. Với những sản phẩm rau xà lách, diếp cá, răm, húng, quế, hành, ngò…thường có mặt trong các món ăn đặc sản Quảng Nam như cao lầu, mì Quảng, tôm hữu, thịt heo cuốn bánh tráng, bánh xèo, bê thui…

Cả làng hiện có khoảng 100 hộ gia đình trồng rau trên diện tích 40 ha với gần 30 loại rau các loại được thu hoạch theo mùa. Một trong những điểm đặc biệt của làng Trà Quế là rau ở đây được gieo trồng theo cách tự nhiên, rất sạch. Bà Lê Thị Bình cho biết: Ở đây không bao giờ dùng thuốc tăng trưởng mà chỉ dùng rong dưới sông là chính. Đem rau ở nơi khác về đây trồng thì rau cũng thơm hơn trước.

Với diện tích đất trồng rau chỉ khoảng vài chục hécta nhưng trồng rau đã trở thành một nghề chính của cư dân trong làng qua nhiều thế hệ. Kể từ khi du lịch Hội An bắt đầu khởi sắc, cũng là lúc làng rau phát triển thịnh vượng nhất. Ngoài việc trồng rau để phục cho các nhà hàng, khách sạn và các chợ đầu mối trên địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, người dân Trà Quế cũng tham gia vào các hoạt động du lịch. Đến với làng quê thôn dân dã này, du khách sẽ được hướng dẫn cuốn đất, vun luống, bón phân, gieo hạt, trồng rau và học chế biến các món ăn từ sản phẩm rau tại làng nghề như những người nông dân thực sự.

Du khách sẽ được nghe người dân nơi đây tự hào kể về những bí quyết khiến rau ở đây có vị đặc trưng hơn bất cứ nơi đâu. Anh Hồ Xuân Thành, một người dân nói: Rau này có hương thơm mà các vùng khác không có do vị trí địa lý kết hợp với nguồn đất tự nhiên và rong, tảo từ con sông Cổ Cò. Rau ở đây nhỏ nhưng mùi hương, tinh dầu rất cao. Nếu cùng mang một giống rau ra khỏi làng này đi làng khách trồng thì không còn được vị như thế.

Nhờ hương vị đặc biệt ấy mà rau Trà Quế đã góp phần tạo nên các món ăn dân dã chỉ có riêng tại Hội An. Rau hành, ngò thì kết hợp với món gỏi sứa, canh chua; cải bằng, ngổ điếc… dùng để nấu lẩu; rau răm, húng, hành lá dùng trong món hến trộn khoái khẩu ở vùng Cẩm Nam. Còn món mì Quảng thì phải ăn với rau sống Trà Quế mới thấy được cái hương vị rất riêng. Rau xanh Trà Quế trước hết phải “sạch” từ khâu chọn đất và hệ thống nước tưới không bị ô nhiễm. Đất được tăng độ mùn và tơi xốp bằng các loại phân chuồng để hoai, phân vi sinh chế biến từ thảo mục.

Bà Nguyễn Thị Lự, bật mí bí quyết: Cách trồng và chăm sóc truyền thống được người làng rau Trà Quế áp dụng với tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất rau sạch theo quy trình khép kín. Nhờ vậy mà không ảnh hưởng đến môi trường, đến người trồng rau và đặc biệt là không ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Dũng- Phó chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, từ 2004 đến nay Hội An đã đầu tư 3 tỷ đồng cho làng rau Trà Quế. Bởi đây là một trong những thương hiệu rau có từ ngàn xưa. Đây không phải là vấn đề khai thác mà là giữ gìn văn hóa truyền thống của cha ông để lại”.

Mới đây, Làng rau Trà Quế – Hội An vừa chính thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam qua thương hiệu “Trà Quế – Hội An”. Làng rau này đã được ngành chức năng cấp Giấy chứng nhận rau an toàn cho nhân dân và tập thể. Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Lý – PGĐ Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) nhận xét: Làng rau Trà Quế có ưu điểm về nguồn nước, môi trường, phân bón tự nhiên, cách ly KCN nên đáp ứng các yêu cầu về an toàn chất lượng và du lịch.

Để phòng ngừa sâu bệnh cũng như giúp các loại rau phát triển nhanh hơn, bà con có thể tham khảo sản phẩm Chế Phẩm Sinh Học Vườn Sinh Thái Cho Rau sản phẩm đã được cấp phép lưu hàng từ 2006.

 

Đồng Nai: Trồng Rau Sạch, Thu Hoạch 400 Triệu/Ha

Theo Sở NN-PTNT Đồng Nai, CLB rau sạch Tân Tiến được thành lập năm 2002. Sau khi thành lập, CLB rau sạch này liên tục tăng về diện tích từ 20 hécta ban đầu, đến năm 2007 tăng lên 25 hécta và hiện nay là 33 hécta, thu hút 35 hộ thành viên tham gia.

Trao đổi với chúng tôi, anh Trần Văn Minh, một hội viên của CLB rau sạch Tân Tiến cho biết, gia đình anh có hơn 8 sào rau, chủ yếu là rau ăn lá như: xà lách, hành, tần ô, rau cải các loại… mỗi năm thu 12 lứa được trên 400 triệu đồng, trừ mọi chi phí gia đình anh còn thu lợi trên 320 triệu đồng. Có được “kỳ tích” như vậy là nhờ gia đình anh được hướng dẫn và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong CLB nên năng suất, chất lượng rau luôn cao, ổn định và không bị bệnh.

Nhiều thành viên CLB rau sạch Tân Tiến cho chúng tôi biết, để rau sạch được năng suất cao, các cán bộ trung tâm khuyến nông và Sở NN-PTNT đã xuống tập huấn và hướng dẫn người dân hạn chế sử dụng phân hóa học thay thế bằng phân chuồng và phân vi sinh. Nhờ vậy, năng suất rau luôn ổn định và đạt trên 40 tấn/hécta. Không những thế, gần đây bà con còn chủ động được nhiều giống rau, củ, quả nên giảm được chi phí đầu tư giống.

Được biết, quy trình sản xuất ở CLB rau Tân Tiến đã được thực hiện theo hướng GAP nhằm đảm bảo yêu cầu khắt khe của thị trường hiện nay. Theo đó, các thành viên trong CLB giảm bón phân hóa học, thay vào đó là phân chuồng được ủ hoai mục kết hợp với phân vi sinh để bón cho rau. Đồng thời, đầu tư làm mái che và hệ thống tưới phun sương nhằm giảm công lao động và luôn giữ được độ ẩm thích hợp nhất cho đất.

Ông Trần Ngọc Linh – Chủ tịch Hội nông dân xã Xuân Hiệp (nơi có CLB rau an toàn Tân Tiến) khẳng định, sắp tới xã sẽ cùng Trạm khuyến nông huyện tập trung kinh phí xây dựng thêm mô hình điểm về cây rau theo đúng quy trình rau sạch (GAP) để định hướng cho bà con trồng và chăm sóc, đảm bảo đầu ra ổn định. Hiện nay, huyện Xuân Lộc có tổng diện tích trên 3.000 hécta rau xanh. Trong đó có gần 90 hécta được sản xuất theo mô hình rau sạch, rau an toàn, tập trung tại 3 CLB và một HTX năng suất cao thuộc 4 xã Xuân Thành, Xuân Hiệp, Xuân Bắc và Xuân Phú. Do mô hình trồng rau sạch đang cho thu nhập rất cao, nên hàng ngày có rất nhiều bà con nông dân từ khắp nơi về đây tham quan, tìm hiểu và học tập kinh nghiệm.

Theo tìm hiểu của NNVN, hiện nay Đồng Nai có hơn 13.000 ha rau các loại, cung ứng ra thị trường khoảng gần 200.000 tấn rau/năm. Trong đó, huyện Xuân Lộc có diện tích trồng rau lớn nhất khoảng 3.000 ha, kế đó là TP. Biên Hòa gần 2.300 ha, Tân Phú khoảng 1.600 ha… Đặc biệt, có rất nhiều CLB và hợp tác xã sản xuất rau sạch với gần 4.000 ha gieo trồng cho năng suất cao. Tuy nhiên, sản lượng rau nói trên cũng chỉ đáp ứng đủ một phần nhỏ nhu cầu tiêu thụ rau trên thị trường. Mặc dù sản lượng rau sạch ở Đồng Nai chưa lớn, nhưng việc tiêu thụ rau sạch vẫn đang gặp không ít khó khăn bởi ngoài những CLB và HTX trồng rau sạch thì vẫn còn nhiều nông dân chưa thực hiện trồng rau theo hướng an toàn. Do đó, chỉ riêng những CLB, HTX trồng rau sạch mới được các hệ thống siêu thị như: Big C, chúng tôi Mart ký hợp đồng tiêu thụ.

(Theo NNVN)

Khu Vườn Trồng Rau Sạch Giá Chục Tỷ Đồng

Không chỉ cho phép người dùng ăn rau ngay tại vườn, chủ đầu tư còn lắp đặt hệ thống live camera tại các trang trại, nhà máy, cửa hàng để truyền hình ảnh trực tiếp 24/24 đến người tiêu dùng.

Ông Lương Trọng Khoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần nông nghiệp kỹ thuật Việt cho biết, ước mơ trồng rau sạch đã được ông ấp ủ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng tới thời điểm này ông mới có khả năng thực hiện.

Đặc biệt, hiện nay thị trường tràn ngập thông tin về tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc, dư lượng chất bảo quản vượt quá chỉ tiêu an toàn, ngộ độc thực phẩm… càng khiến ông mong muốn làm cho ra sản phẩm có thể ăn ngay tại vườn như cách mà người Nhật đã làm tại Đà Lạt.

“Tôi cùng 3 người nữa trong Hội đồng quản trị của công ty quyết định góp vốn làm mô hình trồng rau sạch đạt tiêu chuẩn Global GAP để cung ứng cho thị trường. Veeteq Farm được thành lập dựa trên vốn góp của 4 cá nhân. Chúng tôi vận dụng thế mạnh công nghệ nông nghiệp tiên tiến và cam kết đầu tư dài hạn vào mô hình khép kín từ trang trại tới cửa hàng”, ông Khoa nói và cho biết vì làm theo tiêu chuẩn Global Gap nên quá trình gieo trồng từ khâu lựa chọn hạt giống tới phương pháp gieo trồng tiên tiến giá thể và thuỷ canh rất kỹ càng nhằm kiểm soát dinh dưỡng, phòng ngừa cách ly mầm bệnh, khả năng theo dõi và truy xuất nguồn gốc một cách minh bạch nhất. Sản phẩm sau thu hoạch đi qua dây chuyền sơ chế được thiết kế nhiều bước nhằm đảm bảo sản phẩm đầu ra ở cuối dây chuyền đạt chất lượng an toàn, có thể sử dụng ngay mà không cần rửa lại.

Ngoài ra, để chủ động khép kín mô hình cũng như kiểm soát tốt nhất chất lượng sản phẩm, công ty ông còn đầu tư phát triển kênh phân phối riêng với hệ thống chuỗi cửa hàng, website và hotline đặt hàng. Hơn thế nữa, với phương châm minh bạch hóa mọi thông tin vận hành, hệ thống live camera lặp đặt tại các trang trại, nhà máy, cửa hàng sẽ truyền hình ảnh trực tiếp 24/24 đến người tiêu dùng.

“Với số vốn đầu tư ban đầu xấp xỉ 30 tỷ đồng, chúng tôi kỳ vọng mở 3 cửa hàng ở TP HCM trong năm nay, đồng thời, phân phối hàng cho các hệ thống nhà hàng khách sạn lớn. Ngoài ra, công ty còn kỳ vọng sẽ mở một chợ đầu mối chuyên cung cấp nông sản sạch trong tương lai. Nếu kế hoạch thuận lợi và được người tiêu dùng tin tưởng, sau 4 năm chúng tôi có thể hòa vốn”, ông Khoa nói và cho biết, công ty đã có một cửa hàng trên đường Điện Biên Phủ (quận 10) với 450 mặt hàng rau củ, quả sạch. Ban đầu mỗi ngày đơn vị này đặt mục tiêu bán 2 tấn rau, củ, quả với mức giá cao hơn các loại rau trồng theo cách thông thường 10-40%.

Chia sẻ về vùng nguyên liệu, vị này cho hay công ty có hơn 30ha trên Đà Lạt và Củ Chi. Đa phần các vùng nguyên liệu này do doanh nghiệp kết hợp với các đơn vị chuyên sản xuất rau. Theo đó, phía Veeteq Farm sẽ cung cấp vốn, công nghệ, còn phía đơn vị chuyên sản xuất thì cung cấp đất trồng và kỹ thuật. Trong số 30ha trồng nông sản thì hơn 20ha đặt tại Đà Lạt, còn tại Củ Chi đa phần là các loại rau nhiệt đới và nhà xưởng sơ chế. Do vậy, toàn bộ sản phẩm tại nông trại Đà Lạt sẽ được vận chuyển bằng xe lạnh đến Củ Chi (TP HCM) sơ chế.

Sop): K2O = 52%; S = 18%

1. Giới thiệu về sản phẩm Kali Sunphat (K2SO4 – SOP)

- Tên khác: Kali Sulfat, Sulfate of Potash (SOP), Potassium Sulphate

– Hàm lượng dinh dưỡng: K2O = 52%; S = 18%; Độ tinh khiết cao: Không chứa clo, natri và kim loại nặng.

– Ngoại quan: Bột tinh thể màu trắng

– Độ tan: Bột tinh thể mịn hòa tan nhanh trong nước mà không có bất kỳ dư lượng.

– Phù hợp để áp dụng cho tất các các hệ thống tưới: tưới nhỏ giọt, hệ thống vòi phun sương, phun lên lá.

Kali tồn tại trong khoáng vật ở dạng ion dương K+. Kali sunfat – K2SO4 ít tồn tại ở dạng nguyên chất trong tự nhiên, thay vào đó, nó thường hỗn hợp với các muối chứa Mg, Na và Cl. Các khoáng vật này cần chu trình để tách được thành phần K2SO4. Trong lịch sử, kali sulphat được tạo ra từ phản ứng KCl với axit sulfuric hoặc phản ứng tổng hợp phân hủy KCl với Natri sunphat. Tuy nhiên, sau đó người ta tìm thấy rất nhiều khoáng vật có thể khai thác để sản xuất K2SO4.  Khoáng vật chứa K như Kainite hoặc Schoenite được khai thác và được sục rửa cần thẩn bằng nước và dung dịch muối để loại bỏ phụ phẩm và sản xuất K2SO4. Ở New Mexico (Mỹ), K2SO4 được tách từ quặng langbeinite nhờ phản ứng với KCl.

2. Tác dụng của Kali Sunphat (K2SO4 – SOP) đối với cây trồng

– Kali Sunphat (K2SO4) là loại là loại phân bón cao cấp vừa chứa hàm lượng Kali (K2O = 52%) vừa giúp cung cấp lưu huỳnh (S = 18%) cho cây trồng, rất phù hợp với cây có nhu cầu lưu huỳnh cao hoặc cây kỵ gốc Clo như: Sầu riêng, cà phê, mía, ngô, đậu phộng, các loại rau màu…

– Kali Sunphat (K2SO4​) giúp cây ra hoa sớm, chín sớm, làm cho trái cây ngon ngọt hơn, màu sắc đẹp hơn và tăng năng suất.

– Kali Sunphat (K2SO4​) giúp chống đổ ngã, giảm tỉ lệ lép, làm vàng, sáng và hắc hạt lúa.

– Kali Sunphat (K2SO4​) làm lớn củ, rau màu xanh tươi lâu hơn, bảo quản tốt trong vận chuyển.

Quy cách đóng gói và lượng bán tối thiểu

– Quy cách đóng gói chuẩn của Kali Sunphat (K2SO4​): bao dứa 25kg

Liên hệ Hotline: 0362.180036 để có giá bán sỉ tốt nhất.