Top 7 # Hoa Lan Kiếm Trần Mộng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Phong Lan Kiếm Trần Mộng Sapa

Người Á Đông có truyền thống văn hoá hàng ngàn năm, nuôi trồng và thưởng ngoạn Địa Lan Kiếm (Terrestrial Cymdibium).

Hiện nay, ngành nuôi trồng mang tính công nghiệp các loài lan lai, có cần hoa cao, bông hoa to, mầu sắc rực rỡ, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu trong ngành nông nghiệp ở nhiều nước như: Thái Lan, Đài Loan, Singapore v.v…

Nhưng nuôi trồng và thưởng ngoạn Địa lan Kiếm vẫn giữ vị trí độc tôn ở Trung Quốc. Các văn nhân, mặc khách phương Bắc đã coi Địa lan Kiếm như có “Tiên lực” thu hút tâm hồn con người. Rất dân dã, nhưng cũng rất cao sang… “Ai đã xem hoa lan nở, trên trái đất này sẽ không có cái gì đẹp nữa”…

Nhiều sách vở viết về lan ở Trung Quốc, chủ yếu giới thiệu về các loài Địa lan Kiếm. Có sách không có một dòng chữ nói về các loại lan khác, kể cả các Phong Lan Kiếm (Epyphytic cymdibium).

Người Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Nam Định, Hà Tây, Hưng Yên, Thái Bình v.v… cũng đã gìn giữ được nhiều loài Địa lan Kiếm quý giá như Thanh Ngọc, Hoàng Vũ, Cẩm Tố, Thanh Trường, Đại Mặc, Trần Mộng, Bạch Ngọc, Tứ Thời v.v…

Cách thưởng ngoạn Địa lan Kiếm của các Sĩ phu Bắc Hà xưa và nay cũng khá giống nhau: Thư Thái! Ung dung! Để thấm dần dần: Hương dịu! Dáng thanh! Sắc nhã!

Nhà thơ trẻ Trần Anh thuận đã thốt lên:

“Yêu mình một, quý lan mười Chỉ một lần ngắm, trọn đời ngẩn ngơ”.

Người ta sẽ cười những ai kê sát mũi vào bông lan và hít thật sâu! Thật mạnh! Thưởng thức hương lan thế vậy sao!

Cứ bình tĩnh, hương lan thường toả hương từng đợt. Nhà thơ Đinh Hạnh đã viết:

” Hương lan, người Ngọc hay lờ lững! Chợt có rồi không! đến ngỡ ngàng”

Địa Lan Kiếm Trần Mộng được nhiều người ưa chuộng. Cánh đài, cánh hoa của loài lan này có màu hồng pha mầu cánh gián, khi hoa nở lại hơi uốn cong về phía sau, thật là duyên dáng! Hương thơm rất kỳ diệu. Ai có dịp thưởng thức hương thơm của loài lan này sẽ nhớ mãi mãi, khó quên lắm! Ngoài hai đặc tính đáng quý: hoa đẹp, hương thơm quyến rũ, Địa lan Kiếm Trần Mộng còn có các ưu thế sau: bông hoa khá to, chùm hoa có nhiều bông và cao tới 80cm, 90cm, vươn khỏi đám lá lục biếc. Mỗi năm lan có thể ra hoa được 2 vụ: Thu và cuối Đông.

Nhiều người trồng lan, thường muốn vụ lan nở đón xuân được tốt, nên đã huỷ những mầm hoa lan tháng 9.

Địa lan Kiếm Trần Mộng phân nhánh nhanh và dễ nuôi, nhưng có nhược điểm lá to, dài và giòn nên dễ gãy. Người ta không xếp các chậu lan Trần Mộng ở đầu hàng các chậu lan để tránh các luồng gió mạnh.

Tên loài Địa lan này cũng là một kỳ tích ly kỳ. Vua Trần Anh Tông (thế kỷ XIII) trong một đêm ngủ, mộng thấy được xem một loài Địa lan rất lạ, hoa màu đỏ hồng, rất đẹp và rất thơm. Khi Người tỉnh giấc, thấy tiếc quá, nhà vua ngẩn ngơ, bần thần. Kỳ lạ thay, trong ngày hôm đó, có người mang tiến vua một chậu lan như trong giấc mộng của nhà vua… thế là loài lan quý đó đã được mang tên giấc mộng của vua Trần.

Tuy vậy có nhiều người chơi lan lại gọi đây là lan Tần Mộng, cây lan trong giấc mộng của Tần Thuỷ Hoàng. Trung Quốc là nước đã phát hiện ra các loài Địa lan sớm nhất thế giới, từ thế kỷ V trước Công nguye6n, Tần Thuỷ Hoàng nổi danh trong thế kỷ III trước Công nguyên – Vậy tên đó có thể là hợp lý?

Nhưng nếu xét kỹ, tuy Trung Quốc đã ca ngợi lan từ thế kỷ V trước Công nguyên: dù trong núi thẳm rừng sâu mà vẫn cứ toả hương khoe sắc. Thời gian đó chưa thể nuôi trồng, thuần dưỡng lan được, vì lan có những tập tính riêng khác với muôn loài thực vật. Cho nên mãi các thế kỷ sau Công nguyên, nhất là đến thời kỳ nhà Đường, thế kỷ VII, VIII, ở Trung Quốc mới phát triển các vườn lan. Nổi tiếng nhất là Vương Hy Chi (tác giả của Thiếp Lan Đình) hay Đỗ Phủ (nhà thơ lừng danh của Trung Quốc) được coi là các bậc lan Vương.

Do vậy vua Tần chưa thể có giấc mộng về lan được. Chúng ta cũng nên nhìn nhận về tính cách của hai vị vua này. Tần Thuỷ Hoàng có tài năng phi thường, đã đánh tan được hết các nước chư hầu, thống nhất Trung Nguyên, góp phần quyết định xây dựng một công trình rất to lớn của nhân loại – Vạn lý Trường Thanh. Nhưng vị vua này cũng nổi tiếng về số cung nữ (3.000 người), đã chôn sống, giết nhiều danh nho, đốt cháy nhiều pho sách quý.

Vua Trần Anh Tông, thế kỷ XIII, là một trong các vị vua đầu tiên của nhà Trần – Các vị minh quân đầu đời của nhà Trần đã tổ chức hai hội nghị lịch sử: Hội nghị Bình Than của các tướng lĩnh; Hội nghị Diên Hồng của các đại diện trăm họ, nên đã đánh tan được ba cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông. Chính các vị minh quân này đã hội tụ được nhiều nhân tài kiệt xuất như: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Lê Văn Hưu, Lê Phụ Trần,… và đã mở lại các khoa thi tuyển dụng nhân tài. Vua Trần Anh Tông kế tục các vị tiền bối chăm sóc vườn thượng uyển, hình thành “Ngũ Bách Lan Viên” (vườn 500 chậu lan) trên đồi Long Đỗ, Công viên Bách Thảo – Hà Nội.

Có điều kỳ lạ – Các giống Địa lan của rừng Việt Nam rất ít loài hoa Địa lan có mầu đỏ, mầu hồng.

Trong khi đó, trong các khu rừng ở Trung Quốc lại rất phong phú. Trong cuốn “Sắc Hoa Giám Thưởng” của Lưu Thanh Dũng, Lưu Dật Bình (NXB Kỹ thuật Phúc Kiến, in vào tháng 7/2003) có giới thiệu 74 loài Địa lan Kiếm có hoa mầu đỏ, màu hồng, nhưng lại không có hoa nào mang tên Tần Mộng.

Như vậy ta tin rằng, vua Trần Anh Tông, con người anh minh, giàu lòng nhân nghĩa, coi trọng văn hoá – luôn thấy vườn lan 500 chậu Địa lan Kiếm chỉ có mầu tím (Mặc lan), mầu lục (Thanh lan), mầu vàng (Hoàng lan), mầu trắng (Bạch lan) nên đã có mơ ước đêm ngày được có hoa lan màu hồng. Vậy loài hoa lan đó có tên là Trần Mộng có thể là đúng.

Nhà thơ Đinh Hạnh làm nhiều bài thơ về hoa lan, có bài về lan Tần Mộng, sau thấy việc thay đổi tên này này đúng hơn, nên đã nói lời: Tạ từ Tần Mộng

Vua Tần mê mải chiến tranh Giấc mơ trận mạc, đâu giành cho lan Nhà Trần xây Bách Lan Viên Tôn vinh Trần Mộng, sang tên cho nàng

Hà Nội vào thu! Cây bàng lá đỏ

Chúng ta khó thấy con nai vàng ngơ ngác! Nhưng tại các vườn lan, những chùm hoa đỏ hồng của Địa lan Kiếm Trần Mộng đang vươn lên cao, đón nhận những tia nắng vàng hổ phách và toả hương từng đợt, từng đợt, man mác.

Địa Lan Kiếm Trần Mộng Sapa

Người Á Đông có truyền thống văn hoá hàng ngàn năm, nuôi trồng và thưởng ngoạn Địa Lan Kiếm (Terrestrial Cymdibium).Hiện nay, ngành nuôi trồng mang tính công nghiệp các loài lan lai, có cần hoa cao, bông hoa to, mầu sắc rực rỡ, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu trong ngành nông nghiệp ở nhiều nước như: Thái Lan, Đài Loan, Singapore v.v…

ĐỊA LAN KIẾM TRẦN MỘNG SAPA

Nhưng nuôi trồng và thưởng ngoạn Địa lan Kiếm vẫn giữ vị trí độc tôn ở Trung Quốc. Các văn nhân, mặc khách phương Bắc đã coi Địa lan Kiếm như có “Tiên lực” thu hút tâm hồn con người. Rất dân dã, nhưng cũng rất cao sang… “Ai đã xem hoa lan nở, trên trái đất này sẽ không có cái gì đẹp nữa”…Nhiều sách vở viết về lan ở Trung Quốc, chủ yếu giới thiệu về các loài Địa lan Kiếm.

Có sách không có một dòng chữ nói về các loại lan khác, kể cả các Phong Lan Kiếm (Epyphytic cymdibium).Người Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Nam Định, Hà Tây, Hưng Yên, Thái Bình v.v… cũng đã gìn giữ được nhiều loài Địa lan Kiếm quý giá như Thanh Ngọc, Hoàng Vũ, Cẩm Tố, Thanh Trường, Đại Mặc, Trần Mộng, Bạch Ngọc, Tứ Thời v.v…Cách thưởng ngoạn Địa lan Kiếm của các Sĩ phu Bắc Hà xưa và nay cũng khá giống nhau: Thư Thái! Ung dung! Để thấm dần dần: Hương dịu! Dáng thanh! Sắc nhã!Nhà thơ trẻ Trần Anh thuận đã thốt lên:

“Yêu mình một, quý lan mười Chỉ một lần ngắm, trọn đời ngẩn ngơ”.

Người ta sẽ cười những ai kê sát mũi vào bông lan và hít thật sâu! Thật mạnh! Thưởng thức hương lan thế vậy sao!

Cứ bình tĩnh, hương lan thường toả hương từng đợt. Nhà thơ Đinh Hạnh đã viết:

“Hương lan, người Ngọc hay lờ lững! Chợt có rồi không! đến ngỡ ngàng”

Địa Lan Kiếm Trần Mộng được nhiều người ưa chuộng. Cánh đài, cánh hoa của loài lan này có màu hồng pha mầu cánh gián, khi hoa nở lại hơi uốn cong về phía sau, thật là duyên dáng! Hương thơm rất kỳ diệu. Ai có dịp thưởng thức hương thơm của loài lan này sẽ nhớ mãi mãi, khó quên lắm! Ngoài hai đặc tính đáng quý: hoa đẹp, hương thơm quyến rũ, Địa lan Kiếm Trần Mộng còn có các ưu thế sau: bông hoa khá to, chùm hoa có nhiều bông và cao tới 80cm, 90cm, vươn khỏi đám lá lục biếc. Mỗi năm lan có thể ra hoa được 2 vụ: Thu và cuối Đông.

Nhiều người trồng lan, thường muốn vụ lan nở đón xuân được tốt, nên đã huỷ những mầm hoa lan tháng 9.

Địa lan Kiếm Trần Mộng phân nhánh nhanh và dễ nuôi, nhưng có nhược điểm lá to, dài và giòn nên dễ gãy. Người ta không xếp các chậu lan Trần Mộng ở đầu hàng các chậu lan để tránh các luồng gió mạnh.

Tên loài Địa lan này cũng là một kỳ tích ly kỳ. Vua Trần Anh Tông (thế kỷ XIII) trong một đêm ngủ, mộng thấy được xem một loài Địa lan rất lạ, hoa màu đỏ hồng, rất đẹp và rất thơm. Khi Người tỉnh giấc, thấy tiếc quá, nhà vua ngẩn ngơ, bần thần. Kỳ lạ thay, trong ngày hôm đó, có người mang tiến vua một chậu lan như trong giấc mộng của nhà vua… thế là loài lan quý đó đã được mang tên giấc mộng của vua Trần.

Tuy vậy có nhiều người chơi lan lại gọi đây là lan Tần Mộng, cây lan trong giấc mộng của Tần Thuỷ Hoàng. Trung Quốc là nước đã phát hiện ra các loài Địa lan sớm nhất thế giới, từ thế kỷ V trước Công nguye6n, Tần Thuỷ Hoàng nổi danh trong thế kỷ III trước Công nguyên – Vậy tên đó có thể là hợp lý?

Nhưng nếu xét kỹ, tuy Trung Quốc đã ca ngợi lan từ thế kỷ V trước Công nguyên: dù trong núi thẳm rừng sâu mà vẫn cứ toả hương khoe sắc. Thời gian đó chưa thể nuôi trồng, thuần dưỡng lan được, vì lan có những tập tính riêng khác với muôn loài thực vật. Cho nên mãi các thế kỷ sau Công nguyên, nhất là đến thời kỳ nhà Đường, thế kỷ VII, VIII, ở Trung Quốc mới phát triển các vườn lan. Nổi tiếng nhất là Vương Hy Chi (tác giả của Thiếp Lan Đình) hay Đỗ Phủ (nhà thơ lừng danh của Trung Quốc) được coi là các bậc lan Vương.

Do vậy vua Tần chưa thể có giấc mộng về lan được. Chúng ta cũng nên nhìn nhận về tính cách của hai vị vua này. Tần Thuỷ Hoàng có tài năng phi thường, đã đánh tan được hết các nước chư hầu, thống nhất Trung Nguyên, góp phần quyết định xây dựng một công trình rất to lớn của nhân loại – Vạn lý Trường Thanh. Nhưng vị vua này cũng nổi tiếng về số cung nữ (3.000 người), đã chôn sống, giết nhiều danh nho, đốt cháy nhiều pho sách quý.

Vua Trần Anh Tông, thế kỷ XIII, là một trong các vị vua đầu tiên của nhà Trần – Các vị minh quân đầu đời của nhà Trần đã tổ chức hai hội nghị lịch sử: Hội nghị Bình Than của các tướng lĩnh; Hội nghị Diên Hồng của các đại diện trăm họ, nên đã đánh tan được ba cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông. Chính các vị minh quân này đã hội tụ được nhiều nhân tài kiệt xuất như: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Lê Văn Hưu, Lê Phụ Trần,… và đã mở lại các khoa thi tuyển dụng nhân tài. Vua Trần Anh Tông kế tục các vị tiền bối chăm sóc vườn thượng uyển, hình thành “Ngũ Bách Lan Viên” (vườn 500 chậu lan) trên đồi Long Đỗ, Công viên Bách Thảo – Hà Nội.

Có điều kỳ lạ – Các giống Địa lan của rừng Việt Nam rất ít loài hoa Địa lan có mầu đỏ, mầu hồng.

Trong khi đó, trong các khu rừng ở Trung Quốc lại rất phong phú. Trong cuốn “Sắc Hoa Giám Thưởng” của Lưu Thanh Dũng, Lưu Dật Bình (NXB Kỹ thuật Phúc Kiến, in vào tháng 7/2003) có giới thiệu 74 loài Địa lan Kiếm có hoa mầu đỏ, màu hồng, nhưng lại không có hoa nào mang tên Tần Mộng.

Như vậy ta tin rằng, vua Trần Anh Tông, con người anh minh, giàu lòng nhân nghĩa, coi trọng văn hoá – luôn thấy vườn lan 500 chậu Địa lan Kiếm chỉ có mầu tím (Mặc lan), mầu lục (Thanh lan), mầu vàng (Hoàng lan), mầu trắng (Bạch lan) nên đã có mơ ước đêm ngày được có hoa lan màu hồng. Vậy loài hoa lan đó có tên là Trần Mộng có thể là đúng.

Nhà thơ Đinh Hạnh làm nhiều bài thơ về hoa lan, có bài về lan Tần Mộng, sau thấy việc thay đổi tên này này đúng hơn, nên đã nói lời: Tạ từ Tần Mộng

Vua Tần mê mải chiến tranh Giấc mơ trận mạc, đâu giành cho lan Nhà Trần xây Bách Lan Viên Tôn vinh Trần Mộng, sang tên cho nàng

Hà Nội vào thu! Cây bàng lá đỏ

Chúng ta khó thấy con nai vàng ngơ ngác! Nhưng tại các vườn lan, những chùm hoa đỏ hồng của Địa lan Kiếm Trần Mộng đang vươn lên cao, đón nhận những tia nắng vàng hổ phách và toả hương từng đợt, từng đợt, man mác.

Địa Lan Trần Mộng, Bán Địa Lan Trần Mộng Tại Hà Nội

Địa lan Trần Mộng là cây hoa địa lan thuộc dạng Đông Lan.

Bông hoa rất to, cánh hoa to bầu, hoa màu tím hồng, hương rất thơm …

Địa lan Trần Mộng rất khó để biết qua thân lá loại địa lan này. Cây thường rất khó nhận biết qua hình dáng, thân lá bởi giống các cây Mạc Lan. Nguồn thông tin có rất nhiều và cần chọn lựa nơi uy tín và đảm bảo để tránh nhầm lẫn giữa các loại cây với nhau.

Hình Dáng Cây Địa Lan Trần Mộng

Dạng thân lá khá phổ thông và có nhiều nét giống cây Mạc Lan.

Thân cây Địa Lan là loại lan được sống ở vùng độ ẩm cao nên thân cây sẽ phình ra và chỉ cao khoảng từ 2-4 cm(có thể cao hơn tùy thuộc vào vùng khí hậu trồng cây). Thân cây phình ra rộng khoảng 1-3cm. Thân cây thường có màu xanh tuyền, xanh vàng và có thể có sọc trắng mờ dọc theo thân. Khi mới ra mầm cây chưa có thân thì thường mỏng và màu có thể khác 1 chút, mép lá có màu nâu tím. Đến khi cây bắt đầu trưởng thành thân cây mới bắt đầu phình ra.

Lá cây Địa Lan tuy có thân nhỏ và bé nhưng bộ lá lại to và dài hơn nhiều.

Thường cây này lá dài và rất to. Lá cây mọc dạng thẳng hướng lên trên, lá dài từ 40-70 cm và to khoảng từ 2-3 cm và ngả sang 2 bên. Phần giữa và cuối lá cây võng xuống dưới và có thể vặn do ánh sáng. Cây có đủ nắng lá sẽ to và ngắn hơn những cây nuôi trong vườn mát và thiếu ánh sáng. Thường cây đến gần cuối năm sẽ ngừng phát triển và đợi đến mùa ra hoa.

Rễ cây Địa Lan thuộc loại rễ chùm, đầu rễ thường có màu trắng trong, thân rễ thường có màu trắng ngà và ít khi có màu khác. Với khí hậu nóng và không lạnh thì rễ mọc quanh năm, còn nếu có mùa đông rễ cây sẽ ngừng phát triển hoăc phát triển rất chậm.

Cây ra rễ ở gốc, rễ cây bắt đầu ra sẽ có rất nhiều đầu rễ sau đó theo năm tháng sẽ dài ra và tiếp tục ra nhiều rễ phân nhánh con bám vào chất trồng để đi tìm dinh dưỡng và hơi ẩm.

Đặc Điểm Sinh Học Địa Lan Trần Mộng

Mùa nở hoa: Địa Lan nở mùa Đông là loại hoa được rất nhiều người yêu thích vì nở sớm có thể chơi vào dịp Tết Dương Lịch.

Cần hoa và bông hoa: Hoa dạng chùm và mọc thẳng đứng, cần hoa mọc ra ngay ở mắt thân cây có chiều dài khoảng 50-80 cm và to khoảng từ 0,2-0,3 cm. Cần hoa rất quan trọng vì nếu cần hoa to sẽ cho nhiều bông trên 1 cần.

Độ dày hoa phụ thuộc vào tình trạng cây khỏe hoặc yếu, thường cần hoa ra ở thân tơ và trưởng thành trong năm.

Cần hoa bắt đầu có bông cách gốc khoảng 15-30cm. Hoa mọc rất đều trên cần, thường mỗi cần sẽ có từ 10-16 bông hoa. Mỗi bông hoa có đường kính từ 3-5cm (có thể to hơn do tình trạng cây).

Độ bền của hoa khoảng 5-10ngày nếu ở trong điều kiện nóng và khô,cũng có thể lên đến đến khoảng 20 ngày nếu thời tiết lạnh mát mẻ .

Chăm Sóc Cây Địa Lan Trần Mộng Phát Triển tốt

Địa Lan là loại hoa lan ưa ẩm mát và thoáng gió. Ánh sáng từ 20-50% và độ ẩm trong không khí 70%-80% là cây phát triển tốt.

Điều kiện cần thiết nhất là có 1 khu vườn nhỏ với có ánh nắng khoảng 3h đồng hồ trở lên. Độ ẩm phù hợp để trồng và nuôi cây thì có thể tạo ra bằng cách đặt những khay nước phía dưới dàn để tạo độ ẩm cho vườn.

Nếu vườn không ít gió hoặc hoàn toàn không có thì nên lắp một chiếc quạt thông gió vừa giúp thông gió vừa làm mát cho cả vườn.

Cách trồng cây Địa Lan Trần Mộng

Khi mua cây Địa Lan về cần làm những bước sau:

Chuẩn bị giá thể trồng cây: Giá thể trồng cây có thể trồng bằng đất, chấu hun, vỏ thông, sỏi nhẹ, xơ dừa…quan trọng nhất là giá thể cần phải sạch, đã được xử lí.

Cách tách cây ra khỏi chậu: Khi nhổ cây ra khỏi chậu cần rửa sạch bộ rễ, sau đó để khoảng 5 phút thì tách cây ra và cắt hết những rễ bị khô, rễ hỏng, bôi keo liền sẹo vào những vết dập và có thể phun 1 lần thuốc chống nấm bệnh, sau đó trồng vào chậu.

Trồng cây: Trồng cây vào chậu phải đặt thẳng để ngọn cây hướng lên trên giúp cây quang hợp tốt, giữ cho gốc thật chắc phòng khi ra rễ chạm vào giá thể rễ không bị lung lay khiến bị thui rễ.

Thường thì trồng vào chậu phải trồng nổi thân. Không nên trồng chìm củ vì sẽ rất dễ gây bị bệnh và bị thối. Giữ được độ ẩm tốt để cây ra rễ nhanh giữ chặt gốc. Loại này thường trồng bằng giá thể vỏ thông trộn lẫn sỏi nhẹ thì giá thể sẽ nhẹ và cây cũng phát triển rất tốt.

Chăm Sóc Cây Địa Lan Trần Mộng

Lượng sáng cần cho cây Địa Lan là khoảng 20%-30% nên để cây phát triển tốt nhất chúng ta dùng lưới che nắng.

Hiện nay có rất nhiều loại lưới dùng để che nắng dạng dệt kim cho hoa lan được sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu như của Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc…

Khi mới trồng cây(cây chưa thuần) ánh nắng hợp lí cho cây khoảng dark 700-800 light tức là khoảng 20% ánh nắng khi nhiệt độ ở trên 30 0 c và 30% ánh nắng khi nhiệt độ ở dưới 30 0 c.

Khi cây thuần tức là chúng đã ra bám rễ và khỏe mạnh, chỉ cần để cây dưới lượng ánh nắng trung bình là khoảng 20% là cây có thể phát triển khỏe mạnh quanh năm.

Tưới và bón cho Địa Lan Trần Mộng

Quan trọng nhất là tưới nước để cây đủ ẩm vừa đủ độ sạch lá để cây quang hợp tốt, giá thể thông thoáng để bộ rễ phát triển mạnh, ít nhất mỗi ngày phải tưới 1 lần trời nắng nhiệt độ ở dưới 30 0 c và tưới 2 lần khi nắng nóng khi nhiệt độ ở trên 30 0 c.

Đối với cây trong chậu thì nên trồng loại giá thể thoát nước tốt để cây ko bị úng dễ gây ra sâu bệnh. Nhưng cũng phải chọn loại giá thể vừa thoát nước nhưng vẫn giữ được độ ẩm để cây phát triển tốt.

Chú ý không nên tưới mạnh quá khiến lá cây và thân cây bị dập hoặc tổn thương rất dễ gây bệnh cho cây.

Tốt nhất dùng vòi nhiều chế độ để thay đổi khi tưới xa hoặc gần và mua 1 chiếc máy đo nhiệt độ,độ ẩm cho vườn.

Điều kiện để cây Địa Lan Trần Mộng ra hoa

Dù cây trồng đã thuần hay chưa thì chỉ cần đáp ứng đủ độ ẩm, ánh sáng, lưu thông gió để rễ cây phát triển tốt. Và đặc biệt khi cây ra mầm phải chăm sóc tốt để cây phát triển hơn thì cuối năm cây trưởng thành mới có thể ra hoa được.

Khi cây đạt khoảng 2-3 thân trở lên có thể cho hoa bình thường. Nên để cây ra chỗ thoáng gió giúp cây hấp thụ ánh nắng và phát triển để cây ra hoa bình thường.

Thời điểm bón phân cho cây Địa Lan Trần Mộng

Bón cho cây vào thời điểm cây đã và đang phát triển bộ rễ, có thể dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá. Bón phân cho cây quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa phát triển mạnh về lá và thân giúp cho cây khỏe mạnh và nhanh lớn vào dịp đầu năm chúng tích lũy đủ lực để phát triển.

Những tháng mưa nhiều nên dừng bón vì nước mưa đã có rất nhiều chất thúc đẩy cây phát triển tốt. Những tháng còn lại để giữ cho cây phát triển đồng đều tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật.

Thời điểm phun thuốc phòng và trừ bệnh cho cây Địa Lan Trần Mộng

Để cây hấp thụ thuốc tốt nhất thì nên phun vào buổi chiều mát và không có mưa. Mỗi tháng nên phun một lần để phòng bệnh cho lan. Vào những tháng mưa nhiều nên phun liên tục từ 10-15 ngày 1 lần. Khi thấy thời tiết sắp mưa dài ngày là phải phun trước phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh.

Cách bảo quản hoa của cây Địa Lan Trần Mộng

Hoa lan muốn nở nhanh thì để vào chỗ độ ẩm cao, tránh mưa, kín gió, thắp đèn để ánh sáng suốt cả ngày và đêm để cây hoa phát triển nhanh hơn. Tưới nước và phun kèm phân để thúc đẩy cây hoa phát triển.

Muốn giữ hoa lâu tàn nên để vào chỗ độ ẩm lớn tránh mưa, làm giảm ánh sáng, tưới nước ít hơn và không phun phân thuốc. Khi tưới nước tránh tưới vào hoa, nên tưới vào xung quanh để cây dùng rễ và lá hấp thụ hơi nước.

Địa Lan Trần Mộng Cây Tơ

Mã sản phẩm: dialantranmong

Loại: Đang cập nhật…

Lan trần mộng là loại lan có bản lá dài, to ngang đầu, đầu to, dò hoa dài vươn lên rất đẹp, nàu nâu nhạt. địa lan trần mộng thưởng nở hoa từ cuối mùa đông cho tới đầu mua xuân, nở nhiều vào thời điểm cận tết.

Những cây địa lan trần mộng nở hoa thường hơi uốn cong về phía sau rất đẹp. bông hoa khá to, cánh dài và có hoa xòe rộng, với cánh hoa có màu hồng pha mầu cánh gián rất ấn tượng. Mỗi chùm hoa lại có nhiều bông và cao đến 80cm, 90cm. Trông như những ánh sao rơi, giúp liên tưởng tới những điều tốt lành để khởi đầu năm mới

Địa lan rất khó tính, chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở nơi có khí hậu mát mẻ. Nhất là thời kỳ lan chuẩn bị ra hoa, phải có cách chăm sóc phù hợp để hoa to và có sắc, lâu tàn, hương thơm lan xa. Lan phân nhánh rất nhanh.

Địa lan trần mộng với cách chăm sóc cũng khá là đặc biệt so với những loài địa lan khác hiện nay. Khi chăm sóc và trồng những cây địa lan trần mộng ta nên quan tâm tới các yếu tố như nhiệt độ, chất liệu trồng, độ thông thoáng, phân bón và tưới nước cho cây phát triển.

Ta lựa chọn những chậu phù hợp với điều kiện trồng cây, vì đây là loại cây lá dài, rủ nên lựa chọn chậu cao và có khóm lan nhiều thân nên thường đường kính của chậu khá to. Nhớ vệ sinh chậu sạch sẽ. Với chậu mới thì bạn chỉ cần rửa qua, nếu chậu cũ (đã dùng) thì lau kỹ bằng nước xà phòng loãng lau kỹ rồi rửa sạch bằng nước.

Chọn cây giống lan đem trồng tốt và không bệnh tật. Thường là những khóm lan được mang về từ rừng sâu. Cây được treo ngược ngọn xuống đất để giữ ẩm. Bạn nên chọn cây khỏe đẹp để ghép thành giò. Chờ cho lan đã thay một lượt lá thì bạn thực hiện tách thân cây.

Nội dung đang cập nhật …